ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 140/KH-UBND | Tiền Giang, ngày 10 tháng 9 năm 2013 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐƯA VIỆT NAM SỚM TRỞ THÀNH NƯỚC MẠNH VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
Căn cứ Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015;
Căn cứ Quyết định số 1755/QĐ-TTg , ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đưa Việt nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”;
Ủy ban nhân tỉnh Tiền Giang xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, bao gồm các nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đạt tiêu chuẩn quốc tế; nâng cao chất lượng đào tạo ngành công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh; tăng cường đào tạo ngoại ngữ để sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học có thể tham gia thị trường lao động quốc tế. Thu hút nguồn nhân lực tham gia hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng công nghiệp công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; thiết lập hạ tầng viễn thông băng rộng trên phạm vi toàn tỉnh; ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
Công nghệ thông tin và truyền thông là động lực quan trọng góp phần bảo đảm sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao tính minh bạch trong các hoạt động của cơ quan nhà nước, tiết kiệm thời gian kinh phí cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Về nguồn nhân lực công nghệ thông tin
Đến năm 2015: tăng cường đào tạo, tập huấn cập nhật kiến thức công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức đặc biệt là cán bộ công chức quản trị mạng tại các đơn vị. Đảm bảo 90% cán bộ công chức sở, ngành, cấp huyện và 50% cán bộ công chức cấp xã sử dụng thư điện tử phục vụ cho công việc. Phổ cập môn tin học tới tất cả các trường từ bậc tiểu học, Trung học cơ sở đến Trung học phổ thông. Tỷ lệ người dân sử dụng Internet đạt trên 25 %.
Đến năm 2020: tiếp tục tăng cường đào tạo, tập huấn cập nhật kiến thức công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức đặc biệt là cán bộ công chức quản trị mạng tại các đơn vị. Đảm bảo trên 95% cán bộ công chức sở, ngành, cấp huyện và 90% cán bộ công chức cấp xã sử dụng thư điện tử phục vụ cho công việc. Tỷ lệ người dân sử dụng Internet đạt trên 50 %.
b) Về công nghiệp công nghệ thông tin
Tăng cường thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất gia công phần cứng, phần mềm, phát triển công nghiệp nội dung và dịch vụ; góp phần hình thành được một số sản phẩm phần cứng, phần mềm, nội dung số mang thương hiệu Việt Nam phục vụ thị trường trong nước, hướng tới xuất khẩu.
c) Về hạ tầng viễn thông băng rộng
Đến năm 2015: cơ bản hoàn thành mạng băng rộng đến các xã, phường trên địa bàn tỉnh, kết nối Internet đến tất cả các trường học; phủ sóng thông tin di động băng rộng đến 85% dân cư.
Đến năm 2020: hoàn thiện mạng băng rộng đến hầu hết các ấp; phủ sóng thông tin di động băng rộng đến 95% dân cư.
d) Về phổ cập thông tin
Đến năm 2015: 15% - 20% số hộ gia đình trên địa bàn tỉnh có máy tính và truy cập Internet băng rộng.
Đến năm 2020: 30% - 40% số hộ gia đình trên địa bàn tỉnh có máy tính và truy cập Internet băng rộng.
đ) Về ứng dụng công nghệ thông tin
Đến năm 2015: cung cấp một số các dịch vụ công cơ bản trực tuyến tới người dân và doanh nghiệp mức độ 2 và 3 (nhận mẫu hồ sơ trên mạng và trao đổi thông tin, gửi, nhận hồ sơ qua mạng).
Đến năm 2020: hầu hết các dịch vụ công cơ bản được cung cấp trên mạng cho người dân và doanh nghiệp ở mức độ 2, 3 và một số dịch vụ công được cung cấp trên mạng ở mức độ 4 (thanh toán phí dịch vụ, nhận kết quả dịch vụ qua mạng).
e) Về xây dựng doanh nghiệp và phát triển thị trường công nghệ thông tin và truyền thông
Tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh như: Bưu điện Tiền Giang, VNPT Tiền Giang, MobiFone Tiền Giang, Viettel Tiền Giang, Chi nhánh FPT Tiền Giang,… Hỗ trợ, khuyến khích việc ra đời của các doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông vừa và nhỏ.
