ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1513/KH-UBND | Kon Tum, ngày 06 tháng 7 năm 2016 |
Căn cứ Quyết định số 2536/QĐ-BVHTTDL ngày 03/8/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn”;
Trên cơ sở Quyết định số 22/2013/QĐ-UBND ngày 10/4/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; Đề án 991/ĐA-UBND ngày 03/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng một số công trình kinh tế - xã hội thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014 - 2020;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Thực hiện Đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn” trên địa bàn tỉnh Kon Tum, cụ thể như sau:
1. Mục tiêu tổng quát
- Củng cố và từng bước phát triển đồng bộ các công trình xây dựng phục vụ các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao ở vùng nông thôn miền núi, bao gồm Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã và Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn, nhà rông truyền thống của đồng bào các dân tộc tại chỗ.
- Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí của các tầng lớp nhân dân; đáp ứng nhiệm vụ tuyên truyền, cổ động phục vụ các nhiệm vụ chính trị; từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí của các tầng lớp nhân dân giữa các vùng; tạo nền tảng vững chắc trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
- Đổi mới cơ chế quản lý, khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn phải thu hút và tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân thường xuyên đến sinh hoạt, hưởng thụ văn hóa, luyện tập thể dục, thể thao, vui chơi giải trí.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
a) Về xây dựng, phát triển
Đến năm 2020, đạt 50% số xã có trung tâm văn hóa - thể thao đạt chuẩn; 100% thôn, làng có nhà rông, nhà văn hóa - khu thể thao.
b) Về cơ chế quản lý
Sau khi có hướng dẫn chi tiết và quy định cụ thể về chính sách xã hội hóa thiết chế văn hóa - thể thao ở nông thôn, từng bước phấn đấu đến năm 2020 có 5% thiết chế văn hóa, thể thao chuyển đổi hình thức quản lý theo cơ chế tự chủ; 30% thiết chế vận dụng chính sách xã hội một phần hoặc toàn bộ hoạt động
c) Tổ chức hoạt động, thu hút người dân sinh hoạt
- Ở thôn, làng:
+ Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn: Tổ chức hoạt động thu hút 30% tổng số dân đến sinh hoạt thường xuyên, có đầu tư trang thiết bị âm thanh, dụng cụ thể thao (bóng, lưới), tủ sách pháp luật và dành tối thiểu 30% thời gian sử dụng trong năm để tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em.
+ Nhà rông truyền thống: Đặc thù là nơi bảo tồn các giá trị văn hóa cổ truyền của đồng bào các dân tộc tại chỗ, nơi diễn ra các hoạt động chính trị, văn hóa - xã hội của cộng đồng. Vì vậy, hàng năm tổ chức ít nhất 02 đến 03 lễ hội truyền thống đặc trưng của cộng đồng, thu hút 70% tổng số dân đến sinh hoạt thường xuyên, có đầu tư trang thiết bị âm thanh, tủ sách pháp luật, dụng cụ thể thao (bóng, lưới) và dành ít nhất 20% thời gian sử dụng trong năm để tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em.
- Ở cấp xã: Tổ chức các hoạt động thu hút 20% tổng số dân đến sinh hoạt thường xuyên, trong đó đầu tư trang thiết bị âm thanh, nhạc cụ, ánh sáng, dụng cụ thể dục, thể thao và dành tối thiểu 30% thời gian sử dụng trong năm để tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em.
3. Định hướng đến năm 2030
a) Về xây dựng, phát triển
Đến năm 2030, 80% số xã có trung tâm văn hóa - thể thao đạt chuẩn, 100% số thôn, làng có nhà rông, nhà văn hóa - khu thể thao đạt chuẩn.
b) Về cơ chế quản lý
Tùy vào điều kiện kinh tế - xã hội ở địa phương, 50% các thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn hoạt động theo cơ chế tự chủ một phần, thực hiện chính sách xã hội hóa một phần hoặc toàn bộ hoạt động.
c) Về tổ chức hoạt động và thu hút người dân sinh hoạt
100% số xã, thôn làng có thiết chế văn hóa, thể thao tổ chức các hoạt động đạt tiêu chí quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
1. Củng cố cơ sở hạ tầng
a) Quy hoạch, sử dụng đất: Rà soát, bổ sung quy hoạch, diện tích đất sử dụng cho Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã và Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn theo Quyết định 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030 và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về xây dựng cơ sở vật chất văn hóa theo tiêu chí số 06 trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
b) Về diện tích đất quy hoạch và quy mô xây dựng: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BVHTTDL ngày 30/5/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Thông tư số 12/2010/TT- BVHTTDL ngày 22/12/2010 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã và Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/3/2011 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn và các văn bản liên quan.
2. Xây dựng, phát triển nguồn nhân lực, củng cố tổ chức bộ máy
a) Xây dựng nguồn nhân lực
- Các địa phương căn cứ vào tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ văn hóa, thể thao, xây dựng kế hoạch tuyển chọn và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ văn hóa, thể thao cơ sở.
- Trình độ đội ngũ cán bộ đạt chuẩn theo chỉ tiêu đề ra.
- Chuyên ngành đào tạo phù hợp và đáp ứng các nội dung hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn.
b) Tổ chức, bộ máy tại Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã
- Chủ nhiệm: Là Phó Chủ tịch xã phụ trách văn hóa - xã hội hoặc công chức xã phụ trách về văn hóa - xã hội, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND xã về toàn bộ hoạt động của Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã.
Chủ nhiệm phải có chứng chỉ về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về văn hóa, thể thao. Trong thời gian công tác phải được tạo điều kiện học tập nâng cao, ít nhất phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên về chuyên ngành văn hóa, xã hội - nhân văn hoặc thể dục - thể thao.
- Phó Chủ nhiệm: Do Chủ tịch UBND xã bổ nhiệm theo đề nghị của Chủ nhiệm Trung tâm Văn hóa -Thể thao xã.
* Đối với các địa phương khó khăn, hạn chế về trình độ nhân lực, cần chú trọng ưu tiên bổ nhiệm Phó Chủ nhiệm là người có tinh thần, có năng khiếu văn nghệ, thể thao; có kỹ năng tổ chức, tập hợp, nhiệt tình, đồng thời đảm nhận vai trò cán bộ chuyên môn của Trung tâm Văn hóa -Thể thao xã. Việc đào tạo, bồi dưỡng cần được tổ chức thực hiện trong thời gian công tác.
- Cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ không chuyên trách: Là những người đã qua đào tạo, tập huấn về văn nghệ quần chúng; hướng dẫn viên thể dục thể thao; biên tập viên, tuyên truyền viên; kẻ vẽ; thư viện, bảo tàng; kỹ thuật viên (âm thanh, ánh sáng, chiếu bóng, truyền thanh); phương pháp viên, công tác câu lạc bộ, công tác đoàn - đội.
- Cộng tác viên: Là trưởng các ngành, đoàn thể ở địa phương, những người tự nguyện, nhiệt tình, có khả năng tham gia tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao.
c) Tổ chức bộ máy tại Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn:
- Căn cứ tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, Trưởng thôn, Bí thư chi bộ làm kiêm nhiệm hoặc tổ chức bầu chọn Chủ nhiệm hoặc Ban Chủ nhiệm Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn.
- Chủ nhiệm hoặc Ban Chủ nhiệm Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn hoạt động theo nguyên tắc kiêm nhiệm, tự quản, tự trang trải từ nguồn kinh phí xã hội hóa và hỗ trợ của ngân sách xã. Có đội ngũ cộng tác viên và người hoạt động nghiệp vụ không chuyên trách.
d) Chế độ đãi ngộ: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ, các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện theo quy định.
3. Đổi mới cơ chế quản lý
Thực hiện chính sách xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường theo quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008, Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ và Thông tư số 156/2014/TT-BTC ngày 23/10/2014 của Bộ Tài chính và các văn bản liên quan.
4. Đổi mới nội dung hoạt động
a) Đổi mới các nội dung, chương trình hoạt động gắn với thực tiễn đời sống xã hội và thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thể dục – thể thao của người dân
- Về thông tin: Tổ chức các hoạt động để người dân đến đọc sách báo, xem truyền hình, nghe đài FM địa phương; tổ chức sinh hoạt quần chúng lồng ghép tuyên truyền miệng, chuyển tải nội dung chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, các nghị quyết, nhiệm vụ chính trị của địa phương.
- Nhu cầu về giao lưu, trao đổi, học tập: Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ, nhóm sở thích, sinh hoạt đoàn thể chính trị - xã hội; các hoạt động trao đổi học tập kỹ năng sản xuất, sống và làm việc tại các lớp tập huấn, học tập cộng đồng.
- Nhu cầu về sinh hoạt, hưởng thụ văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao rèn luyện thân thể, xây dựng nếp sống văn hóa: Tổ chức giao lưu, hội diễn, hội thi văn nghệ quần chúng, văn nghệ đoàn thể; biểu diễn, giao lưu văn hóa dân gian; tổ chức các giải thể thao hiện đại và truyền thống theo đoàn thể, lứa tuổi, đặc biệt nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh, của đoàn thể...
- Phát động phong trào, trao đổi kinh nghiệm, sơ kết, khen thưởng phong trào xây dựng đời sống văn hóa (xây dựng Gia đình văn hóa, Khu dân cư văn hóa).
b) Xây dựng các chương trình, tiết mục hoạt động phong phú, phù hợp với đặc điểm dân tộc, vùng, miền, các nhóm đối tượng và lứa tuổi như người cao tuổi, trẻ em; đặc biệt là thu hút những người am hiểu, có tinh thần và tài năng nghệ thuật, thể thao làm cộng tác viên trong các hoạt động của thiết chế văn hóa, thể thao.
c) Tổ chức nhiều loại hình hoạt động văn hóa, thể thao, học tập cộng đồng, phát triển các câu lạc bộ về lĩnh vực văn hóa, thể thao để thu hút người dân tham gia hoạt động tại hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao, trong đó chú trọng tổ chức các liên hoan, hội diễn văn nghệ quần chúng, hội thi các môn thể thao, ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc... tạo điều kiện để người dân nông thôn tham gia hoạt động, sáng tạo, bảo tồn và truyền dạy các loại hình văn nghệ, môn thể thao, trò chơi dân gian truyền thông.
1. Giải pháp về lãnh đạo, quản lý nhà nước
a) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, quản lý của chính quyền, đoàn thể
- Ban hành chỉ thị, kế hoạch, chương trình phối hợp hoạt động giữa các ngành và đoàn thể ở tỉnh và địa phương để xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn.
- Đưa mục tiêu phát triển văn hóa nông thôn, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao vào Nghị quyết của các cấp ủy Đảng, kế hoạch nhà nước ở các cấp để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện.
b) Về tuyên truyền, vận động
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền giáo dục, phổ biến, quán triệt quan điểm chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng đến đảng viên và nhân dân Nghị quyết Trung ương 9 (khoá XI) về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
- Tuyên truyền các cơ chế chính sách, pháp luật của Nhà nước trong xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam trong thời kỳ mới; các cơ chế chính sách của địa phương trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
c) Về cơ chế chính sách
- Tiến hành rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách phù hợp, đáp ứng được yêu cầu phát triển hệ thống thiết chế văn hóa gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
- Hướng dẫn áp dụng quy định tại các Thông tư quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tiêu chí của Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã; Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn trên địa bàn toàn tỉnh.
d) Thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết
- Kiểm tra, giám sát, thanh tra đánh giá tình hình hoạt động, kịp thời phát hiện các vấn đề và có giải pháp xử lý kịp thời của hệ thống thiết chế văn hóa cấp xã, thôn.
- Phát hiện và kịp thời khen thưởng, nhân rộng các điển hình hoạt động hiệu quả của các thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn, chú trọng đội ngũ cộng tác viên, hạt nhân tiên tiến tham gia tổ chức có hiệu quả các hoạt động của Trung tâm văn hóa - thể thao xã, nhà văn hóa - khu thể thao thôn.
2. Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động
- Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, cộng tác viên phụ trách triển khai hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao.
- Tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm, tuyên dương và nhân rộng mô hình, các cách làm hay trên địa bàn.
3. Giải pháp về xã hội hóa
- Huy động các nguồn lực củng cố, xây dựng mới, trang bị thiết bị chuyên dùng cho các thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn.
- Khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư tham gia hỗ trợ, xây dựng và tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao tại các thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn.
- Đẩy mạnh xã hội hóa trong việc tư nhân đầu tư, xây dựng và quản lý các công trình thể thao, khu vui chơi giải trí đáp ứng nhu cầu nhân dân.
1. Ngân sách Trung ương
- Từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong đó có kinh phí xây dựng cơ sở vật chất văn hóa ở nông thôn mới.
- Từ các chương trình xây dựng, củng cố các thiết chế văn hóa ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo và từ các chương trình mục tiêu kinh tế - xã hội khác.
2. Ngân sách địa phương
- Ngân sách của tỉnh hỗ trợ đầu tư, xây dựng, sửa chữa các thiết chế, công trình nhằm đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
- Ngân sách của huyện, thành phố đầu tư trong chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Ngân sách của xã kết hợp với nguồn vốn do nhân dân đóng góp, nguồn ủng hộ của các doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn.
3. Các nguồn xã hội hóa hợp pháp
4. Cơ chế đầu tư
a) Đối với Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã: Ngân sách nhà nước đảm bảo việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang bị phương tiện chuyên dùng, đảm bảo kinh phí cho các hoạt động tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội; kinh phí duy trì bộ máy và các hoạt động nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
b) Đối với Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn, làng: Ngân sách địa phương hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động tùy theo khả năng. Với những vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động.
c) Định mức kinh phí duy trì các hoạt động nghiệp vụ và phục vụ nhiệm vụ chính trị của các thiết chế văn hóa, thể thao: Thực hiện theo quy định hiện hành, đáp ứng được nhu cầu cơ bản của từng thiết chế, từng địa phương.
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Căn cứ Kế hoạch này, xây dựng chương trình (kế hoạch) chi tiết để triển khai thực hiện.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh thực hiện các nội dung về quy hoạch quỹ đất, xây dựng Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, Nhà Văn hóa - Khu thể thao thôn và xã đảm bảo thiết kế và các tiêu chí khác.
- Phối hợp với Sở Nội vụ, UBND các huyện, thành phố tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh các nội dung về công tác tổ chức bộ máy, chế độ đãi ngộ đối với ban quản lý (chủ nhiệm và phó chủ nhiệm) của Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, nhà Văn hóa - khu thể thao thôn; công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ năng quản lý và tổ chức hoạt động tại Trung tâm Văn hóa -Thể thao xã và Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn cho đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành.
- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố xây dựng thí điểm tổ chức và hoạt động văn hóa, thể thao của Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã tại 02 khu vực: vùng nông thôn phát triển và vùng sâu, các xã đặc biệt khó khăn. Tổ chức sơ kết, tổng kết, nhân điển hình ra diện rộng.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trình UBND tỉnh phê duyệt phương án thực hiện việc quy hoạch giao đất, khai thác gỗ và các nguyên liệu từ rừng để làm nhà rông truyền thống, xây dựng các công trình văn hóa truyền thống ở thôn/làng các dân tộc tại chỗ.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh về công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch tại các huyện, thành phố.
2. Sở Tài chính
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu UBND tỉnh về cơ chế thực hiện xã hội hóa từng bước trong việc huy động nguồn lực xây dựng, tôn tạo, nâng cao các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục, thể thao tại các thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn phù hợp với các quy định và điều kiện thực tiễn ở địa phương.
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các đơn vị liên quan và UBND các huyện, thành phố xây dựng chính sách hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng và tổ chức hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn; cơ chế quy định mức kinh phí phụ cấp cho người làm công tác quản lý trực tiếp tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn. Trên cơ sở đó, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh (sau khi có hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
3. Sở Nội vụ: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND các huyện thành phố tham mưu UBND tỉnh về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn theo quy định và hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phù hợp với cơ chế quản lý mới.
4. Ban Dân tộc
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp với từng địa phương, thời điểm để đầu tư, hỗ trợ đối với các thiết chế văn hóa, thể thao cấp xã, thôn và đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, điều hành Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã, Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn, làng vùng dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, xã đặc biệt khó khăn.
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND các huyện, thành phố hướng dẫn Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn tổ chức các hoạt động phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất UBND tỉnh việc xây dựng các thiết chế văn hóa nông thôn gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014 - 2020.
6. UBND các huyện, thành phố
- Căn cứ Kế hoạch này, xây dựng Kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn trên địa bàn.
- Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai các nhiệm vụ và giải pháp liên quan đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa nông thôn tại địa phương.
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá và báo cáo theo quy định.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên
- Phối hợp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn; thực hiện việc giám sát đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa - thể thao trong Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới.
- Các đoàn thể phối hợp phát huy, khai thác chức năng của thiết chế văn hóa - thể thao ở nông thôn thông qua việc tổ chức các hội thi văn hóa, văn nghệ; các hoạt động thể dục, thể thao...
Căn cứ nhiệm vụ được giao, các đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện đạt hiệu quả Kế hoạch; hàng năm (trước ngày 10/12), báo cáo tình hình, kết quả thực hiện về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 1088/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025
- 2 Quyết định 1074/QĐ-UBND năm 2018 ban hành Quy chế quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa thể thao ở nông thôn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 3 Kế hoạch 104/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình phối hợp về “Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình trên tuyến biên giới tỉnh An Giang giai đoạn 2018-2022”
- 4 Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2016 về tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh An Giang
- 5 Quyết định 18/2015/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở, giai đoạn 2015 - 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 6 Quyết định 329/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề cương Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015 - 2025, định hướng đến năm 2030”
- 7 Thông tư 156/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 135/2008/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8 Nghị định 59/2014/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường
- 9 Thông tư 05/2014/TT-BVHTTDL sửa đổi Thông tư 12/2010/TT- BVHTTDL và Thông tư 06/2011/TT-BVHTTDL do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 10 Quyết định 2164/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Quyết định 22/2013/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 12 Nghị định 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường
- 1 Quyết định 1088/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025
- 2 Quyết định 1074/QĐ-UBND năm 2018 ban hành Quy chế quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa thể thao ở nông thôn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 3 Kế hoạch 104/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình phối hợp về “Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình trên tuyến biên giới tỉnh An Giang giai đoạn 2018-2022”
- 4 Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2016 về tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh An Giang
- 5 Quyết định 329/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề cương Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015 - 2025, định hướng đến năm 2030”
- 6 Quyết định 18/2015/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở, giai đoạn 2015 - 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành