ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 153/KH-UBND | Quảng Ninh, ngày 16 tháng 7 năm 2019 |
Căn cứ Thông tư số 31/2015/TT-BNNPTNT ngày 06/10/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi;
Căn cứ các Quyết định của Bộ Nông nghiệp và PTNT: Quyết định số 2864/QĐ-BNN-QLCL ngày 24/11/2011 quy định chỉ tiêu kiểm tra về chất lượng, an toàn thực phẩm đối với lô hàng thủy sản xuất khẩu; Quyết định số 1471/QĐ-BNN-QLCL ngày 20/06/2012 về việc sửa đổi danh mục các chỉ tiêu hóa học chỉ định kiểm nghiệm đối với lô hàng thủy sản xuất khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 2864/QĐ-BNN-QLCL ngày 24/11/2011;
Thực hiện Thông báo số 1395/TB/TU ngày 17/6/2019 của Văn phòng Tỉnh ủy về ý kiến chỉ đạo của thường trực Tỉnh ủy tại Hội nghị giao ban thường kỳ ngày 20/6/2019; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Giám sát an toàn thực phẩm đối với tôm nuôi phục vụ cho xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, giai đoạn năm 2019 - 2020, như sau:
1.1. Mục đích
- Chủ động giám sát an toàn thực phẩm (ATTP) đối với sản phẩm tôm nuôi thương phẩm (tôm sú và tôm chân trắng) trên địa bàn toàn tỉnh để phục vụ nhu cầu xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.
- Cung cấp thông tin tham chiếu trong quá trình nuôi tôm để cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành cấp chứng thư từng lô hàng xuất khẩu.
- Cảnh báo về các nguy cơ ô nhiễm hóa học, vi sinh vật gây bệnh trong quá trình nuôi, thu hoạch tôm làm căn cứ để tuyên tuyền cho chủ các cơ sở nuôi nâng cao nhận thức để tạo ra sản phẩm tôm thương phẩm bảo đảm ATTP theo yêu cầu trong nước cũng như thị trường Trung Quốc.
- Thực hiện các thủ tục truy xuất nguồn gốc theo quy định đối với tôm nuôi không bảo đảm ATTP.
1.2. Yêu cầu:
- Giám sát ATTP phải thường xuyên, có sự chỉ đạo và phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở;
- Việc giám sát ATTP phải tuân thủ quy định của Luật An toàn thực phẩm, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Y tế và Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
2.1. Đối tượng giám sát: Tôm nuôi gồm: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng.
2.2. Phạm vi giám sát:
Các vùng nuôi tôm trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó tập trung tại các địa phương có diện tích nuôi lớn gồm: Móng Cái (1.877 ha), Tiên Yên (1.007 ha) và Quảng Yên (6.819 ha), Đầm Hà (550 ha) và Hải Hà (298 ha). Tổng sản lượng tôm nuôi thương phẩm, ước đạt 16.050 tấn.
Năm 2019: Diện tích tôm nuôi được lấy mẫu 2.600 ha (chiếm 24,6 % tổng diện tích tôm nuôi thương phẩm). Sản lượng tương đương: 9.366 tấn.
Năm 2020: Diện tích tôm nuôi được lấy mẫu: 3.600 ha (chiếm 34,1% tổng diện tích tôm nuôi thương phẩm). Sản lượng tương đương: 13.920 tấn.
2.3. Thời gian thực hiện kế hoạch: 02 năm, từ tháng 7/2019 - 12/2020.
3.1. Phương thức giám sát: Lấy mẫu ngẫu nhiên, đột xuất hoặc định kỳ đối với tôm trong quá trình nuôi, lô tôm nuôi thương phẩm.
3.2. Địa điểm, tần suất, thời điểm lấy mẫu, chỉ tiêu phân tích:
- Địa điểm lấy mẫu: Tại các vùng nuôi tôm thương phẩm phục vụ cho xuất khẩu sang thị trường Trung quốc trên địa bàn Tỉnh, tập trung tại các địa phương: Móng Cái, Đầm Hà, Hải Hà, Tiên Yên và Quảng Yên.
- Tần suất, thời điểm lấy mẫu: Căn cứ vào mùa vụ sản xuất, thời điểm kinh doanh để thực hiện lấy mẫu cho phù hợp. Tập trung lấy mẫu tại thời điểm bắt đầu từ trước khi thu hoạch tôm thương phẩm 10 ngày.
+ Năm 2019: Lấy 10 đợt/địa phương. Từ tháng 7/2019 - 12/2019 (Chi tiết theo Phụ lục 1).
+ Năm 2020: Lấy 12 đợt/địa phương. Từ tháng 01/2020 - 12/2020 (Chi tiết theo Phụ lục 2).
- Chỉ tiêu kiểm nghiệm: Các chỉ tiêu thử nghiệm theo yêu cầu của thị trường Trung Quốc, gồm: Chỉ tiêu hóa học (Chloramphenycol, Nitrofuran (AOZ), Enrofloxacin) và chỉ tiêu vi sinh vật (E. Coli, Salmollena);
3.3. Lấy mẫu, bảo quản và gửi mẫu giám sát
a) Nguyên tắc chung về lấy mẫu:
Hoạt động lấy mẫu thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Xác định đúng mục đích, phạm vi, đối tượng lấy mẫu trước khi lấy mẫu.
- Ưu tiên cho những vùng nuôi tập trung, theo hình thức thâm canh, bán thâm canh sản lượng cao. Mẫu được lấy theo nguyên tắc ngẫu nhiên đảm bảo tính đại diện.
- Hoạt động lấy mẫu không gây ô nhiễm cho mẫu được lấy.
- Mẫu phải đủ khối lượng để phục vụ phân tích,
- Mẫu được niêm phong, bảo quản, vận chuyển trong điều kiện phù hợp.
- Các thông tin về mẫu phải được ghi chép đầy đủ.
Xác định đúng mục đích, phạm vi, đối tượng lấy mẫu trước khi lấy mẫu. Mẫu được lấy theo nguyên tắc ngẫu nhiên đảm bảo tính đại diện. Mẫu lấy đúng chủng loại, số lượng được quy định trong kế hoạch lấy mẫu. Hoạt động lấy mẫu không gây ô nhiễm cho mẫu được lấy. Mẫu được niêm phong, bảo quản, vận chuyển trong điều kiện phù hợp. Các thông tin về mẫu phải được ghi chép đầy đủ
b) Yêu cầu người lấy mẫu:
Có chuyên môn phù hợp, có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận về lấy mẫu hoặc chứng chỉ, giấy chứng nhận tham gia đào tạo, tập huấn có nội dung về lấy mẫu. Phải chịu trách nhiệm chính về chất lượng mẫu từ khâu chuẩn bị, lấy mẫu, bao gói, vận chuyển mẫu đến phòng kiểm nghiệm.
c) Yêu cầu chung về dụng cụ lấy mẫu, chứa mẫu, bảo quản mẫu:
Có thông số kỹ thuật phù hợp, được kiểm soát, hiệu chuẩn phù hợp. Đảm bảo không là nguồn lây nhiễm vào sản phẩm. Dụng cụ lấy và chứa mẫu phải khô, sạch, được làm bằng vật liệu phù hợp. Dụng cụ bảo quản mẫu phải sạch, khô, kín, phù hợp với khối lượng mẫu, yêu cầu bảo quản và tính chất của mẫu. Dụng cụ phải được chuẩn bị đầy đủ trước khi đi lấy mẫu tại cơ sở và phù hợp với các đối tượng mẫu cần lấy theo kế hoạch.
Các loại dụng cụ lấy mẫu, chứa mẫu, bảo quản mẫu gồm: Thùng xốp, găng tay y tế, đá lạnh bảo quản mẫu, khẩu trang y tế, quần áo Blu, Bút chuyên dùng ghi nhãn, túi bóng đựng mẫu, băng dính, dao chuyên dùng, đèn cồn và cồn, panh và kéo y tế.
d) Yêu cầu cần tuân thủ trong quá trình lấy mẫu:
Sử dụng trang phục sạch sẽ để giảm thiểu rủi ro lây nhiễm. Mang găng tay và khử trùng găng tay trước khi lấy mẫu. Chuẩn bị sẵn sàng đầy đủ dụng cụ phù hợp với đối tượng mẫu lấy trước khi thao tác lấy mẫu. Không làm lây nhiễm chéo vào mẫu nếu lấy mẫu để kiểm tra vi sinh vật. Tất cả các công đoạn đóng gói mẫu phải được thực hiện tại nơi lấy mẫu để tránh khả năng lây nhiễm. Việc ghi nhãn, niêm phong, lập biên bản lấy mẫu phải được thực hiện ngay tại hiện trường. Thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật tương ứng với từng đối tượng mẫu lấy.
g) Yêu cầu lượng mẫu được lấy:
Khối lượng mẫu phải đảm bảo theo yêu cầu của Thông tư số 14/2011/TT-BYT ngày 01/4/2011 của Bộ Y tế Hướng dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và theo yêu cầu của phòng kiểm nghiệm đảm bảo đủ khối lượng phân tích (khối lượng mẫu phòng kiểm nghiệm cần để kiểm nghiệm là phần ăn được của thực phẩm (chỉ được tính phần thịt tôm đã bỏ toàn bộ đầu, vỏ chất và nội tạng.). Khối lượng tôm nguyên liệu cần lấy: 300 gram/01 chỉ tiêu phân tích.
h) Phương pháp lấy mẫu: Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và gửi mẫu theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5276: 1990.
3.4. Phòng kiểm nghiệm thực hiện phân tích mẫu giám sát ATTP: Tại các phòng kiểm nghiệm chất lượng, ATTP đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ định.
3.5. Xử lý kết quả phân tích, thông báo/cảnh báo đến các bên liên quan
- Thông báo/cảnh báo đến các bên liên quan: Sau khi có kết quả phân tích của Phòng Kiểm nghiệm, cơ quan chịu trách nhiệm giám sát thực hiện: Thông báo kết quả giám sát cho các cơ sở lấy mẫu, UBND các địa phương, các đơn vị liên quan và công bố trên các phương tiện thông tin (đài, báo, truyền hình, cổng thông tin điện tử) cho người dân để biết.
- Thực hiện truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm:
Đối với các mẫu giám sát không bảo đảm ATTP, cơ quan giám sát thông báo bằng văn bản tới cơ sở có mẫu không bảo đảm ATTP, yêu cầu truy xuất nguồn gốc theo quy định, thu hồi sản phẩm không bảo đảm ATTP. Đối với tôm nuôi chưa thu hoạch phải tiến hành nuôi lưu và có biện pháp giám sát ATTP, chủ cơ sở chỉ được xuất bán khi sản phẩm bảo đảm ATTP theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Điều tra nguyên nhân, thực hiện hành động khắc phục và báo cáo kết quả về cơ quan giám sát. Việc truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không bảo đảm ATTP được thực hiện theo quy định, yêu cầu cơ sở có mẫu thực phẩm vi phạm thực hiện truy xuất nguồn gốc, thu hồi sản phẩm và xử lý thực phẩm nông lâm thủy sản theo quy định tại Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BNNPTNT ngày 18/5/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không bảo đảm an toàn và Thông tư số 03/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/01/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, ATTP trong lĩnh vực thủy sản. Đồng thời, thông báo cho cơ quan chức năng địa phương được phân công quản lý ATTP tại công đoạn sản xuất kinh doanh có mẫu giám sát phát hiện không bảo đảm ATTP để có biện pháp kiểm soát phù hợp.
Trường hợp quá thời hạn yêu cầu không nhận được báo cáo kết quả điều tra nguyên nhân và thực hiện hành động khắc phục của cơ sở, cơ quan giám sát thông báo và đề nghị bằng văn bản tới cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành để tổ chức thanh tra đột xuất và xử lý vi phạm theo quy định.
- Tổng kinh phí dự kiến thực hiện 02 năm, 2019 - 2020: 618.240.000 đồng (Sáu trăm mười tám triệu hai trăm bốn mươi nghìn đồng).
Trong đó:
+ Kinh phí triển khai năm 2019: 263.660.000 đồng.
+ Kinh phí triển khai năm 2020: 354.580.000 đồng.
Bảng tổng hợp phân khai kinh phí:
ĐVT: 1.000 đồng
TT | Nội dung | ĐVT | Tổng (2019 + 2020) | Năm 2019 | Năm 2020 | |||
S.lg | Thành tiền | S.lg | Thành tiền | S.lg | Thành tiền | |||
1 | Kinh phí đi lấy mẫu | Đợt | 22 | 51.520 | 10 | 25.600 | 12 | 25.920 |
2 | Kinh phí phân tích mẫu | Mẫu | 310 | 455.700 | 130 | 191.100 | 180 | 264.600 |
3 | Kinh phí mua mẫu | Kg | 465 | 106.020 | 195 | 44.460 | 270 | 61.560 |
4 | Chi phí khác |
|
| 5.000 |
| 2.500 |
| 2.500 |
| Cộng (1+2+3+4) |
|
| 618.240 |
| 263.660 |
| 354.580 |
- Nguồn Kinh phí: 100% ngân sách Tỉnh.
5.1. Sở Nông nghiệp và PTNT
Chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch này đảm bảo đúng tiến độ, hiệu quả và quy định hiện hành.
Định kỳ hàng tháng thông báo kết quả phân tích mẫu cho các cơ quan, đơn vị và các tổ chức cá nhân có liên quan. Trường hợp kết quả kiểm nghiệm mẫu giám sát không bảo đảm ATTP thực hiện các biện pháp kiểm soát, thanh tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật; kịp thời đề xuất điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch lấy mẫu (nếu cần thiết) cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Phối hợp với Sở Tài chính trong việc thẩm định dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch này theo quy định.
Báo cáo định kỳ 6 tháng và báo cáo tổng hợp kết quả giám sát năm về Ủy ban nhân dân Tỉnh, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản theo quy định.
5.2. Sở Tài chính
Thẩm định dự toán kinh phí, tham mưu cho UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch Giám sát an toàn thực phẩm đối với tôm nuôi phục vụ cho xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc giai đoạn năm 2019 - 2020. Kiểm tra giám sát việc quản lý sử dụng và thanh quyết toán kinh phí theo quy định.
5.3. Sở Y tế, Công Thương
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai các nội dung liên quan của Kế hoạch Giám sát an toàn thực phẩm đối với tôm nuôi phục vụ cho xuất khẩu vào thị trường nước Trung Quốc giai đoạn năm 2019 - 2020
5.4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và đơn vị của địa phương chủ động phối hợp chặt chẽ với đơn vị chuyên môn của Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai thực hiện Kế hoạch, kiểm tra truy xuất nguồn gốc, thanh tra, xử lý nghiêm các trường hợp kết quả kiểm nghiệm mẫu giám sát không bảo đảm ATTP trên địa bàn.
5.5. Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản
Chấp hành nghiêm túc, đầy đủ các quy định về điều kiện bảo đảm ATTP trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Cung cấp mẫu, đầy đủ thông tin về nguồn gốc, xuất xứ của mẫu giám sát theo yêu cầu của Cơ quan giám sát; chấp hành các biện pháp giám sát, thực hiện truy xuất nguồn gốc, xác định nguyên nhân mẫu không bảo đảm ATTP, thực hiện các biện pháp khắc phục phù hợp, chủ động thực hiện thu hồi sản phẩm không bảo đảm ATTP và báo cáo kết quả cho Cơ quan giám sát.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp tham mưu báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh chỉ đạo, giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐỊA ĐIỂM, TẦN SUẤT, THỜI ĐIỂM LẤY MẪU GIÁM SÁT ATTP TÔM NUÔI XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC - NĂM 2019
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 153/KH-UBND ngày 16/7/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
TT | Nội dung | ĐVT | Móng Cái | Hải Hà | Đầm Hà | Tiên Yên | Quảng Yên | Tổng |
1 | Diện tích Tôm (Tôm Sú, tôm thẻ chân trắng) tại một số địa phương có diện tích nuôi lớn trên địa bàn tỉnh | Ha | 1.920 | 298 | 560 | 1.007 | 6.819 | 10.603 |
2 | Sản lượng | Tấn | 7.680 | 1.190 | 3.950 | 4.028 | 2.700 | 42.414 |
3 | Diện tích tôm nuôi dự kiến được lấy mẫu giám sát ATTP, từ tháng 7/2019 - 11/2019 | Ha | 1.200 | 160 | 360 | 480 | 400 | 2.600 |
4 | Sản lượng dự kiến được giám sát | Tấn | 4.800 | 640 | 1.440 | 1.920 | 158 | 8.958 |
5 | Số mẫu dự kiến lấy (1 mẫu/20 ha tôm nuôi thương phẩm) | Mẫu | 60,0 | 8,0 | 18,0 | 24,0 | 20,0 | 130,0 |
6 | Tỷ lệ diện tích được kiểm soát so với tổng diện tích nuôi | % | 62,5% | 53,8% | 64,3% | 47,7% | 5,9% | 24,5% |
ĐỊA ĐIỂM, TẦN SUẤT, THỜI ĐIỂM LẤY MẪU GIÁM SÁT ATTP TÔM NUÔI XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC - NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 153/KH-UBND ngày 16/7/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
TT | Nội dung | ĐVT | Móng Cái | Hải Hà | Đầm Hà | Tiên Yên | Quảng Yên | Tổng |
1 | Diện tích Tôm (Tôm Sú, tôm thẻ chân trắng) tại một số địa phương có diện tích nuôi lớn trên địa bàn Tỉnh | Ha | 1.877 | 298 | 550 | 1.007 | 6.819 | 10.550 |
2 | Sản lượng | Tấn | 7.508 | 780 | 2.900 | 2.162 | 2.700 | 16.050 |
3 | Diện tích tôm nuôi dự kiến được lấy mẫu giám sát ATTP, từ tháng 5/2020 - 11/2020 | Ha | 1.680 | 240 | 480 | 720 | 480,0 | 3.600 |
4 | Sản lượng dự kiến được giám sát | Tấn | 6.720 | 960 | 1.920 | 2.880 | 1.440 | 13.920 |
5 | Số mẫu dự kiến lấy (1 mẫu/20 ha tôm nuôi thương phẩm) | Mẫu | 84,0 | 12,0 | 24,0 | 36,0 | 24,0 | 180,0 |
6 | Tỷ lệ diện tích được kiểm soát so với tổng diện tích nuôi | % | 90% | 80,7% | 87,3% | 71,5% | 7,0% | 34,1% |
- 1 Kế hoạch 33/KH-UBND về đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn năm 2020 do Thành phố Hà Nội ban hành
- 2 Kế hoạch 800/KH-UBND năm 2019 về đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chính ngạch các sản phẩm chủ lực của tỉnh An Giang năm 2020 và những năm tiếp theo
- 3 Quyết định 45/2019/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và nước sinh hoạt nông thôn thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 4 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BNNPTNT năm 2018 hợp nhất Thông tư quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không bảo đảm an toàn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5 Nghị quyết 39/NQ-HĐND năm 2017 về giám sát việc thực hiện quy định pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2015-2017
- 6 Quyết định 687/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực an toàn thực phẩm và lĩnh vực xuất nhập khẩu thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Điện Biên
- 7 Thông tư 31/2015/TT-BNNPTNT Quy định về giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8 Quyết định 1471/QĐ-BNN-QLCL năm 2012 sửa đổi danh mục chỉ tiêu hóa học chỉ định kiểm nghiệm đối với lô hàng thủy sản xuất khẩu kèm Quyết định 2864/QĐ-BNN-QLCL do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9 Quyết định 2864/QĐ-BNN-QLCL năm 2011 quy định chỉ tiêu kiểm tra về chất lượng, an toàn thực phẩm đối với lô hàng thủy sản xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10 Thông tư 14/2011/TT-BYT hướng dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Y tế ban hành
- 11 Thông tư 03/2011/TT-BNNPTNT Quy định về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 12 Luật an toàn thực phẩm 2010
- 1 Quyết định 687/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực an toàn thực phẩm và lĩnh vực xuất nhập khẩu thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Điện Biên
- 2 Nghị quyết 39/NQ-HĐND năm 2017 về giám sát việc thực hiện quy định pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2015-2017
- 3 Quyết định 45/2019/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và nước sinh hoạt nông thôn thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 4 Kế hoạch 800/KH-UBND năm 2019 về đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chính ngạch các sản phẩm chủ lực của tỉnh An Giang năm 2020 và những năm tiếp theo
- 5 Kế hoạch 33/KH-UBND về đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn năm 2020 do Thành phố Hà Nội ban hành