II. NHIỆM VỤ
1. Triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch đã được ban hành
Triển khai thực hiện có hiệu quả các quy hoạch, kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành góp phần đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đúng mục tiêu và phạm vi của Đề án: Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin; Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin; Tiếp tục phát triển và hoàn thiện hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin; Xây dựng và triển khai các giải pháp hỗ trợ phù hợp để phổ cập thông tin đến các hộ gia đình; Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và xã hội; Tăng cường năng lực nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.
Trong đó tập trung đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực: ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, phổ cập thông tin đến hộ gia đình và phát triển công nghiệp công nghệ thông tin.
Triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt, chỉ đạo như:
- Quyết định số 2540/QĐ-UBND ngày 22/7/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính, viễn thông tỉnh Tiền Giang đến năm 2020;
- Quyết định số 2665/QĐ-UBND ngày 30/7/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghệ thông tin tỉnh Tiền Giang đến năm 2020;
- Quyết định số 1097/QĐ-UBND ngày 30/3/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Quy hoạch báo in trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến năm 2020;
- Kế hoạch 138/KH-UBND , ngày 19/11/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang;
- Kế hoạch số 58/KH-UBND, ngày 13/6/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2011 - 2015.
- Kế hoạch 129/KH-UBND ngày 12/8/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa biên giới, hải đảo tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2013 - 2015.
2. Nhiệm vụ chủ yếu
a) Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin
- Triển khai thực hiện Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 theo Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
- Triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin hàng năm và giai đoạn cho cán bộ, công chức các cấp trên địa bàn tỉnh. Đồng thời xây dựng và triển khai các kế hoạch phổ cập kiến thức công nghệ thông tin cho các tổ chức và người dân trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức thu thập và tổng hợp thông tin dự báo về nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng các tiêu chí, cơ cấu nguồn nhân lực công nghệ thông tin cần đào tạo phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế trên địa bàn tỉnh.
- Đẩy mạnh tổ chức các khóa đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao và tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong xã hội góp phần nâng cao dân trí. Hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển loại hình đào tạo trực tuyến trên cơ sở hạ tầng viễn thông băng rộng.
b) Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin
- Đẩy mạnh triển khai các kế hoạch, nội dung, nhiệm vụ về chương trình phát triển công nghiệp phần mềm, nội dung số và phần cứng, điện tử theo các Quyết định số 51/2007/QĐ-TTg , số 56/2007/QĐ-TTg , số 50/2009/QĐ-TTg và số 75/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Nghiên cứu bố trí vốn từ ngân sách tỉnh và huy động các nguồn vốn khác để đầu tư cho phát triển công nghiệp công nghệ thông tin; bố trí kinh phí trong chương trình xúc tiến đầu tư hàng năm của tỉnh để đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.
- Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư phát triển công nghệ, công nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.
c) Tiếp tục phát triển và hoàn thiện hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin
- Hoàn thiện hạ tầng viễn thông băng rộng
+ Phối hợp tốt với Trung ương và các doanh nghiệp viễn thông để xây dựng và mở rộng mạng băng rộng trên địa bàn tỉnh phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân và công tác chỉ đạo, điều hành của Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
+ Chỉ đạo các doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh phối hợp trong việc thực hiện xã hội hóa và phát triển hạ tầng viễn thông.
+ Phối hợp với các Bộ, ngành và các doanh nghiệp liên quan để đẩy nhanh việc cáp quang hóa và ngầm hóa các đường cáp để đảm bảo chất lượng dịch vụ và mỹ quan đô thị trên địa bàn tỉnh.
+ Thực hiện Quyết định 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020; chỉ đạo và hỗ trợ cho đài phát thanh truyền hình tỉnh thực hiện lộ trình số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020.
+ Đôn đốc, kiểm tra việc đầu tư phát triển mạng lưới viễn thông trên địa bàn tỉnh theo Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, có sửa đổi, bổ sung phù hợp thực tế phát sinh; phát triển mạng ngoại vi, mạng truyền dẫn, mạng viễn thông thế hệ sau, mạng di động. Dự kiến nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp trong giai đoạn 2013 - 2015: 586.573.000.000 đồng (Năm trăm tám mươi sáu tỷ năm trăm bảy mươi ba ngàn đồng).
- Tiếp tục hoàn thiện mạng chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước: phối hợp với các doanh nghiệp liên quan để tiếp tục triển khai xây dựng mạng chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước đến cấp xã, phường theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông nhằm đảm bảo an toàn, an ninh thông tin và kết nối thông suốt.
- Phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan trong việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ phát triển Chính phủ điện tử.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật bảo đảm an toàn thông tin số trên địa bàn tỉnh.
d) Xây dựng và triển khai các giải pháp hỗ trợ phù hợp để phổ cập thông tin đến hộ gia đình
- Lồng ghép với các chương trình xã hội huy động các nguồn vốn để hỗ trợ một phần kinh phí trang bị các thiết bị thông tin số cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời đáp ứng yêu cầu thông tin tuyên truyền của Đảng và Nhà nước.
- Hỗ trợ, tập huấn phổ cập Internet cho cán bộ, hội viên hội nông dân trên địa bàn tỉnh.
đ) Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và xã hội
- Đẩy mạnh triển khai Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2011 - 2015 (Kế hoạch số 58/KH-UBND, ngày 13/6/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang).
- Phấn đấu xây dựng cơ sở hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện đạt mức cơ bản.
- Xây dựng và triển khai các nội dung, nhiệm vụ cụ thể để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai thực hiện Chương trình phát triển thương mại điện tử tỉnh Tiền Giang đến năm 2015 (theo Quyết định số 3595/QĐ-UBND , ngày 02/10/2009 của UBND tỉnh Tiền Giang).
e) Khuyến khích nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển về công nghệ thông tin của các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu Việt Nam.
III. GIẢI PHÁP
1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các hội nghị, hội thảo để nâng cao nhận thức cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hiệp hội hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông và người dân về các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ của Đề án và Kế hoạch thực hiện Đề án ở địa phương để thống nhất hành động.
2. Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư cho công nghệ thông tin - truyền thông, đặc biệt là phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia xây dựng, phát triển và khai thác hạ tầng viễn thông băng rộng, đa dạng hóa các dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông trên địa bàn tỉnh cần chủ động trong việc xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài về công tác trong đơn vị. Tập trung phát triển hạ tầng mạng lưới hiện đại và đảm bảo mỹ quan theo hướng cáp quang hóa mạng ngoại vi và ngầm hóa mạng cáp; sử dụng chung cơ sở hạ tầng.
3. Áp dụng các quy định của Đảng và Nhà nước về cơ chế, chính sách đầu tư nhằm tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi nhất cho hoạt động đầu tư vào công nghệ thông tin và truyền thông.
4. Tăng cường nguồn vốn từ ngân sách địa phương cùng với nguồn Trung ương đầu tư phát triển công nghệ thông tin - truyền thông trên địa bàn tỉnh. Nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư trực tiếp ưu tiên cho các dự án, chương trình: các dự án phát triển hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin trực tiếp phục vụ hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước; các dự án đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin theo quy hoạch, kế hoạch; hỗ trợ cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công của Nhà nước trong lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông nhằm mục tiêu hỗ trợ người nghèo, vùng khó khăn. Tận dụng hiệu quả nguồn quỹ dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam phổ cập các dịch vụ cơ bản cho các khu vực còn khó khăn về thông tin liên lạc, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân.
5. Huy động các nguồn vốn doanh nghiệp và xã hội, có cơ chế phù hợp để huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong việc xã hội hóa đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ thông tin và đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin, phát triển sản phẩm mới…; áp dụng mô hình hợp tác công - tư phù hợp cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông và cung cấp dịch vụ. Khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào quá trình phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong đời sống xã hội, trong cơ quan nhà nước.
6. Thu hút đầu tư và nguồn nhân lực trình độ cao về địa phương theo đúng quy định của pháp luật.
7. Tích cực thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông. Tăng cường hợp tác quốc tế để tranh thủ các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nguồn vốn ODA để triển khai các nội dung, nhiệm vụ của kế hoạch triển khai Đề án trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật.
IV. NGUỒN KINH PHÍ
Dự kiến tổng nguồn vốn nhà nước đã thực hiện đầu tư trong giai đoạn 2011 - 2015 là: 76.271.000.000 đồng (Bảy mươi sáu tỷ hai trăm bảy mươi mốt triệu đồng).
