- 1 Luật tiếp cận thông tin 2016
- 2 Nghị quyết 28-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội do Ban Chấp hàng Trung ương ban hành
- 3 Quyết định 294/QĐ-LĐTBXH năm 2021 phê duyệt Kế hoạch tuyên truyền bảo hiểm xã hội đến năm 2025 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4 Kế hoạch 4217/KH-BHXH năm 2020 về công tác thông tin, truyền thông năm 2021 do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
BẢO HIỂM XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1420/KH-BHXH | Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2021 |
TUYÊN TRUYỀN BẢO HIỂM XÃ HỘI NĂM 2021
Ngày 29/12/2020, BHXH Việt Nam đã ban hành Kế hoạch số 4217/KH- BHXH về công tác thông tin, truyền thông năm 2021. Thực hiện Quyết định số 294/QĐ-LĐTBXH ngày 3/3/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt Kế hoạch tuyên truyền bảo hiểm xã hội (BHXH) đến năm 2025, BHXH Việt Nam xây dựng Kế hoạch tuyên truyền BHXH năm 2021, như sau:
1. Mục tiêu chung
Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHXH, góp phần gia tăng nhận thức và kiến thức của người dân về vai trò, ý nghĩa, giá trị, lợi ích mà BHXH đem lại cho người tham gia nhằm khuyến khích vận động mọi tầng lớp Nhân dân tham gia BHXH hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách BHXH.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Về nhân lực
a) Đảm bảo 100% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm công tác tuyên truyền tại BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (BHXH tỉnh), BHXH các quận, huyện, thị xã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu về kiến thức BHXH và nghiệp vụ thông tin, truyền thông.
b) Có tối thiểu 35% cộng tác viên tuyên truyền, nhân viên các tổ chức dịch vụ do BHXH Việt Nam ủy quyền (các đại lý thu BHXH, bảo hiểm y tế,...) trên phạm vi cả nước được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về BHXH và nghiệp vụ thông tin, truyền thông.
2.2. Về chủ thể được tuyên truyền
a) Nhóm chủ thể là cán bộ, đảng viên: 100% cán bộ, đảng viên được tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng, lợi ích của 11 nội dung cải cách chính sách BHXH trong Nghị quyết số 28-NQ/TW và các Luật, Nghị quyết mới của Quốc hội cụ thể hóa nội dung cải cách BHXH.
b) Nhóm chủ thể là lực lượng lao động trong độ tuổi:
- Có 45% lực lượng lao động trong độ tuổi được tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH, ý nghĩa, tầm quan trọng, lợi ích của 11 nội dung cải cách chính sách BHXH trong Nghị quyết số 28-NQ/TW và các quy định mới của Quốc hội, Chính phủ cụ thể hóa nội dung cải cách.
- Có 15% lực lượng lao động trong độ tuổi được tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện, ý nghĩa, tầm quan trọng, lợi ích của việc tham gia BHXH tự nguyện.
II. CHỦ ĐỀ, THÔNG ĐIỆP, NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN
1. Chủ đề tuyên truyền của năm
Bảo hiểm xã hội cho tất cả mọi người
2. Thông điệp tuyên truyền
Tham gia bảo hiểm xã hội là đầu tư cho tương lai
3. Nội dung tuyên truyền
Tiếp tục tăng cường tuyên truyền chính sách, pháp luật BHXH theo hướng dẫn tại Mục III Kế hoạch số 4217/KH-BHXH ngày 29/12/2020 của BHXH Việt Nam về công tác thông tin, truyền thông năm 2021.
Tiếp tục thực hiện các hình thức tuyên truyền phù hợp theo hướng dẫn tại Mục IV Kế hoạch số 4217/KH-BHXH ngày 29/12/2020 của BHXH Việt Nam, tăng cường thêm một số nội dung, chỉ tiêu sau:
1. Tích cực, chủ động báo cáo với cấp ủy Đảng, chính quyền, đại biểu quốc hội, lãnh đạo các cơ quan liên quan về kết quả thực hiện chính sách, pháp luật BHXH; chú trọng phối hợp với Ban Tuyên giáo tỉnh, thành ủy trong cung cấp, định hướng thông tin tuyên truyền BHXH cho đội ngũ báo cáo viên của tỉnh, huyện và các cơ quan báo chí trên địa bàn.
