ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1589/KH-UBND | Quảng Ninh, ngày 28 tháng 3 năm 2016 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI TUYÊN TRUYỀN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-TU ngày 27/10/2010 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình xây dựng nông thôn mới đến năm 2020; Kết luận số 93-KL/TU ngày 23/9/2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 27/10/2010 về “Xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020”;
Căn cứ Quyết định số 775/QĐ-UBND ngày 18/3/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới Tỉnh, giai đoạn 2010 - 2020; Kế hoạch số 950/KH-UBND ngày 01/3/2016 của UBND Tỉnh triển khai nhiệm vụ Chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2016.
Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành kế hoạch tuyên truyền Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2016 - 2020 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nâng cao hơn nữa nhận thức nhận thức của các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân trong tỉnh về mục đích, ý nghĩa, cách làm xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ các cấp, phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong việc tham gia thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra về xây dựng nông thôn mới.
- Tập trung tuyên truyền làm thay đổi căn bản tư duy, nhận thức của cán bộ và người dân khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo, nhất là ở các xã đặc biệt khó khăn nhằm xóa bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại, các phong tục tập quán lạc hậu về sản xuất, đời sống, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, ăn ở hợp vệ sinh; xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở các khu dân cư.
Nội dung, hình thức tuyên truyền cần phải được thường xuyên đổi mới, trong đó phát huy hơn nữa vai trò của hệ thống thông tin, truyền thông của tỉnh và các địa phương trong việc tuyên truyền cổ vũ các phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới. Tăng cường đối thoại để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân; khai thác tốt các trang mạng xã hội để tuyên truyền có hiệu quả về Chương trình xây dựng nông thôn mới đến các tầng lớp nhân dân.
II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN
1. Tuyên truyền các chủ trương, chính sách, các Nghị quyết mới của Đảng, Nhà nước, các văn bản, hướng dẫn của Ban chỉ đạo, các Bộ, Ban, Ngành Trung ương liên quan đến Chương trình xây dựng nông thôn mới.
2. Tập trung tuyên truyền tốt hơn nữa các cơ chế, chính sách của Trung ương, của Tỉnh và các địa phương liên quan đến nhóm các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới áp dụng trên địa bàn tỉnh, trong đó tuyên truyền rộng rãi các chính sách về thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, chính sách liên quan đến hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.
3. Tuyên truyền về những thành quả đạt được, những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn sau 5 năm triển khai xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011- 2015; đồng thời tuyên truyền về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2016 - 2020. Tuyên truyền về ý nghĩa, mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng Nông thôn tiên tiến và xây dựng Thôn nông thôn mới.
4. Thường xuyên tuyên truyền, phản ánh các tấm gương tập thể, cá nhân điển hình, các gương người tốt việc tốt trong phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; phong trào xây dựng “Xã nông thôn mới, Phường, Thị trấn văn hóa”. Tuyên truyền các cách làm hay, sáng tạo trong Chương trình xây dựng nông thôn mới.
5. Tuyên truyền về Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP Quảng Ninh)”; tuyên truyền quảng bá các sản phẩm nông sản, các sản phẩm thương hiệu của tỉnh Quảng Ninh và các địa phương; làm cho người dân thay đổi mạnh mẽ tư duy, nhận thức về phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
III. HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN
1. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, truyền thông
1.1. Tuyên truyền trên Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh và địa phương
- Tiếp tục duy trì chuyên mục “Nông thôn mới Quảng Ninh- Hội tụ và lan tỏa” phát sóng hằng ngày trên QTV1, QTV3. Tăng thời lượng phát sóng, đồng thời thường xuyên đổi mới, tăng tính hấp dẫn và nâng cao hơn nữa chất lượng các bản tin, phóng sự truyền hình về xây dựng nông thôn mới, về chương trình OCOP Quảng Ninh.
- Nghiên cứu mở chuyên mục đối thoại, tọa đàm về nông thôn mới trên QTV1 nhằm tuyên truyền các cơ chế, chính sách của Trung ương và của tỉnh như: Chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; các chính sách về hỗ trợ phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn; chính sách về phát triển sản phẩm OCOP; các chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết trong xây dựng NTM...
- Các Đài Truyền thanh Truyền hình địa phương tăng thời lượng tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới. Tích cực đưa thông tin từ cơ sở, nhất là cổ vũ phong trào xây dựng nông thôn mới ở các xã khó khăn trong tỉnh.
1.2. Tuyên truyền trên báo Quảng Ninh (Báo giấy và báo điện tử)
- Trên báo giấy hằng ngày dành 01 trang chuyên đề về “Xây dựng nông thôn mới”, phản ánh mọi mặt về việc thực hiện phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới, về chương trình OCOP, trong đó ưu tiên tuyên truyền về các sản phẩm có thể mạnh của các địa phương.
- Trên báo điện tử tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng chuyên mục Nông thôn mới, phản ánh sinh động và kịp thời tình hình xây dựng nông thôn mới trong toàn tỉnh, trong đó tăng thời lượng tuyên truyền cho các xã, thôn, bản khu vực các xã khó khăn trên địa bàn tỉnh. Mở rộng hệ thống cộng tác viên cơ sở nhằm cập nhật kịp thời thông tin từ các địa phương.
1.3. Tuyên truyền trên Cổng thông tin điện tử của Tỉnh, các ngành và hệ thống phát thanh các địa phương
Cổng thông tin điện tử của Tỉnh, các ngành và địa phương tăng thời lượng các tin bài phản ánh về xây dựng NTM. Cải tiến phương pháp đưa tin, bài, ảnh theo hướng ngắn gọn, súc tích, tăng tính hấp dẫn cho người đọc.
1.4. Tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của xã, các thôn, bản.
UBND các địa phương chỉ đạo các đơn vị chức năng hướng dẫn thành lập các tổ truyền thông của xã. Củng cố, trang bị hệ thống loa, đài đảm bảo 100% hộ dân trong thôn nghe được các bản tin phát thanh hàng ngày.
1.5. Tuyên truyền trên các kênh truyền thông của Trung ương, các trang mạng xã hội.
- Các sở, ngành, đoàn thể được phân công hợp tác với các cơ quan báo chí của Trung ương dành thời lượng thỏa đáng tuyên truyền về các lĩnh vực liên quan đến kết quả thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.
- Nghiên cứu chắt lọc đưa thông tin về xây dựng nông thôn mới, nhất là các thông tin quảng bá sản phẩm OCOP lên các trang mạng xã hội như Facebook, YouTube...
2. Tuyên truyền trên các ấn phẩm
2.1. Phát hành bản tin Nông thôn mới và bản tin các sở, ngành, đoàn thể
- Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng bản tin Nông thôn mới do Ban Xây dựng NTM chủ trì phát hành hằng tháng. Tập trung các bài viết, các chuyên đề hướng vào thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020.
- Các Sở, ngành, đoàn thể hiện đang duy trì phát hành Bản tin nội bộ cần thường xuyên đưa các tin, bài về xây dựng nông thôn mới trên Bản tin của đơn vị, góp phần thúc đẩy công tác tuyên truyền nông thôn mới đến với đoàn viên, hội viên và các đối tượng xã hội.
2.2. Tuyên truyền trên các pano, khẩu hiệu, áp phích, tờ rơi, tờ gấp
- Các địa phương rà soát hệ thống các pano, khẩu hiệu về xây dựng NTM đã có trên địa bàn, chỉnh trang, thay thế các pano, khẩu hiệu đã cũ hỏng. Bổ sung các pano, khẩu hiệu mới theo nội dung Chương trình xây dựng nông thôn mới của giai đoạn 2016 -2020.
- In ấn các áp phích, tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới, nhất là tuyên truyền các văn bản, chính sách liên quan đến hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, bảo vệ môi trường...
3. Tuyên truyền qua các Hội nghị, hội thảo, đối thoại, tọa đàm.
Các Sở, ngành, đoàn thể phối hợp chặt chẽ với Ban Xây dựng nông thôn mới và các địa phương thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại, tọa đàm với người dân, lắng nghe tâm tư nguyện vọng, giải đáp những thắc mắc, tháo gỡ khó khăn cho cơ sở. Đồng thời phát huy tính dân chủ, bàn bạc với người dân để quyết định những chủ trương chính sách liên quan đến xây dựng nông thôn mới.
4. Tuyên truyền thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật
4.1. Tuyên truyền thông qua việc tổ chức các trại sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật, hội họa, nhiếp ảnh, thơ ca, hò vè... về chủ đề xây dựng nông thôn mới và phổ biến rộng rãi đến công chúng.
4.2. Lồng ghép các hoạt động liên hoan văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; các hội thi, hội diễn nhằm tuyên truyền, cổ vũ, động viên người dân nông thôn hăng hái thi đua xây dựng nông thôn mới; xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.
4.3. Lồng ghép Tổ chức thi sáng tác logo, biểu trưng về Chương trình xây dựng nông thôn mới, nhằm khẳng định thương hiệu, quảng bá rộng rãi hình ảnh nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh trong xã hội.
Kinh phí tuyên truyền hằng năm được trích từ nguồn ngân sách tỉnh chi cho Chương trình xây dựng nông thôn mới; đồng thời khai thác các nguồn kinh phí xã hội hóa; các địa phương cân đối bố trí nguồn ngân sách hằng năm cho công tác tuyên truyền và các nguồn vốn hợp pháp khác.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Xây dựng nông thôn mới tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đoàn thể, địa phương và các cơ quan truyền thông tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch này theo chức năng nhiệm vụ được giao.
- Tiếp tục hợp tác có hiệu quả với các cơ quan truyền thông của tỉnh mà nòng cốt là Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Ninh, Cổng thông tin điện tử tỉnh; các cơ quan thường trú báo Trung ương trên địa bàn, nhất là Báo Nông nghiệp Việt Nam, Báo Nông thôn ngày nay tăng cường tuyên truyền tạo sự chuyển biến mới về nhận thức đến các tầng lớp nhân dân và cán bộ trên địa bàn.
- Tiếp tục đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng Bản tin Nông thôn mới phát hành hằng tháng; chủ trì in ấn các tờ rơi, tờ gấp, tài liệu tuyên truyền liên quan đến chủ trương, cơ chế chính sách về xây dựng NTM. Duy trì và nâng cao chất lượng tuyên truyền trên Cổng thông tin điện tử của Ban Xây dựng nông thôn mới và Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP).
- Chủ trì phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức Trại sáng tác các tác phẩm Văn học nghệ thuật, thi sáng tác logo và bài hát Nông thôn mới nhằm góp phần quảng bá rộng rãi hình ảnh Chương trình Nông thôn mới Quảng Ninh.
- Hằng năm tổng hợp nhu cầu chi kinh phí cho công tác tuyên truyền của các Sở, ngành, đoàn thể, các cơ quan truyền thông báo cáo UBND tỉnh xem xét hỗ trợ.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch này. Định kỳ hằng quý tổng hợp tình hình kết quả nhiệm vụ tuyên truyền của các Sở, ngành, đoàn thể, địa phương và các cơ quan truyền thông báo cáo Ban chỉ đạo tỉnh và UBND tỉnh.
2. Sở Thông tin và Truyền thông: Theo dõi giám sát tình hình triển khai Kế hoạch tuyên truyền của các cơ quan Báo, Đài, Cổng thông tin điện tử tỉnh và các cơ quan, tổ chức chính trị-xã hội trong tỉnh; hướng dẫn thủ tục và cấp phép theo thẩm quyền xuất bản ấn phẩm phục vụ công tác tuyên truyền về Chương trình xây dựng nông thôn mới.
3. Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh: Chủ trì tổ chức các trại sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật, hội họa, nhiếp ảnh, thơ ca, hò vè.. . về chủ đề xây dựng nông thôn mới và phối hợp với các cơ quan truyền thông phổ biến rộng rãi đến với công chúng. Phối hợp với Ban Xây dựng nông thôn mới tổ chức thi sáng tác logo và bài hát Nông thôn mới nhằm góp phần quảng bá rộng rãi hình ảnh Chương trình Nông thôn mới Quảng Ninh.
4. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch: Tổ chức các hoạt động liên hoan văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; các hội thi, hội diễn nhằm tuyên truyền, cổ vũ, động viên người dân nông thôn hăng hái thi đua xây dựng nông thôn mới; chỉ đạo tổ chức có hiệu quả các hoạt động ở các Nhà văn hóa xã, thôn; xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới.
5. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc Nhà nước tỉnh tham mưu, thẩm định Kế hoạch kinh phí chi cho công tác tuyên truyền giai đoạn 2016 - 2020.
6. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh: Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng Chương trình “Nông thôn mới Quảng Ninh- Hội tụ và lan tỏa” phát trên QTV1, QTV3 hằng ngày. Thường xuyên cập nhật theo dõi đưa tin về hoạt động của Ban chỉ đạo tỉnh và các địa phương về xây dựng nông thôn mới. Nghiên cứu xây dựng chuyên mục đối thoại hoặc tọa đàm về các chủ trương, chính sách và các vấn đề liên quan đến các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới phát trên QTV1.
7. Báo Quảng Ninh: Duy trì và nâng cao chất lượng chuyên mục Nông thôn mới trên báo giấy và báo điện tử. Thường xuyên cập nhật, theo dõi đưa tin về hoạt động của Ban chỉ đạo tỉnh và các địa phương về xây dựng nông thôn mới. Rà soát, đánh giá và nâng cao hiệu quả việc cấp báo Quảng Ninh cho các Nhà văn hóa thôn trên địa bàn tỉnh.
8. Cổng thông tin điện tử tỉnh: Thường xuyên cập nhật, theo dõi đưa tin về hoạt động của Ban chỉ đạo tỉnh và các địa phương về xây dựng nông thôn mới.
9. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh xây dựng Kế hoạch tuyên truyền về Chương trình xây dựng nông thôn mới đến đoàn viên, hội viên của mình. Vận động nhân dân trong tỉnh, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo, các xã đặc biệt khó khăn nhằm xóa bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại, các phong tục tập quán lạc hậu, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, ăn ở hợp vệ sinh; xây dựng tính cần cù, tự lực và tinh thần hợp tác trong sản xuất và thực hiện các tiêu chí nông thôn mới.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng Kế hoạch tuyên truyền Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn giai đoạn 5 năm 2016-2020 và năm 2016 báo cáo UBND tỉnh qua Ban Xây dựng nông thôn mới trong quý I/2016. Phân công cụ thể các phòng, ban chức năng, các đoàn thể chính trị làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới.
11. Đề nghị Mặt trận tổ quốc và các Đoàn thể Tỉnh: Chủ động tích cực phối hợp tham gia, chỉ đạo các cơ sở phối hợp tốt với chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới.
Ủy ban nhân dân Tỉnh yêu cầu các sở, ngành và UBND các địa phương tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 2664/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch truyền thông, thông tin tuyên truyền thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 2 Quyết định 33/2017/QĐ-UBND sửa đổi Điều 1 Quyết định 46/2016/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Kiên cố hóa kênh mương thủy lợi gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020
- 3 Quyết định 31/2017/QĐ-UBND quy định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện một số nội dung xây dựng nông thôn mới trên địa bàn cấp xã và khen thưởng công trình phúc lợi cho huyện, xã đạt chuẩn nông thôn mới, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020
- 4 Kế hoạch 1948/KH-UBND năm 2017 về truyền thông, thông tin tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2017–2020
- 5 Quyết định 880/QĐ-UBND năm 2017 bãi bỏ Quyết định 1558/QĐ-UBND Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 tỉnh Bình Phước
- 6 Quyết định 775/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 1 Quyết định 880/QĐ-UBND năm 2017 bãi bỏ Quyết định 1558/QĐ-UBND Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 tỉnh Bình Phước
- 2 Quyết định 31/2017/QĐ-UBND quy định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện một số nội dung xây dựng nông thôn mới trên địa bàn cấp xã và khen thưởng công trình phúc lợi cho huyện, xã đạt chuẩn nông thôn mới, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020
- 3 Quyết định 33/2017/QĐ-UBND sửa đổi Điều 1 Quyết định 46/2016/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Kiên cố hóa kênh mương thủy lợi gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020
- 4 Kế hoạch 1948/KH-UBND năm 2017 về truyền thông, thông tin tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2017–2020
- 5 Quyết định 2664/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch truyền thông, thông tin tuyên truyền thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Đắk Lắk ban hành