ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 156/KH-UBND-NC | Nghệ An, ngày 21 tháng 03 năm 2016 |
KẾ HOẠCH
TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2016
Thực hiện Luật Đường sắt số 35/2005/QH11; Nghị định số 14/2015/NĐ-CP, ngày 13/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt; Quy chế phối hợp số 06/QCPH-BGTVT-UBND ngày 25/3/2013 giữa Bộ Giao thông vận tải với UBND tỉnh Nghệ An, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An xây dựng Kế hoạch tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường sắt trên địa bàn tỉnh, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục sâu rộng quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường sắt; nâng cao nhận thức toàn xã hội về tầm quan trọng của hành lang và quản lý hành lang đường sắt; từ đó phòng tránh tai nạn giao thông đường sắt trên địa bàn tỉnh.
2. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của các lực lượng làm công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt, lập lại trật tự, kỷ cương pháp luật trong việc giữ gìn hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, góp phần thực hiện mục tiêu giảm tai nạn giao thông năm 2016.
3. Các hoạt động được tổ chức bảo đảm thiết thực và hiệu quả, tạo được sự quan tâm của cộng đồng, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, đơn vị, địa phương và làm chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức về chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.
II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN
1. Đối tượng tuyên truyền
Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường sắt sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, nhất là người dân sinh sống gần khu vực có đường sắt đi qua.
2. Nội dung tuyên truyền
a) Các quy tắc, biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông khi đi trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt;
b) Các hành vi bị nghiêm cấm và các quy định xử phạt vi phạm hành chính về kết cấu hạ tầng giao thông, bảo vệ hành lang an toàn giao thông, phương tiện đường sắt;
c) Tiếp tục tuyên truyền các văn bản của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ Giao thông Vận tải, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về an toàn giao thông đường sắt, tiêu biểu như: Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 - 2020; Quy chế phối hợp số 06/QSPH-BGTVT-UBND ngày 25/3/2013 giữa Bộ Giao thông Vận tải với UBND tỉnh Nghệ An; Kế hoạch số 572/KH-UBND-NC ngày 25/10/2014 của UBND tỉnh về việc lập lại hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 - 2020...
d) Các hành vi bị nghiêm cấm và các quy định xử phạt vi phạm hành chính khi sử dụng phương tiện đường sắt.
3. Hình thức tuyên truyền
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: phát thanh, truyền hình, báo viết, báo mạng; tăng cường tin, bài, phóng sự, chuyên mục, clip, phim tài liệu…tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường sắt;
- Tuyên truyền trực quan qua việc xây dựng các cụm cổ động, pano, áp phích...tại các đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; phát hành banner, tờ rơi, sách nhỏ...tới các khu dân cư xung quanh khu vực có đường sắt đi qua;
- Tổ chức tọa đàm, đối thoại, các buổi nói chuyện, họp khu dân cư, hệ thống phát thanh cơ sở tại khối, xóm, khu dân cư ... với chủ đề về các quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường sắt, hậu quả do tai nạn giao thông đường sắt gây ra và các biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông đường sắt;
- Phối hợp ngành đường sắt nghiên cứu lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu, biển báo hiệu, hệ thống phát thanh tuyên truyền... tại các điểm giao cắt giữa đường bộ với đường sắt.
- Vận động và triển khai thực hiện các phong trào bảo vệ trật tự an toàn giao thông đường sắt như: “Em yêu đường sắt quê em”; “Thanh niên tình nguyện cảnh giới đường ngang”, Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh, Hội cựu chiến binh tỉnh...tham gia bảo đảm an toàn giao thông đường sắt...
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh
- Phối hợp các Sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội, UBND các địa phương có đường sắt đi qua tổ chức tọa đàm, đối thoại...về các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt, phòng tránh tai nạn giao thông tại các đường ngang giao cắt với đường sắt.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan xây dựng nội dung tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường sắt, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt để in ấn, phát hành, sử dụng thống nhất.
- Phối hợp ngành đường sắt lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu, biển báo hiệu, hệ thống phát thanh tuyên truyền... tại các điểm giao cắt giữa đường bộ với đường sắt.
- Đôn đốc, hướng dẫn các sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội, UBND các địa phương có đường sắt đi qua tổ chức thực hiện Kế hoạch; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
2. Công an tỉnh
- Phối hợp các Sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội tổ chức tập huấn, tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường sắt, nhất là cán bộ, nhân dân, học sinh tại các địa phương có tuyến đường sắt đi qua;
- Phối hợp các cơ quan báo chí, truyền thông xây dựng các tin, bài, phóng sự...tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông, lập lại trật tự hành lang giao thông đường sắt.
3. Sở Giao thông Vận tải
- Phối hợp các Sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội tổ chức tập huấn, tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường sắt, nhất là cán bộ, nhân dân, học sinh tại các địa phương có tuyến đường sắt đi qua;
- Phối hợp các đơn vị quản lý đường sắt công bố công khai, tuyên truyền rộng rãi các chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, phạm vi bảo vệ hành lang an toàn đường sắt đã được phê duyệt.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo tại các địa phương có đường sắt đi qua tăng cường tuyên truyền quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường sắt trong nhà trường.
- Chủ trì, phối hợp Ban An toàn giao thông tỉnh, ngành đường sắt, UBND các địa phương có đường sắt đi qua đẩy mạnh triển khai các phong trào “Em yêu đường sắt quê em”, “Thiếu nhi bảo vệ đường sắt”...thông qua các hoạt động như: ký cam kết nghiêm chỉnh chấp hành quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường sắt, tổ chức diễu hành, làm vệ sinh văn hóa mặt đường sắt, thi tìm hiểu quy định pháp luật về đường sắt... góp phần nâng cao ý thức bảo vệ công trình, hành lang an toàn giao thông đường sắt của các em học sinh.
5. Sở Thông tin và Truyền thông; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh
Tăng cường thời lượng, tin, bài, phóng sự,...tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường sắt; nguyên nhân và giải pháp phòng tránh tai nạn giao thông khi đi trên đường bộ giao cắt với đường sắt; phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường sắt; biểu dương những tập thể, cá nhân tích cực tham gia công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt.
6. UBND các huyện, thành, thị có đường sắt đi qua
- Chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội tổ chức tập huấn, tọa đàm, đối thoại, hội nghị tuyên truyền...về các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt, phòng tránh tai nạn giao thông tại các đường ngang giao cắt với đường sắt.
- Chỉ đạo UBND cấp xã có đường sắt đi qua tăng cường tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh, tổ chức quán triệt tại các buổi họp thôn, xóm, khu dân cư đẩy mạnh các phong trào bảo vệ đường sắt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông tại địa phương, góp phần bảo vệ đường sắt và phòng ngừa tai nạn đường sắt.
- Tổ chức ký cam kết chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường sắt, cụ thể như: không lấn chiếm và tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt; không đặt chướng ngại vật lên đường sắt, trộm cắp vật tư phụ kiện đường sắt; không tự ý mở đường đi qua đường sắt; không chăn thả gia súc, phơi nông sản trên đường sắt....
- Phối hợp các đơn vị liên quan công bố công khai mốc chỉ giới bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn đường sắt cho nhân dân trên địa bàn được biết và thực hiện.
- Xử lý nghiêm, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp tự ý mở đường ngang trái phép để răn đe, giáo dục chung.
7. Đề nghị Công ty TNHH MTV Quản lý đường sắt Nghệ Tĩnh
- Phối hợp UBND các địa phương có đường sắt đi qua hướng dẫn, tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường sắt, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt.
- Phối hợp các cơ quan liên quan tại địa phương nghiên cứu lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu, biển báo hiệu, hệ thống phát thanh tuyên truyền... tại các điểm giao cắt giữa đường bộ với đường sắt; tiếp tục triển khai chương trình hành động “Em yêu đường sắt quê em”, các phong trào bảo vệ đường sắt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông tại địa phương.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức đoàn thể - xã hội cấp tỉnh:
- Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường sắt, các nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa tai nạn giao thông đường sắt …tới cán bộ, hội viên, đoàn viên, nhất là tại các địa phương có đường sắt đi qua.
- Phối hợp UBND các cấp vận động và triển khai thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt qua các phong trào như: “Thanh niên tình nguyện cảnh giới đường ngang”, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh...tham gia bảo đảm an toàn giao thông đường sắt...Huy động hội viên, đoàn viên tình nguyện tham gia cảnh giới đường sắt, thành lập các tổ tự quản bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt trong các dịp cao điểm.
Yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh liên quan, UBND các địa phương có đường sắt đi qua triển khai thực hiện nghiêm túc và định kỳ hàng tháng báo cáo kết quả về UBND tỉnh (qua Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh) theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 1837/QĐ-UBND phê duyệt phân bổ giao kế hoạch kinh phí thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2016
- 2 Chỉ thị 05/CT-UBND về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2016 trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 3 Nghị định 14/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt
- 4 Quyết định 45/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại vị trí xảy ra ách tắc giao thông do thiên tai gây nên trên tuyến đường thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An
- 5 Quyết định 994/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Chỉ thị 28/2011/CT-UBND về tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn do tỉnh Nghệ An ban hành
- 7 Quyết định 23/2008/QĐ-UBND quy định về thu nộp, quản lý, sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông, trật tự công cộng tại lực lượng công an cấp xã do tỉnh Nghệ An ban hành
- 8 Luật Đường sắt 2005
- 1 Chỉ thị 28/2011/CT-UBND về tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn do tỉnh Nghệ An ban hành
- 2 Quyết định 23/2008/QĐ-UBND quy định về thu nộp, quản lý, sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông, trật tự công cộng tại lực lượng công an cấp xã do tỉnh Nghệ An ban hành
- 3 Quyết định 45/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại vị trí xảy ra ách tắc giao thông do thiên tai gây nên trên tuyến đường thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An
- 4 Chỉ thị 05/CT-UBND về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2016 trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 5 Quyết định 1837/QĐ-UBND phê duyệt phân bổ giao kế hoạch kinh phí thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2016
- 6 Kế hoạch 198/KH-UBND năm 2021 thực hiện việc thu hẹp, giảm, xóa bỏ lối đi tự mở và các vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế