- 1 Nghị định 64/2010/NĐ-CP về quản lý cây xanh đô thị
- 2 Quyết định 4961/QĐ-BNN-TCLN năm 2014 về Danh mục các loài cây chủ lực trồng rừng sản xuất và Danh mục các loài cây chủ yếu trồng rừng theo các vùng sinh thái lâm nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4 Luật Đầu tư công 2019
- 5 Thông tư 30/2018/TT-BNNPTNT quy định về Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6 Chỉ thị 45/CT-TTg năm 2020 về tổ chức phong trào "Tết trồng cây" và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng ngay từ đầu năm 2021 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Quyết định 524/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án "Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Kế hoạch 2616/KH-BNN-TCLN năm 2021 về triển khai Quyết định 524/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Nghị định 64/2010/NĐ-CP về quản lý cây xanh đô thị
- 3 Quyết định 4961/QĐ-BNN-TCLN năm 2014 về Danh mục các loài cây chủ lực trồng rừng sản xuất và Danh mục các loài cây chủ yếu trồng rừng theo các vùng sinh thái lâm nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 5 Luật Đầu tư công 2019
- 6 Thông tư 30/2018/TT-BNNPTNT quy định về Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7 Chỉ thị 45/CT-TTg năm 2020 về tổ chức phong trào "Tết trồng cây" và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng ngay từ đầu năm 2021 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Quyết định 524/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án "Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 126/KH-UBND | Kiên Giang, ngày 29 tháng 6 năm 2021 |
Thực hiện Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Trồng 01 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025; Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức phong trào “Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng xuân Tân Sửu năm 2021;
Căn cứ Kế hoạch số 2616/KH-BNN-TGLN ngày 07/5/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Trồng 01 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021- 2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, với các nội dung, sau:
1. Mục đích
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Trồng 01 tỷ cây xanh giai đoạn 2021- 2025 của Thủ tướng Chính phủ, đưa Kế hoạch trồng cây xanh trở thành phong trào thi đua rộng khắp của các cấp, các ngành, các địa phương và các tổ chức đoàn thể, cùng với sự tham gia tích cực của người dân. Huy động từ các nguồn vốn ngân sách, lồng ghép các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội và các nguồn vốn xã hội hóa hợp pháp khác, để triển khai thực hiện kế hoạch trồng rừng, trồng cây xanh trên địa bàn, nhằm từng bước nâng cao chất lượng và tăng độ che phủ của rừng, đóng góp tích cực của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.
- Khai thác hết tiềm năng của đất đai, tận dụng triệt để nguồn đất trống để trồng cây xanh tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp tại các khu công nghiệp, các đô thị, đường giao thông, các công sở, trường học, bệnh viện, doanh trại quân đội, công trình quốc phòng,...
- Thu hút mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế, lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội để thực hiện Kế hoạch trồng cây xanh.
2. Yêu cầu
- Tập trung quyết liệt trong công tác điều hành, chỉ đạo, chủ động giải quyết những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện.
- Tuyên truyền, vận động để nhân dân hiểu, thay đổi suy nghĩ và hành động về công tác trồng rừng, bảo vệ rừng và trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị, cây xanh cảnh quan, đường phố, nhằm từng bước nâng cao chất lượng môi trường sống của người dân.
- Việc tổ chức trồng rừng, trồng cây xanh phân tán phải đúng thời vụ, lựa chọn loài cây trồng phải phù hợp với điều kiện lập địa, thổ nhưỡng, phù hợp với quy định, tiêu chuẩn cây trồng. Sau khi trồng, công tác chăm sóc, bảo vệ phải được quan tâm và gắn trách nhiệm quản lý, chăm sóc cây trồng đến từng cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân; đảm bảo tỷ lệ cây sống đạt từ 75% trở lên.
- Việc tổ chức thực hiện phải đảm bảo thiết thực, hiệu quả, không phô trương, hình thức; tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp nhân dân tham gia trồng cây, trồng rừng.
