Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 159/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 13 tháng 5 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu giai đoạn 2016 - 2020

Số xã đạt chuẩn NTM: Tính đến cuối năm 2020, toàn Tỉnh có 76/115[1] xã đã được Uỷ ban nhân dân (UBND) Tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM. Đồng thời, có 14 xã đạt từ 14 - 15 tiêu chí, 04 xã đạt từ 16 - 18 tiêu chí. Bên cạnh đó, ngày 29/4/2021, Uỷ ban nhân dân Tỉnh đã ban hành Quyết định số 502/QĐ-UBND-HC về việc công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020 thêm 22 xã trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (trong đó, có 01 xã công nhận lại - xã Thường Lạc, do đầu năm 2020 xã Thường Thới Hậu B sáp nhập với xã Thường Lạc), đạt chỉ tiêu Kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020.

Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao: theo báo cáo của các địa phương, trong tổng số 14 xã đăng ký thực hiện xã NTM nâng cao có 05 xã đạt 19/19 tiêu chí; 08 xã đạt từ 17 - 18 tiêu chí; 01 xã đạt 14 tiêu chí. Bình quân chung số tiêu chí đạt 17,5 tiêu chí/xã. Tuy nhiên, kết quả thẩm tra hồ sơ của 05 xã (Tân Nhuận Đông - huyện Châu Thành; Mỹ Đông, Thanh Mỹ - huyện Tháp Mười, Định Yên, Bình Thành - huyện Lấp Vò) tự đánh giá đạt 19 tiêu chí, cả 05 xã đều chưa đạt chuẩn xã nâng cao.

Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí xã NTM kiểu mẫu (03 xã: Mỹ Đông, Bình Thạnh và Định Yên): Bình quân chung đạt 6 tiêu chí/xã[2].

Đối với đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM/đạt chuẩn huyện NTM: có 04 đơn vị hoàn thành nhiệm vụ NTM (thành phố Sa Đéc, thành phố Cao Lãnh, thành phố Hồng Ngự và huyện Tháp Mười). Đến cuối năm 2020 có huyện Cao Lãnh và huyện Châu Thành đạt 100% số xã đạt chuẩn NTM; riêng huyện Cao Lãnh đang hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị xét công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2020.

- Chương trình OCOP: năm 2020, toàn Tỉnh có 99 sản phẩm của 42 chủ thể[3] được công nhận sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao đến 4 sao (gồm 34 sản phẩm đạt 4 sao; 65 sản phẩm đạt 3 sao). Luỹ kế, đến thời điểm hiện nay có 161 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao và 4 sao. Trong đó có 57 sản phẩm đạt 4 sao và 104 sản phẩm đạt 03 sao. Đặc biệt, có 03 sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn đạt hạng 3 sao đầu tiên và 04 sản phẩm OCOP tiềm năng để đề nghị Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia xem xét công nhận sản phẩm OCOP đạt hạng 5 sao[4].

- Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn: tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2020 giảm còn 1,28%, vượt chỉ tiêu kế hoạch (2,78%); 100% hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh, đạt chỉ tiêu kế hoạch, 90% người dân tham gia bảo hiểm y tế, đạt chỉ tiêu kế hoạch.

- Có 115/115 xã đạt tiêu chí về Quy hoạch, Thủy lợi, Điện, Trường học, Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, Thông tin và truyền thông, Lao động có việc làm, Giáo dục và đào tạo, Văn hoá, Quốc phòng và An ninh. Các địa phương đã tập trung hỗ trợ thành lập, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp, giải thể các hợp tác xã yếu kém, toàn Tỉnh có 114 xã đạt tiêu chí số 13 về Tổ chức sản xuất.

2. Kết quả huy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình

Giai đoạn 2016 - 2020: toàn Tỉnh đã huy động hơn 35.294,152 tỷ đồng để thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới. Trong đó:

- Vốn đầu tư trực tiếp Chương trình: 2.227,638 tỷ đồng, gồm:

Vốn Trung ương: 1.074,67 tỷ đồng (trong đó: vốn đầu tư phát triển 741,27 tỷ đồng, vốn sự nghiệp Trung ương 243,4 tỷ đồng, trái phiếu Chính phủ 90 tỷ đồng).

Ngân sách địa phương: 1.152,968 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Tỉnh 724,8 tỷ đồng và ngân sách huyện, xã 428,168 tỷ đồng.

- Vốn lồng ghép : 4.916,506 tỷ đồng.

- Vốn tín dụng (dư nợ bình quân cho vay xây dựng NTM): 26.170,2 tỷ đồng.

- Vốn huy động từ doanh nghiệp: 902,975 tỷ đồng.

- Huy động từ cộng đồng dân cư và vốn khác: 1.076,833 tỷ đồng.

(Chi tiết xem phụ lục 1 đính kèm)

3. Đánh giá chung

3.1. Mặt được

- Công tác triển khai, thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền. Trong giai đoạn 2016 - 2020, với quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng NTM đã đề ra, nhiều xã diện đã phấn đấu đạt chuẩn NTM, nhiều huyện đã có 100% số xã đạt chuẩn NTM.

- UBND Tỉnh, Ban Chỉ đạo Tỉnh đã chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai kịp thời các văn bản của Trung ương về Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới; các sở, ngành Tỉnh và địa phương tích cực, chủ động xây dựng, triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả Chương trình.

- Tiếp tục phát huy tốt hiệu quả của các mô hình phát triển, gắn kết cộng đồng như: mô hình cộng đồng dân cư quản lý xây dựng NTM, mô hình Hội quán, mô hình nhà nước cấp vật tư, người dân đóng góp ngày công lao động trong xây dựng các công trình nông thôn gắn với nhu cầu sản xuất, dân sinh;...

3.2. Những hạn chế và khó khăn

- Hoạt động thông tin tuyên truyền một số địa phương còn thiếu tính sáng tạo; chậm đổi mới về nội dung và hình thức nên chưa thu hút nhiều sự quan tâm, nhiệt tình hưởng ứng của người dân.

- Nhu cầu vốn đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật ở các địa phương khá lớn, nhưng việc xã hội hóa, huy động các nguồn lực trong xã hội còn hạn chế, vì thế hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn còn yếu và thiếu.

- Một số địa phương đã được công nhận đạt chuẩn NTM còn chủ quan, thiếu kiểm tra giám sát việc duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí, đặc biệt là có một số địa phương để tái diễn công trình nhà tiêu không hợp vệ sinh.

