ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 139/KH-UBND | Bắc Kạn, ngày 23 tháng 3 năm 2020 |
THU NGÂN SÁCH VÀ GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU NSNN NĂM 2020
Thực hiện Quyết định số 2488/QĐ-UBND ngày 10/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và Quyết định số 33/QĐ-UBND ngày 09/01/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thu và giải pháp chống thất thu ngân sách năm 2020 như sau:
1. Mục đích
Tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020. Tạo sự chủ động, thống nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thu ngân sách trên địa bàn tỉnh năm 2020.
2. Yêu cầu
- Chủ động khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác thu ngân sách năm 2019.
- Triển khai đầy đủ, toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp thu ngân sách đối với từng khoản thu, lĩnh vực thu, có lộ trình cụ thể trong từng quý.
- Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp trong triển khai thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách năm 2020.
II. KẾ HOẠCH THU THEO LĨNH VỰC VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
Phấn đấu hoàn thành vượt dự toán thu ngân sách năm 2020 được Hội đồng nhân dân tỉnh giao là 716 tỷ đồng (trong đó: thu nội địa là 710 tỷ đồng, thu xuất nhập khẩu là 6 tỷ đồng) với phương án thu tối thiểu đối với từng lĩnh vực, khoản thu như sau:
1.1. Thu từ sản xuất kinh doanh 476.500 triệu đồng.
- Thu đối với lĩnh vực khoáng sản và tiền thuê đất doanh nghiệp 130 tỷ đồng, trong đó: Thu khoáng sản 118 tỷ đồng (gồm: thuế, phí ấn định 100 tỷ đồng, doanh nghiệp kê khai 7 tỷ đồng, tiền cấp quyền 11 tỷ đồng); thu tiền thuê đất doanh nghiệp 12 tỷ đồng.
- Đối với lĩnh vực xây dựng cơ bản 50 tỷ đồng (gồm: Nguồn vốn NSNN là 47 tỷ đồng, trong đó: Thu nợ 15 tỷ đồng, thu phát sinh 32 tỷ đồng; nguồn tư nhân 3 tỷ đồng).
- Đối với lĩnh vực thương mại, dịch vụ: 65 tỷ đồng.
- Đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác: 85,11 tỷ đồng.
- Thu từ thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu: 115 tỷ đồng.
1.2 Các khoản thu từ đất (không bao gồm tiền thuê đất của doanh nghiệp): 113,9 tỷ đồng, trong đó: Tiền sử dụng đất 110 tỷ đồng, Thuế sử dụng đất nông nghiệp 3,2 tỷ đồng, Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 0,7 tỷ đồng.
1.3. Đối với thuế TNCN, phí, lệ phí, thu khác ngân sách: 136 tỷ đồng.
- Thuế TNCN: 30 tỷ đồng.
- Lệ phí trước bạ: 45 tỷ đồng.
- Các khoản phí lệ phí (trừ phí BVMT do ấn định thuế): 20 tỷ đồng.
- Thu khác ngân sách là 41 tỷ đồng.
1.4. Thu XSKT là 15 tỷ đồng.
1.5. Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 6 tỷ đồng.
- Quý I: Thu đạt trên 25% dự toán cả năm (đạt 179 tỷ đồng), trong đó tập trung thu lệ phí môn bài các khoản phải thu sau quyết toán thuế.
- Quý II: Thu được 180 tỷ đồng, lũy kế đến hết quý II đảm bảo đạt 50% dự toán cả năm (lũy kế đạt 359 tỷ đồng).
- Quý III: Thu được 185 tỷ đồng, lũy kế đến hết quý III đảm bảo đạt trên 76% dự toán cả năm; Lũy kế đạt 544 tỷ đồng. Các đơn vị hoàn thành kế hoạch thu tiền sử dụng đất của cả năm.
- Quý IV: Tập trung thu hoàn thành dự toán cả năm đạt trên 716 tỷ đồng.
(Chi tiết theo biểu kèm theo)
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THU
1.1. Cục Thuế tỉnh và các sở, ngành, địa phương chủ động tham mưu, chỉ đạo, triển khai thực hiện các nội dung liên quan trong công tác thu ngân sách và quản lý thu thuế, phí và thu khác ngân sách trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
1.2. Theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền các sở, ngành, địa phương xây dựng Kế hoạch, Phương án cụ thể, có lộ trình, những việc cần làm, yêu cầu thời gian hoàn thành nhằm chủ động trong công tác thu ngân sách, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ Kế hoạch thu ngân sách của tỉnh ban hành Kế hoạch thu ngân sách trên địa bàn các huyện, Thành phố.
1.3. Cục Thuế tỉnh chủ động triển khai các giải pháp tăng cường công tác quản lý thu, phối hợp thu, xử lý nợ thuế; công tác phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố rà soát và quản lý chặt chẽ các nguồn thu; công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế của người nộp thuế nộp tại cơ quan thuế; tổ chức triển khai thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch và giải pháp xử lý nợ thuế, tập trung xử lý đối với các khoản nợ thuế lớn, kéo dài; tăng cường phối hợp đôn đốc thu nợ thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế đảm bảo giảm nợ xuống dưới 15 tỷ đồng đối với các doanh nghiệp đang còn hoạt động, xử lý các khoản nợ khó thu, nợ chờ điều chỉnh theo Nghị quyết của Quốc hội và yêu cầu, chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế; tổ chức tốt công tác tuyên truyền, hỗ trợ cho người nộp thuế; nêu gương các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt pháp luật thuế, đồng thời công khai tên các doanh nghiệp nợ thuế; đẩy mạnh cải cách đơn giản hóa, công khai, minh bạch thủ tục hành chính thuế và triển khai tốt các ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế tạo thuận lợi cho người nộp thuế.
Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khó lường và chưa dự báo được thời điểm kết thúc. Đã ảnh hưởng đến nhiều ngành, lĩnh vực của nền kinh tế nước ta như: Du lịch, vận tải, hàng không, khai thác cảng, xuất nhập khẩu, sản xuất nông, lâm, thủy hải sản, sản xuất chế biến,... Một số ngành, lĩnh vực bước đầu thiếu hụt lao động tạm thời, gián đoạn chuỗi cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, nhiều doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đã thu hẹp sản xuất kinh doanh, theo đó, ảnh hưởng trực tiếp đến thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, phí, lệ phí ... tại nhiều địa phương trong cả nước. Vì vậy, Chính phủ, Bộ Tài chính đã có nhiều giải pháp ứng phó với dịch bệnh, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh gắn với thực hiện chính sách giãn giảm thuế cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Do đó, nguồn thu ngân sách sẽ có sự tác động mạnh, các nguồn từ sản xuất kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng dẫn tới hụt thu ngân sách.
Để chủ động ứng phó với khả năng hụt thu ngân sách, các sở, ngành và các địa phương cần tập trung triển khai tốt một số nhiệm vụ sau:
Cục Thuế tỉnh chủ động đánh giá tác động đến thu ngân sách nhà nước do dịch Covid-19 gây ra và khả năng hụt thu ngân sách trên địa bàn. Thực hiện rà soát toàn bộ người nộp thuế trên địa bàn bị ảnh hưởng giảm thu. Theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế thuộc phạm vi ảnh hưởng của dịch bệnh, tổ chức đánh giá, xác định cụ thể mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 gây ra đến từng ngành, lĩnh vực, từng người nộp thuế, tổng hợp mức độ ảnh hưởng cụ thể đến thu ngân sách. Hằng tháng báo cáo, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp hỗ trợ cho người nộp thuế đang gặp khó khăn do dịch bệnh để kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn dịch bệnh, nuôi dưỡng và tạo nguồn tăng thu cho ngân sách nhà nước.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Đánh giá khả năng hụt thu ngân sách trên địa bàn, xây dựng nhiều phương án thu từ đất và các khoản thu khác ngân sách để bổ sung nguồn thu bị thiếu hụt từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Hằng tháng tổng hợp mức độ ảnh hưởng hụt thu từ sản xuất kinh doanh, báo cáo và đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh phương án thu bù đắp thiếu hụt, kiến nghị với các Sở, ngành của tỉnh về các giải pháp hỗ trợ cho địa phương để thực hiện phương án (chủ trương, cơ chế, thủ tục,...). Trường hợp xác định hụt thu cả năm thì đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh phương án bù đắp hụt thu cả năm chậm nhất ngày 01/10/2020.
- Các Sở, Ngành của tỉnh: trong phạm vi chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm thực hiện nhanh các thủ tục hành chính giải quyết các vấn đề liên quan trong công tác thu ngân sách. Tham mưu cho tỉnh xử lý các đề xuất, kiến nghị của địa phương và ngành Thuế trong công tác thu ngân sách đảm bảo kịp thời, chủ động không để ảnh hưởng tới tiến độ thu ngân sách của các đơn vị.
3. Trách nhiệm phối hợp tổ chức thực hiện các giải pháp thu đối từng lĩnh vực
3.1. Lĩnh vực khoáng sản: Thu 130 tỷ đồng, trong đó: Thu khoáng sản 118 tỷ đồng (gồm: thuế, phí ấn định 100 tỷ đồng, doanh nghiệp kê khai 07 tỷ đồng, tiền cấp quyền 11 tỷ đồng); thu tiền thuê đất doanh nghiệp 12 tỷ đồng.
- Các sở, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm trách nhiệm của đơn vị mình theo Đề án nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch, thăm dò, khai thác, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ khoáng sản, chống thất thu ngân sách từ hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2017-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 867/QĐ-UBND ngày 22/6/2017 của UBND tỉnh.
- Cục Thuế tỉnh phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Sở Tài chính đối chiếu với từng doanh nghiệp xác định cụ thể về sản lượng khai thác của các mỏ để quyết toán thuế năm 2019 và thực hiện ấn định thuế năm 2020; Khi có phát sinh cấp mỏ mới thì phối hợp thực hiện bổ sung ấn định thuế; hàng tháng thông báo, đôn đốc doanh nghiệp nộp thuế ấn định đúng tiến độ. Hàng tháng báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và cung cấp thông tin về kết quả, tiến độ thu của các doanh nghiệp được ấn định cho các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố để phối hợp theo dõi đôn đốc thu.
- Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý, theo dõi, đánh giá tình hình khai thác khoáng sản trên địa bàn, căn cứ tình hình nợ thuế, phí, tiền cấp quyền, tiền thuê đất của doanh nghiệp do Cục Thuế tỉnh báo cáo, cung cấp để phối hợp đôn đốc thu. Tham mưu, rà soát, xử lý hoặc đề xuất phương án xử lý dứt điểm đối với các doanh nghiệp nợ tiền thuê đất, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản có tuổi nợ trên 01 năm xong trong quý II năm 2020. Báo cáo, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh để xử lý những doanh nghiệp còn nợ ngân sách nhà nước, không có khả năng thu dứt điểm trong tháng 6 năm 2019.
- Sở Công Thương phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi, giám sát hoạt động khai thác khoáng sản và tình hình chế biến, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản của doanh nghiệp. Tiếp tục chủ trì kiểm tra việc sử dụng vật liệu nô công nghiệp, nguyên, nhiên vật liệu, điện năng tiêu thụ để đánh giá sản lượng khai thác của các mỏ sát thực tế phục vụ cho việc quản lý thuế.
3.2. Lĩnh vực thương mại, dịch vụ: Thu 65 tỷ đồng
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp hiệu quả trong năm 2019 đối với các lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, kinh doanh vận tải.
- Đối với lĩnh vực kinh doanh vàng bạc: Tiếp tục quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc; nghiên cứu đề xuất giải pháp ấn định thuế theo quy mô, phù hợp với quy định của pháp luật để chống thất thu ngân sách.
- Đối với hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ: Tập trung khảo sát điều tra diện hộ, doanh thu sát thực tế phát sinh của các hộ kinh doanh thuộc diện nộp thuế khoán làm căn cứ tính thuế, lập sổ bộ thuế; công khai đầy đủ, kịp thời doanh thu và mức thuế của các hộ kinh doanh nộp thuế khoán tại cơ quan Thuế và trên trang web của Cục Thuế tỉnh; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, xác định lại doanh thu để tính thuế khi có biến động về doanh thu. Phối hợp với Công an thực hiện tốt kế hoạch của Tổng cục Thuế về chống thất thu và công tác quản lý khoán thuế đối với cơ sở kinh doanh.
- Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ: Tăng cường công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế của doanh nghiệp, phân tích mức độ rủi ro để tổ chức thanh tra, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp có tiềm ẩn rủi ro cao, có doanh số lớn nhưng kê khai thuế, nộp thuế thấp không tương xứng với doanh thu phát sinh; tăng cường sự phối hợp với các ngành Công Thương, Tài chính, Ngân hàng, Công an, Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông và các ngành liên quan để kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh và việc chấp hành pháp luật thuế của các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3.3. Lĩnh vực xây dựng cơ bản: Thu 50 tỷ đồng gồm: nguồn vốn NSNN là 47 tỷ đồng, (trong đó: Thu nợ 15 tỷ đồng, thu phát sinh 32 tỷ đồng); nguồn tư nhân 3 tỷ đồng.
- Thu từ hoạt động XDCB có sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước:
+ Đơn vị chủ trì công tác phối hợp: Cục Thuế tỉnh, Chi cục Thuế định kỳ hàng quý trong tháng cuối quý trực tiếp làm việc với Ban quản lý dự án, chủ đầu tư thực hiện rà soát lại các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn lập sổ bộ thuế để theo dõi tiến độ, kế hoạch giải ngân, kết quả giải ngân để đôn đốc thu, trích nộp ngân sách; đồng thời cung cấp thông tin nợ thuế của doanh nghiệp trong tỉnh để đề nghị Ban quản lý dự án, chủ đầu tư đề nghị cơ quan thanh toán trích nộp hết số thuế doanh nghiệp còn nợ khi được thanh toán.
+ Đơn vị liên quan việc tổ chức thực hiện: Kho bạc nhà nước Bắc Kạn và Kho bạc các huyện, thành phố có trách nhiệm trích nộp 2% đối với các mã tiền thanh toán cho hoạt động XDCB, yêu cầu doanh nghiệp nợ thuế làm thủ tục nộp hết số thuế nợ trước khi thanh toán vốn theo đề nghị của Ban quản lý dự án, chủ đầu tư.
+ Các Ban quản lý dự án, các chủ đầu tư đề nghị Kho bạc Nhà nước tỉnh, Kho bạc Nhà nước cấp huyện trích nộp hết số thuế doanh nghiệp còn nợ trước khi làm thủ tục thanh toán vốn.
- Nguồn thu từ hoạt động XDCB tư nhân:
Chi cục Thuế chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn lập danh sách để cung cấp cho phòng Công Thương giám sát việc cấp phép xây dựng hoặc mời các chủ thầu xây dựng làm việc để kê khai nộp thuế theo đầu công trình thực tế phát sinh.
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn phối hợp với Chi cục Thuế để lập danh sách các hộ thực hiện xây dựng trên địa bàn, chỉ đạo và thông báo danh sách các hộ có xây dựng trên địa bàn để đề nghị các tổ dân phố, thôn, bản yêu cầu chủ hộ đôn đốc chủ thầu kê khai nộp thuế theo quy định.
- Cục Thuế tỉnh tham mưu xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy chế phối hợp quản lý thuế đối với lĩnh vực xây dựng cơ bản đảm bảo quản lý chặt chẽ, hiệu quả nguồn thu từ xây dựng cơ bản, giảm thiểu tình trạng nợ thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
3.4. Các khoản thu từ đất: Thu 113,9 tỷ đồng, nguồn thu này được thu từ đấu giá tiền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thu nợ tiền sử dụng đất, thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
- Lộ trình thực hiện:
Quý I: Các huyện, thành phố chủ động phối hợp với các ngành tạo quỹ đất như: Rà soát, quy hoạch các khu dân cư, các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất, ghi nợ tiền sử dụng đất... xây dựng phương án thu từ tiền sử dụng đất, chuẩn bị các thủ tục ban đầu để tiến hành lập hồ sơ thủ tục đấu giá và thu tiền sử dụng đất theo kế hoạch được giao. Báo cáo cho Ủy ban nhân dân tỉnh cụ thể về kế hoạch thu tiền sử dụng đất trong đó chỉ rõ khu đất dự kiến đấu giá, số lô, giá dự kiến, tiến độ thực hiện xây dựng, thủ tục thời gian dự kiến đấu giá, khả năng tiền sử dụng đất thu được.
Quý II: Các đơn vị chuẩn bị tài liệu, hồ sơ, tạo cơ sở cho việc đấu giá đất. Hoàn thiện xong các hồ sơ, thủ tục đấu giá đất tại các khu vực đất trong kế hoạch đảm bảo đúng thời gian yêu cầu đề ra.
Quý III: Hoàn thành xong kế hoạch đấu giá và dự toán thu tiền sử dụng đất của cả năm 2020. Chậm nhất 31/10/2020 các đơn vị hoàn thành kế hoạch thu tiền sử dụng đất theo phương án. Trường hợp chưa hoàn thành do đấu giá không thành công hoặc nguồn thu từ thuế, phí bị thiếu hụt phải xây dựng phương án đấu giá lần 2 hoặc bổ sung phương án đảm bảo hoàn thành thu tiền sử dụng đất và hỗ trợ bù đắp hụt thu.
- Thu từ đấu giá quyền sử dụng đất:
+ Căn cứ dự toán thu tiền sử dụng đất, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo các đơn vị đang được giao quản lý quỹ đất lập phương án đấu giá quyền sử dụng đất trình Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phê duyệt, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xem xét phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất chậm nhất trong tháng 4 năm 2020.
+ Sau khi phương án được phê duyệt, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phối hợp với các sở, ngành liên quan, đơn vị tư vấn,... chuẩn bị hồ sơ của các thửa đất đấu giá, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để trình Hội đồng thẩm định của tỉnh xem xét, phê duyệt, quyết định đấu giá quyền sử dụng đất. Các thủ tục chuẩn bị trình Hội đồng thẩm định của các huyện, thành phố đảm bảo thực hiện xong trước tháng 8 năm 2020. Trường hợp, hồ sơ có vướng mắc yêu cầu Ủy ban nhân dân huyện, thành phố cần xử lý ngay đảm bảo chậm nhất trong tháng 9 năm 2020 phải có phương án thu đảm bảo hoàn thành dự toán thu tiền sử dụng đất, để chủ động trong điều hành thu ngân sách.
+ Căn cứ quyết định đấu giá quyền sử dụng đất, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện việc xác định giá khởi điểm của thửa đất đấu giá (gồm: Giá đất, hạ tầng kỹ thuật, tài sản gắn liền với đất nếu có) theo quy định của pháp luật và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt chậm nhất tháng 9 năm 2020, trường hợp hồ sơ có vướng mắc cần xử lý ngay trong 15 ngày.
+ Trước 31/10/2020 UBND các huyện, thành phố hoàn thành các thủ tục và tổ chức thực hiện hoàn thành việc đấu giá quyền sử dụng đất.
- Đối với các nguồn thu khác từ đất, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo:
+ Các phòng, ban chuyên môn và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện tổng rà soát các hộ gia đình xây dựng nhà trái phép khi chưa chuyển đổi mục đích sang đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp để hướng dẫn người dân thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với khu đất phù hợp với quy hoạch để thu tiền sử dụng đất hoặc yêu cầu phá dỡ công trình, trả lại hiện trạng đất ban đầu đối với diện tích đã có quy hoạch. Hàng quý báo cáo kết quả thực hiện cho Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố. Trên cơ sở báo cáo của các phòng ban chuyên môn và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo xử lý và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
+ Bộ phận một cửa của UBND các huyện, thành phố và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện nhanh các thủ tục hành chính khi người dân đến làm các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng, thừa kế, cho tặng,... và kịp thời chuyển thông tin thực hiện nghĩa vụ tài chính.
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường rà soát đất của các dự án được nhà nước thu hồi để làm các công trình như: Đường giao thông, công trình công cộng, công trình an ninh quốc phòng, khu tái định cư,.... nhưng không sử dụng hết và đề xuất phương án xử lý (đấu giá đất, giao đất không qua đấu giá) để thu tiền sử dụng đất và các khoản thu liên quan, tránh lãng phí quỹ đất; rà soát các khoản tiền sử dụng đất được ghi nợ theo quy định của pháp luật gửi danh sách các hộ được ghi nợ, thời hạn và số tiền nợ cho Chi cục Thuế để thông báo, đôn đốc thu khi đến hạn.
- Đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp:
+ Đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn phối hợp chặt chẽ với các Đội thuế địa bàn, các ngành chức năng quản lý chặt chẽ việc khai thác, vận chuyển, mua bán lâm sản và gỗ rừng trồng tại địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Theo hướng dẫn của Cục Thuế tỉnh, UBND các xã phường, thị trấn thực hiện ký hợp đồng ủy nhiệm thu thuế sử dụng đất nông nghiệp với Chi cục Thuế để tổ chức thu đối với khoản thu này.
+ Đối với đất phi nông nghiệp: Cục Thuế tỉnh chỉ đạo các Chi cục Thuế phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn rà soát thông tin để lập bộ thuế đầy đủ và tổ chức thu theo quy định.
2.5. Các khoản thu khác:
- Các Sở, Ban, Ngành, đơn vị liên quan phối hợp với ngành Tài chính, Kho bạc Nhà nước, cơ quan Thi hành án, Trung tâm đấu giá,... kịp thời xử lý thu nộp các khoản phí, lệ phí, các khoản tiền phạt, tiền bán hàng tịch thu, thanh lý tài sản, các khoản kiến nghị của cơ quan thanh tra, kiểm toán vào NSNN kịp thời, đúng quy định.
- Công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết tỉnh Bắc Kạn tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh đảm bảo doanh thu tối thiểu bằng năm 2019 và hoàn thành kế hoạch thu từ 15 tỷ đồng trở lên.
- Chi cục Hải quan tỉnh Bắc Kạn chủ động rà soát các dự án có hoạt động xuất, nhập khẩu trên địa bàn để vận động và đề nghị doanh nghiệp làm thủ tục hải quan tại Bắc Kạn để đảm bảo thu ngân sách đạt kế hoạch từ 6 tỷ đồng trở lên.
- Chủ trì triển khai đầy đủ các giải pháp thu ngân sách trên địa bàn đối với từng khoản thu, lĩnh vực thu đảm bảo tiến độ thu đúng dự kiến, kế hoạch đã đề ra; kịp thời xử lý hoặc báo cáo UBND tỉnh về những vướng mắc trong quá trình triển khai nhiệm vụ thu ngân sách trên địa bàn.
- Tham mưu cho UBND tỉnh kiện toàn Ban chỉ đạo thu và chống thất thu ngân sách của tỉnh; thường trực Ban chỉ đạo thu ngân sách kịp thời tiếp nhận các vướng mắc để xử lý hoặc tham mưu cho Ban chỉ đạo, Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý vướng mắc liên quan đến công tác thu ngân sách trên địa bàn.
- Tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng và triển khai các giải pháp chống thất thu ngân sách đối với từng lĩnh vực đảm bảo thu ngân sách đạt kế hoạch, chống thất thu ngân sách, thu hồi nợ thuế. Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý thuế đối với một số lĩnh vực khó kiểm soát doanh thu như kinh doanh vàng bạc, thương mại điện tử,....
- Chủ trì hướng dẫn các ngành, các huyện, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch này.
2. Đối với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố
Các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ với Cục Thuế tỉnh trong triển khai thực hiện Kế hoạch thu và giải pháp chống thất thu ngân sách trên địa bàn.
2.1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin cho cơ quan thuế liên quan đến việc cấp phép, sản lượng khai thác khoáng sản để có căn cứ quyết toán thuế ấn định năm 2019 và tính thuế ấn định năm 2020, khi có phát sinh cấp mới mỏ thì phối hợp thực hiện bổ sung ấn định thuế; hàng tháng, quý phối hợp với Cục Thuế tỉnh đôn đốc doanh nghiệp nộp thuế ấn định theo đúng tiến độ theo cam kết.
Tổ chức phối hợp với các ngành liên quan định kỳ, đột xuất thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất khai thác khoáng sản và thực hiện nghĩa vụ ngân sách của các doanh nghiệp. Phối hợp với Cục Thuế tỉnh mời các doanh nghiệp nợ thuế, phí theo ấn định, tiền cấp quyền, tiền thuê đất làm cam kết nộp ngân sách đảm bảo hoàn thành kế hoạch thu về lĩnh vực khoáng sản. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện nộp thuế đầy đủ theo ấn định thì đề nghị UBND tỉnh đình chỉ khai thác hoặc thu hồi giấy phép khai thác.
- Phối hợp rà soát, đôn đốc các tổ chức, doanh nghiệp có nợ tiền thuê đất, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn. Trình phương án xử lý nợ tiền thuê đất, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trong quý II năm 2020.
- Chủ trì phối hợp các ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố theo dõi, đôn đốc UBND các huyện, thành phố thực hiện các thủ tục để đấu giá quyền sử dụng đất theo tiến độ. Cụ thể: Quý I- xây dựng phương án đấu giá; Quý II- Hoàn thiện các thủ tục để đấu giá; Quý III- Hoàn thành kế hoạch bán đấu giá và dự toán thu tiền sử dụng đất; Quý IV- Xây dựng phương án đấu giá bổ sung để bù đắp thu thiếu hụt (nếu có).
2.2. Sở Công Thương
- Phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin cho Cục Thuế tỉnh liên quan đến công suất, sản lượng khoáng sản khai thác, sản lượng khoáng sản quy đổi của các doanh nghiệp để có căn cứ quyết toán thuế ấn định năm 2019 và tính thuế ấn định năm 2020; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trong quá trình vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản và xử lý các vi phạm.
- Phối hợp với Cục Thuế tỉnh trong quản lý thuế, chống thất thu ngân sách đối với lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ trên địa bàn.
- Triển khai thực hiện đề án quản lý khối lượng khoáng sản kim loại vận chuyển tại các bàn cân điện tử, cửa mỏ thông qua hệ thống camera giám sát.
2.3 Sở Tài chính
- Phối hợp với Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn và các ngành, các đơn vị liên quan kịp thời xử lý các khoản phí, lệ phí, các khoản tiền phạt, tiền bán hàng tịch thu, thanh lý tài sản, các khoản thu khác nộp ngân sách nhà nước.
- Phối hợp với Cục Thuế tỉnh trong việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xây dựng phương án, giải pháp thu ngân sách đối với một số lĩnh vực có rủi ro, nguy cơ thất thu về thuế hoặc ấn định thuế đối với một số lĩnh vực khó kiểm soát doanh thu như kinh doanh vàng bạc, thương mại điện tử,....
- Phối hợp các ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố xác định giá đất để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giá đất để đấu giá thu tiền sử dụng đất đảm bảo hoàn thành kế hoạch đấu giá và kế hoạch thu tiền sử dụng đất trong Quý III năm 2020.
2.4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Định kỳ hàng quý, phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin về kế hoạch vốn đầu tư năm 2020 cho Cục Thuế tỉnh để chủ động đôn đốc doanh nghiệp thu nộp thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
- Phối hợp Cục Thuế tỉnh và các ngành liên quan tăng cường kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sau khi được cấp mã số doanh nghiệp; Phối hợp thực hiện cưỡng chế nợ thuế bằng biện pháp thu giấy đăng ký doanh nghiệp của các doanh nghiệp chây ì, dây dưa nợ thuế kéo dài theo đề nghị của cơ quan Thuế.
2.5. Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Kạn
Phối hợp đôn đốc thu thuế và cưỡng chế nợ thuế của doanh nghiệp:
- Kho bạc nhà nước Bắc Kạn và Kho bạc các huyện thực hiện trích nộp 2% thuế xây dựng khi thanh toán vốn, tạm dừng chưa thanh toán theo đề nghị của Cục Thuế tỉnh đối với các doanh nghiệp còn nợ thuế và yêu cầu doanh nghiệp làm thủ tục chuyển nộp hết nợ thuế trước khi thanh toán vốn.
- Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bắc Kạn chỉ đạo các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn phối hợp với Cục Thuế tỉnh thu nộp thuế điện tử, thực hiện cưỡng chế thu nợ thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp nợ thuế, cung cấp thông tin tài khoản của doanh nghiệp nợ thuế theo đề nghị của cơ quan Thuế.
2.6. Các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh, các Chủ đầu tư
Các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh; UBND các huyện, thành phố; các Chủ đầu tư đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án; thanh toán vốn kịp thời, ưu tiên thanh toán vốn cho các doanh nghiệp có dự án, công trình có khối lượng hoàn thành, đã được nghiệm thu nhưng còn khó khăn và nợ thuế.
2.7. Công an tỉnh
Phối hợp tốt với Cục Thuế tỉnh trong xử lý vi phạm về thuế, vi phạm về sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp; phối hợp thực hiện tốt kế hoạch của Tổng cục Thuế về chống thất thu và công tác quản lý khoán thuế đối với cơ sở kinh doanh. Phối hợp các ngành liên quan kiểm tra việc vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản kịp thời phát hiện, xử lý doanh nghiệp vi phạm, trốn thuế, chống thất thu ngân sách.
2.8. Cơ quan Thi hành án dân sự các cấp
Phối hợp thu các khoản liên quan đến việc thu hồi tài sản của các doanh nghiệp trong các vụ án đã xử lý.
2.9. UBND các huyện, thành phố
- Căn cứ dự toán được giao và Kế hoạch của tỉnh ban hành Kế hoạch thu và giải pháp chống thất thu ngân sách năm 2020 trên địa bàn huyện, thành phố.
- Chỉ đạo các phòng ban của huyện phối hợp với Chi cục Thuế tập trung rà soát, quản lý chặt chẽ nguồn thu phát sinh trên địa bàn, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế, kịp thời xử lý vi phạm về thuế nhất là trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ, vận tải, xây dựng tư nhân.
Phối hợp với các ngành liên quan của tỉnh tạo quỹ đất để đấu giá, thu tiền sử dụng đất đảm bảo hoàn thành kế hoạch, dự toán thu tiền sử dụng đất trong Quý III/2020; Chỉ đạo Chi cục Thuế và các phòng ban của huyện phối hợp thu các khoản liên quan đến nhà, đất khi hộ dân được nhà nước giao đất, chuyển nhượng quyền sử dụng nhà, đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thu nợ tiền sử dụng đất,...
- Theo nhiệm vụ được phân công, các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố định kỳ, hàng tháng báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Cục Thuế tỉnh) kết quả, tiến độ thực hiện Kế hoạch thu và tiến độ thực hiện các nội dung giải pháp đã triển khai theo kế hoạch; hàng quý báo cáo kiểm điểm, đánh giá kết quả theo lộ trình thực hiện theo quý và đề xuất phương hướng, giải pháp quý sau. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố hàng tháng, quý bổ sung trong báo cáo phương án thu trên địa bàn, phương án thu bù đắp thiếu hụt từ thu tiền sử dụng đất và thu khác ngân sách và kiến nghị, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn về thu ngân sách cho địa phương.
- Thời gian gửi báo cáo tháng là trước ngày 10 của tháng sau, thời gian gửi báo cáo quý là trước ngày 10 của tháng đầu quý sau, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Cục Thuế tỉnh).
- Hàng tháng, quý Cục Thuế tỉnh tổng hợp, báo cáo kết quả, tiến độ thu khó khăn vướng mắc trong thực hiện Kế hoạch thu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, tham mưu đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị hoặc tham mưu tổ chức họp Ban chỉ đạo thu ngân sách của tỉnh để bàn biện pháp tháo gỡ kịp thời.
Trên đây là Kế hoạch thu ngân sách và giải pháp chống thất thu ngân sách năm 2020, yêu cầu Cục Thuế tỉnh chủ trì cũng các Sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch, kịp thời tham mưu, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh những vấn đề khó khăn, vướng mắc./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Nghị quyết 05/2020/NQ-HĐND bãi bỏ Điều 2 Nghị quyết 24/2004/NQ-HĐND quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu - chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách tỉnh năm 2005; quyết định bổ sung tỷ lệ điều tiết thu ngân sách, điều chỉnh định mức phân bổ dự toán chi ngân sách do tỉnh Lào Cai ban hành
- 2 Chỉ thị 05/CT-UBND về tăng cường công tác thu ngân sách nhà nước năm 2020 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 3 Quyết định 33/QĐ-UBND về Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, năm 2020 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 4 Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 do Chính phủ ban hành
- 5 Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2019 về tổ chức quản lý, điều hành ngân sách nhà nước năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 6 Nghị quyết 33/NQ-HĐND năm 2019 về quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách địa phương năm 2020 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 7 Quyết định 2488/QĐ-UBND năm 2019 về giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 8 Quyết định 867/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án Nâng cao hiệu quả quản lý Quy hoạch, thăm dò, khai thác, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ khoáng sản, chống thất thu ngân sách từ hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2017-2020
- 9 Chỉ thị 12/CT-UBND về tăng cường công tác chống thất thu ngân sách nhà nước và thu hồi nợ đọng thuế trên địa bàn năm 2016 do Ủy ban nhân dân Lai Châu ban hành
- 10 Quyết định 1497/QĐ-UBND năm 2016 bãi bỏ Chỉ thị 17/CT-UBND về tăng cường công tác xử lý nợ đọng thuế và chống thất thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 11 Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu ngân sách nhà nước và giảm nợ đọng thuế do tỉnh Hà Giang ban hành
- 1 Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu ngân sách nhà nước và giảm nợ đọng thuế do tỉnh Hà Giang ban hành
- 2 Quyết định 1497/QĐ-UBND năm 2016 bãi bỏ Chỉ thị 17/CT-UBND về tăng cường công tác xử lý nợ đọng thuế và chống thất thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 3 Chỉ thị 12/CT-UBND về tăng cường công tác chống thất thu ngân sách nhà nước và thu hồi nợ đọng thuế trên địa bàn năm 2016 do Ủy ban nhân dân Lai Châu ban hành
- 4 Nghị quyết 33/NQ-HĐND năm 2019 về quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách địa phương năm 2020 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 5 Chỉ thị 05/CT-UBND về tăng cường công tác thu ngân sách nhà nước năm 2020 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 6 Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2019 về tổ chức quản lý, điều hành ngân sách nhà nước năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 7 Nghị quyết 05/2020/NQ-HĐND bãi bỏ Điều 2 Nghị quyết 24/2004/NQ-HĐND quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu - chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách tỉnh năm 2005; quyết định bổ sung tỷ lệ điều tiết thu ngân sách, điều chỉnh định mức phân bổ dự toán chi ngân sách do tỉnh Lào Cai ban hành
- 8 Kế hoạch 173/KH-UBND về thu ngân sách và giải pháp chống thất thu ngân sách nhà nước năm 2021 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 9 Chỉ thị 10/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý thu và chống thất thu ngân sách nhà nước những tháng cuối năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 10 Quyết định 303/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế phối hợp chống thất thu ngân sách nhà nước và thu hồi tiền thuế nợ trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2021-2025