- Sau khi thực hiện trồng cây, các địa phương, đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức kiểm tra, nghiệm thu, đánh giá, rút kinh nghiệm. Tổ chức biểu dương, khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân điển hình làm tốt công tác trồng cây, trồng rừng, tổng kết, báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
- Giao chỉ tiêu, kế hoạch trồng rừng, trồng cây xanh phân tán trong từng năm và cả giai đoạn đến các chủ rừng, cơ quan, đơn vị và các địa phương, để làm cơ sở triển khai thực hiện.
Trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và các địa phương rà soát quỹ đất của tỉnh giai đoạn 2021-2025, để triển khai trồng khoảng 15.318.452 cây, trong đó: trồng cây xanh phân tán ở khu vực đô thị và vùng nông thôn là 2.401.700 cây (tương đương diện tích 2.401,7ha); trồng tập trung trong rừng đặc dụng và rừng phòng hộ là 4.524.752 cây (tương đương diện tích 546,75ha) và trồng trong dân là 8.392.000 cây (tương đương diện tích 792 ha), cụ thể.
a) Số lượng: 2.401.700 cây, trung bình trồng 600.425 cây/năm, trong đó:
- Khu vực đô thị: 579.200 cây.
- Khu vực nông thôn: 1.822.500 cây.
b) Loài cây trồng:
- Tùy theo điều kiện thổ nhưỡng, tập quán canh tác của từng địa phương để bố trí loài cây trồng phù hợp; ưu tiên trồng các loài cây gỗ lớn, lâu năm, đa mục tiêu, gắn với nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp và mục tiêu phát triển bền vững.
- Căn cứ kế hoạch trồng cây hàng năm, các địa phương chủ động đăng ký và chọn loài cây trồng phù hợp với mục đích, yêu cầu, cảnh quan, thổ nhưỡng và điều kiện sinh thái của từng địa phương, từng khu vực cụ thể; ưu tiên trồng cây bản địa, các loài cây thân gỗ có giá trị bảo vệ môi trường, tác dụng phòng hộ cao.
c) Địa điểm trồng:
- Khu vực đô thị, khu dân cư tập trung: trồng trên đường phố, công viên, quảng trường, khuôn viên các công sở, trường học, bệnh viện, doanh trại, các công trình nhà ở và các công trình công cộng khác,...
- Khu vực nông thôn: trồng theo tuyến đường hành lang giao thông, ven sông, bờ kênh; khu văn hóa lịch sử, khu công nghiệp,...
Chủ yếu là trồng rừng trên đất trống chưa có rừng, không tính chỉ tiêu trồng rừng thay thế và trồng lại rừng sản xuất sau khai thác. Đất trống thuộc quy hoạch rừng đặc dụng và phòng hộ, các khoảng trống trong rừng có diện tích từ 0,3 ha trở lên.
a) Số lượng: 4.524.752 cây (tương đương diện tích 546,75ha); trung bình mỗi năm trồng 1.131.188 cây, trong đó:
- Trồng rừng đặc dụng: 93.752 cây.
- Trồng rừng phòng hộ: 4.431.000 cây
b.) Loài cây trồng:
- Đối với rừng phòng hộ: trồng rừng ưu tiên loài cây bản địa và có khả năng chống chịu, sinh trưởng, phát triển tốt.
- Trồng rừng đặc dụng: trồng loài cây bản địa.
c) Địa điểm trồng:
- Đối với đất rừng phòng hộ: diện tích đất quy hoạch cho phát triển rừng phòng hộ, trong đó đặc biệt ưu tiên trồng rừng phòng hộ xung yếu.
- Trồng rừng đặc dụng: trồng trên diện tích đất chưa có rừng, chưa đủ tiêu chí thành rừng trong phân khu phục hồi sinh thái và phân khu dịch vụ, hành chính của các khu rừng đặc dụng;
a) Số lượng: 8.392.000 cây (tương đương diện tích 792ha); trung bình mỗi năm trồng 2.098.000 cây.
b) Loài cây trồng:
Ưu tiên trồng loài cây bản địa và có khả năng chống chịu, sinh trưởng, phát triển tốt, có tác dụng phòng hộ môi trường.
c) Địa điểm trồng:
Chủ yếu là trồng kết hợp phòng hộ môi trường trong khu canh tác nông nghiệp và các mảnh đất nhỏ phân tán trong dân.
Chia theo giai đoạn 2021 - 2025, trồng mới 15.318.452 cây, trong đó:
- Năm 2021: chuẩn bị nguồn giống và quỹ đất;
- Năm 2022: trồng khoảng 3.862.238 cây;
- Năm 2023: trồng khoảng 3.825.238 cây;
- Năm 2024: trồng khoảng 3.813.338 cây;
- Năm 2025: trồng khoảng 3.817.638 cây.
(Kèm theo các phụ biểu phân bổ chi tiết trồng cây xanh phân tán giai đoạn 2021-2025).
1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức
- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về vai trò, tác dụng của rừng và cây xanh, nhằm nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, tác dụng, giá trị của rừng, ý nghĩa của việc trồng cây, trồng rừng, công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, cung cấp giá trị kinh tế, xã hội.
- Phổ biến giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức và trách nhiệm các cấp, các ngành, các địa phương, chủ rừng và toàn xã hội trong việc trồng cây xanh; tăng cường ý thức, trách nhiệm bảo vệ rừng của Nhân dân; vận động mọi người dân tố giác những hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, phá rừng, khai thác rừng trái phép và các hành vi phá hoại cây xanh, đặc biệt là cây xanh ở những nơi công cộng, đường phố, đô thị.
- Mỗi cơ quan, đơn vị, đoàn thể tổ chức phát động phong trào thi đua để kêu gọi, vận động cán bộ, công chức, viên chức, hội viên và Nhân dân tham gia trồng cây, trồng rừng, tạo nên phong trào thường xuyên, liên tục, hiệu quả trong toàn xã hội; đưa nhiệm vụ trồng cây xanh trở thành phong trào thi đua của các cấp, các ngành, các địa phương và người dân.
2. Rà soát bố trí đất thực hiện kế hoạch
Các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang để rà soát quỹ đất, bố trí diện tích đất trồng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ phù hợp với quy hoạch; bố trí diện tích đất trồng cây xanh đô thị, khu dân cư, công sở, đường giao thông; đất trồng cây xanh nông thôn, bố trí diện tích trồng trong dân, kết hợp phòng hộ trong khu canh tác nông nghiệp... phù hợp với từng địa phương, đơn vị.
Đảm bảo diện tích đất thuộc các đối tượng trồng cây phân tán phải có chủ quản lý cụ thể, rõ ràng. Diện tích đất có khả năng trồng cây thuộc các tổ chức và hộ gia đình thì các tổ chức và hộ gia đình có trách nhiệm quản lý và có kế hoạch cụ thể để trồng, chăm sóc cây xanh hàng năm. Đối với diện tích đất công, các công trình công cộng, đường xá, bờ kênh thủy lợi,... chính quyền địa phương phải giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, đoàn thể, quần chúng trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ cây phân tán.
3. Về cây giống, trồng và chăm sóc cây
Căn cứ kế hoạch trồng cây hàng năm, các địa phương chuẩn bị đủ số lượng, chủng loại và tiêu chuẩn chất lượng cây trồng, phù hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định. Nghiên cứu, chọn giống cây trồng rừng có năng suất cao, sức chống chịu tốt, thích ứng với biến đổi khí hậu. Ưu tiên chọn loài cây trồng gỗ lớn, cây lâu năm, các loài cây bản địa, cây đa tác dụng phù hợp với từng khu vực, trồng cây phải phù hợp theo thời vụ để đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển tốt.
Tổ chức trồng, chăm sóc cây xanh theo tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật của từng địa phương, loài cây; như sau:
- Đối với loài cây trồng rừng tập trung và trồng cây phân tán vùng nông thôn: lựa chọn theo danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính tại Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 và danh mục các loài cây chủ lực trồng rừng sản xuất và danh mục các loài cây chủ yếu trồng rừng theo các vùng sinh thái lâm nghiệp theo Quyết định số 4961/QĐ-BNN-TCLN ngày 17/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Đối với loài cây xanh trồng trong đô thị, tham khảo lựa chọn trong danh mục theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9257:2012 tại Phụ lục số 02; đồng thời, lựa chọn loài cây và tiêu chuẩn cây trồng phù hợp với mục đích, cảnh quan và điều kiện sinh thái của từng huyện, thành phố, từng khu vực; tổ chức trồng, chăm sóc để cây đạt tỷ lệ sống cao, sinh trưởng, phát triển tốt, sớm phát huy tác dụng, cảnh quan, như sau:
Thiết kế cây xanh sử dụng công cộng đô thị phải phù hợp với không gian đô thị; tổ chức hệ thống cây xanh sử dụng công cộng phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên, khí hậu, môi trường, cảnh quan thiên nhiên, bố cục không gian kiến trúc, quy mô, tính chất cũng như cơ sở kinh tế kỹ thuật, truyền thống của đô thị.
Cây xanh đường phố phải thiết kế hợp lý để có tác dụng trang trí, cảnh quan đường phố, cải tạo vi khí hậu, không gây độc hại, nguy hiểm và không ảnh hưởng tới các công trình hạ tầng đô thị.
Cây xanh ven bờ kênh phải có tác dụng chống sạt lở, bảo vệ bờ, dòng chảy, chống lấn chiếm mặt nước.
Thiết kế công viên phải lựa chọn loại cây trồng và giải pháp thích hợp nhằm tạo được bản sắc và phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng địa phương.
- Trồng rừng trong dân: chủ yếu là trồng kết hợp phòng hộ môi trường trong khu canh tác nông nghiệp và các mảnh đất nhỏ phân tán trong dân. Lựa chọn loài cây trồng phù hợp với điều kiện lập địa, tập quán canh tác của người dân địa phương; ưu tiên trồng cây bản địa lâu năm, cây gỗ lớn, trồng cây đa mục đích.
Tăng cường huy động từ nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn xã hội hóa và lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế xã hội, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn triển khai để trồng và bảo vệ cây xanh, trong đó:
- Tăng cường huy động vốn từ xã hội hóa, vốn đóng góp hợp pháp của các doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân tham gia trồng rừng, trồng cây xanh thông qua các dự án tài trợ hoặc sáng kiến thành lập Quỹ trồng cây xanh của các địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội, tập đoàn kinh tế, các tổ chức đoàn thể... sử dụng để mua vật tư, cây giống hỗ trợ cho các phong trào, dự án trồng cây xanh phân tán. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, trồng, chăm sóc duy trì cây xanh trên các khu đất quy hoạch công viên; kêu gọi, vận động các doanh nghiệp có thương hiệu đóng góp kinh phí trồng mới cây xanh ở một số tuyến đường trọng điểm.
- Kêu gọi các nhà tài trợ, hợp tác quốc tế, triển khai có hiệu quả các Dự án ODA đầu tư cho bảo vệ, phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, trồng cây xanh.
- Kết hợp thực hiện lồng ghép các chương trình đầu tư công của Nhà nước như: Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025; các chương trình mục tiêu quốc gia có liên quan; chương trình, dự án phát triển hạ tầng đô thị, xây dựng khu công nghiệp, công sở, làm đường giao thông có hạng mục trồng cây xanh được triển khai thực hiện; các chương trình phát triển kinh tế- xã hội khác,...
- Ngoài sự đóng góp về vốn để mua cây giống, tích cực huy động nguồn lực về lao động, sự tình nguyện tham gia của các tổ chức, đoàn thể, quần chúng, các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh, đặc biệt là sự tình nguyện tham gia tích cực của mọi người dân.
Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện Kế hoạch giai đoạn 2021-2025, dự kiến là: 100.804.076.328 đồng, trong đó:
- Nguồn vốn ngân sách địa phương là: 39.402.500.000 đồng để mua cây giống phục vụ công tác trồng cây xanh phân tán theo phân bổ từ nguồn vốn ngân sách sự nghiệp hàng năm (không tính chi phí nhân công trồng, chăm sóc cây,...).
- Đối với diện tích trồng rừng tập trung đặc dụng và phòng hộ, kinh phí giao giai đoạn 2021 - 2025 (từ Chương trình phát triển lâm nghiệp: bền vững giai ,đoạn 2021 - 2025, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, vốn ODA và vốn Trái phiếu Chính phủ...) phân bổ cho các đơn vị chủ rừng là 49.201.576.328 đồng.
- Đối với diện tích trồng trong dân thực hiện từ các nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật (nguồn vốn xã hội hóa) đầu tư chi phí nhân công trồng, chăm sóc cây, triển khai trồng trong dân là 12.200.000.000 đồng.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh phát động phong trào trồng cây xanh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Chỉ đạo tổ chức sản xuất và cung ứng giống cây trồng đảm bảo hiệu quả, quản lý chặt chẽ chất lượng giống cây trồng theo quy định; hướng dẫn lựa chọn cơ cấu các loài cây trồng phù hợp với từng vùng sinh thái, từng địa phương, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật trong trồng rừng, chăm sóc cây trồng đảm bảo yêu cầu đề ra.
- Hàng năm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương xác định về nhu cầu trồng rừng, trồng cây xanh phân tán, tổng hợp kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định, tham mưu đề xuất cho UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí thực hiện.
- Có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện và định kỳ, đột xuất tổng hợp, báo cáo sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
2. Sở Xây dựng
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức rà soát các quy hoạch xây dựng, xác định rõ diện tích đất khuôn viên khu đô thị, khu, cụm công nghiệp phục vụ trồng cây xanh, cây phân tán; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc trồng cây xanh, cây phân tán tại các khu đô thị, khu, cụm công nghiệp.
- Chủ trì, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các địa phương thực hiện việc quản lý và phát triển cây xanh đô thị, theo quy định tại Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện công tác quản lý cây xanh đô thị; rà soát các quy hoạch xây dựng, trong đó bảo đảm không gian, diện tích đất cho phát triển cây xanh sử dụng công cộng theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia và quy định hiện hành.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành và các địa phương rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp cho phát triển rừng và trồng cây xanh, đặc biệt là các vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu để xác định, các khu, vực; ưu tiên trồng, cây; dành quỹ đất ổn định, lâu dài, đúng mục đích cho phát triển cây xanh, bảo đảm các tiêu chuẩn diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng theo quy định, nhưng không thay đổi mục đích sử dụng đất trong kỳ quy hoạch, để ưu tiên bố trí trồng cây xanh đô thị, trồng cây phân tán và trồng rừng.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành có liên quan và các địa phương tổng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện, tham mưu đề xuất cho Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí vốn đầu tư các chương trình, dự án có tính chất đầu tư công theo quy định của Luật Đầu tư công, để thực hiện Kế hoạch theo quy định.
5. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan trong khả năng cân đối nguồn ngân sách hàng năm.
6. Sở Thông tin và Truyền thông.
Chỉ đạo các cơ quan báo, đài thường xuyên thông tin, tuyên truyền về Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Trồng 1 tỷ cây xanh của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 - 2025. Tuyên truyền vai trò, tác dụng và tầm quan trọng của rừng và cây xanh có ý nghĩa rất lớn trong bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, cung cấp giá trị kinh tế, xã hội của tỉnh.
7. Các đơn vị chủ rừng
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Kế hoạch trồng rừng, trồng cây xanh phân tán hàng năm và cả giai đoạn 2021-2025 theo chỉ tiêu được giao; trong đó cần xác định rõ nguồn kinh phí thực hiện (ngân sách nhà nước, xã hội hóa và các nguồn huy động hợp pháp khác từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân,...).
- Chịu trách nhiệm về việc thực hiện kế hoạch trồng rừng trên địa bàn quản lý và kết quả trồng cây xanh phân tán do đơn vị triển khai thực hiện.
- Phối hợp chặt chẽ với Chi cục Kiểm lâm lập kế hoạch kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện trồng rừng và trồng cây xanh phân tán về chất lượng giống cây trồng.
8. Các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương tổ chức thực hiện theo thẩm quyền được giao. Thường xuyên tuyên truyền, vận động.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội.