1. Thực hiện giai đoạn 2011 - 2012
Triển khai thực hiện các nội dung, dự án cụ thể như sau:
- Tập huấn, cập nhật kiến thức công nghệ mới về công nghệ thông tin; Đào tạo và nâng cao trình độ phụ trách mạng, các lớp chuyên đề công nghệ thông tin cho cơ quan nhà nước giai đoạn 2011- 2015; Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức bảo mật, an toàn thông tin mạng cho cán bộ công chức cơ quan quản lý nhà nước các cấp; Thúc đẩy phát triển mã nguồn mở ứng dụng trên địa bàn tỉnh.
- Tập huấn kỹ năng sử dụng Internet cho cán bộ hội viên hội nông dân trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện các dự án thuộc Chương trình MTQG đưa thông tin về cơ sở: Tăng cường năng lực cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở; Tăng cường nội dung thông tin về cơ sở.
- Triển khai dự án ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình "một cửa" tại UBND huyện Gò Công Tây
- Hoàn thành dự án Xây dựng Cổng thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang (01 Portal, 06 SubPortal); dự án ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình "một cửa" tại UBND huyện Gò Công Tây; Nâng cấp mở rộng hệ thống thư điện tử tỉnh.
- Thực hiện chuẩn bị đầu tư các dự án: Mở rộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng mạng diện rộng của tỉnh; Xây dựng và nâng cấp mạng LAN cho Ủy ban nhân dân các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phú Đông, Thị xã Gò Công và Thành phố Mỹ Tho.
* Tổng nguồn vốn nhà nước đã thực hiện đầu tư trong giai đoạn 2011 - 2012 là : 6.907.000.000 đồng (Sáu tỷ chín trăm lẻ bảy triệu đồng).
- Năm 2011: 3.969 triệu đồng.
+ Vốn đầu tư địa phương : 3.332 triệu đồng.
+ Vốn sự nghiệp trung ương : 260 triệu đồng.
+ Vốn sự nghiệp địa phương : 377 triệu đồng.
- Năm 2012: 2.938 triệu đồng.
+ Vốn đầu tư địa phương : 831 triệu đồng.
+ Vốn sự nghiệp trung ương : 870 triệu đồng.
+ Vốn sự nghiệp địa phương : 1.237 triệu đồng.
2. Kế hoạch vốn giai đoạn 2013 - 2015
a) Ngân sách nhà nước
Nguồn ngân sách nhà nước chủ yếu tập trung đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước. Bao gồm:
* Các nhóm dự án: gồm 04 nhóm dự án
- Nhóm dự án phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin: gồm 03 dự án.
- Nhóm dự án phát triển và hoàn thiện hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin: gồm 13 dự án.
- Nhóm dự án phổ cập thông tin đến các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh: gồm 03 dự án.
- Nhóm dự án ứng dụng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu chuyên ngành: gồm 10 dự án.
* Dự kiến nguồn kinh phí đầu tư trong giai đoạn 2013 - 2015: 69.364.000.000 đồng (Sáu mươi chín tỷ ba trăm sáu mươi bốn triệu đồng). Trong đó:
- Vốn đầu tư địa phương : 51.094 triệu đồng.
- Vốn sự nghiệp trung ương : 4.720 triệu đồng.
- Vốn sự nghiệp địa phương : 13.550 triệu đồng.
* Phân kỳ vốn đầu tư qua các năm
- Năm 2013: 9.500 triệu đồng.
- Năm 2014: 31.784 triệu đồng.
- Năm 2015: 28.080 triệu đồng.
b) Nguồn vốn doanh nghiệp
Kế hoạch vốn doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2013 - 2015 là: 586.573.000.000 đồng (do các doanh nghiệp có quyết định cụ thể), gồm các công trình:
- Đầu tư, nâng cấp mạng ngoại vi trên địa bàn tỉnh
- Đầu tư phát triển mạng viễn thông thế hệ sau NGN, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, đa dạng hóa dịch vụ viễn thông, Internet trên địa bàn tỉnh
- Đầu tư phát triển mạng điện thoại di động, mở rộng vùng phủ sóng cung cấp dịch vụ và đảm bảo chất lượng dịch vụ trên toàn tỉnh
- Đầu tư nâng cấp mạng truyền dẫn trên địa bàn tỉnh đối với từng doanh nghiệp.
- Phối hợp các ngành liên quan xây dựng trung tâm thông tin cơ sở phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Xây dựng hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến kết nối từ tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì triển khai, hướng dẫn, theo dõi thực hiện Kế hoạch này một cách có hiệu quả; thực hiện báo cáo đúng theo quy định;
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính theo khả năng nguồn ngân sách hàng năm để cân đối ngân sách thực hiện.
3. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện công tác tạo nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu từng giai đoạn phát triển về công nghệ thông tin của tỉnh.
4. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các cơ quan đoàn thể tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành, các doanh nghiệp thông tin và truyền thông chủ động thực hiện Kế hoạch này, góp phần “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” đúng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện báo cáo kết quả thực hiện khi có yêu cầu.
Kèm: Phụ lục I: Dự kiến Danh mục dự án phân theo nguồn vốn ngân sách; Phụ lục II: Dự kiến Danh mục dự án phân theo nguồn vốn doanh nghiệp./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Quyết định 933/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch thông tin và truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin cải thiện chỉ số quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) tỉnh An Giang giai đoạn 2017-2020
- 2 Quyết định 1578/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch Thực hiện Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông năm 2014 do tỉnh Cà Mau ban hành
- 3 Quyết định 1595/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông" do tỉnh Cà Mau ban hành
- 4 Kế hoạch 22/KH-UBND năm 2012 phát triển công nghệ thông tin và truyền thông giai đoạn 2011 - 2015 tỉnh Sóc Trăng, nhằm thực hiện Quyết định 1755/QĐ-TTg của Chính phủ
- 5 Quyết định 2451/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Kế hoạch 2250/KH-UBND triển khai Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 7 Kế hoạch 24/KH-UBND triển khai Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về Công nghệ thông tin và truyền thông giai đoạn 2011-2015 tại tỉnh An Giang
- 8 Kế hoạch 1564/KH-UBND năm 2011 về triển khai Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về Công nghệ thông tin và Truyền thông tại tỉnh Quảng Trị
- 9 Kế hoạch 36/KH-UBND triển khai thực hiện đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông giai đoạn 2011 - 2015 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 10 Quyết định 952/QĐ-UBND năm 2011 về Kế hoạch triển khai Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông giai đoạn 2011-2015 tại Trà Vinh
- 11 Kế hoạch 138/KH-UBND năm 2010 thực hiện Quyết định 22/2009/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 12 Quyết định 1755/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13 Quyết định 1605/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14 Quyết định 3595/QĐ-UBND năm 2009 về chương trình phát triển thương mại điện tử tỉnh Tiền Giang đến năm 2015
- 15 Quyết định 2665/QĐ-UBND năm 2009 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghệ thông tin tỉnh Tiền Giang đến năm 2020
- 16 Quyết định 2540/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính, viễn thông tỉnh Tiền Giang đến năm 2020
- 17 Quyết định 698/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18 Quyết định 50/2009/QĐ-TTg về Quy chế quản lý Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm và Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 19 Quyết định 75/2007/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính Phủ ban hành
- 20 Quyết định 56/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển Công nghiệp nội dung số Việt Nam đến năm 2010 do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 21 Quyết định 51/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 22 Quyết định 246/2005/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 23 Chỉ thị 58-CT/TW năm 2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 1 Quyết định 933/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch thông tin và truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin cải thiện chỉ số quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) tỉnh An Giang giai đoạn 2017-2020
- 2 Quyết định 1578/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch Thực hiện Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông năm 2014 do tỉnh Cà Mau ban hành
- 3 Quyết định 1595/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông" do tỉnh Cà Mau ban hành
- 4 Kế hoạch 22/KH-UBND năm 2012 phát triển công nghệ thông tin và truyền thông giai đoạn 2011 - 2015 tỉnh Sóc Trăng, nhằm thực hiện Quyết định 1755/QĐ-TTg của Chính phủ
- 5 Kế hoạch 2250/KH-UBND triển khai Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 6 Kế hoạch 24/KH-UBND triển khai Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về Công nghệ thông tin và truyền thông giai đoạn 2011-2015 tại tỉnh An Giang
- 7 Kế hoạch 1564/KH-UBND năm 2011 về triển khai Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về Công nghệ thông tin và Truyền thông tại tỉnh Quảng Trị
- 8 Kế hoạch 36/KH-UBND triển khai thực hiện đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông giai đoạn 2011 - 2015 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 9 Quyết định 952/QĐ-UBND năm 2011 về Kế hoạch triển khai Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông giai đoạn 2011-2015 tại Trà Vinh