- Nhiều địa phương chưa chủ động xây dựng, thực hiện các mô hình mới để tạo nét riêng và phù hợp với nhu cầu của người dân tại địa bàn quản lý; chủ yếu thực hiện và nhân rộng các mô hình làm điểm do cấp trên phát động.

- Nhận thức về bảo vệ môi trường của một số bộ phận cộng đồng dân cư vẫn còn hạn chế, nhất là các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa,... Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức còn gặp một số khó khăn do phong tục, tập quán, văn hóa và thói quen của một bộ phận dân cư trong việc xả nước thải, chất thải gây ô nhiễm môi trường.

- Hạ tầng bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập: hệ thống thu gom, xử lý rác thải; hệ thống cung cấp nước sạch; hệ thống thoát và xử lý nước thải; nghĩa trang, nghĩa địa chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

- Công tác theo dõi, cập nhật và tổng kết huy động nguồn lực từ người dân, tổ chức xã hội chưa chặt chẽ; thiếu sơ kết, tổng kết, đánh giá các phong trào đã phát động cấp cơ sở để rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện Chương trình.

II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung

Tiếp tục thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng NTM theo hướng nâng cao vai trò tự quản của cộng đồng dân cư trên tinh thần tự lực, chăm chỉ và hợp tác; tiếp tục gắn kết chặt chẽ Chương trình gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và giảm nghèo bền vững, tạo nền tảng vững chắc để thực hiện Chương trình trong giai đoạn 2021 - 2025.

1.2. Một số chỉ tiêu cụ thể

- Về số xã đạt chuẩn NTM: có 90% xã đạt chuẩn NTM. Trong đó, có ít nhất 30% xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 10% xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu[5].

- Về huyện đạt chuẩn NTM: có thêm 06 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn huyện NTM và chọn huyện Tháp Mười làm điểm, phấn đấu đến năm 2025 huyện Tháp Mười đạt chuẩn huyện NTM nâng cao.

- Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân[6]:

Thu nhập bình quân đầu người/năm khu vực nông thôn: đến 2025 đạt 1,6 lần (tương đương 72,96 triệu đồng).

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025: < 3%.

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế: 95%.

Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch: 98%.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 79%.

Duy trì, nâng chất, đồng thời phát huy có hiệu quả các tiêu chí đối với các xã được công nhận nông thôn mới trong giai đoạn 2011 - 2020.

(Chi tiết xem Phụ lục 2,3,4,5 )

2. Dự kiến nguồn lực và khả năng huy động nguồn lực thực hiện Chương trình trung hạn giai đoạn 2021 - 2025

2.1. Dự kiến tổng nhu cầu vốn ngân sách Trung ương (bao gồm: vốn đầu tư, vốn sự nghiệp) và khả năng cân đối, bố trí vốn đối ứng từ ngân sách địa phương[7]

- Dự kiến nhu cầu vốn giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình khoảng 8.032,163 tỷ đồng[8], trong đó:

Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ: 1.158 tỷ đồng (trong đó: vốn đầu tư phát triển 900 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 258 tỷ đồng).

Vốn ngân sách địa phương([9]): 1.123,4 tỷ đồng.

Vốn lồng ghép: 5.125,763 tỷ đồng.

Vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư: 625 tỷ đồng.

2.2. Khả năng huy động các nguồn lực khác ngoài ngân sách đầu tư thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2025 (tín dụng, doanh nghiệp, huy động người dân và cộng đồng đóng góp)

- Tỉnh tiếp tục ưu tiên bố trí ngân sách địa phương các cấp và huy động, lồng ghép các nguồn lực thực hiện chương trình để đối ứng với ngân sách Trung ương hỗ trợ.

- Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển, hỗ trợ sau đầu tư và được ưu đãi đầu tư theo quy định pháp luật; các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư.

- Phát huy vai trò chủ thể của người dân trong việc tham gia xây dựng NTM phải đảm bảo theo phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”.

3. Nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện (chi tiết xem Phụ lục 7)

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Trách nhiệm các sở, ngành Tỉnh

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng NTM và Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng kế hoạch vốn, phân bổ vốn thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới hàng năm theo kế hoạch trung hạn của Tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trình UBND Tỉnh quyết định.

- Trên cơ sở chỉ tiêu phấn đấu, nhiệm vụ và nguồn vốn ngân sách hàng năm được Thủ tướng Chính phủ giao, chủ trì, phối hợp với các sở, ngành Tỉnh liên quan tham mưu cho UBND Tỉnh về chỉ tiêu cơ bản thực hiện Chương trình trình Hội đồng Nhân dân Tỉnh quyết định.

- Tổng hợp kết quả phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước của Chương trình trên địa bàn Tỉnh theo từng nội dung, lĩnh vực để báo cáo Ban Chỉ đạo Tỉnh, UBND Tỉnh.

- Chủ trì nghiên cứu, đề xuất việc ban hành văn bản hướng dẫn Bộ tiêu chí xây dựng NTM, NTM nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu thể hiện đầy đủ các nội dung của Chương trình phù hợp với tình hình chung của Tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất tình hình thực hiện Chương trình.

- Theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện Chương trình trên địa bàn Tỉnh.

- Thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại phụ lục 7 và các nhiệm vụ khác do Ban Chỉ đạo tỉnh phân công.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan xây dựng phương án phân bổ, lồng ghép các nguồn vốn xây dựng NTM. Tham mưu UBND Tỉnh trình Hội đồng Nhân dân Tỉnh phương án phân bổ vốn cho Chương trình theo từng giai đoạn và hàng năm.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính, thanh quyết toán, báo cáo tài chính Chương trình.

- Chủ trì, thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện cơ chế chính sách. Tổng hợp báo cáo quyết toán kinh phí Chương trình.

- Thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại phụ lục 7 và các nhiệm vụ khác do Ban Chỉ đạo Tỉnh phân công.

c) Các sở, ngành Tỉnh phụ trách tiêu chí NTM

- Phối hợp với các sở, ngành và địa phương tiến hành đôn đốc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện các nội dung liên quan đến xây dựng NTM thuộc chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của ngành được phân công tại phụ lục 7.

- Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo kết quả thực hiện tiêu chí được phân công, kết quả sử dụng nguồn vốn được giao (nếu được phân bổ vốn) gửi về Văn phòng Điều phối Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng NTM và Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Tỉnh.

d) Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp

- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai, thực hiện các chương trình, chính sách tín dụng liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; cho vay xây dựng NTM.

- Phối hợp các sở, ngành và địa phương thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về các chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn góp phần thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng NTM.

e) Cổng thông tin điện tử Đồng Tháp, Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp, Báo Đồng Tháp tuyên truyền phục vụ yêu cầu của Chương trình.

f) Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội Tỉnh

- Tiếp tục tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Phát huy hơn nữa tinh thần đoàn kết, sáng tạo tự quản của Nhân dân trong xây dựng NTM, đẩy mạnh hoạt động giám sát, phản biện xã hội về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tiếp tục vận động nguồn lực xã hội phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại, nâng cao đời sống cư dân nông thôn đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới. Đồng thời, tổ chức và hướng dẫn lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân đối với kết quả xây dựng NTM, giúp cho cấp uỷ, chính quyền và các ngành chức năng đánh giá, kiểm chứng kết quả xây dựng NTM ở từng địa phương, cơ sở.

- Xây dựng kế hoạch và phối hợp tổ chức thực hiện các phong trào thi đua, tuyên truyền xây dựng NTM trong Toàn tỉnh.

- Căn cứ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức để chủ động tham mưu, đề xuất với cấp uỷ, chính quyền giao nhiệm vụ chủ trì vận động thực hiện một số công trình, phần việc cụ thể của từng tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu.

- Phối hợp với UBND huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.

- Theo dõi, phát hiện đánh giá các mô hình làm tốt, kinh nghiệm hay, cách làm có hiệu quả để bồi dưỡng phổ biến, nhân rộng.

- Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh” và cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”.

- Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội trong thực hiện Mục tiêu quốc gia Xây dựng NTM tại địa phương.

- Tham gia thực hiện các nội dung ở Phụ lục 7.

4.2. Trách nhiệm của Ban Chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng NTM và Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp huyện, thành phố

- Căn cứ vào Kế hoạch của Ban Chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng NTM và Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Tỉnh, tiến hành phân công nhiệm vụ, hướng dẫn tổ chức triển khai Chương trình trên địa bàn.

- Chỉ đạo rà soát và điều phối kế hoạch xây dựng NTM, NTM nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu các xã trên địa bàn để phù hợp với kế hoạch xây dựng cấp huyện.

- Nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện (giao thông, thuỷ lợi, điện) đảm bảo kết nối đồng bộ với cơ sở hạ tầng của các xã trên địa bàn.

- Chỉ đạo và phân công các phòng, ban cấp huyện trực tiếp hỗ trợ các xã thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng NTM.

- Quy hoạch và thúc đẩy phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung theo hướng liên kết chuỗi giá trị phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Tỉnh.

- Tham gia thực hiện các nội dung ở Phụ lục 7.

Yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị liên quan triển khai thực hiện tốt nội dung Kế hoạch. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, khó khăn, các đơn vị báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh giải quyết kịp thời./.

 


Nơi nhận:
- VPĐP NTM Trung ương;
- TT/TU; TT/HĐND Tỉnh;
- CT, các PCT/UBND Tỉnh;
- UBMTTQ Tỉnh;
- Các sở, ban, ngành Tỉnh;
- Đài PTTH ĐT; Báo ĐT;
- Lãnh đạo VP/UBND Tỉnh;
- UBND huyện, thành phố;
- VPĐP NTMTCCNN Tỉnh;
- Lưu VT, CTTĐT Tỉnh, NC/KT(VA).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Huỳnh Minh Tuấn

 

PHỤ LỤC 1

TỔNG HỢP KẾT QUẢ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 VÀ DỰ KIẾN KẾ HOẠCH 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2021 của UBND tỉnh Đồng Tháp)

Triệu đồng

STT

Nội dung chỉ tiêu

Kết quả GĐ 2016 - 2020

Kế hoạch 2021 - 2025

 

TỔNG SỐ

35,294,152

8,032,163

I

Ngân sách Trung ương

1,074,670

1,158,000

1

Trái phiếu chính phủ

90,000

 

2

Đầu tư phát triển

741,270

900,000

3

Sự nghiệp

243,400

258,000

II

Ngân sách địa phương

1,152,968

1,123,400

1

Tỉnh

724,800

1,123,400

2

Huyện, xã

428,168

 

III

Vốn lồng ghép

4,916,506

5,125,763

IV

Vốn tín dụng

26,170,200

 

V

Vốn doanh nghiệp

902,975

 

VI

Vốn cộng đồng dân cư và vốn khác

1,076,833

625,000

 

PHỤ LỤC 2

KẾT QUẢ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NĂM 2016 - 2020 VÀ DỰ KIẾN MỤC TIÊU GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2021 của UBND tỉnh Đồng Tháp)

TT

Đối tượng

ĐVT

Kết quả thực hiện 2016 - 2020

Dự kiến mục tiêu 2021-2025

I

Cấp xã

 

 

 

1

Tổng số xã

115

115

2

Số xã đạt 19 tiêu chí

98

115

 

Trong đó:

Số xã đã có Quyết định công nhận đạt chuẩn

76

115

3

Số xã theo nhóm tiêu chí

 

 

 

-

Số xã đạt từ 15-18 tiêu chí

16

0

-

Số xã đạt 10-14 tiêu chí

1

0

-

Số xã dưới 10 tiêu chí

0

 

 

Kết quả đạt chuẩn theo từng tiêu chí

 

 

 

 

1. Số xã đạt tiêu chí Quy hoạch

 

115

115

 

2. Số xã đạt tiêu chí Giao thông

 

111

115

 

3. Số xã đạt tiêu chí Thủy lợi

 

115

115

 

4. Số xã đạt tiêu chí Điện

 

115

115

 

5. Số xã đạt tiêu chí Trường học

 

115

115

 

6. Số xã đạt tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa

 

101

115

 

7. Số xã đạt tiêu chí Cơ sở hạ tầng thương mại

 

115

115

 

8. Số xã đạt tiêu chí Thông tin và Truyền thông

 

115

115

 

9. Số xã đạt tiêu chí Nhà ở dân cư

 

112

115

 

10. Số xã đạt tiêu chí Thu nhập

 

96

115

 

11. Số xã đạt tiêu chí Hộ nghèo

 

109

115

 

12. Số xã đạt tiêu chí lao động có việc làm

 

115

115

 

13. Số xã đạt tiêu chí Tổ chức sản xuất

 

114

115

 

14. Số xã đạt tiêu chí Giáo dục và đào tạo

 

115

115

 

15. Số xã đạt tiêu chí Y tế

 

112

115

 

16. Số xã đạt tiêu chí Văn hóa

 

115

115

 

17. Số xã đạt tiêu chí Môi trường và an toàn thực phẩm

 

109

115

 

18. Số xã đạt tiêu chí Hệ thống tổ chức CT-XH vững mạnh

 

113

115

 

19. Số xã đạt tiêu chí Quốc phòng và An ninh

 

115

115

4

Số xã được công nhận đạt chuẩn nâng cao

0

53

5

Số xã được công nhận đạt chuẩn kiểu mẫu

0

8

II

Đơn vị cấp huyện

 

 

 

1

Đơn vị cấp huyện đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

đơn vị

5

11

 

Trong đó: Đã có quyết định công nhận

đơn vị

4

11

2

Đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

đơn vị

0

1

3

Đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

đơn vị

0

0

II

Một số chỉ tiêu cơ bản

 

 

 

1

Thu nhập bình quân khu vực nông thôn/người/năm

lần

1.5

1.6

2

Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều)

%

1,28%

< 3

3

Tỷ lệ người dân tham gia BHYT

%

90

95

4

Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn Quốc gia

%

85,46%

98%

 

PHỤ LỤC 3

DANH SÁCH ĐỊA PHƯƠNG ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI
(Kèm theo Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2021 của UBND tỉnh Đồng Tháp)

STT

Tên xã

Năm đạt chuẩn

Ghi chú

I

Huyện Tân Hồng

 

 

1

Tân Thành B

2017

Xã điểm 2011-2015

2

Tân Công Chí

2018

Xã điểm 2011-2015

3

An Phước

2019

Xã điểm 2016-2020

4

Tân Hộ Cơ

2020

Xã điểm 2016-2020

II

HUYỆN HỒNG NGỰ

 

 

5

Thường Phước 2

2015

Xã điểm 2011-2015

6

Long Thuận

2015

Xã điểm 2011-2015

7

Thường Lạc

2019, 2020

Xã điểm 2016-2020

8

Phú Thuận B

2020

Xã điểm 2016-2020

9

Thường Phước 1

2020

Xã điểm 2016-2020

10

Phú Thuận A

2020

Xã diện

III

THÀNH PHỐ HỒNG NGỰ

 

 

11

Tân Hội

2018

Xã điểm 2016-2020

12

Bình Thạnh

2018

Xã diện

 

HUYỆN TAM NÔNG

 

 

13

An Hòa

2016

Xã điểm 2011-2015

14

Phú Cường

2015

Xã điểm 2011-2015

15

Hòa Bình

2016

Xã điểm 2011-2015

16

Phú Đức

2019

Xã điểm 2016-2020

17

Phú Thọ

2020

Xã điểm 2016-2020

18

Tân Công Sính

2020

Xã điểm 2016-2020

V

HUYỆN THANH BÌNH

 

 

19

Tân Bình

2015

Xã điểm 2011-2015

20

Bình Thành

2015

Xã điểm 2011-2015

21

Tân Long

2019

Xã điểm 2016-2020

22

Bình Tấn

2019

Xã diện

23

Tân Hoà

2020

Xã điểm 2016-2020

24

Tân Huề

2020

Xã điểm 2016-2020

25

Tân Quới

2020

Xã điểm 2016-2020

VI

HUYỆN CAO LÃNH

 

 

26

Tân Nghĩa

2015

Xã điểm 2011-2015

27

Gáo Giồng

2015

Xã điểm 2011-2015

28

Mỹ Thọ

2015

Xã điểm 2011-2015

29

Bình Thạnh

2014

Xã điểm 2011-2015

30

An Bình

2016

Xã diện

31

Mỹ Xương

2018

Xã diện

32

Mỹ Hội

2018

Xã điểm 2016-2020

33

Mỹ Hiệp

2018

Xã diện

34

Phong Mỹ

2018

Xã điểm 2016-2020

35

Mỹ Long

2019

Xã điểm 2016-2020

36

Tân Hội Trung

2019

Xã điểm 2016-2020

37

Bình Hàng Trung

2019

Xã điểm 2016-2020

38

Bình Hàng Tây

2019

Xã diện

39

Nhị Mỹ

2019

Xã diện

40

Phương Thịnh

2020

Xã diện

41

Phương Trà

2020

Xã diện

42

Ba Sao

2020

Xã diện

VII

TP CAO LÃNH

 

 

43

Hòa An

2014

Xã điểm 2011-2015

44

Tân Thuận Đông

2015

Xã điểm 2011-2015

45

Tân Thuận Tây

2017

Xã điểm 2016-2020

46

Mỹ Trà

2017

Xã diện

47

Mỹ Tân

2018

Xã diện

48

Mỹ Ngãi

2018

Xã diện

49

Tịnh Thới

2018

Xã điểm 2016-2020

VIII

HUYỆN THÁP MƯỜI

 

 

50

Thanh Mỹ

2014

Xã điểm 2011-2015

51

Đốc Binh Kiều

2015

Xã điểm 2011-2015

52

Mỹ Đông

2014

Xã điểm 2011-2015

53

Trường Xuân

2015

Xã diện

54

Mỹ Quý

2016

Xã điểm 2016-2020

55

Mỹ An

2017

Xã điểm 2016-2020

56

Phú Điền

2017

Xã điểm 2016-2020

57

Mỹ Hòa

2018

Xã điểm 2016-2020

58

Tân Kiều

2018

Xã điểm 2016-2020

59

Láng Biển

2019

Xã điểm 2016-2020

60

Thạnh Lợi

2019

Xã điểm 2016-2020

61

Hưng Thạnh

2019

Xã điểm 2016-2020

IX

HUYỆN LẤP VÒ

 

 

62

Bình Thành

2015

Xã điểm 2011-2015

63

Định Yên

2014

Xã điểm 2011-2015

64

Vĩnh Thạnh

2016

Xã điểm 2011-2015

65

Long Hưng B

2018

Xã điểm 2016-2020

66

Mỹ An Hưng B

2019

Xã điểm 2016-2020

67

Tân Khánh Trung

2019

Xã điểm 2016-2020

68

Tân Mỹ

2019

Xã diện

69

Định An

2019

Xã diện

70

Bình Thạnh Trung

2020

Xã diện

71

Hội An Đông

2020

Xã diện

72

Mỹ An Hưng A

2020

Xã diện

73

Long Hưng A

2020

Xã diện

X

HUYỆN LAI VUNG

 

 

74

Long Thắng

2015

Xã điểm 2011-2015

75

Tân Thành

2015

Xã diện

76

Vĩnh Thới

2018

Xã điểm 2011-2015

77

Hòa Long

2018

Xã điểm 2011-2015

78

Tân Phước

2019

Xã điểm 2016-2020

79

Tân Dương

2019

Xã điểm 2016-2020

80

Hòa Thành

2019

Xã điểm 2016-2020

81

Phong Hòa

2020

Xã diện

82

Tân Hòa

2020

Xã diện

83

Long Hậu

2020

Xã diện

XI

THÀNH PHỐ SA ĐÉC

 