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức, đoàn thể trong tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và người dân tích cực tham gia trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ cây xanh; huy động nguồn vốn trong các tổ chức, doanh nghiệp, quyên góp của các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng cho phát triển cây xanh; triển khai các hoạt động tình nguyện tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh.
- Thường xuyên tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ rừng, cây xanh; động viên, khuyến khích, kêu gọi toàn dân tham gia trồng cây, trồng rừng, tạo nên phong trào thường xuyên, liên tục, hiệu quả trong toàn xã hội.
- Vận động, hướng dẫn đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực bảo vệ rừng, bảo vệ cây xanh và môi trường, đồng thời triển khai thực hiện Kế hoạch có hiệu quả.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Chủ động rà soát quỹ đất, triển khai thực hiện tốt kế hoạch trồng cây xanh theo chỉ tiêu được giao. Phối hợp với các sở, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Kế hoạch Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 và các dự án phát triển cây xanh trên địa bàn; giao chỉ tiêu kế hoạch trồng cây hàng năm cho các xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị và từng khu dân cư; tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang và người dân tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng.
- Kêu gọi, huy động các tổ chức, doanh nghiệp tham gia, chung tay đóng góp thực hiện trồng cây xanh vì cộng đồng,...
- Tổ chức kiểm tra, chỉ đạo, giám sát, phân công trách nhiệm cho các xã phường, thị trấn, các tổ chức, đoàn thể trong quá trình trồng, chăm sóc, bảo vệ, quản lý rừng và cây xanh.
- Hàng năm tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc, biểu dương khen thưởng những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt; đồng thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức rà soát, tổng hợp báo cáo kết quả trồng cây xanh, cây phân tán trên địa bàn quản lý (bao gồm kết quả thực hiện của các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn) cho UBND tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), theo thời gian như sau: trước ngày 20/12 hàng năm gửi kế hoạch tổ chức trồng cây xanh trong năm tiếp theo; trước ngày 31/11 hàng năm gửi báo cáo tổng hợp kết quả trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh trong năm.
Đề nghị Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiêm túc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch này. Quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo về UBND tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và PTNT), để được xem xét, giải quyết kịp thời hoặc điều chỉnh sửa đổi, bổ sung Kế hoạch cho phù hợp./.
| KT. CHỦ TỊCH |
PHÂN BỔ CHỈ TIÊU TRỒNG CÂY XANH PHÂN TÁN GIAI ĐOẠN 2022-2025 TỈNH KIÊN GIANG
