Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 130/KH-UBND

Bình Định, ngày 19 tháng 7 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BỐ TRÍ DÂN CƯ CÁC VÙNG: THIÊN TAI, ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN, HẢI ĐẢO, DI CƯ TỰ DO, KHU RỪNG ĐẶC DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2023-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030.

Thực hiện Quyết định số 590/QĐ-TTg ngày 18/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Văn bản số 237-KL/TU ngày 11/7/2023. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình bố trí dân cư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030 như sau:

I. MỤC TIÊU, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu chung: Bố trí ổn định dân cư tại các vùng thiên tai (sạt lở đất, sụt lún đất, lốc, lũ, lũ quét, ngập lụt, nước dâng); đặc biệt khó khăn (thiếu đất, thiếu nước sản xuất, nước sinh hoạt, thiếu cơ sở hạ tầng thiết yếu, ô nhiễm môi trường, các làng chài trên sông nước, đầm phá); hải đảo (bao gồm Khu kinh tế - quốc phòng); vùng dân di cư tư do đến đời sống quá khó khăn và khu rừng đặc dụng nhằm ổn định và nâng cao đời sống của người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai; giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ người dân tiếp cận bình đẳng các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo, bảo vệ môi trường và củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2023-2030, thực hiện bố trí ổn định dân cư cho 1.542 hộ; trong đó giai đoạn 2023-2025, bố trí ổn định cho 541 hộ, cụ thể:

- Các dự án dở dang giai đoạn 2016-2022 (chuyển tiếp): 316 hộ;

- Các dự án mở mới bố trí ổn định dân cư: 225 hộ. Hình thức bố trí: tập trung 480 hộ; xen ghép 61 hộ.

(Chi tiết Phụ lục I, II đính kèm)

b) Phấn đấu đến năm 2025, tại các vùng dự án bố trí ổn định dân cư: Tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 1,5-2%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt trên 3.900 USD; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 66%; duy trì 100% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; tỷ lệ sử dụng điện đạt 100%; không còn nhà tạm, dột nát; tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố đạt 98% trở lên (Nghị quyết số 09/2021/NQ-HĐND ngày 27/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025).

3. Phạm vi, đối tượng của Chương trình: Phạm vi và đối tượng của Chương trình bố trí dân cư quy định tại khoản 1, khoản 2 mục I, Điều 1 Quyết định số 590/QĐ-TTg ngày 18/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ và không bao gồm phạm vi, đối tượng của Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 theo Quyết định số 2434/QĐ-UBND ngày 04/8/2022 của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Về quy hoạch, kế hoạch

a) Rà soát nội dung bố trí ổn định dân cư đảm bảo phù hợp với quy hoạch các cấp theo quy định của pháp luật về quy hoạch, đất đai, xây dựng các quy hoạch có liên quan, đáp ứng yêu cầu về đất ở, đất sản xuất, nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt, các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với phong tục tập quán của người dân từng vùng, từng địa phương và phát triển bền vững.

b) Lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư bố trí ổn định dân cư theo quy định hiện hành. Có kế hoạch cụ thể để thực hiện hoàn thành dứt điểm các dự án, sớm đưa dân đến sinh sống, ổn định lâu dài theo thứ tự ưu tiên: Nơi có nguy cơ cao về thiên tai được bố trí thực hiện trước nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra; hải đảo (hiện chưa có dân sinh sống hoặc ít dân); vùng đặc biệt khó khăn; vùng dân di cư tự do đến đời sống còn khó khăn, dân cư trú trong khu rừng đặc dụng.

2. Bố trí đất ở, nhà ở, đất sản xuất, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu

a) Căn cứ quy định của pháp luật về đất đai và các quy định của pháp luật có liên quan, các địa phương có biện pháp giao đất ở, đất sản xuất cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc dự án bố trí ổn định dân cư, đảm bảo đúng quy định, phù hợp với điều kiện thực tế, tập quán ở địa phương. Thực hiện miễn, giảm tiền sử dụng đất ở đối với các hộ gia đình, cá nhân theo quy định.

b) Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu đối với vùng bố trí ổn định dân cư tập trung theo dự án được duyệt, bao gồm các hạng mục: Bồi thường, giải phóng mặt bằng; san lấp mặt bằng đất ở tại điểm tái định cư; khai hoang đất sản xuất (đối với khai hoang tập trung); đường giao thông (nội vùng dự án và đường nối điểm dân cư mới đến tuyến giao thông gần nhất); thuỷ lợi, điện sinh hoạt, nước sinh hoạt và một số công trình thiết yếu khác.

c) Hỗ trợ trực tiếp các hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng của Chương trình, bao gồm: Di chuyển người và tài sản, khai hoang, nhà ở, lương thực (trong thời gian đầu tại nơi tái định cư), nước sinh hoạt (nơi không có điều kiện xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung). Hộ gia đình, cá nhân đang cư trú hợp pháp trong khu rừng đặc dụng được bố trí tái định cư hưởng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định hiện hành.

d) Hỗ trợ địa bàn nơi bố trí dân cư xen ghép để thực hiện các việc: Điều chỉnh đất ở, đất sản xuất giao cho các hộ mới đến (khai hoang, bồi thường theo quy định khi thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất), xây mới hoặc nâng cấp lớp học, trạm y tế, thủy lợi nội đồng, đường dân sinh, công trình điện sinh hoạt, công trình cấp nước cộng đồng và một số công trình hạ tầng thiết yếu khác. Các hạng mục công trình được lựa chọn để nâng cấp hoặc đầu tư mới theo thứ tự ưu tiên, có sự tham gia của cộng đồng người dân sở tại.

đ) Hỗ trợ ổn định dân cư tại chỗ: Hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống ở vùng có nguy cơ thiên tai nhưng không còn quỹ đất xây dựng khu tái định cư để di chuyển phải bố trí ổn định tại chỗ được hỗ trợ để nâng cấp nhà ở và vật dụng phòng, chống thiên tai thiết yếu khác.

3. Phát triển sản xuất

Hỗ trợ các hoạt động phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cho người dân phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của người dân, cộng đồng, phù hợp với mục tiêu Chương trình và quy định của pháp luật. Cụ thể:

a) Hỗ trợ vùng dự án bố trí ổn định dân cư phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, tổ hợp tác; xây dựng các mô hình, dự án phát triển sản xuất, phát triển vùng nguyên liệu, liên kết phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.

b) Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, hình thành các sản phẩm OCOP đa giá trị gắn với lợi thế vùng, miền, quốc gia.

c) Ưu tiên hỗ trợ các hộ gia đình về tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, giống, phân bón, thức ăn…và các hoạt động khác liên quan đến sản xuất, vay vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định hiện hành.

4. Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm

a) Hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm bền vững cho người lao động thuộc hộ gia đình được bố trí đến vùng dự án bố trí ổn định dân cư, đặc biệt với những hộ không bảo đảm quỹ đất sản xuất nông nghiệp để ổn định đời sống.

b) Hỗ trợ vùng dự án bố trí ổn định dân cư xây dựng mô hình đào tạo nghề phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, ưu tiên các nghề trong các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, nghề quản trị trang trại, hợp tác xã và các dịch vụ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.

5. Về tuyên truyền vận động

a) Các địa phương cần quán triệt sâu rộng công tác bố trí dân cư đến các cấp, các ngành và người dân, coi đây là nhiệm vụ và trách nhiệm cả hệ thống chính trị cơ sở.

b) Tuyên truyền, giải thích, giáo dục bằng mọi hình thức, phương tiện để người dân hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình trong Chương trình.

c) Vận động nhân dân tích cực tham gia cùng chính quyền các cấp thực hiện công tác bố trí dân cư theo quy hoạch, kế hoạch trên địa bàn. Tạo sự đồng thuận, chuyển biến tích cực về nhận thức, thay đổi cách nghĩ, cách làm; huy động tối đa các nguồn lực xã hội cho Chương trình.

6. Nâng cao năng lực quản lý, thực hiện Chương trình: Xây dựng nội dung, tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình cho cán bộ, công chức, người làm công tác bố trí dân cư và bảo đảm kinh phí chỉ đạo thực hiện Chương trình.

III. KINH PHÍ, NGUỒN VỐN THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện Chương trình được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước (ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương) theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật về đầu tư công; nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, kế hoạch, dự án và các nguồn vốn hợp pháp khác trên địa bàn. Trong đó ngân sách trung ương hỗ trợ 70% tổng mức đầu tư, ngân sách địa phương đối ứng 30% theo quy định. Đối với phần vốn đối ứng của ngân sách địa phương, vận dụng theo các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 26/2021/QĐ-UBND ngày 28/6/2021 của UBND tỉnh, cụ thể như sau:

- Đối với các huyện miền núi và các xã khu vực III (xã đặc biệt khó khăn) theo quy định của cấp có thẩm quyền và xã Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn: Ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa 90%; ngân sách huyện 10%.

- Đối với các huyện trung du: Ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa 70%; ngân sách huyện 30%.

- Đối với các huyện còn lại: Ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa 50%; ngân sách huyện 50%.

- Đối với các thị xã: Ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa 40%; ngân sách thị xã 60%.

- Đối với thành phố Quy Nhơn (trừ xã đảo Nhơn Châu vì Nhơn Châu hưởng chính sách theo chế độ miền núi): Ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa 30%; ngân sách thành phố Quy Nhơn 70%.

Khái toán tổng mức vốn thực hiện Chương trình Bố trí dân cư giai đoạn 2023-2030 là 255.340 triệu đồng. Trong đó tổng mức vốn thực hiện giai đoạn 2023 - 2025 là 176.300 triệu đồng, bao gồm: vốn đầu tư phát triển 154.660 triệu đồng, vốn sự nghiệp kinh tế 21.640 triệu đồng.

Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách trung ương hỗ trợ: 123.410 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển, 108.262 triệu đồng, vốn sự nghiệp kinh tế 15.148 triệu đồng), ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn khác: 52.890 triệu đồng (gồm vốn đầu tư phát triển 46.398 triệu đồng, vốn sự nghiệp kinh tế 6.492 triệu đồng).

(Chi tiết Phụ lục III đính kèm).

2. Việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình theo đúng quy định của pháp luật.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan thường trực Chương trình)

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Chương trình; tổng hợp, xây dựng kế hoạch trung hạn và hàng năm giai đoạn 2023 - 2025 gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.

b) Hàng năm, xây dựng dự toán kinh phí chi thường xuyên thực hiện các nội dung Chương trình và tổng hợp chung trong dự toán của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

c) Rà soát, tổng hợp các dự án đầu tư bố trí dân cư cấp bách do địa phương đề xuất và phối hợp với các sở, ngành có liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.

d) Chủ trì phối hợp với sở, ngành có liên quan và địa phương tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành cơ chế, chính sách và quy trình thực hiện bố trí ổn định dân cư địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025 để triển thực hiện Chương trình.

đ) Tổ chức kiểm tra, giám sát, tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất việc thực hiện Chương trình bố trí dân cư trên địa bàn tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

a) Trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương, tổng hợp các dự án đầu tư bố trí, ổn định dân cư vào kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2023 -2025 trình Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn triển khai kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.

3. Sở Tài chính

a) Trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương, tổng hợp, cân đối trình Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thường xuyên hằng năm để thực hiện Chương trình theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan hướng dẫn triển khai, kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.

4. Ban Dân tộc tỉnh: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình; định kỳ báo cáo hàng năm, gửi Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn kết quả thực hiện Dự án 2 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

5. Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa và Thể thao, Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Y tế và các sở, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, có kế hoạch phối hợp hướng dẫn các địa phương thực hiện Chương trình.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

a) Trên cơ sở nội dung quy hoạch, kế hoạch bố trí, ổn định dân cư đã được Ủy ban nhân dân tỉnh cho chủ trương xây dựng đầu tư; tiến hành lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư bố trí ổn định dân cư theo quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản pháp luật hướng dẫn khác có liên quan.

b) Xây dựng kế hoạch trung hạn và hàng năm giai đoạn 2023 - 2025 với mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

c) Huy động lồng ghép nguồn vốn của các Chương trình, dự án khác trên địa bàn với Chương trình bố trí dân cư để hỗ trợ đầu tư, phát triển sản xuất, xây dựng mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập cho các hộ di dân, ổn định đời sống lâu dài.

d) Chỉ đạo giao Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế (thường trực Chương trình) phối hợp với các Phòng, ban có liên quan và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện Chương trình (dự án tập trung, xen ghép và ổn định tại chỗ); tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất việc thực hiện Chương trình bố trí dân cư trên địa bàn gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2023 - 2025. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) xem xét, chỉ đạo xử lý kịp thời./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (báo cáo);
- Thường trực Tỉnh uỷ (báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh (báo cáo);
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: KHĐT, TC, NN và PTNT, TNMT, YT, LĐ-TB và XH, GDĐT, VHTT, TTTT, DL;
- Ban Dân tộc tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- LĐVP UBND tỉnh, CV;
- VP BCH PCTT-TKCN tỉnh;
- Lưu: VT, K19.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Tuấn Thanh

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN BỐ TRÍ ỔN ĐỊNH DÂN CƯ CHUYỂN TIẾP THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2023-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Văn bản số: 130/KH-UBND ngày 19/7/2023 của UBND tỉnh)

TT

Danh mục dự án

Địa điểm xây dựng

Quyết định phê duyệt

Quy mô theo thực tế (hộ)

Diện tích theo thực tế (ha)

Số hộ đã bố trí ổn định đến năm 2022

Số hộ bố trí ổn định giai đoạn 2023- 2030

Kế hoạch vốn giai đoạn 2023-2025

Kế hoạch vốn giai đoạn 2026-2030

Số hộ bố trí ổn định

Tổng vốn (triệu đồng)

Trong đó

Phân kỳ theo năm

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Số hộ bố trí ổn định

Tổng vốn (triệu đồng)

Trong đó

Số hộ (hộ)

Tổng vốn (triệu đồng)

Trong đó

Số hộ (hộ)

Tổng vốn (triệu đồng)

Trong đó

Số hộ (hộ)

Tổng vốn (triệu đồng)

Trong đó

NS TW

NSĐP (Vốn SNKT)

NS TW

NSĐP (Vốn SNKT)

NS TW

NSĐP (Vốn SNKT)

NS TW

NSĐP (Vốn SNKT)

NS TW

NSĐP (Vốn SNKT)

Tổng cộng

 

 

1.675

58,17

718

813

316

12.640

8.848

3.792

107

4.280

2.996

1.284

100

4.000

2.800

1.200

109

4.360

3.052

1.308

497

19.880

13.916

5.964

DI DÂN TẬP TRUNG

 

 

1.675

58,17

718

813

316

12.640

8.848

3.792

107

4.280

2.996

1.284

100

4.000

2.800

1.200

109

4.360

3.052

1.308

497

19.880

13.916

5.964

1

HUYỆN TUY PHƯỚC

 

 

128

3,70

6

122

50

2.000

1.400

600

20

800

560

240

15

600

420

180

15

600

420

180

72

2.880

2.016

864

 

Khu TĐC dân vùng thiên tai HuǶnh Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước

xã Phước Hòa

2392/QĐ-CTUBND ngày 17/10/2011

128

3,70

6

122

50

2.000

1.400

600

20

800

560

240

15

600

420

180

15

600

420

180

72

2.880

2.016

864

2

HUYỆN PHÙ CÁT

 

 

118

6,50

49

69

69

2.760

1.932

828

20

800

560

240

20

800

560

240

29

1.160

812

348

0

0

0

0

 

Khu TĐC dân vùng thiên tai xã Cát Tiến, huyện Phù Cát

xã Cát Tiến

1244/QĐ CTUBND ngày 06/8/2012

118

6,50

49

69

69

2.760

1.932

828

20

800

560

240

20

800

560

240

29

1.160

812

348

0

0

0

0

3

HUYỆN PHÙ MỸ

 

 

862

26,55

427

435

133

5.320

3.724

1.596

33

1.320

924

396

45

1.800

1.260

540

55

2.200

1.540

660

302

12.080

8.456

3.624

a

Khu TĐC dân vùng thiên tai xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ (giai đoạn 1, 2)

xã Mỹ An

1137/QĐ-CTUBND ngày 17/5/2007

452

13,95

200

252

65

2.600

1.820

780

15

600

420

180

20

800

560

240

30

1.200

840

360

187

7.480

5.236

2.244

b

Khu TĐC dân vùng thiên tai xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ

xã Mỹ Thọ

313/QĐ CTUBND ngày 17/9/2008

205

6,30

112

93

28

1.120

784

336

8

320

224

96

10

400

280

120

10

400

280

120

65

2.600

1.820

780

c

Khu TĐC dân vùng thiên tai xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ

xã Mỹ Đức

2125/QĐ-UBND ngày 26/8/2009

205

6,30

115

90

40

1.600

1.120

480

10

400

280

120

15

600

420

180

15

600

420

180

50

2.000

1.400

600

4

THỊ XÃ HOÀI NHƠN

 

 

289

10,32

116

173

50

2.000

1.400

600

20

800

560

240

20

800

560

240

10

400

280

120

123

4.920

3.444

1.476

a

Khu TĐC dân vùng thiên tai phường Hoài Hương, thị xã Hoài Nhơn

phường Hoài Hương

232/QĐ-CTUBND ngày 25/01/2013

129

5,12

60

69

15

600

420

180

5

200

140

60

5

200

140

60

5

200

140

60

54

2.160

1.512

648

b

Khu TĐC vùng thiên tai Bàu Rong, phường Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn

phường Bồng Sơn

2519/QĐ-UBND ngày 04/8/2014 và 2544/QĐ-UBND ngày 18/7/2017

160

5,20

56

104

35

1.400

980

420

15

600

420

180

15

600

420

180

5

200

140

60

69

2.760

1.932

828

5

HUYỆN AN LÃO

 

 

200

6,3

101

6

6

240

168

72

6

240

168

72

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

Khu TĐC dân vùng thiên tai Gò Núi Một, xã An Tân, huyện An Lão

xã An Tân

3625a/QĐ-UBND ngày 20/10/2014

200

6,30

101

6

6

240

168

72

6

240

168

72

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

6

HUYỆN HOÀI ÂN

 

 

78

4,8

19

8

8

320

224

96

8

320

224

96

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

Khu TĐC vùng thiên tai Gò Sặt, xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân

xã Ân Thạnh

2285/QĐ-UBND ngày 14/9/2010

78

4,80

19

8

8

320

224

96

8

320

224

96

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ BỐ TRÍ ỔN ĐỊNH DÂN CƯ MỞ MỚI GIAI ĐOẠN 2023-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Văn bản số: 130/KH-UBND ngày 19/7/2023 của UBND tỉnh)

STT

Tên dự án

Địa điểm xây dựng (thôn, xã, huyện)

Quy mô (hộ)

Thời gian khởi công - Hoàn thành

Kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2023-2030

Kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2023-2025

Kế hoạch giai đoạn 2026-2030

Số hộ

Tổng vốn (triệu đồng)

Phân kỳ theo năm

Tổng vốn (triệu đồng)

Trong đó

Chia ra

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Vốn ĐTPT

Vốn SNKT

NSTW

NSĐP+Vốn khác

Số hộ

Tổng vốn (triệu đồng)

NSTW

NSĐP+Vốn khác

Số hộ

Tổng vốn (triệu đồng)

NSTW

NSĐP+Vốn khác

Số hộ

Tổng vốn (triệu đồng)

NSTW

NSĐP+Vốn khác

Số hộ

Tổng vốn (triệu đồng)

NSTW

NSĐP+Vốn khác

Vốn ĐTPT

Vốn SNKT

Vốn ĐTPT

Vốn SNKT

Vốn ĐTPT

Vốn SNKT

Vốn ĐTPT

Vốn SNKT

Vốn ĐTPT

Vốn SNKT

Vốn ĐTPT

Vốn SNKT

Vốn ĐTPT

Vốn SNKT

Vốn ĐTPT

Vốn SNKT

Vốn ĐTPT

Vốn SNKT

Vốn ĐTPT

Vốn SNKT

TỔNG SỐ (A+B)

 

729

 

222.820

193.660

29.160

135.562

20.412

58.098

8.748

225

163.660

40

33.600

22.400

1.120

9.600

480

54

36.960

24.360

1.512

10.440

648

131

93.100

61.502

3.668

26.358

1.572

504

59.160

27.300

14.112

11.700

6.048

DA bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai

 

729

-

222.820

193.660

29.160

135.562

20.412

58.098

8.748

225

163.660

40

33.600

22.400

1.120

9.600

480

54

36.960

24.360

1.512

10.440

648

131

93.100

61.502

3.668

26.358

1.572

504

59.160

27.300

14.112

11.700

6.048

A

Dự án tập trung

 

668

 

216.720

190.000

26.720

133.000

18.704

57.000

8.016

164

157.560

40

33.600

22.400

1.120

9.600

480

24

33.960

23.100

672

9.900

288

100

90.000

60.200

2.800

25.800

1.200

504

59.160

27.300

14.112

11.700

6.048

1

Dự án TĐC di dời khẩn cấp các hộ dân sống trong vùng sạt lở tại Núi Cấm, thôn Chánh Thắng, xã Cát Thành, huyện Phù Cát (giai đoạn 1)

xã Cát Thành

64

2022- 2023

34.560

32.000

2.560

22.400

1.792

9.600

768

64

34.560

40

33.600

22.400

1.120

9.600

480

24

960

-

672

-

288

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

2

Dự án TĐC vùng thiên tai xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ

xã Mỹ Thắng

325

2024- 2025

48.000

35.000

13.000

24.500

9.100

10.500

3.900

100

39.000

-

-

-

-

-

-

-

20.000

14.000

-

6.000

-

100

19.000

10.500

2.800

4.500

1.200

225

9.000

-

6.300

-

2.700

3

Dự án khu tái định cư Tân Dân, xã Nhơn An, thị xã An Nhơn

xã Nhơn An

65

2024- 2025

37.600

35.000

2.600

24.500

1.820

10.500

780

-

28.000

-

-

-

-

-

-

-

13.000

9.100

-

3.900

-

 

15.000

10.500

-

4.500

-

65

9.600

4.900

1.820

2.100

780

4

Dự án TĐC di dời khẩn cấp các hộ dân sống trong vùng sạt lở tại Núi Gành, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát (giai đoạn 2)

xã Cát Minh

66

2025- 2026

28.640

26.000

2.640

18.200

1.848

7.800

792

-

13.000

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

13.000

9.100

-

3.900

-

66

15.640

9.100

1.848

3.900

792

5

Dự án TĐC thôn Trà Cong, xã An Hòa, huyện An Lão

xã An Hòa

100

2025- 2026

39.000

35.000

4.000

24.500

2.800

10.500

1.200

-

27.000

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

27.000

18.900

-

8.100

-

100

12.000

5.600

2.800

2.400

1.200

6

Dự án khu tái định cư Cầu Gành, phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn

phường Nhơn Hòa

21

2026- 20230

12.840

12.000

840

8.400

588

3.600

252

-

7.000

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

7.000

4.900

-

2.100

-

21

5.840

3.500

588

1.500

252

7

Dự án TĐC vùng thiên tai xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân

xã Ân Nghĩa

27

2026- 2030

16.080

15.000

1.080

10.500

756

4.500

324

-

9.000

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

9.000

6.300

-

2.700

-

27

7.080

4.200

756

1.800

324

B

Phương án xen ghép

 

61

 

6.100

3.660

2.440

2.562

1.708

1.098

732

61

6.100

-

-

-

-

-

-

30

3.000

1.260

840

540

360

31

3.100

1.302

868

558

372

-

-

-

-

-

-

1

Phương án xen ghép huyện Hoài Ân, huyện Phù Cát, huyện Tây Sơn

huyện Hoài Ân, Phù Cát, Tây Sơn

61

2024- 2025

6.100

3.660

2.440

2.562

1.708

1.098

732

61

6.100

-

-

-

-

-

-

30

3.000

1.260

840

540

360

31

3.100

1.302

868

558

372

-

-

-

-

-

-

 

PHỤ LỤC III

DỰ KIẾN NGUỒN VỐN THỰC HIỆN BỐ TRÍ ỔN ĐỊNH DÂN CƯ GIAI ĐOẠN 2023-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Văn bản số: 13/KH-UBND ngày 19/7/2023 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Chỉ tiêu

Kế hoạch vốn giai đoạn 2023-2030

Trong đó:

Kế hoạch vốn giai đoạn 2023-2025

Kế hoạch vốn giai đoạn 2026-2030

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

ĐTPT

SNKT

ĐTPT

SNKT

ĐTPT

SNKT

TỔNG CỘNG

255.340

193.660

61.680

176.300

154.660

21.640

79.040

39.000

40.040

A

NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG

178.738

135.562

43.176

123.410

108.262

15.148

55.328

27.300

28.028

B

NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

76.602

58.098

18.504

52.890

46.398

6.492

23.712

11.700

12.012

C

VỐN KHÁC

-

-

-

-

-

-

-

-

-

Dự án bố trí dân cư vùng thiên tai

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Ngân sách Trung ương

178.738

135.562

43.176

123.410

108.262

15.148

55.328

27.300

28.028

2

Ngân sách địa phương

76.602

58.098

18.504

52.890

46.398

6.492

23.712

11.700

12.012

3

Vốn khác

-

-

-

-

-

-

-

-

-

Ghi chú: Tạm tính mức hỗ trợ trực tiếp hộ gia đình, cá nhân: 40 triệu đồng/hộ và hỗ trợ địa bàn bố trí dân cư xen ghép: 60 triệu đồng/hộ