Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1394/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 25 tháng 3 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2021 TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 09-NQ/TU NGÀY 11/11/2016 CỦA TỈNH ỦY VÀ QUYẾT ĐỊNH SỐ 255/QĐ-TTG NGÀY 25/02/2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 11/11/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIII về cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp (Quốc gia) giai đoạn 2021-2025 được phê duyệt tại Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch nhiệm vụ trọng tâm triển khai thực hiện “Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 11/11/2016 của Tỉnh ủy” năm 2021, cụ thể như sau:

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu của Nghị quyết 09-NQ/TU của Tỉnh ủy và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025 gắn với các Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp (Quốc gia) giai đoạn 2021-2025 được phê duyệt tại Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Giao trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan tham mưu của Ủy ban nhân dân tỉnh và các địa phương tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao các nhiệm vụ và giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

II. Các chỉ tiêu chủ yếu: Tốc độ tăng giá trị gia tăng và tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 3-4%; thu hút 1-2 doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 96%; tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được chủ động tưới 60%; chuyển đổi cơ cấu cây trồng 1.500 ha gắn với ứng dụng khoa học công nghệ; giá trị sản xuất đất trồng trọt đạt hơn 130 triệu đồng/ha; xây dựng 29 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 2-3 thôn đạt thôn nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng hiện đại, bền vững; tiếp tục mở rộng và phát triển các chuỗi giá trị các sản phẩm đặc thù gắn với chương trình OCOP của tỉnh, có thêm 3-5 sản phẩm tiềm năng 5 sao và 1-2 sản phẩm đạt 5 sao OCOP quốc gia; tỷ lệ che phủ rừng đạt 47%.

III. Nội dung, giải pháp thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm:

Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, trong đó các nhiệm vụ cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong thời gian tới là “Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp gn với chương trình thích ứng biến đổi khí hậu và xây dựng nông thôn mới; tăng nhanh tỷ trọng ngành chăn nuôi để từng bước trở thành ngành sản xuất chính. Từng bước hình thành các vùng nông nghiệp đặc thù ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến, xuất khẩu và phát triển du lịch. Tiếp tục xây dựng Ninh Thuận thành trung tâm sản xuất tôm giống có chất lượng cao của cả nước. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”. Do đó, việc tổ chức triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 09-NQ/TU sẽ góp phần quan trọng thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết đề ra và đòi hỏi các ngành, các địa phương cần lồng ghép, huy động nguồn lực triển khai các công việc đồng bộ với cách làm mạch lạc, sâu sát, có theo dõi, đánh giá kiểm tra kết quả thường xuyên để tập trung thực hiện một nhóm công việc trọng tâm, đột phá, tạo chuyển biến tích cực, rõ nét hơn nữa trong việc triển khai Nghị quyết trong năm 2021, cụ thể gồm 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm như sau:

1. Tập trung tham mưu Tỉnh ủy và tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, đề án trọng tâm: (i) Đề án Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030; (ii) Đề án xây dựng Ninh Thuận thành Trung tâm tôm giống chất lượng cao của cả nước; (iii) Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; (iv) Đề án phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, hiệu quả, có giá trị kinh tế cao đến năm 2030; (v) Chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

2. Rà soát các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện để tích hợp vào Quy hoạch tỉnh bố trí các vùng sản xuất tập trung chuyên canh sản phẩm chủ lực và sản phẩm đặc thù của tỉnh gắn với liên kết sản xuất.

3. Tập trung thu hút và đồng hành cùng các doanh nghiệp đầu tư các dự án nông nghiệp công nghệ cao.

4. Triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới công nghệ phát triển các sản phẩm trọng điểm, chủ lực có lợi thế của tỉnh Ninh Thuận trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp chế biến thành các sản phẩm có chất lượng tốt, quy mô lớn, có sức cạnh tranh trên thị trường, phục vụ nội tiêu và xuất khẩu theo Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ.

5. Từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu:

a) Thủy lợi: Hoàn thành đầu tư Dự án hệ thống thủy lợi Tân Mỹ. Đồng thời, tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án Hồ chứa nước Sông Than, hồ chứa nước Kiền Kiền; hoàn tất các thủ tục đầu tư để triển khai thực hiện các dự án phục vụ phát triển ngành nông nghiệp như các công trình liên thông các hồ chứa (hồ Tân Giang về hồ Sông Biêu; liên thông từ cuối đường ng Tân Mỹ đến hồ Bà Râu, Sông Trâu; đường ống từ hồ Sông Than về các hồ Lanh Ra, Tà Ranh và Bầu Zôn,...), đảm bảo diện tích chủ động tưới đạt tỷ lệ 60%.

b) Thủy sản: Tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành Trung ương tham mưu Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục đầu tư giai đoạn 2021-2025 bằng nguồn vốn hỗ trợ của dự án phát triển thủy sản bền vững (SFID): Nâng cấp Cảng cá Mỹ Tân giai đoạn 2; nâng cấp cảng Đông Hải; Đầu tư hạ tầng vùng sản xuất tôm giống tập trung An Hải.

c) Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Lập quy hoạch chi tiết, tổ chức sản xuất vùng rau an toàn An Hải gắn với xây dựng xã NTM nâng cao An Hải; khởi công đầu tư 02 tiểu dự án phát triển thủy lợi, giao thông nội đồng phục vụ vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Thành Sơn-Phước Nhơn và Nhơn Hải-Thanh Hải.

d) Cơ cấu lại lĩnh vực trồng trọt: Tập trung triển khai bản đồ nông hóa thổ nhưỡng để chuyển đổi 1.500 ha sang cây trồng cạn, cây lâu năm có hiệu quả, gắn chuỗi giá trị theo hướng bền vững, liên kết tiêu thụ sản phẩm; duy trì và mở rộng quy mô 31 liên kết cánh đồng lớn 4.054,6 ha; triển khai mô hình chuyển đổi sản xuất lúa từ 3 vụ sang 2 vụ với diện tích 6.115 ha, trong đó tập trung chỉ đạo về thời vụ phù hợp, bố trí giống lúa chất lượng cao để nâng cao giá trị cây lúa và xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng đối với diện tích dừng 01 vụ lúa để nâng cao thu nhập cho người dân; tiếp tục nhân rộng mô hình san phẳng mặt ruộng từ 25-30 ha; nhân rộng 200-300 ha đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm nước.

đ) Cơ cấu lại lĩnh vực chăn nuôi: Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; hình thành các vùng chăn nuôi tập trung; duy trì và mở rộng 4 liên kết chăn nuôi gắn với giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; hỗ trợ các cơ sở giết mổ GSGC tập trung hoạt động hiệu quả, xây dựng 1-2 sản phẩm chăn nuôi đạt chuẩn OCOP từ 3 - 4 sao. Tập trung cải tạo giống gia súc có sừng (bò 51%; đối với dê, cừu áp dụng các biện pháp luân chuyển, thay đổi giống đực để vừa giữ được quỹ Gen để nâng cao chất lượng, trọng lượng xuất chuồng) và phòng chống hiệu quả dịch bệnh.

e) Cơ cấu lại lĩnh vực thủy sản: Phát triển Ninh Thuận thành trung tâm sản xuất tôm giống chất lượng cao của cả nước, nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả (ưu tiên phát mô hình nuôi lồng bè vùng biển sâu) gắn với du lịch. Tổ chức lại nghề khai thác hải sản hoạt động hiệu quả đúng quy định pháp luật Việt Nam (Luật thủy sản 2017) và Quốc tế (chống khai thác bất hợp pháp theo Chỉ thị 45/CT-TTg). Từng bước phát triển nghề cá bền vững và có trách nhiệm.

g) Cơ cấu lại lĩnh vực lâm nghiệp: Tập trung triển khai công tác trồng rừng phòng hộ, đặc dụng theo kế hoạch 330 ha và trồng rừng thay thế 530 ha; khoanh nuôi tái sinh và giao khoán bảo vệ rừng kịp thời, hiệu quả; theo dõi diễn biến rừng, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng có sự tham gia của người dân gắn với các mô hình sinh kế bền vững từ nguồn kinh Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ và các chương trình, dự án lâm nghiệp khác.

h) Tổ chức triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu để xây dựng nông thôn mới:

- Tổ chức thực hiện Nghị quyết kéo dài hiệu lực thi hành các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2017-2020 và tham mưu chính sách đặc thù của tỉnh giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết phê duyệt đề án, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo Quyết định số 50/2019/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh; Chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Tổ chức rà soát và triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với các xã đạt chuẩn nông thôn mới từ 2020 trở về trước phù hợp với yêu cầu, tiêu chí giai đoạn 2021-2025; Triển khai Kế hoạch xây dựng nông thôn mới 2021. Xây dựng mới 06-07 HTX và phát triển 6 HTX nông nghiệp điển hình kiểu mới. Phấn đấu có thêm 20-30 sản phẩm OCOP, trong đó có thêm 3-5 sản phẩm tiềm năng 5 sao; 1 -2 sản phẩm đạt 5 sao OCOP Quốc gia.

III. Tổ chức thực hiện:

1. Căn cứ Kế hoạch này, các Sở, ban, ngành có liên quan tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; riêng UBND các huyện, thành phố căn cứ nội dung nhiệm vụ trọng tâm Kế hoạch của tỉnh và điều kiện thực tế của địa phương để xây dựng Kế hoạch và tổ chức thực hiện trên địa bàn quản lý.

2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm cơ quan đầu mối cùng với Văn phòng Điều phối nông thôn mới theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch này; chuẩn bị các nội dung có liên quan cho UBND tỉnh tổ chức họp vào thời gian phù hợp để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện giữa năm, cuối năm và xây dựng Kế hoạch, nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo.

3. Các Sở, ngành, địa phương liên quan định kỳ gửi báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối nông thôn mới trước ngày 15/6/2021 (giữa năm) và trước ngày 15/11/2021 (năm).

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị phản hồi về sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.

(Kèm theo bảng phân công nhiệm vụ)

 


Nơi nhận:
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- UBMT TQVN tỉnh;
- Ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh;
- Các Sở: NN&PTNT, KH&CN, KH&ĐT, TC, TN&MT;
- UBND các huyện, thành phố;
- Liên minh HTX tỉnh;
- Hội Nông dân tỉnh;
- BQLDA ĐTXD các công trình NN&PTNT;
- BQL đầu tư và xây dựng thủy lợi 7;
- VPUB: LĐ, Khối NCTH;
- Lưu: VT. PHT

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Huyền

 

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH NĂM 2021 THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 09-NQ/TU

(Kèm theo Kế hoạch số 1394/KH-UBND ngày 25/3/2021 của UBND tỉnh)

Số TT

Nhiệm vụ

Nội dung triển khai

Đơn vị chủ trì thực hiện

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện/ hoàn thành

1

Tập trung công tác tham mưu, quán triệt, tuyên truyền và tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, đề án trọng tâm thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025

(1) Nghị quyết, Đề án Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030;

(2) Đề án xây dựng Ninh Thuận thành Trung tâm tôm giống chất lượng cao của cả nước;

(3) Nghị quyết, Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

(4) Đề án phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, hiệu quả, có giá trị kinh tế cao đến năm 2030;

(5) Nghị quyết, Chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

(1), (2), (3), (4): Sở Nông nghiệp và PTNT.

(5): Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Hội Nông dân tỉnh;

- Sở Khoa học và Công nghệ;

- Huyện ủy và UBND các huyện, thành phố.

Trình UBND tỉnh chậm nhất:

(1), (2): ngày 09/4/2021.

(3): ngày 10/5/2021.

(4): Quý 05/12/2021.

(5): 06/9/2021

2

Tập trung công tác tham mưu quy hoạch, xây dựng các vùng sản xuất tập trung

Rà soát các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện để tích hợp vào Quy hoạch tỉnh bố trí các vùng sản xuất tập trung chuyên canh sản phẩm chủ lực và sản phẩm đặc thù của tỉnh gắn với liên kết sản xuất.

Sở Tài nguyên và Môi trường

- Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Kế hoạch và Đầu tư

- UBND các huyện, thành phố.

26/4/2021

3

Thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Tiếp tục thu hút 1-2 dự án nông nghiệp công nghệ cao, đồng hành cùng các doanh nghiệp triển khai các dự án nông nghiệp công nghệ cao đã được cấp chứng nhận đầu tư và xúc tiến đầu tư mới gắn với thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ

Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Sở Nông nghiệp và PTNT.

- UBND các huyện, thành phố

Năm 2021

4

Nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới công nghệ trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp chế biến thành các sản phẩm chất lượng

- Tập trung triển khai các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh năm 2021 trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp;

- Tiếp tục phát triển các mô hình sản xuất hiệu quả áp dụng khoa học và công nghệ, ít nhất 01 mô hình ứng dụng công nghệ cao.

- Sở Khoa học và công nghệ

- Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Tổ chức Khoa học và Công nghệ; UBND các huyện, thành phố

- Năm 2021.

 

- Năm 2021.

5

Tập trung chỉ đạo thi công hoàn thành các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu

Các dự án: Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ; Hồ chứa nước Sông Than, hồ chứa nước Kiền Kiền; hoàn tất các thủ tục đầu tư để triển khai thực hiện các dự án phục vụ phát triển ngành nông nghiệp như các công trình liên thông các hồ chứa (hồ Tân Giang về hồ Sông Biêu; từ cuối đường ống Tân Mỹ đến hồ Bà Râu, Sông Trâu; đường ống từ hồ Sông Than về các hồ Lanh Ra, Tà Ranh và Bầu Zôn,...)

- BQN đầu tư và xây dựng thủy lợi 7

- BQL dự án đầu tư xây dựng các công trình NN và PTNT

- Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Kế hoạch và Đầu tư; UBND các huyện, thành phố

Năm 2021

Lập quy hoạch chi tiết, tổ chức sản xuất vùng rau an toàn An Hải gắn với xây dựng xã NTM nâng cao An Hải

UBND huyện Ninh Phước

Sở Nông nghiệp và PTNT

Năm 2021

6

Cơ cấu lại lĩnh vực trồng trọt

(1) Chuyển giao bản đồ nông hóa thổ nhưỡng cho các địa phương

(2) Thực hiện kế hoạch chuyển đổi cây trồng 1.500 ha;

(3) Duy trì và mở rộng quy mô 31 liên kết cánh đồng lớn 4.054,6 ha;

(4) Triển khai mô hình chuyển đổi sản xuất lúa từ 3 vụ sang 2 vụ 6.115 ha.

(5) Tiếp tục nhân rộng mô hình san phẳng mặt ruộng từ 25-30 ha; nhân rộng 200-300 ha đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm nước.

(1) , (4): Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thành phố

(2) , (3) và (5): UBND các huyện, thành phố

Hội Nông dân tỉnh

(1): Quý I/2021.

(2) , (3), (4), (5): Cả năm 2021

7

Cơ cấu lại lĩnh vực chăn nuôi

(1) Tham mưu UBND tỉnh Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2021-2025;

(2) Tham mưu Nghị quyết của HĐND và Quyết định của UBND tỉnh Quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi; vùng nuôi chim yến và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

(3) Duy trì và mở rộng 4 liên kết chăn nuôi gắn với giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; hỗ trợ các cơ sở giết mổ GSGC tập trung hoạt động hiệu quả, xây dựng 1-2 sản phẩm chăn nuôi đạt chuẩn OCOP từ 3 - 4 sao.

(4) Tập trung cải tạo giống gia súc có sừng (bò 51%; đối với dê, cừu áp dụng các biện pháp luân chuyển, thay đổi giống đực để vừa giữ được quỹ Gen, vừa nâng cao chất lượng, tăng trọng lượng xuất chuồng) và phòng chống hiệu quả dịch bệnh.

Sở Nông nghiệp và PTNT

- Các Sở, ngành liên quan

- UBND các huyện, thành phố

(1): Quý I/2021

(2): Kỳ họp cuối năm 2021

(3), (4): Cả năm 2021

8

Cơ cấu lại lĩnh vực thủy sản

 

 

 

 

8.1

Phát triển Ninh Thuận thành trung tâm sản xuất tôm giống chất lượng cao của cả nước

- Quản lý và phát huy hiệu quả nhãn hiệu chứng nhận “Tôm giống Ninh Thuận”

- Tiếp tục hỗ trợ triển khai 2-3 mô hình cơ sở sản xuất giống giám sát an toàn dịch bệnh được cấp chứng nhận.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở KH và CN; các ngành liên quan

Năm 2021

8.2

Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả (ưu tiên phát mô hình nuôi lồng bè vùng biển sâu) gắn với du lịch

Tiếp tục xây dựng, đánh giá và nhân rộng các mô hình nuôi biển thích ứng với điều kiện sóng gió lớn, vùng biển nước sâu

 

 

 

8.3

Tổ chức lại nghề khai thác hải sản hoạt động hiệu quả, đúng quy định pháp luật Việt Nam và Quốc tế; từng bước phát triển nghề cá bền vững và có trách nhiệm

(1) Tập trung công tác tuyên truyền, chống khai thác bất hợp pháp theo luật Thủy sản 2017 và khuyến nghị của EC; khuyến khích tàu cá hoạt động vùng khơi đầu tư trang thiết bị hiện đại gắn với phát triển dịch vụ hậu cần trên biển; quản lý hiệu quả hệ thống dữ liệu giám sát hành trình, kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp mất kết nối theo đúng quy định pháp luật.

(2) Triển khai lắp đặt thiết bị giám sát hành trình 100% tàu cá có chiều dài 15m trở lên

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các ngành, BCH Bộ đội Biên phòng, các địa phương ven biển

Năm 2021

9

Cơ cấu lại lĩnh vực lâm nghiệp

(1) Tập trung triển khai công tác trồng rừng phòng hộ, đặc dụng theo kế hoạch 330 ha và trồng rừng thay thế 530 ha; khoanh nuôi tái sinh và giao khoán bảo vệ rừng kịp thời, hiệu quả; theo dõi diễn biến rừng.

(2) Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng có sự tham gia của người dân gắn với các mô hình sinh kế bền vững từ nguồn kinh Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ và các chương trình, dự án lâm nghiệp khác.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện và Ban Dân tộc tỉnh

Năm 2021

10

Tổ chức triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu để xây dựng nông thôn mới

(1) Tham mưu và tổ chức thực hiện Nghị quyết kéo dài hiệu lực thi hành các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn đến năm 2022; Nghị quyết phê duyệt đề án, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo Quyết định số 50/2019/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh; Chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

(2) Tổ chức rà soát và triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với các xã đạt chuẩn NTM từ 2020 trở về trước phù hợp với yêu cầu, tiêu chí giai đoạn 2021-2025. Triển khai Kế hoạch xây dựng nông thôn mới 2021. Xây dựng mới 06-07 HTX và phát triển 6 HTX nông nghiệp điển hình kiểu mới. Phấn đấu có thêm 20-30 sản phẩm OCOP, trong đó có thêm 3-5 sản phẩm tiềm năng 5 sao; 1-2 sản phẩm đạt 5 sao OCOP quốc gia

(1) Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Khoa học và Công nghệ.

(2) Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh; Sở NN và PTNT

Các ngành, địa phương

Năm 2021

12

Công tác kiểm tra giám sát

- Theo dõi, hỗ trợ, xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách

- Chuẩn bị nội dung và các công việc có liên quan để UBND tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả thực hiện và triển khai Kế hoạch sản xuất vụ tiếp theo

Sở Nông nghiệp và PTNT

Địa phương, Sở Tài chính; Liên Minh HTX, Hội Nông dân

- Liên tục

- Ngay sau khi chuẩn bị kết thúc vụ

Bố trí thời gian để lãnh đạo UBND tỉnh tổ chức thăm, kiểm tra thực tế sản xuất

Văn phòng UBND tỉnh

Sở Nông nghiệp và PTNT; các ngành, địa phương

Thời gian phù hợp