(Kèm theo Kế hoạch số 126/KH-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang).
STT | Tên địa phương/ đơn vị | ĐVT (ha) | Tên loài cây | Kế hoạch 2022-2025 (cây) | Giai đoạn 2022-2025 (Cây) | |||
2022 | 2023 | 2024 | 2025 | |||||
1 | TP. Rạch Giá | 11.0 | Sao, Dầu, Hoàng hậu, Phượng vĩ | 3,000 | 3,000 | 2,500 | 2,500 | 11,000 |
2 | TP Phú Quốc | 80.0 | Sao, Dầu, Huỷnh, Chiêu liêu, Trai, Cẩm lai, Lim xẹt, Bằng lăng,... | 20,000 | 20,000 | 20,000 | 20,000 | 80,000 |
3 | TP Hà Tiên | 20.8 | Sao, Dầu, Xà cừ, Bằng lăng, Dương, Hoàn | 5,200 | 5,200 | 5,200 | 5,200 | 20,800 |
4 | H Kiên Lương | 80.0 | Sao, Dầu, Hoàng hậu, Phượng vĩ, Dương | 20,000 | 20,000 | 20,000 | 20,000 | 80,000 |
|
| 600.0 | Tràm bông vàng, Bạch đàn | 150,000 | 150,000 | 150,000 | 150,000 | 600,000 |
5 | H Giang Thành | 34.0 | Sao, Dầu | 8,500 | 8,500 | 8,500 | 8,500 | 34,000 |
6 | H Hòn Đất | 80.0 | Sao, Dầu, Bằng lăng, Xà cừ | 20,000 | 20,000 | 20,000 | 20,000 | 80,000 |
|
| 120.0 | Tràm bông vàng, Bạch đàn | 30,000 | 30,000 | 30,000 | 30,000 | 120,000 |
7 | H Kiên Hải | 0.0 |
|
|
|
|
| - |
8 | H Tân Hiệp | 32.0 | Sao, Dầu, Hoàng hạ | 8,000 | 8,000 | 8,000 | 8,000 | 32,000 |
|
| 140.0 | Tràm bông vàng, Bạch đàn | 35,000 | 35,000 | 35,000 | 35,000 | 140,000 |
9 | H Giồng Riềng | 100.0 | Sao, Dầu | 25,000 | 25,000 | 25,000 | 25,000 | 100,000 |
10 | H Gò Quao | 46.0 | Sao, Dầu | 11,500 | 11,500 | 11,500 | 11,500 | 46,000 |
11 | H An Biên | 56.0 | Sao, Dầu, Xà cừ, Bằng lăng, cây me | 14,000 | 14,000 | 14,000 | 14,000 | 56,000 |
12 | H An Minh | 500.0 | Sao, Dầu | 125,000 | 125,000 | 125,000 | 125,000 | 500,000 |
13 | H U Minh Thượng | 130.0 | Sao, Dầu, Bằng lăng, Phi lao | 35,000 | 35,000 | 30,000 | 30,000 | 130,000 |
14 | H Vĩnh Thuận | 26.0 | Sao, Dầu, Bằng lăng | 6,500 | 6,500 | 6,500 | 6,500 | 26,000 |
15 | Trường Đại học Kiên Giang | 33.6 | Sao, Dầu, Sưa đỏ, Xà cừ | 15,100 | 10,000 | 5,000 | 3,500 | 33,600 |
16 | Trường Cao đẳng KG | 5.0 | Sao, Dầu, Cồng | 2,000 | 1,000 | 1,000 | 1,000 | 5,000 |
17 | Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh | 30.0 | Sao, Dầu | 7,500 | 7,500 | 7,500 | 7,500 | 30,000 |
18 | Sư đoàn 4 | 90.0 | Sao, Dầu | 40,000 | 19,000 | 18,000 | 13,000 | 90,000 |
19 | Hội Nông dân tỉnh | 76.0 | Sao, Dầu | 19,000 | 19,000 | 19,000 | 19,000 | 76,000 |
20 | Hội LHPN tỉnh | 70.0 | Sao, Dầu, | 25,000 | 15,000 | 15,000 | 15,000 | 70,000 |
21 | Chi cục Thủy lợi | 16.3 | Sao, Dầu, sưa đỏ | 1,000 | 1,100 | 1,200 | 13,000 | 16,300 |
22 | BQL rừng Kiên Giang | 25.0 | Sao, Dầu | 6,500 | 6,500 | 6,000 | 6,000 | 25,000 |
Tổng cộng | 2,401.70 |
| 632,800 | 595,800 | 583,900 | 589,200 | 2,401,700 |
Ghi chú:
- Giá các loại cây xanh khoảng 25.000đ/cây. (chiều cao cây 1,2m - 1,5m)
- Giá cây Tràm bông vàng và bạch đàn là 1.000đ/cây
PHÂN BỐ CHỈ TIÊU TRỒNG RỪNG TẬP TRUNG GIAI ĐOẠN 2022-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 126/KH-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang).
STT | Tên đơn vị | ĐVT (ha) | Kế hoạch 2022-2025 (cây) | Giai đoạn 2022-2025 | |||
2022 | 2023 | 2024 | 2025 | ||||
1 | Vườn Quốc gia Phú Quốc | 181.60 | 28,625 | 28,625 | 28,625 | 27,625 | 113,500 |
| - Trồng rừng đặc dụng | 100.00 | 15,625 | 15,625 | 15,625 | 15,625 | 62,500 |
| - Trồng rừng phòng hộ | 81.60 | 13,000 | 13,000 | 13,000 | 12,000 | 51,000 |
2 | Ban Quản lý rừng Kiên Giang | 165.15 | 102,813 | 102,813 | 102,813 | 102,813 | 411,252 |
| - Trồng rừng đặc dụng | 50.00 | 7,813 | 7,813 | 7,813 | 7,813 | 31,252 |
| - Trồng rừng phòng hộ ven biển | 115.15 | 95,000 | 95,000 | 95,000 | 95,000 | 380,000 |
3 | Cty CP Gỗ MDF VRG Kiên Giang | 200.00 | 1,000,000 | 1,000,000 | 1,000,000 | 1,000,000 | 4,000,000 |
| Trồng rừng phòng hộ | 200.00 | 1,000,000 | 1,000,000 | 1,000,000 | 1,000,000 | 4,000,000 |
Tổng cộng | 546.75 | 1,131,438 | 1,131,438 | 1,131,438 | 1,130,438 | 4,524,752 |
Ghi chú:
- Trồng rừng đặc dụng: 625 cây/ha
- Trồng rừng ven biển: 3.300 cây/ha
PHÂN BỐ CHỈ TIÊU TRỒNG RỪNG TRONG DÂN GIAI ĐOẠN 2022-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 126/KH-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang).
STT | Tên đơn vị | ĐVT (ha) | Tên loài cây | Kế hoạch 2022-2025 (cây) | Giai đoạn 2022- 2025 (cây) | |||
2022 | 2023 | 2024 | 2025 | |||||
1 | Vùng đệm VQG U Minh Thượng | 300.0 | Tràm úc | 1,500,000 | 1,500,000 | 1,500,000 | 1,500,000 | 6,000,000 |
2 | Huyện Giồng Riềng | 100.0 | Tràm nước | 500,000 | 500,000 | 500,000 | 500,000 | 2,000,000 |
3 | Huyện Hòn Đất | 60.0 | Sao, Dầu, Bằng lăng, Xà cừ | 15,000 | 15,000 | 15,000 | 15,000 | 60,000 |
4 | Huyện Kiên Lương | 60.0 | Sao, Dầu, Bằng lăng, Xà cừ | 15,000 | 15,000 | 15,000 | 15,000 | 60,000 |
5 | Huyện Tân Hiệp | 60.0 | Sao, Dầu, Bằng lăng, Xà cừ | 15,000 | 15,000 | 15,000 | 15,000 | 60,000 |
6 | Huyện Châu Thành | 48.0 | Sao, Dầu, Bằng lăng, Xà cừ | 12,000 | 12,000 | 12,000 | 12,000 | 48,000 |
7 | Huyện An Biên | 44.0 | Sao, Dầu, Bằng lăng, Xà cừ | 11,000 | 11,000 | 11,000 | 11,000 | 44,000 |
8 | Huyện An Minh | 40.0 | Sao, Dầu, Bằng lăng, Xà cừ | 10,000 | 10,000 | 10,000 | 10,000 | 40,000 |
9 | Huyện Giang Thành | 40.0 | Sao, Dầu, Bằng lăng, Xà cừ | 10,000 | 10,000 | 10,000 | 10,000 | 40,000 |
10 | Huyện Vĩnh Thuận | 40.0 | Sao, Dầu, Bằng lăng, Xà cừ | 10,000 | 10,000 | 10,000 | 10,000 | 40,000 |
Tổng cộng | 792.0 |
| 2,098,000 | 2,098,000 | 2,098,000 | 2,098,000 | 8,392,000 |
Ghi chú:
- Giá cây Tràm úc và Tràm nước dự toán 300đồng/cây.
- 1 Kế hoạch 70/KH-UBND năm 2021 về trồng cây xanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025
- 2 Quyết định 1237/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch trồng rừng và trồng cây xanh giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 3 Kế hoạch 120/KH-UBND năm 2021 về trồng cây xanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025
- 4 Quyết định 469/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Đề án trồng 01 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 5 Kế hoạch 258/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 6 Quyết định 1304/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án trồng cây xanh trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021-2025
- 7 Kế hoạch 369/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” theo Quyết định 524/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 8 Kế hoạch 377/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” theo Quyết định 524/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 9 Kế hoạch 63/KH-UBND năm 2021 về trồng cây xanh trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2021-2025
- 10 Quyết định 985/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch trồng cây xanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi để thực hiện Đề án Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ
- 11 Kế hoạch 228/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp