Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 143/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 18 tháng 7 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

CẤP NƯỚC AN TOÀN KHU VỰC NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2024-2028

Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;

Căn cứ Quyết định số 2147/QĐ-TTg ngày 24/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 1566/QĐ-TTg ngày 09/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Quốc gia đảm bảo cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025;

Căn cứ Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 28/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch, đảm bảo cấp nước an toàn, liên tục;

Căn cứ Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 903/QĐ-UBND ngày 11/7/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;

Trên cơ sở nội dung Công văn số 1711/BNN-TL ngày 22/3/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thực hiện Thông tư hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2753/TTr-SNNPTNT ngày 07/7/2023, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch cấp nước an toàn khu vực nông thôn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2024-2028 (viết tắt là Kế hoạch cấp nước an toàn cấp tỉnh) như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH

- Thực hiện quy định tại Điều 6 Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn (viết tắt là Thông tư số 23), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở ngành liên quan xây dựng Kế hoạch cấp nước an toàn khu vực nông thôn cấp tỉnh kỳ 05 năm, trình UBND tỉnh phê duyệt trước ngày 30 tháng 6 của năm trước kỳ kế hoạch.

- Trên cơ sở nội dung đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 1711/BNN-TL ngày 22/3/2023 về việc thực hiện Thông tư hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn, UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch cấp nước an toàn khu vực nông thôn cấp tỉnh giai đoạn 2024-2028.

- Tính đến cuối năm 2022, toàn tỉnh có 513 công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung, phần lớn công trình ở địa bàn miền núi có quy mô, công suất nhỏ hoạt động kém bền vững hoặc không hoạt động (471 công trình, chiếm 91,81% tổng số công trình), không bảo đảm yêu cầu cấp nước an toàn (cung cấp nước ổn định, duy trì đủ áp lực, liên tục, đủ số lượng nước, đảm bảo chất lượng nước theo quy định của pháp luật và kiểm soát được rủi ro theo kế hoạch cấp nước an toàn đã được phê duyệt).

- Vì vậy, cần phải ban hành kế hoạch cấp nước an toàn khu vực nông thôn cấp tỉnh nhằm xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm, giải pháp thực hiện của các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện việc Bảo đảm cấp nước an toàn đối với công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung theo quy định tại Thông tư số 23; làm cơ sở để chỉ đạo, giám sát các Đơn vị cấp nước sạch nông thôn tập trung thực hiện việc lập và tổ chức thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn cho từng công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung theo quy định tại Thông tư số 23.

II. THỰC TRẠNG CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

- Tính đến cuối năm 2022, tổng số công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung là 513 công trình; trong đó:

Công trình hoạt động bền vững: 5,65% (29/513 công trình);

Công trình tương đối bền vững: 2,53% (13/513 công trình);

Công trình kém bền vững: 67,25% (345/513 công trình);

Công trình không hoạt động: 24,56% (126/513 công trình).

- Tỷ lệ công trình hoạt động tương đối bền vững, kém bền vững và không hoạt động chiếm khoảng 94,35% tổng số công trình (484/513 công trình); trong đó hầu hết là các công trình thuộc các xã miền núi có quy mô, công suất nhỏ, lại nằm xa khu dân cư và ở những vị trí có địa hình tương đối phức tạp.

- Các mô hình quản lý hiện nay trên địa bàn tỉnh gồm: Đơn vị sự nghiệp công lập quản lý 24 công trình, Doanh nghiệp quản lý 05 công trình, Hợp tác xã quản lý 76 công trình, Ủy ban nhân dân các xã giao cộng đồng quản lý 393 công trình và loại hình quản lý khác quản lý 15 công trình.

III. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT VÀ MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Mục tiêu tổng quát

- Thực hiện cấp nước an toàn khu vực nông thôn nhằm phát hiện, phòng ngừa, giảm thiểu và loại bỏ các nguy cơ gây mất an toàn cấp nước từ nguồn nước, hệ thống thu, xử lý, dự trữ nước và hệ thống truyền dẫn, phân phối nước đến khách hàng sử dụng.

- Cung cấp nước ổn định, duy trì đủ áp lực, liên tục, đủ số lượng, bảo đảm chất lượng nước theo quy định của pháp luật góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe con người.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đạt tỷ lệ 50% hệ thống (công trình) cấp nước sạch nông thôn tập trung có công suất từ 100 m3/ngày.đêm trở lên được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn.

- Tỷ lệ thất thoát nước sạch bình quân là 15%, dịch vụ cấp nước liên tục, đủ áp lực 24 giờ trong ngày.

IV. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

- Tổ chức lập, phê duyệt, thực hiện và kiểm tra, đánh giá về kế hoạch cấp nước an toàn đối với từng công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung và thực hiện quy trình kiểm soát và ứng phó trong trường hợp công trình cấp nước nông thôn tập trung gặp sự cố theo quy định tại Mục 2 Thông tư số 23.

- Kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch dùng cho sinh hoạt khu vực nông thôn theo Quy chuẩn kỹ thuật địa phương QCĐP 01:2023/QNg - Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ban hành theo Quyết định số 05/2023/QĐ-UBND ngày 13/02/2023 của UBND tỉnh Quảng Ngãi.

- Bố trí huy động, lồng ghép các nguồn lực, đầu tư cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước bị hư hỏng, xuống cấp nhằm cung ứng đầy đủ, liên tục và bảo đảm chất lượng nguồn nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, nhất là khu vực khó khăn về nguồn nước, vùng sâu, vùng xa.

- Quản lý tài sản kết cấu hạ tầng công trình cấp nước tập trung nông thôn: Rà soát và phân loại công trình thực hiện việc giao công trình theo Nghị định số 43/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch; các công trình đầu tư mới đề xuất được đơn vị quản lý tài sản, chịu trách nhiệm về tài sản được giao, vận hành khai thác công trình; xử lý nghiêm các vi phạm về quản lý sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng công trình cấp nước.

- Quản lý khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước: Tăng cường công tác quản lý, sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước; bảo vệ chất lượng nguồn nước; xử lý nghiêm các vi phạm về xả thải, gây ô nhiễm nguồn nước, khai thác, sử dụng nguồn nước trái phép. Có phương án khai thác nguồn nước khác để thay thế trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt đang khai thác.

- Đầu tư xây dựng sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước sạch tập trung quy mô lớn, đồng bộ, liên xã, liên huyện, kết nối với hệ thống cấp nước đô thị ở những nơi phù hợp để đảm bảo công trình hoạt động hiệu quả, bền vững; ưu tiên sử dụng nguồn nước từ hệ thống công trình thủy lợi, hồ chứa, đập dâng cho cấp nước sinh hoạt.

- Khuyến khích, ứng dụng tiến bộ khoa học trong đầu tư xây dựng, trong sản xuất, cung cấp nước sạch nông thôn bảo đảm chất lượng, an toàn, giảm tỷ lệ thất thoát nước và kịp thời ứng phó, xử lý sự cố.

- Ứng dụng công nghệ, giải pháp cấp nước và vệ sinh thân thiện với môi trường, không ảnh hưởng sức khỏe người dân, ưu tiên công nghệ đơn giản; tăng cường sử dụng vật liệu mới, vật liệu địa phương trong xây dựng công trình, bảo đảm chất lượng, kỹ thuật, mỹ quan và cảnh quan công trình.

- Tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ nguồn nước, công trình cấp nước và sử dụng nước sạch tiết kiệm, hiệu quả như: Đa dạng hóa các hình thức tổ chức tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân tích cực sử dụng các nguồn nước sạch sinh hoạt; nâng cao nhận thức về nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn, trách nhiệm bảo vệ nguồn nước là bảo vệ sức khỏe đến người sử dụng nước.

- Tổ chức tập huấn cho người trực tiếp quản lý, vận hành khai thác công trình nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý công trình.

- Rà soát năng lực của các đơn vị cấp nước trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã để sắp xếp củng cố, kiện toàn đảm bảo năng lực quản lý công trình theo quy định.

- Thu hút các doanh nghiệp cung cấp nước sạch vào đầu tư theo hình thức PPP.

- Đối với các công trình không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả hoặc đã được công trình mới thay thế: Khẩn trương tổng hợp, báo cáo kết quả rà soát, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các bên có liên quan trước khi đề nghị thanh lý theo quy định của pháp luật.

V. DANH MỤC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TẬP TRUNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CẤP NƯỚC AN TOÀN KHU VỰC NÔNG THÔN CẤP TỈNH

Giai đoạn 2024-2028, toàn tỉnh có 34 công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn. Chi tiết tại Phụ lục kèm theo.

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Kế hoạch cấp nước an toàn cấp tỉnh được thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Đối với các đơn vị cấp nước có giá nước được tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý: Kinh phí lập và thực hiện Kế hoạch cấp nước an toàn của đơn vị cấp nước được tính vào giá thành sản xuất nước sạch theo quy định tại Thông tư số 44/2021/TT-BTC ngày 18/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về khung giá, nguyên tắc, phương pháp xác định giá nước sạch sinh hoạt (viết tắt là Thông tư số 44).

- Đối với các đơn vị cấp nước chưa có giá hoặc có giá chưa được tính đúng tính đủ các chi phí hợp lý: Khẩn trương xây dựng, lập phương án giá nước sạch theo đúng quy định tại Thông tư số 44, lấy ý kiến của Sở Xây dựng đối với nước sạch sinh hoạt đô thị, lấy ý kiến của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với nước sạch sinh hoạt nông thôn và hoàn chỉnh phương án giá theo quy định gửi Sở Tài chính thẩm định và trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt để triển khai thực hiện.

- Lồng ghép vào ba Chương trình Mục tiêu Quốc gia và các nguồn vốn hợp pháp khác.

- Đối với các cơ quan quản lý nhà nước tham gia thực hiện Kế hoạch cấp nước an toàn cấp tỉnh sử dụng kinh phí từ nguồn chi thường xuyên của đơn vị hàng năm.

VII. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Ban hành tài liệu hướng dẫn, tổ chức tập huấn cho các Đơn vị cấp nước xây dựng, phê duyệt kế hoạch cấp nước an toàn đối với từng công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung; thu, xử lý và trữ nước an toàn hộ gia đình.

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, đánh giá việc xây dựng, thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung trên địa bàn tỉnh.

c) Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các đơn vị cấp nước, các hộ gia đình theo dõi, giám sát và duy trì số lượng, chất lượng nước; tập huấn cho các cán bộ quản lý trực tiếp công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung nhằm nâng cao năng lực quản lý, khai thác và sử dụng công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh.

d) Xây dựng thông tin, dữ liệu bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn.

đ) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và phối hợp với các sở, ngành hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị cấp nước và các cơ quan có liên quan trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được nêu trong Kế hoạch; định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch cấp nước an toàn cấp tỉnh cho UBND tỉnh và Cục Thủy lợi theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 23.

2. Sở Xây dựng

a) Thực hiện nhiệm vụ thường trực của Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch tỉnh Quảng Ngãi và chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các nội dung tại Quyết định số 1566/QĐ-TTg ngày 09/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025 và các quy định liên quan; Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch, đảm bảo cấp nước an toàn, liên tục.

b) Phối hợp thẩm định các công trình nước sạch nông thôn tập trung theo thẩm quyền và có ý kiến đơn vị quản lí vận hành công trình sau đầu tư.

3. Sở Y tế

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, các đơn vị liên quan định kỳ tổ chức thanh tra, kiểm tra chất lượng nước sau xử lý tại các đơn vị cấp nước theo quy định.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Theo dõi, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nguồn nước, kiểm tra hướng dẫn việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh.

b) Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động trong vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước. Xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm nguồn nước theo quy định.

c) Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị và UBND cấp huyện, thị xã, thành phố tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; thẩm định hồ sơ trình UBND tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước và cho phép chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước theo thẩm quyền; hướng dẫn việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

d) Thẩm định nhu cầu sử dụng đất xây dựng công trình cấp nước để cập nhật vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định.

5. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở tăng cường tuyên truyền nhằm xây dựng ý thức cộng đồng về việc bảo vệ nguồn nước, hệ thống cấp nước, sử dụng nước tiết kiệm, an toàn.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư

a) Trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách liên quan để huy động nguồn lực đầu tư cho các công trình cấp nước nhằm phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

b) Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu bố trí vốn đầu tư và lồng ghép Kế hoạch cấp nước an toàn cấp tỉnh vào các chương trình, dự án thuộc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư hàng năm của tỉnh.

7. Sở Tài chính

Chịu trách nhiệm thẩm định, tham mưu UBND tỉnh phê duyệt phương án giá và quy định giá nước sạch sinh hoạt do các đơn vị cấp nước đề xuất; tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh phương án hỗ trợ giá nước (nếu có) cho các đơn vị cấp nước trên địa bàn tỉnh.

8. Sở Khoa học và Công nghệ

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan ưu tiên đề xuất các nhiệm vụ về nghiên cứu công nghệ xử lý nước thích hợp áp dụng ở khu vực khó khăn về nguồn nước, vùng sâu, vùng xa.

9. Công ty Điện lực Quảng Ngãi

Ưu tiên nguồn điện, thỏa thuận đấu nối nguồn điện để cấp cho các nhà máy cấp nước.

10. Công an tỉnh

Chỉ đạo các lực lượng chức năng bảo đảm tình hình an ninh, trật tự các công trình cung cấp nước sạch nông thôn tập trung trên địa bàn quản lý; tăng cường nắm bắt tình hình để chủ động phòng ngừa, phối hợp phát hiện, đấu tranh, xử lý kịp thời các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trái phép, làm ô nhiễm nguồn nước.

11. UBND các huyện, thị xã và thành phố

a) Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 18 Thông tư số 23;

b) Chỉ đạo, đôn đốc các Đơn vị cấp nước xây dựng, phê duyệt kế hoạch cấp nước an toàn đối với từng công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung; có ý kiến về kế hoạch cấp nước an toàn trên địa bàn quản lý trước khi Đơn vị cấp nước phê duyệt.

c) Tổng hợp, báo cáo kết quả rà soát, xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm của các bên có liên quan trong công tác quản lý để các công trình bị hư hỏng, không còn khả năng sửa chữa, nâng cấp.

d) Có ý kiến đối với các phương án giá nước (do các đơn vị cấp nước xây dựng) của các công trình cấp nước trên địa bàn quản lý trước khi gửi Sở Tài chính thẩm định.

đ) Rà soát năng lực của các đơn vị cấp nước để sắp xếp củng cố, kiện toàn đảm bảo năng lực quản lý công trình theo quy định.

12. UBND cấp xã

a) Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1, 2 Điều 19 Thông tư số 23;

b) Thực hiện nội dung được quy định tại điểm 13 Mục VII của Kế hoạch này khi UBND cấp xã được giao nhiệm vụ là đơn vị cấp nước.

13. Đơn vị cấp nước

a) Tổ chức, lập và phê duyệt kế hoạch cấp nước an toàn đối với công trình do đơn vị mình quản lý theo quy định tại Điều 8, Điều 9 Thông tư số 23; kiểm tra, đánh giá nội bộ theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 23 và thực hiện quy trình kiểm soát và ứng phó trong trường hợp công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung gặp sự cố tại Điều 12 Thông tư số 23.

b) Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 20 Thông tư số 23.

c) Hàng năm lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa các công trình được giao quản lý gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp (đối với các công trình do Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn quản lý), gửi UBND huyện, thị xã, thành phố tổng hợp (đối với các công trình do UBND cấp xã quản lý).

d) Hàng năm chủ động rà soát việc thực hiện phương án giá và giá nước sạch sinh hoạt dự kiến cho năm tiếp theo để xây dựng phương án giá nước điều chỉnh (nếu có) của các công trình được giao quản lý trình Sở Tài chính thẩm định.

Trên đây là Kế hoạch cấp nước an toàn khu vực nông thôn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2024-2028. Yêu cầu các Sở, ban, ngành, địa phương, các đơn vị cấp nước và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm chủ động triển khai thực hiện bảo đảm về thời gian, chất lượng và hiệu quả. Định kỳ hằng năm, tổng hợp báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch này về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 30/11) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Cục Thủy lợi trước ngày 15/12; trong quá trình thực hiện nêu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Cục Thủy lợi;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành tỉnh;
- Công an tỉnh;
- Các Tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Công ty Điện lực Quảng Ngãi;
- Các Đơn vị cấp nước (giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sao gửi);
- Đài PT-TH tỉnh, Báo Quảng Ngãi;
- VPUB: CVP, PCVP, KTTH, CBTH;
- Lưu: VT, KTN.th563

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Phước Hiền

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TẬP TRUNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CẤP NƯỚC AN TOÀN KHU VỰC NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2024-2028
(Kèm theo Kế hoạch số 143/KH-UBND ngày 18/7/2023 của UBND tỉnh)

TT

Tên công trình

Năm đưa vào sử dụng

Công suất phục vụ
(m3/ngày đêm)

Số hộ cấp nước

Nguồn nước cấp

Phạm vi cấp nước

Thời gian thực hiện cấp nước an toàn

Đơn vị thực hiện cấp nước an toàn

Nội dung chính

1

HTCNSH xã Bình Trung, huyện Bình Sơn

2013

750

1.500

Nước dưới đất

Các xã: Bình Trung, Bình Nguyên, Bình Chánh và một phần thị trấn Châu Ổ

2024-2028

Trung tâm Nước sạch và VSMT NT tỉnh

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 23

2

HTCNSH xã Bình Thới, huyện Bình Sơn

2013

400

675

Nước dưới đất

Xã Bình Thới (nay là TT Châu Ổ) và các hộ lân cận thuộc xã Bình Dương

2024-2028

Trung tâm Nước sạch và VSMT NT tỉnh

3

HTCNSH xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn

2018

650

1.600

Nước dưới đất

Xã Bình Chánh

2024-2028

Trung tâm Nước sạch và VSMT NT tỉnh

4

HTCNSH xã Bình Hải, huyện Bình Sơn

2014

750

2.000

Nước dưới đất

Xã Bình Hải

2024-2028

Trung tâm Nước sạch và VSMT NT tỉnh

5

HTCNSH xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh

2020

950

1.640

Nước dưới đất

Các xã: Tịnh Sơn và Tịnh Hà

2024-2028

Trung tâm Nước sạch và VSMT NT tỉnh

6

HTCNSH xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh

2021

500

800

Nước dưới đất

Xã Tịnh Giang

2024-2028

Trung tâm Nước sạch và VSMT NT tỉnh

7

HTCNSH xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa

2019

520

900

Nước dưới đất

Xã Nghĩa Hòa

2024-2028

Trung tâm Nước sạch và VSMT NT tỉnh

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 23

8

HTCNSH xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành

2020

500

950

Nước dưới đất

Các xã: Hành Trung và Hành Đức

2024-2028

Trung tâm Nước sạch và VSMT NT tỉnh

9

HTCNSH xã Tịnh Hòa, TP Quảng Ngãi

2010

400

666

Nước dưới đất

Xã Tịnh Hòa

2024-2028

Trung tâm Nước sạch và VSMT NT tỉnh

10

HTCNSH Khê - Kỳ, xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi

2019

950

1.640

Nước dưới đất

Các xã: Tịnh Khê và Tịnh Kỳ

2024-2028

Trung tâm Nước sạch và VSMT NT tỉnh

11

HTCNSH xã Tịnh Thiện, TP Quảng Ngãi

2020

380

660

Nước dưới đất

Xã Tịnh Thiện

2024-2028

Trung tâm Nước sạch và VSMT NT tỉnh

12

HTCNSH xã Nghĩa Phú, TP Quảng Ngãi

2020

650

950

Nước dưới đất

Xã Nghĩa Phú

2024-2028

Trung tâm Nước sạch và VSMT NT tỉnh

13

HTCNSH xã Đức Thắng, huyện Mộ Đức

2009

450

900

Nước dưới đất

Xã Đức Thắng

2024-2028

Trung tâm Nước sạch và VSMT NT tỉnh

14

HTCNSH xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức

2011

750

1.400

Nước dưới đất

Các xã: Đức Chánh và các hộ lân cận thuộc xã Đức Nhuận

2024-2028

Trung tâm Nước sạch và VSMT NT tỉnh

15

HTCNSH xã Đức Lân, huyện Mộ Đức

2021

550

1.400

Nước dưới đất

Xã Đức Lân

2024-2028

Trung tâm Nước sạch và VSMT NT tỉnh

16

HTCNSH Đức Hòa - Đức Thạnh, huyện Mộ Đức

2021

800

2.000

Nước dưới đất

Các xã: Đức Hòa và Đức Thạnh

2024-2028

Trung tâm Nước sạch và VSMT NT tỉnh

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 23

17

HTCNSH xã Phổ Thuận, thị xã Đức Phổ

2019

850

1.500

Nước dưới đất

Xã Phổ Thuận

2024-2028

Trung tâm Nước sạch và VSMT NT tỉnh

18

HTCNSH xã Phổ Phong, thị xã Đức Phổ

2021

700

1.500

Nước dưới đất

Xã Phổ Phong

2024-2028

Trung tâm Nước sạch và VSMT NT tỉnh

19

HTCNSH xã Phổ Vinh, thị xã Đức Phổ

2011

630

1.247

Nước dưới đất

Phường Phổ Vinh và một phần các hộ dân lân cận TDP Tân Mỹ thuộc phường Phổ Minh

2024-2028

Trung tâm Nước sạch và VSMT NT tỉnh

20

HTCNSH xã Đức Lợi, huyện Mộ Đức

2006

500

998

Nước dưới đất

Xã Đức Lợi

2024-2028

Trung tâm Nước sạch và VSMT NT tỉnh

21

HTCNSH xã Đức Phú, huyện Mộ Đức

2024

500

900

Nước dưới đất

Xã Đức Phú

2024-2028

Trung tâm Nước sạch và VSMT NT tỉnh

22

Công trình cấp nước thôn Trường Lệ

2020

180

120

Nước mặt

01 thôn

2024-2028

UBND xã Hành Tín Đông

23

HTCNSH thôn Mang Đen, xã Ba Vì, huyện Ba Tơ

2023

600

350

Nước mặt

02 thôn

2024-2028

UBND xã Ba Vì

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 23

24

Nước sinh hoạt tập trung suối Quây, Mang Biểu, xã Ba Tiêu

2023

120

85

Nước mặt

01 thôn

2024-2028

UBND xã Ba Tiêu

25

Nước sinh hoạt thôn Mang Lùng I xã Ba Tô

2023

106

88

Nước mặt

01 thôn

2024-2028

UBND xã Ba Tô

26

Nước sinh hoạt thôn Hy Long, xã Ba Điền

2023

100

97

Nước mặt

01 thôn

2024-2028

UBND xã Ba Điền

27

Hệ thống cấp nước sinh hoạt thị trấn Ba Tơ

2019

600

240

Nước mặt

01 thôn

2024-2028

UBND thị trấn Ba Tơ

28

HT tự chảy cấp nước xã Sơn Dung

1996

100

107

Nước mặt

thôn Tan Via

2024-2028

UBND xã Sơn Dung

29

HTCNSH thôn Đắk Trên

2002

130

105

Nước mặt

thôn Đắk Trên

2024-2028

UBND xã Sơn Dung

30

HTCNSH thôn Gò Lã, xã Sơn Dung

2005

200

150

Nước mặt

thôn Gò Lã

2024-2028

UBND xã Sơn Dung

31

HTCNSH Bản Ông Trường - Ông Thang, xã Sơn Dung

2000

173

125

Nước mặt

thôn Huy Măng

2024-2028

UBND xã Sơn Dung

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 23

32

NSH Trung tâm xã Sơn Long

2012

300

115

Nước mặt

thôn Ra Pân

2024-2028

UBND xã Sơn Long

33

NSH Trung tâm huyện

2019

659

220

Nước mặt

Các xã: Sơn Mùa, Sơn Dung

2024-2028

UBND xã Sơn Mùa

34

HTCNSH xã Sơn Tinh

2012

300

170

Nước mặt

thôn Bà He và Thôn Xà Ruông

2024-2028

UBND xã Sơn Tinh