 

84

Tân Khánh Đông

2015

Xã điểm 2011-2015

85

Tân Qui Đông

2015

Xã diện

86

Tân Qui Tây

2015

Xã diện

XII

HUYỆN CHÂU THÀNH

 

 

87

An Phú Thuận

2015

Xã điểm 2011-2015

88

Tân Nhuận Đông

2015

Xã điểm 2011-2015

89

An Khánh

2015

Xã điểm 2011-2015

90

An Hiệp

2018

Xã điểm 2016-2020

91

Tân Phú

2018

Xã điểm 2016-2020

92

Phú Long

2019

Xã điểm 2016-2020

93

Tân Phú Trung

2019

Xã diện

94

An Nhơn

2019

Xã diện

95

Phú Hựu

2019

Xã diện

96

Hoà Tân

2020

Xã diện

97

Tân Bình

2020

Xã diện

 

PHỤ LỤC 4

DANH SÁCH HUYỆN, XÃ PHẤN ĐẤU ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2021 của UBND tỉnh Đồng Tháp)

STT

Đối tượng phấn đấu

Đơn vị

Ghi chú

A

CẤP HUYỆN

 

 

I

Huyện đạt chuẩn nông thôn mới

 

 

1

Huyện Châu Thành

Tỉnh Đồng Tháp

Huyện đạt chuẩn nông thôn mới

2

Huyện Lấp Vò

Tỉnh Đồng Tháp

Huyện đạt chuẩn nông thôn mới

3

Huyện Lai Vung

Tỉnh Đồng Tháp

Huyện đạt chuẩn nông thôn mới

4

Huyện Tam Nông

Tỉnh Đồng Tháp

Huyện đạt chuẩn nông thôn mới

5

Huyện Hồng Ngự

Tỉnh Đồng Tháp

Huyện đạt chuẩn nông thôn mới

6

Huyện Thanh Bình

Tỉnh Đồng Tháp

Huyện đạt chuẩn nông thôn mới

II

Huyện đạt chuẩn NTM nâng cao

 

 

1

Huyện Tháp Mười

Tỉnh Đồng Tháp

Huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

B

CẤP XÃ

 

 

I

Xã đạt chuẩn nông thôn mới

 

 

1

Thông Bình

Huyện Tân Hồng

Xã Biên giới

2

Tân Thành A

 

3

Tân Phước

 

4

Bình Phú

Xã Biên giới

5

Thường Thới Hậu A

Huyện Hồng Ngự

Xã Biên giới

6

Long Khánh A

 

7

Long Khánh B

 

8

Phú Ninh

Huyện Tam Nông

 

9

Phú Thành A

 

10

Phú Thành B

 

11

Phú Hiệp

 

12

An Long

 

13

An Phong

Huyện Thanh Bình

 

14

Tân thạnh

 

15

Tân Phú

 

16

Tân Mỹ

 

17

Phú Lợi

 

18

Định Hoà

Huyện Lai Vung

 

II

Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

 

 

1

An Phước

Huyện Tân Hồng

 

2

Long Thuận

Huyện Hồng Ngự

 

3

Thường Phước 1

 

4

Phú Thuận A

 

5

Phú Thuận B

 

6

Tân Hội

TP Hồng Ngự

Xã Biên giới

7

Bình Thạnh

Xã Biên giới

8

An Hòa

Huyện Tam Nông

 

9

Phú Cường

 

10

Hòa Bình

 

11

Phú Đức

 

12

Tân Bình

Huyện Thanh Bình

 

13

Bình Thành

 

14

Tân Long

 

15

Tân Nghĩa

Huyện Cao Lãnh

 

16

Gáo Giồng

 

17

Bình Thạnh

 

18

Mỹ Xương

 

19

Mỹ Hội

 

20

Mỹ Hiệp

 

21

Phong Mỹ

 

22

Hòa An

TP Cao Lãnh

 

23

Tân Thuận Đông

 

24

Tân Thuận Tây

 

25

Mỹ Ngãi

 

26

Tịnh Thới

 

27

Thanh Mỹ

Huyện Tháp Mười

 

28

Đốc Binh Kiều

 

29

Mỹ Đông

 

30

Trường Xuân

 

31

Mỹ Quý

 

32

Phú Điền

 

33

Mỹ Hòa

 

34

Mỹ An

 

35

Bình Thành

Huyện Lấp Vò

 

36

Định Yên

 

37

Vĩnh Thạnh

 

38

Long Hưng B

 

39

Mỹ An Hưng B

 

40

Tân Khánh Trung

 

41

Tân Mỹ

 

42

Định An

 

43

Long Thắng

Huyện Lai Vung

 

44

Tân Thành

 

45

Vĩnh Thới

 

46

Tân Phước

 

47

Tân Dương

 

48

Hòa Thành

 

49

Tân Qui Tây

TP Sa Đéc

 

50

An Phú Thuận

Huyện Châu Thành

 

51

Tân Nhuận Đông

 

52

An Nhơn

 

53

Tân Bình

 

III

Xã nông thôn mới kiểu mẫu

 

 

1

Bình Thành

Huyện Lấp Vò

 

2

Định Yên

 

3

Phú Cường

Huyện Tam Nông

 

4

Bình Thạnh

Huyện Cao Lãnh

 

5

Mỹ Xương

 

6

Tân Nhuận Đông

Huyện Châu Thành

 

7

Mỹ Đông

Huyện Tháp Mười

 

8

Thanh Mỹ

 

 

PHỤ LỤC 5

KẾT QUẢ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA NHÓM XÃ CÒN ĐẾM CUỐI NĂM 2020
Tính đến thời điểm báo cáo
(Kèm theo Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2021 của UBND tỉnh Đồng Tháp)

Số TT

Tên xã

Các tiêu chí thực hiện

năm

2020

Kế hoạch 2021

Kế hoạch 2022

Kế hoạch 2023

Kế hoạch 2024

Kế hoạch 2025

Ghi chú

Quy hoạch

Giao thông

Thủy lợi

Điện

Trường học

Cơ sở vật chất văn hóa

Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn

Thông tin và Truyền thông

Nhà ở dân cư

Thu nhập

Hộ nghèo

Lao động có việc làm

Tổ chức sản xuất

Giáo dục và đào tạo

Y tế

Văn hóa

Môi trường và an toàn thực phẩm

Hệ thống tổ chức chính trị xã hội

Quốc phòng và An ninh

a

b

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG

16

12

16

16

16

3

16

16

13

0

11

16

15

16

13

16

10

14

16

 

 

 

 

 

 

 

I. HUYỆN TÂN HỒNG

4

3

4

4

4

2

4

4

1

0

3

4

4

4

4

4

0

4

4

 

 

 

 

 

 

 

1

Bình Phú

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

2021

2021

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

2021

Đ

Đ

16

19

19

19

19

19

 

2

Thông Bình

Đ

2021

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

2025

2025

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

2025

Đ

Đ

15

16

16

16

16

19

 

3

Tân Phước

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

2021

Đ

Đ

Đ

2021

2021

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

2021

Đ

Đ

15

19

19

19

19

19

 

4

Tân Thành A

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

2024

Đ

Đ

2021

2024

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

2024

Đ

Đ

15

16

16

16

19

19

 

II. HUYỆN HỒNG NGỰ

3

3

3

3

3

0

3

3

3

0

1

3

2

3

0

3

3

1

3

0

0

0

0

0

0

 

5

Thường Thới Hậu A

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

2021

Đ

Đ

Đ

2023

2023

Đ

Đ

Đ

2023

Đ

Đ

2021

Đ

14

16

16

19

19

19

 

6

Long Khánh A

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

2021

Đ

Đ

Đ

2023

Đ

Đ

Đ

Đ

2021

Đ

Đ

2023

Đ

15

17

17

19

19

19

 

7

Long Khánh B

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

2021

Đ

Đ

Đ

2021

2023

Đ

2023

Đ

2023

Đ

Đ

Đ

Đ

14

16

16

19

19

19

 

III. HUYỆN TAM NÔNG

4

4

4

4

4

1

4

4

4

0

2

4

4

4

4

4

4

4

4

0

0

0

0

0

0

 

8

Phú Ninh

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

2021

Đ

Đ

Đ

2021

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

17

19

19

19

19

19

 

9

Phú Thành A

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

2022

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

18

18

19

19

19

19

 

10

Phú Thành B

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

2021

Đ

Đ

Đ

2023

2023

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

16

17

17

19

19

19

 

11

Phú Hiệp

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

2021

Đ

Đ

Đ

2022

2022

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

16

17

19

19

19

19

 

12 An Long

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

2022

Đ

Đ

Đ

2022

2022

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

16

16

19

19

19

19

 

IV. HUYỆN THANH BÌNH

5

2

5

5

5

0

5

5

5

0

5

5

5

5

5

5

3

5

5

0

0

0

0

0

0

 

13

An Phong

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

2021

Đ

Đ

Đ

2021

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

2021

Đ

Đ

16

19

19

19

19

19

 

14

Tân Thạnh

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

2021

Đ

Đ

Đ

2021

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

17

19

19

19

19

19

 

15

Tân Phú

Đ

2021

Đ

Đ

Đ

2024

Đ

Đ

Đ

2024

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

16

17

17

17

19

19

 

16

Tân Mỹ

Đ

2021

Đ

Đ

Đ

2023

Đ

Đ

Đ

2023

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

16

17

17

19

19

19

 

17

Phú Lợi

Đ

2021

Đ

Đ

Đ

2022

Đ

Đ

Đ

2022

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

2021

Đ

Đ

15

17

19

19

19

19

 

* Chú Thích

Đ: Tiêu chí đạt

 

PHỤ LỤC 6

BẢNG TỔNG HỢP
KẾT QUẢ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
 (Kèm theo Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2021 của UBND tỉnh Đồng Tháp)

STT

Đơn vị

Tổng số xã

Đạt chuẩn huyện nông thôn mới/hoàn thành nhiệm vụ NTM

Số xã được công nhận đạt chuẩn NTM đến tháng

4/2021

So kế hoạch năm 2020

Số xã chưa đạt chuẩn NTM

KẾ HOẠCH 2021-2025

Số xã

Tỷ lệ %

 

TỔNG CỘNG

115

4

97

84.35

 

18

 

1

Huyện Cao Lãnh

17

 

17

100

100%

 

Huyện đăng ký đạt chuẩn năm 2020; đang chuẩn bị lập hồ sơ đề nghị xét, công nhận

2

Huyện Châu Thành

11

 

11

100

100%

 

Huyện đăng ký đạt chuẩn năm 2021

3

Huyện Lấp Vò

12

 

12

100

100%

 

Huyện đăng ký đạt chuẩn năm 2021

4

Huyện Lai Vung

11

 

10

90.91

200%

(vượt 02

1

Huyện đăng ký đạt chuẩn năm 2022

5

Huyện Hồng Ngự[1]

9

 

6

66.67

100%

3

Huyện đăng ký đạt chuẩn năm 2025

6

Huyện Tân Hồng

8

 

4

50

100%

4

 

7

Huyện Tam Nông

11

 

6

54.55

100%

5

Huyện đăng ký đạt chuẩn năm 2025

8

Huyện Thanh Bình

12

 

7

58.33

100%

5

Huyện đăng ký đạt chuẩn năm 2025

9

Huyện Tháp Mười

12

X

12

100

 

 

Được công nhận đạt chuẩn huyện NTM 2019

10

Thành phố Hồng Ngự[2]

2

X

2

100

 

 

Đã được công nhận HT nhiệm vụ XD NTM

11

Thành phố Cao Lãnh

7

X

7

100

 

 

Đã được công nhận HT nhiệm vụ XD NTM

12

Thành phố Sa Đéc

3

X

3

100

 

 

Đã được công nhận HT nhiệm vụ XD NTM

[1] giảm 2 xã: xã Thường Thới Tiền đã lên thị trấn và xã Thường Thới Hậu B vừa sáp nhập với Thường Lạc.

[2] giảm 02 xã: xã An Bình A và An Bình B đã lên phường.

 

PHỤ LỤC 7

CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2021 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Đồng Tháp)

STT

Nội dung công việc

Đơn vị hướng dẫn thực hiện

Ghi chú

1

Nâng cao hiệu quả quản lý và thực hiện xây dựng NTM theo quy hoạch gắn với quá trình đô thị hoá

 

 

 

Rà soát, điều chỉnh lập mới (trong trường hợp quy hoạch đã hết thời hạn) quy hoạch chung xây dựng xã gắn với quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa theo quy định pháp luật về quy hoạch, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Sở Xây dựng

Ban Chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng NTM và Tái cơ cấu nông nghiệp huyện, thành phố

(Ban Chỉ đạo cấp huyện)

2

Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ bản đồng bộ, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các vùng miền

 

 

 

- Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn xã, hạ tầng giao thông kết nối liên xã, liên huyện, hệ thống bến xe khách cấp huyện đạt chuẩn theo quy định.