2. Tham mưu cho Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố ban hành văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, bảo hiểm y tế, trong đó đảm bảo chỉ tiêu 100% cấp ủy đảng, chính quyền các cấp có kế hoạch tuyên truyền BHXH trên địa bàn phù hợp với đặc điểm, đặc thù từng nhóm đối tượng tại địa phương.
3. Tăng cường tổ chức các hội nghị tuyên truyền, phổ biến, tư vấn, đối thoại trực tiếp,... với người lao động, người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp, đảm bảo có từ 10-15 cuộc/tỉnh.
4. Tổ chức các hội nghị tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, tư vấn, đối thoại trực tiếp,... theo các nhóm đối tượng tại cơ sở, thực hiện khoảng 25% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
5. Mỗi tuần có tối thiểu 02 lượt phát thanh tuyên truyền về BHXH tự nguyện trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở.
1. Trung tâm Truyền thông
a) Là đầu mối chủ trì, chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch.
b) Chủ trì triển khai các hoạt động tuyên truyền vào dịp Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân theo hướng dẫn của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong và ngoài Ngành để nắm bắt, phát hiện các hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 11 Luật Tiếp cận thông tin trong tuyên truyền về BHXH, kịp thời tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Ngành.
2. Các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam
a) Tích cực tuyên truyền chính sách, pháp luật BHXH theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
b) Chủ động cung cấp thông tin định kỳ hoặc đột xuất cho Trung tâm Truyền thông để phối hợp với các cơ quan báo chí và chỉ đạo, hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố tuyên truyền chính sách, pháp luật BHXH.
c) Chủ động theo dõi, kiểm soát thông tin thuộc lĩnh vực phụ trách, kịp thời phát hiện các hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 11 Luật Tiếp cận thông tin trong tuyên truyền về BHXH; phối hợp với Trung tâm Truyền thông và các đơn vị có liên quan tham mưu giúp Lãnh đạo Ngành thực hiện các hoạt động thông tin, truyền thông với các cơ quan báo chí, đồng thời tham gia xử lý các thông tin xấu độc, thông tin sai sự thật về BHXH.
3. BHXH các tỉnh, thành phố
a) Trên cơ sở Kế hoạch số 4217/KH-BHXH, Kế hoạch tuyên truyền BHXH năm 2021 và diễn biến tình hình dịch Covid-19, BHXH tỉnh, thành phố chủ động, tích cực triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền phù hợp, đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu kép là vừa phòng chống dịch hiệu quả vừa hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.
b) Tích cực báo cáo kết quả, tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền ban hành văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, bảo hiểm y tế trên địa bàn.
c) Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn BHXH các quận, huyện, thị xã triển khai các hoạt động tuyên truyền chính sách, pháp luật BHXH.
d) Kịp thời phát hiện các hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 11 Luật Tiếp cận thông tin trong tuyên truyền về BHXH, báo cáo cấp có thẩm quyền và gửi về BHXH Việt Nam qua Trung tâm Truyền thông.
đ) Báo cáo kết quả thực hiện tuyên truyền BHXH theo Kế hoạch này sẽ được lồng ghép trong Báo cáo kết quả công tác thông tin, truyền thông năm 2021 theo Kế hoạch số 4217/KH-BHXH.
Trên đây là Kế hoạch tuyên truyền BHXH năm 2021 của BHXH Việt Nam. BHXH Việt Nam yêu cầu các đơn vị trực thuộc, BHXH các tỉnh, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện; trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc liên hệ về BHXH Việt Nam (Trung tâm Truyền thông, số điện thoại: 024.36285231) để được hướng dẫn chi tiết./.
| KT. TỔNG GIÁM ĐỐC |
- 1 Hướng dẫn 152-HD/BTGTW năm 2015 tăng cường công tác tuyên truyền bảo hiểm xã hội cho mọi người lao động và bảo hiểm y tế toàn dân do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành
- 2 Quyết định 1676/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Đề án đổi mới toàn diện nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền bảo hiểm xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 622/QĐ-UBDT về phê duyệt Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, tư vấn, đối thoại về chính sách pháp luật Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bảo hiểm y tế hộ gia đình trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2020 do Ủy ban Dân tộc ban hành