ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 144/KH-UBND | Đắk Nông, ngày 16 tháng 3 năm 2022 |
Thực hiện Quyết định số 96/QĐ-TTg ngày 19/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, cụ thể như sau:
1. Mục tiêu chung
Giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và phát huy vai trò của gia đình, nhà trường, xã hội và mỗi người dân trong việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, định hướng giá trị, giáo dục thế hệ trẻ, góp phần hoàn thiện nhân cách, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện từ gia đình, khơi dậy khát vọng cống hiến góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
2. Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu đến năm 2025 đạt 70% và đến năm 2030 đạt trên 90% hộ gia đình đăng ký thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình.
- Phấn đấu đến năm 2025 đạt 80% và đến năm 2030 đạt 100% hộ gia đình được cung cấp tài liệu về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình.
- Phấn đấu đến năm 2025 đạt 80% và đến năm 2030 đạt trên 95% công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất được tham gia sinh hoạt chuyên đề về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình.
- 100% đơn vị cấp xã hàng tháng có nội dung tuyên truyền về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình trên hệ thống thông tin cơ sở.
- Phấn đấu hàng năm 100% học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục được tham gia sinh hoạt về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình.
- Phấn đấu hàng năm 100% cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội được tham gia sinh hoạt chuyên đề về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình.
- Đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật có liên quan đến công tác gia đình, về chuẩn mực đạo đức, ứng xử văn hóa trong gia đình, giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cống hiến vì lợi ích cộng đồng, xã hội.
- Đổi mới mạnh mẽ, đa dạng hóa hình thức truyền thông. Tập trung tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng đạo đức, lối sống về phát triển gia đình. Nêu gương người tốt, việc tốt, các mô hình gia đình tiêu biểu, nền nếp, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau; phê phán các hành vi lệch chuẩn, vi phạm các chuẩn mực đạo đức, các giá trị văn hóa truyền thông và phê phán các các hủ tục như tảo hôn, hôn nhân cận huyết.
- Nâng cao nhận thức, hành động của các cấp, các ngành trong việc giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình. Phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng, tổ trưởng tổ dân phố trong việc tuyên truyền, phổ biến truyền cảm hứng cho các thành viên trong gia đình, xã hội về đạo đức, lối sống. Chú trọng ngăn ngừa thông tin và sản phẩm văn hóa độc hại tác động đến gia đình.
- Phát triển mạng lưới cộng tác viên tham gia tuyên truyền, nâng cao nhận thức về lý tưởng, đạo đức, lối sống cho các thành viên trong gia đình.
2. Đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước về gia đình
- Rà soát, xây dựng, thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện Chương trình, tài liệu, các sản phẩm truyền thông về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình.
- Bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ thực hiện công tác gia đình các cấp trong tổ chức, triển khai, thực hiện Chương trình.
- Xây dựng, ký kết các chương trình phối hợp liên ngành giữa các cơ quan liên quan để đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình bằng nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả.
- Phát huy hiệu quả sử dụng của các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao góp phần xây dựng con người Việt Nam khỏe mạnh về thể chất và tinh thần.
- Củng cố vai trò của hệ thống nhà văn hóa, nhà truyền thống, thư viện cơ sở, điểm bưu điện văn hóa xã và các thiết chế công trình văn hóa, lịch sử trong việc giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống, chuẩn mực ứng xử văn hóa cho các thành viên gia đình, nhất là thế hệ trẻ.
- Xây dựng các trang tin trên hệ thống thông tin cơ sở về nội dung giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, khơi dậy khát vọng cống hiến cho đối tượng thanh niên trong cộng đồng, góp phần xây dựng môi trường xã hội an toàn lành mạnh.
- Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình vào hoạt động của Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết từ cơ sở.
4. Phát huy vai trò của gia đình, nhà trường, xã hội trong giáo dục đạo đức lối sống
- Vai trò của gia đình: Phát huy vai trò, trách nhiệm của ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi trong việc tuyên truyền về đạo đức, lối sống, chuẩn mực văn hóa ứng xử trong gia đình nhằm giáo dục toàn diện và hài hòa về đạo đức, trí tuệ, thể lực, thẩm mỹ cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng.
- Vai trò của nhà trường:
Nâng cao hiệu quả thực hiện Quy tắc ứng xử văn hóa trong các trường học.
Tổ chức các buổi sinh hoạt giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình cho học sinh, sinh viên.
Chủ động đề xuất, phối hợp với các đơn vị liên quan để tuyên truyền, xây dựng môi trường ứng xử văn hóa, biểu dương kịp thời các điển hình những tấm gương tốt đẹp về ứng xử văn hóa trong trường học.
- Chính quyền địa phương các cấp tăng cường chỉ đạo, lãnh đạo tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền về giá trị của gia đình, văn hóa ứng xử trong gia đình, giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình để phát triển con người toàn diện từ gia đình, nhất là với thế hệ trẻ.
- Khai thác hiệu quả các ứng dụng công nghệ thông tin và tăng cường chuyển đổi số trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho các thành viên trong gia đình phù hợp với từng độ tuổi, nhóm đối tượng.
- Ứng dụng phần mềm, công cụ trên không gian mạng để nắm bắt thông tin, định hướng dư luận về xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; kịp thời phát hiện và ngăn chặn những rủi ro, xung đột, bạo lực trong gia đình.
6. Tăng cường kiểm tra, giám sát và biểu dương, khen thưởng kịp thời những tổ chức, có đóng góp tích cực và hiệu quả cho công tác giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình
7. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho công tác gia đình, ưu tiên các nguồn lực cho vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các khu công nghiệp; đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích, tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ cho cán bộ, người lao động tham gia, học tập nội dung giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch do ngân sách Nhà nước bảo đảm theo phân cấp hiện hành; các nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp khác (nếu có).
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nội dung của Kế hoạch.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình các cấp về kiến thức, kỹ năng phổ biến, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình trong tình hình mới; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; xây dựng kế hoạch, biên soạn tài liệu hướng dẫn chương trình và nội dung giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình vào hoạt động của Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và các mô hình về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh.
- Hướng dẫn, biên soạn tài liệu về tiền hôn nhân. Lồng ghép nội dung tuyên truyền về tiền hôn nhân với tuyên truyền, giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình, Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình.
- Tổ chức triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình trên phạm vi toàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức chiến dịch truyền thông vào các dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3, ngày Gia đình Việt Nam 28/6, ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái 25/11 hằng năm về chủ đề gia đình hạnh phúc, giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử trong gia đình phù hợp điều kiện thực tiễn nhằm tạo sự lan tỏa, hiệu ứng xã hội mạnh mẽ tôn vinh giá trị gia đình.
- Phát triển đa dạng các loại hình, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và các sinh hoạt cộng đồng khác nhằm bồi dưỡng tâm hồn, định hướng phát triển nhân cách, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình cho thế hệ trẻ.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan định kỳ hằng năm kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; tham mưu Ủy ban nhân dân tổ chức sơ kết việc thực hiện Chương trình vào năm 2025, tổng kết vào năm 2030. Đề xuất biểu dương, khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực và hiệu quả trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình trên địa bàn tỉnh.
2. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Chỉ đạo, định hướng các cơ quan truyền thông của tỉnh thường xuyên tuyên truyền các nội dung về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
- Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình vào Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, tập trung tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình cho các hội viên, đoàn viên, các tầng lớp Nhân dân.
- Phát huy vai trò giám sát, phản biện của Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh theo quy định đối với địa phương, đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch.
4. Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
Tổ chức thực hiện Kế hoạch trong phạm vi hoạt động của các cấp hội. Chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, giữ gìn, vun đắp giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình cho hội viên, phụ nữ.
5. Đề nghị Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh
Tổ chức các hoạt động sinh hoạt theo chuyên đề về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình cho tổ chức Đoàn, Hội, Đội; tuyên truyền vận động xóa bỏ tình trạng tảo hôn, hôn nhân sớm, hôn nhân cận huyết thống, đặc biệt là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tổ chức lồng ghép tuyên truyền về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình cho các tổ viên, hội viên trong các buổi sinh hoạt của tổ chức Hội.
7. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh
- Chủ trì triển khai thực hiện các nhiệm vụ về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình trong đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, trong đó chú trọng đối tượng công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị liên quan hướng dẫn tổ chức Công đoàn cơ sở tuyên truyền, vận động Đoàn viên Công đoàn xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án về giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng và xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học. Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình vào các chương trình, đề án của ngành.
- Chỉ đạo tổ chức các hoạt động sinh hoạt về nội dung giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình tại các trường học phù hợp với từng cấp học, bậc học.
9. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai các hoạt động về bình đẳng giới, thúc đẩy bình đẳng giới trong gia đình; hướng dẫn, kiểm tra tuyên truyền nội dung về thực hiện bình đẳng giới, chăm sóc người cao tuổi, bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong gia đình.
10. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị có liên quan chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh tăng cường tuyên truyền các nội dung giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, phát huy mạnh mẽ vai trò của cơ quan báo chí trong nhiệm vụ bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, tình hình thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình, đạo đức, lối sống, quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong gia đình.
Căn cứ khả năng ngân sách, các nội dung, nhiệm vụ trong Kế hoạch và các quy định hiện hành, tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét bố trí kinh phí triển khai có hiệu quả các hoạt động đối với chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam (đối với phần nhiệm vụ cấp tỉnh thực hiện).
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, các Sở, Ban, ngành liên quan tăng cường truyền thông về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến các thành viên gia đình bằng nhiều hình thức phù hợp, tạo hiệu quả truyền thông tích cực đến mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh.
14. Các Sở, Ban, ngành, đơn vị lực lượng vũ trang cấp tỉnh: Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch.
15. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Xây dựng, triển khai thực hiện Kế hoạch phù hợp với đặc điểm và điều kiện thực tế của địa phương.
- Ưu tiên bố trí kinh phí thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch.
- Chỉ đạo, lồng ghép nội dung sinh hoạt chuyên đề về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình tại các Trung tâm Văn hóa, Thể thao, các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở; tạo điều kiện để phát triển và duy trì hoạt động của các mô hình gia đình tại cơ sở: các câu lạc bộ gia đình, câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình, địa chỉ tin cậy cộng đồng. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và báo cáo viên cấp huyện về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình.
- Theo dõi, đôn đốc, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch tại địa phương. Định kỳ báo cáo kết quả việc thực hiện Kế hoạch về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, gửi Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Trên đây là Kế hoạch triển khai Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Các Sở, Ban, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ các nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |