ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 144/KH-UBND | Đồng Nai, ngày 17 tháng 6 năm 2022 |
THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
Thực hiện chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 29 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình và quyết định số 96/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2022 về việc phê duyệt chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030; Quyết định số 224/QĐ-BVHTTDL ngày 28 tháng 01 năm 2022 của bộ văn hóa, thể thao và du lịch về việc ban hành bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình và quyết định số 979/QĐ-BVHTTDL ngày 26 tháng 4 năm 2022 về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình đến năm 2025;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình trên địa bàn tỉnh đồng nai như sau:
1. Mục đích
a) Xác định và từng bước đưa vào cuộc sống các chuẩn mực giá trị đạo đức, văn hóa con người việt nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
b) Củng cố ý thức pháp luật, đề cao đạo đức, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước; ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức trong gia đình và xã hội.
c) Nâng cao nhận thức về xây dựng, giữ gìn hạnh phúc bền vững của mỗi gia đình, khơi gợi tình yêu thương, chia sẻ trách nhiệm giữa các thành viên gia đình trong xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh, làm nền tảng xây dựng cộng đồng hạnh phúc, quốc gia phồn thịnh, hạnh phúc.
2. Yêu cầu
a) Triển khai bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình trên địa bàn tỉnh thông qua tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nội dung tuyên truyền tập trung vào những giá trị văn hóa tốt đẹp trong mối quan hệ ứng xử giữa các thành viên gia đình.
b) Việc tuyên truyền bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình trên địa bàn tỉnh được thực hiện đa dạng, phong phú, bằng nhiều hình thức, tiếp cận được nhiều đối tượng; đảm bảo về nội dung tạo sự gần gũi, dễ nhớ nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của từng cá nhân đối với công tác xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
a) Đối tượng: Bộ tiêu chí áp dụng cho các thành viên gia đình bao gồm: vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha, anh, chị, em nuôi; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại, cháu nuôi; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng.
b) Phạm vi: Bộ tiêu chí này được phổ biến và áp dụng với mọi gia đình và các thành viên gia đình việt nam. các thành viên thuộc nhóm vợ chồng; ông bà, cha mẹ và con, cháu; anh, chị, em trong gia đình ngoài thực hiện tiêu chí ứng xử chung thì có trách nhiệm thực hiện các tiêu chí cụ thể được quy định tại bộ tiêu chí này.
2. Nội dung Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình
a) Tiêu chí ứng xử chung: tôn trọng, bình đẳng, yêu thương, chia sẻ
- Nguyên tắc “tôn trọng”: Đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, phẩm giá, quan điểm, sự lựa chọn và lợi ích của nhau; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.
- Nguyên tắc “bình đẳng”: Có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
- Nguyên tắc “yêu thương”: Có tình cảm gắn bó, quan tâm chăm sóc nhau.
- Nguyên tắc “chia sẻ”: Cùng nhau vun đắp tình cảm, chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn.
b) Tiêu chí ứng xử của vợ, chồng: Chung thủy, nghĩa tình
- Vợ chồng cùng nhau xây dựng hôn nhân bền vững, không vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng.
- Yêu thương, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ công việc trong gia đình, cùng có trách nhiệm nuôi dạy con, làm việc nhà, đóng góp tài chính gia đình.
- Tạo điều kiện giúp đỡ nhau lựa chọn nghề nghiệp, học tập, nâng cao trình độ, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Lắng nghe, cùng nhau thảo luận, thống nhất và quyết định những vấn đề chung của gia đình; hòa nhã với nhau.
c) Tiêu chí ứng xử của cha mẹ với con, ông bà với cháu: gương mẫu, yêu thương
- Cha mẹ, ông bà làm gương tốt cho con, cháu trong cử chỉ, hành động, lời nói; có tình cảm gắn bó gần gũi với con cháu.
- Quan tâm, nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy bảo con cháu khi con cháu còn nhỏ; khi con, cháu không có khả năng tự nuôi sống, chăm sóc bản thân.
- Trao truyền các giá trị truyền thống, kinh nghiệm sống cho con cháu; giáo dục, động viên con cháu thực hiện lối sống văn hóa, ý thức công dân, giữ gìn nền nếp, gia phong.
d) Tiêu chí ứng xử của con với cha mẹ, cháu với ông bà: Hiếu thảo, lễ phép
- Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình.
- Học tập, rèn luyện, giữ gìn nền nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính.
- Thăm hỏi, chăm sóc động viên, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu, gặp khó khăn trong cuộc sống.
đ) Tiêu chí ứng xử của anh, chị, em: hòa thuận, chia sẻ
- Anh, chị, em tôn trọng, bảo nhau điều hay, lẽ phải.
- Anh chị bao dung đối với em, em kính trọng anh chị.
- Cùng chia sẻ với nhau công việc chung trong gia đình, giúp đỡ nhau khi khó khăn, hoạn nạn.
3. Khẩu hiệu tuyên truyền
a) Ứng xử trong gia đình: tôn trọng, bình đẳng, yêu thương, chia sẻ.
b) Vợ, chồng chung thủy, nghĩa tình.
c) Cha mẹ, ông bà gương mẫu, yêu thương con cháu.
d) Con, cháu hiếu thảo, lễ phép với cha mẹ, ông bà.
đ) Anh, chị, em trong gia đình hòa thuận, chia sẻ.
e) Hành động vì gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh.
g) Gia đình - nơi của yêu thương và chia sẻ.
h) Ông bà, cha mẹ mẫu mực - con, cháu thảo hiền.
i) Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa ứng xử tốt đẹp trong gia đình.
k) Xây dựng nhân cách người việt nam từ giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cơ quan, đơn vị, địa phương, cộng đồng người dân về sự cần thiết của bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, trong việc xây dựng một lối sống lành mạnh, gia đình tiến bộ, hạnh phúc, từ đó thúc đẩy tính tự giác, nhiệt tình tham gia hoạt động và thực hành các tiêu chí ứng xử nói trên.
2. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình theo hướng đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên báo chí, các loại hình truyền thông mới, ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội, chú trọng tuyên truyền trên hệ thống thông tin cơ sở và truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, đặc biệt vào các dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh Phúc (20/3), Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình (tháng 6) và Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới (từ ngày 15 tháng 11 đến ngày 15 tháng 12).
3. Tiếp tục nâng cao năng lực và trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác gia đình các cấp, trong đó chú trọng giáo dục đạo đức, đời sống gia đình.
4. Lồng ghép và gắn bộ tiêu chí với các tiêu chuẩn xét tặng gia đình văn hóa, gắn với phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” tuyên truyền, lan tỏa rộng rãi bộ tiêu chí.
5. Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong định hướng giá trị, giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử cho thế hệ trẻ; tổ chức các hoạt động tuyên truyền bộ tiêu chí đối với đối tượng học sinh để nâng cao nhận thức trong việc ứng xử đúng mực với ông bà, cha mẹ, anh, chị, em.
6. Triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình phối hợp giữa bộ văn hóa, thể thao và du lịch và Ủy ban dân tộc, lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về bộ tiêu chí, xây dựng gia đình dân tộc thiểu số nhân ngày văn hóa các dân tộc việt nam tại các địa phương; đẩy mạnh công tác phối hợp giữa sở văn hóa, thể thao và du lịch và hội liên hiệp phụ nữ tỉnh về xây dựng môi trường văn hóa ứng xử trong gia đình để xây dựng gia đình hạnh phúc.
7. Bố trí, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí cho hoạt động triển khai thực hiện bộ tiêu chí, ưu tiên vùng nông thôn, miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số.
8. Tổ chức khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong quá trình triển khai thực hiện bộ tiêu chí; khen thưởng, biểu dương gương gia đình tiêu biểu, nền nếp, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau.
9. Kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, báo cáo tình hình triển khai thực hiện bộ tiêu chí.
Kinh phí thực hiện bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan thực hiện công tác gia đình cấp tỉnh, các huyện, thành phố và nguồn huy động từ xã hội, cộng đồng, các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
1. Sở văn hóa, thể thao và du lịch
a) Sở văn hóa, thể thao và du lịch chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tham mưu, tổ chức triển khai bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình trên địa bàn tỉnh; định kỳ kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện bộ tiêu chí, báo cáo UBND tỉnh.
b) Xây dựng tài liệu tuyên truyền, các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí.
c) Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực thực hiện triển khai bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác gia đình các cấp.
d) Hướng dẫn, lồng ghép nội dung bộ tiêu chí vào hương ước, quy ước; coi đây là tiêu chí quan trọng để bình xét danh hiệu gia đình văn hóa, gia đình tiêu biểu.
đ) Hướng dẫn, lồng ghép nội dung bộ tiêu chí vào hương ước, quy ước của khu dân cư, gắn bộ tiêu chí với các tiêu chuẩn xét tặng gia đình văn hóa, phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
e) Chủ trì, phối hợp ban dân tộc tỉnh triển khai chương trình phối hợp giữa bộ văn hóa, thể thao và du lịch và Ủy ban dân tộc, lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về bộ tiêu chí, xây dựng gia đình dân tộc thiểu số nhân ngày văn hóa các dân tộc việt nam hàng năm; phối hợp hội liên hiệp phụ nữ tỉnh đồng nai thực hiện công tác xây dựng môi trường văn hóa ứng xử trong gia đình để xây dựng gia đình hạnh phúc.
2. Sở giáo dục và đào tạo
a) Phối hợp các đơn vị, địa phương liên quan tổ chức tuyên truyền bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình vào các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt chuyên đề cho học sinh các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh.
b) Khuyến khích lồng ghép một số nội dung như: tiêu chí ứng xử của cha mẹ với con, ông bà với cháu, tiêu chí ứng xử của con với cha mẹ, cháu với ông bà, tiêu chí ứng xử của anh, chị, em trong giảng dạy môn đạo đức, giáo dục công dân, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non trên địa bàn tỉnh.
3. Sở tài chính
Hàng năm, phối hợp sở văn hóa, thể thao và du lịch tổng hợp nhu cầu kinh phí của các đơn vị, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách tỉnh, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình hội đồng nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình theo quy định của luật ngân sách nhà nước và các văn bản liên quan.
4. Sở thông tin và truyền thông
Chủ trì, phối hợp sở văn hóa, thể thao và du lịch hướng dẫn các cơ quan truyền thông, thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh tăng cường mở các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền, quảng bá những giá trị của gia đình, nội dung bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình và tình hình thực hiện bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình trên địa bàn tỉnh.
5. Sở lao động, thương binh và xã hội
Chỉ đạo triển khai các hoạt động về bình đẳng giới, thúc đẩy bình đẳng giới trong gia đình và ngoài xã hội; phối hợp sở văn hóa, thể thao và du lịch hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá và tuyên truyền việc thực hiện bình đẳng giới trong gia đình; chăm sóc người cao tuổi; bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
6. Sở tư pháp
Chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, tình hình thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình; phối hợp sở văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình.
7. Ban dân tộc tỉnh
Triển khai thực hiện bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số; phối hợp sở văn hóa, thể thao và du lịch triển khai, lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về bộ tiêu chí, xây dựng gia đình dân tộc thiểu số nhân ngày văn hóa các dân tộc việt nam hàng năm;
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Chỉ đạo phòng văn hóa - thông tin chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị địa phương tham mưu ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện bộ tiêu chí theo quy định.
b) Bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện bộ tiêu chí.
c) Chỉ đạo các hoạt động giám sát, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, báo cáo tình hình thực hiện bộ tiêu chí.
9. Đề nghị Ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam tỉnh, đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh tỉnh, hội liên hiệp phụ nữ tỉnh và các tổ chức xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ tham gia và vận động xã hội tham gia thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch.
Hàng năm (trước ngày 30 tháng 11), các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị, địa phương tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua sở văn hóa, thể thao và du lịch để tổng hợp trình UBND tỉnh báo cáo thủ tướng chính phủ, bộ văn hóa, thể thao và du lịch theo quy định).
Trên đây là kế hoạch thực hiện bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện theo quy định. Quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2 Chỉ thị 11/CT-TTg năm 2017 về đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 224/QĐ-BVHTTDL năm 2022 về Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 4 Quyết định 979/QĐ-BVHTTDL năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành