- 1 Luật khiếu nại 2011
- 2 Quyết định 364/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm, 1984
- 4 Bộ luật hình sự 2015
- 5 Bộ luật tố tụng hình sự 2015
- 6 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015
- 7 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017
- 8 Luật Tố cáo 2018
- 9 Quyết định 65/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Đề án tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Luật Thi hành án hình sự 2019
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 147/KH-UBND | Lạng Sơn, ngày 29 tháng 6 năm 2021 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC CHỐNG TRA TẤN, GIAI ĐOẠN 2021 - 2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
Thực hiện Công văn số 1177/VPCP-NC ngày 29/5/2021 của Văn phòng Chính phủ về việc tổng kết thực hiện Công ước chống tra tấn năm 2020 và dự kiến hoạt động giai đoạn 2021 - 2022, UBND tỉnh Lạng Sơn xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích: Nhằm tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Công ước chống tra tấn, pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn; phục vụ cho việc xây dựng và gửi báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn lên Ủy ban chống tra tấn của Liên hợp quốc vào năm 2022.
2. Yêu cầu
a) 100% các cơ quan, sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Công ước chống tra tấn theo Quyết định số 364/QĐ-TTg ngày 17/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch chuyên đề về thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến nội dung Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn” theo Quyết định số 65/QĐ-TTg ngày 12/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn phải phù hợp với đặc điểm, tình hình từng địa bàn, lĩnh vực.
c) Công tác phối hợp thực hiện Công ước chống tra tấn phải đảm bảo chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ.
II. NHIỆM VỤ
1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống tra tấn và nội dung Công ước chống tra tấn
a) Nội dung tuyên truyền: Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả nội dung và yêu cầu tại Quyết định số 364/QĐ-TTg ngày 17/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 65/QĐ-TTg ngày 12/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 06/3/2018 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn” trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
b) Hình thức tuyên truyền
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn, khai thác tủ sách pháp luật, tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tra tấn; đăng tin, bài, phóng sự về các hoạt động này lên các phương tiện truyền thông. Lồng ghép công tác tuyên truyền Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn với triển khai các Chương trình, Đề án, Kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật; gắn với triển khai tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành.
- Tiếp tục tổ chức và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, tập huấn về Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn cho cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức và nhân dân, trong đó lưu ý:
Đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đăng tải các tài liệu, tin, bài, phóng sự về phòng, chống tra tấn trên báo điện tử, mạng xã hội, kênh truyền hình, đài phát thanh, cổng thông tin điện tử hoặc thông qua pano, áp phích, tờ gấp, cuộc thi tìm hiểu, sân khấu hóa theo hướng trực quan, đơn giản, dễ hiểu;
Đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục chính trị tư tưởng, ý thức kỷ luật, kỷ cương, tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ; tăng cường bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ, đạo đức công vụ, kỹ năng nghề nghiệp, quy định công tác đối với cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự về các nội dung nêu trong Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam có liên quan;
Tăng cường nghiên cứu, tham khảo, ứng dụng các mô hình hay, thực tiễn tốt của các bộ, ngành, địa phương khác trong tuyên truyền phòng, chống tra tấn.
2. Nội luật hóa và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đáp ứng yêu cầu của Công ước chống tra tấn
a) Về nội luật hóa: tiến hành rà soát, sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện các quy định pháp luật Việt Nam với các quy định của Công ước và yêu cầu của Ủy ban chống tra tấn để thống kê các vướng mắc, bất cập của các quy định pháp luật có liên quan, nhất là các quy định trong Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thi hành án hình sự, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, từ đó đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản pháp luật nhằm tăng cường tính tương thích của pháp luật Việt Nam với các quy định của Công ước chống tra tấn và khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn.
b) Về nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đáp ứng yêu cầu của Công ước chống tra tấn
- Thực hiện nghiêm, công khai, minh bạch các quy định pháp luật về tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác, đơn khiếu nại, tố cáo; điều tra, truy tố, xét xử; thi hành tạm giữ, tạm giam; thi hành án hình sự; bồi thường thiệt hại, nhất là các vụ việc liên quan đến tra tấn, bức cung, dùng nhục hình, làm chết người trong khi thi hành công vụ, gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật, mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu.
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn, theo dõi, khảo sát, đánh giá thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất về việc chấp hành pháp luật của đơn vị chức năng trong phòng, chống tra tấn, nhất là các vụ án có dấu hiệu oan, sai; các trường hợp trốn khỏi nơi giam giữ, các trường hợp chết trong các cơ sở giam giữ, trụ sở cơ quan nhà nước; các vụ án có bị can, bị cáo nguyên là cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức bị khởi tố vì các hành vi tra tấn, bức cung, dùng nhục hình, làm chết người trong khi thi hành công vụ, gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, bắt, giữ, giam người trái pháp luật, mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu.
- Tiếp tục nghiên cứu, đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là trụ sở tiếp công dân; trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; trang, thiết bị phục vụ lưu trữ hồ sơ nhân thân, bệnh án và công tác khám, chữa bệnh cho người bị tạm giữ.
- Tổ chức thu thập thông tin, số liệu về công tác tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác, đơn khiếu nại, tố cáo, điều tra, truy tố, xét xử, bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân của các hành vi bức cung, dùng nhục hình, làm chết người trong khi thi hành công vụ, gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật, mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu.
3. Hợp tác quốc tế trong phòng, chống tra tấn
- Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế, đa dạng hóa các hình thức và nội dung hợp tác, qua đó thể hiện sự tích cực, trách nhiệm của Việt Nam trong phòng, chống tra tấn. Trước mắt, trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, cần đẩy mạnh các hoạt động hợp tác với các đối tác nước ngoài hiện đang thường trú tại Việt Nam hoặc thông qua hình thức trực tuyến, trong đó tập trung hợp tác nghiên cứu pháp luật của các nước về phòng, chống tra tấn; các quy định pháp lý quốc tế liên quan đến phòng, chống tra tấn như: Quy tắc Nelson Mandela, Quy tắc Tokyo và Quy tắc Bangkok; các hoạt động hợp tác chia sẻ kinh nghiệm hay, thực tiễn tốt của các quốc gia trong triển khai thực hiện Công ước chống tra tấn và thực hiện các quy định pháp luật nêu trên.
Quá trình triển khai cần lưu ý:
Hoạt động hợp tác quốc tế trong phòng, chống tra tấn với các đối tác nước ngoài, tổ chức quốc tế cần phải đảm bảo đúng quy định pháp luật, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, tiết kiệm, phù hợp với nhu cầu thực tiễn của địa phương.
Quá trình hợp tác quốc tế bảo đảm đúng nội dung, kế hoạch đã được phê duyệt; tránh lộ, lọt thông tin thuộc phạm vi bí mật Nhà nước trong các lĩnh vực có liên quan; kịp thời cung cấp các thông tin công khai, chính thức của Việt Nam về phòng, chống tra tấn; đồng thời phản bác các luận điệu không chính xác, không đúng với tình hình thực hiện Công ước chống tra tấn tại Việt Nam.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Công an tỉnh: chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh; tiếp tục tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn theo kế hoạch tuyên truyền riêng của ngành Công an.
2. Sở Tư pháp: tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 06/3/2018 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn” trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện các quy định pháp luật Việt Nam, văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh với các quy định của Công ước và yêu cầu của Ủy ban chống tra tấn; kịp thời phát hiện vướng mắc, bất cập để đề xuất các cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản pháp luật nhằm tăng cường tính tương thích của pháp luật với các quy định của Công ước chống tra tấn và khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn.
3. Sở Thông tin và Truyền thông: hướng dẫn các cơ quan thông tin, báo chí lựa chọn các nội dung tuyên truyền, phổ biến Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn bằng các hình thức phù hợp.
4. Các sở, ngành, đoàn thể liên quan, UBND các huyện, thành phố: xây dựng Kế hoạch, cụ thể hóa các nhiệm vụ phù hợp với chức năng, đặc điểm tình hình của cơ quan, địa bàn và triển khai thực hiện nghiêm túc; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện chung trong Báo cáo kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Công an tỉnh) để được chỉ đạo giải quyết./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Kế hoạch 82/KH-UBND triển khai thực hiện năm 2020 Đề án “Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn” trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 2 Kế hoạch 214/KH-UBND về thực hiện Đề án Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2020
- 3 Kế hoạch 83/KH-UBND về thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn" trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2020
- 4 Quyết định 1871/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người giai đoạn 2021-2022 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 5 Kế hoạch 76/KH-UBND năm 2021 triển khai thi hành Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người do tỉnh Nam Định ban hành
- 6 Kế hoạch 30/KH-UBND thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn” trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2022