Sở Giao thông vận tải

Ban Chỉ đạo cấp huyện

 

- Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống thủy lợi và phòng chống thiên tai cấp huyện, xã, đảm bảo bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Ban Chỉ đạo cấp huyện

 

- Cải tạo và nâng cấp hệ thống lưới điện nông thôn theo hướng an toàn, ổn định và đảm bảo mỹ quan.

Sở Công Thương

Ban Chỉ đạo cấp huyện

 

- Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh cơ sở vật chất, trang thiết bị đạt chuẩn cho các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, tiểu học - trung học cơ sở cấp xã và trường trung học phổ thông, trung học cơ sở - trung học phổ thông cấp huyện.

Sở Giáo dục và Đào tạo

Ban Chỉ đạo cấp huyện

 

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất văn hóa thể thao cấp xã, ấp, hỗ trợ, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho thiết chế văn hóa - thể thao; hoàn thiện tổ chức và hoạt động các Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh cấp huyện, thiết chế văn hóa cấp tỉnh và có nhiều hoạt động kết nối với các xã có hiệu quả. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn xã gắn với phát triển du lịch nông thôn.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Ban Chỉ đạo cấp huyện

 

- Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, điểm dịch vụ

Sở Công Thương

Ban Chỉ đạo cấp huyện

 

hỗ trợ thương mại cho các sản phẩm hàng hóa trên địa bàn xã.

 

 

 

- Tiếp tục xây dựng, cải tạo và nâng cấp về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các trạm y tế xã. Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đạt chuẩn cho các Trung tâm Y tế huyện (huyện có kế hoạch phấn đấu đạt chuẩn NTM)

Sở Y tế

Ban Chỉ đạo cấp huyện

 

- Huy động các nguồn lực tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ thông tin và truyền thông hiện đại, đồng bộ đến các xã. Trong đó, tập trung mở rộng vùng phủ sóng mạng di động 4G, triển khai mạng cáp quang FTTx đến các ấp, nâng cao chất lượng hoạt động các điểm phục vụ bưu chính, nâng cấp hệ thống truyền thanh cơ sở.

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Chỉ đạo cấp huyện, các doanh nghiệp ngành Thông tin và Truyền thông.

 

- Tập trung xây dựng hệ thống nước sạch nông thôn, trong đó ưu tiên xây dựng và nâng cấp hệ thống các công trình nước sinh hoạt tập trung, đảm bảo chất lượng nước sạch theo quy định của Bộ Y tế; tăng cường công tác quản lý, vận hành và khai thác công trình đảm bảo bền vững.

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

 

- Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ các vùng sản xuất tập trung gắn với liên kết chuỗi giá trị.

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

3

Tổ chức sản xuất hiệu quả theo hướng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp hiện đại và chuyển đổi cơ cấu sản xuất nhằm nâng cao giá trị gia tăng, thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn góp phần nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững

 

 

 

- Tập trung triển khai các nội dung cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ gắn với phát huy lợi thế về địa hình, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên và hạ tầng kinh tế xã hội.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Ban Chỉ đạo cấp huyện

 

- Xây dựng và phát triển hiệu quả các vùng sản xuất tập trung, cơ giới hóa đồng bộ, nâng cao năng lực chế biến và bảo quản nông sản theo các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu chuẩn chất lượng và mã vùng nguyên liệu.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Ban Chỉ đạo cấp huyện

 

- Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm, đặc sản địa phương, ngành nghề nông thôn theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm gắn với xây dựng phát triển dịch vụ du lịch, cộng đồng và điểm dịch vụ du lịch NTM; triển khai hiệu quả các giải pháp bảo tồn và phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư

 

52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ.

 

 

 

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất và hợp tác xã, thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025, trong đó, ưu tiên các hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, liên kết với các doanh nghiệp trong tiêu thụ nông sản, thích ứng với cơ chế thị trường; thực hiện các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp theo hướng liên kết chuỗi giá trị.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Nông nghiệp và PTNT, Liên minh HTX Tỉnh

 

- Xây dựng, phát triển các kênh phân phối, mô hình kết nối, xúc tiến tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, nông thôn gắn với chuỗi các chợ đầu mối, trung tâm cung ứng hàng nông sản hiện đại, hệ thống hạ tầng thương mại hiện đại; đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thương mại nông thôn (cán bộ quản lý chợ, hộ kinh doanh tại chợ, hộ kinh doanh tại địa bàn nông thôn) gắn với nhu cầu thị trường.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư

 

- Tiếp tục triển khai thực hiện nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ góp phần thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Sở Khoa học và Công nghệ

 

 

- Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng NTM, trong đó tập trung:

Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch như sinh thái nông nghiệp, nghỉ dưỡng nông thôn, trải nghiệm văn hóa, ẩm thực, chăm sóc sức khỏe, du lịch cộng đồng; phát triển hàng hóa nông nghiệp phục vụ tiêu dùng du lịch: quà tặng, lưu niệm, trang trí; mỹ phẩm, dược phẩm chăm sóc sức khỏe.

Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch nông thôn.

Hỗ trợ mô hình liên kết phát triển du lịch và nông nghiệp, du lịch cộng đồng.

Tổ chức hoạt động xúc tiến, quảng bá điểm đến và sản phẩm du lịch nông thôn.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

- Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn với nhu cầu của thị trường:

Đánh giá nhu cầu đào tạo nghề, phát triển đa dạng và nâng cao các hình thức đào tạo gắn với bằng cấp, chứng chỉ...

Đào tạo, bồi dưỡng, tăng cường năng lực cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, người dạy nghề cho lao động nông thôn ở trong và ngoài nước.

Xây dựng các mô hình đào tạo nghề; tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn về: đào tạo nghề nông nghiệp; phi nông nghiệp; đào tạo nghề chất lượng cao (sơ cấp, trung cấp và cao đẳng).

Hỗ trợ phát triển thị trường lao động khu vực nông thôn; Hỗ trợ lao động nông thôn tìm kiếm, kết nối việc làm thông qua các Trung tâm dịch vụ việc làm; Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề, học ngoại ngữ để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

 

4

Giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, bãi ngang và hải đảo

 

 

 

- Thực hiện có hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; ưu tiên đảm bảo chính sách an sinh xã hội đối với người nghèo và đối tượng dễ bị tổn thương.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Ban Chỉ đạo cấp huyện

 

- Triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ nhà ở, xóa nhà tạm, dột nát.

Sở Xây dựng

Ban Chỉ đạo cấp huyện

5

Nâng cao chất lượng giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn

 

 

 

- Tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, phổ cập giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi.

Sở Giáo dục và Đào tạo

Ban Chỉ đạo cấp huyện

 

- Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới đáp ứng yêu cầu của Bộ Tiêu chí quốc gia về NTM, đảm bảo hiệu quả phòng chống bệnh lây nhiễm và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân nông thôn; xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư các Trung tâm y tế huyện đạt chuẩn.

Sở Y tế

Ban Chỉ đạo cấp huyện

6

Xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển kinh tế du lịch nông thôn

 

 

 

- Tiếp tục xây dựng, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở, gắn với tổ chức cộng đồng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, vui chơi, giải trí cho người dân, nhất là trẻ em, phụ nữ và người cao tuổi. Phát động các phong trào rèn luyện thể dục thể thao phù hợp với từng địa phương.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Ban Chỉ đạo cấp huyện

 

- Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, nhân rộng mô hình câu lạc bộ hoạt động văn hóa văn nghệ nhằm bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống. Khai thác mô hình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống phục vụ cho phát triển du lịch.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Ban Chỉ đạo cấp huyện

 

- Phát triển các mô hình du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao giá trị kinh tế của các giá trị văn hóa.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Ban Chỉ đạo cấp huyện

7.

Bảo vệ môi trường và xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp và an toàn

 

 

 

- Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường khu vực nông thôn; đầu tư, cải tạo, nâng cấp đồng bộ hệ thống thu gom, thoát nước thải và các công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung và phân tán áp dụng biện pháp phù hợp, đồng thời khuyến khích phát triển các mô hình xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ, cấp thôn trong cộng đồng dân cư (tăng tỷ lệ chất thải rắn, nước thải sinh hoạt, bao gói thuốc bảo vệ thực vật được phân loại, thu gom và xử lý).

Sở Tài Nguyên và Môi trường

Ban Chỉ đạo cấp huyện

 

- Xây dựng và tổ chức hướng dẫn thực hiện các Đề án/Kế hoạch tổ chức phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện đảm bảo theo quy định.

Sở Tài Nguyên và Môi trường

Ban Chỉ đạo cấp huyện

 

- Thu gom, tái chế, tái sử dụng các loại chất thải (phụ phẩm nông nghiệp, chất thải chăn nuôi...) ngay từ nguồn phát sinh theo nguyên lý “kinh tế tuần hoàn”; tiếp tục phát động và duy trì các phong trào nói không với rác thải nhựa; xây dựng cộng đồng dân cư không rác thải nhựa. Nhất là việc thu gom, xử lý rác thải vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng.

Sở Tài Nguyên và Môi trường

Ban Chỉ đạo cấp huyện

 

- Tập trung phát triển các mô hình sáng, xanh, sạch, đẹp; khu dân cư kiểu mẫu làm tiền đề cho phát triển du lịch nông.

Sở Tài Nguyên và Môi trường

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Tỉnh, Hội liên Hiệp phụ nữ Tỉnh

 

- Tăng cường quản lý an toàn thực phẩm tại các cơ sở, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh thực phẩm; xây dựng các cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đảm bảo vệ sinh môi trường.

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

8.

Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong xây dựng NTM; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân

 

 

 

- Triển khai đề án về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu.

Sở Nội vụ

 

 

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các dịch vụ hành chính công nhằm nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính theo hướng minh bạch, công khai và hiệu quả ở các cấp (xã, huyện, tỉnh); thúc đẩy quá trình số hóa, công nghệ số trong nông nghiệp, nông thôn hướng.

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ đạo cấp huyện

 

- Tăng cường hiệu quả công tác phổ biến pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp

luật, hòa giải ở cơ sở; nâng cao hoạt động trợ giúp pháp lý, giải quyết hòa giải, mâu thuẫn ở khu vực nông thôn.

Sở Tư pháp

 

9

Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp trong xây dựng NTM

 

 

 

- Tiếp tục triển khai rộng khắp phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Sở Nội vụ

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

- Tiếp tục tổ chức triển khai Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”; thực hiện công tác giám sát và phản hiện xã hội trong xây dựng NTM.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh

Các tổ chức chính trị - xã hội các cấp và Ban Chỉ đạo cấp huyện

 

- Thúc đẩy chương trình khởi nghiệp, thanh niên làm kinh tế thông qua triển khai hiệu quả Chương trình Trí thức trẻ tình nguyện tham gia xây dựng NTM.

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Tỉnh

Sở Kế hoạch và Đầu tư

 

- Triển khai hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; xây dựng các Chi hội nông dân nghề nghiệp.

Hội Nông dân Tỉnh

UBND các cấp, Sở Nông nghiệp và PTNT, TNCS Hồ Chí Minh Tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh, Hội Cựu chiến binh Tỉnh

 

- Tăng cường vận động, phát huy vai trò làm chủ của người dân trong xây dựng NTM theo phương châm: dân biết, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng; nâng cao hiệu quả việc lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng NTM.

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh

Các tổ chức chính trị - xã hội các cấp và Ban Chỉ đạo cấp huyện

 

- Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch

Hội Liên hiệp Phụ nữ

Ban Chỉ đạo cấp huyện

10.

Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn

 

 

 

- Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn nông thôn, phát hiện, giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện ngay tại cơ sở, không để hình thành “điểm nóng” phức tạp về an ninh, trật tự; nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; củng cố, xây dựng, nhân rộng các mô hình tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo hướng tự quản, tự phòng, tự bảo vệ về an ninh, trật tự, giữ vững bình yên thôn xóm, góp phần phục vụ có hiệu quả sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng NTM.

Công an Tỉnh

Ban Chỉ đạo cấp huyện

 

- Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp”, hoàn thành các chỉ tiêu quân sự, quốc phòng được giao; góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân; tích cực xây dựng địa bàn nông thôn vững mạnh toàn diện, đảm bảo giữ vững tiêu chí quân sự, quốc phòng trong xây dựng NTM.

Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh

Ban Chỉ đạo cấp huyện

11.

Nâng cao năng lực xây dựng NTM và công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; truyền thông về xây dựng NTM

 

 

 

- Tiếp tục tăng cường nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng NTM các cấp.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Nội Vụ, Ban Chỉ đạo cấp huyện

 

- Đẩy mạnh, đa dạng hình thức truyền thông, nâng cao nhận thức để nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về xây dựng NTM.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Ban Chỉ đạo cấp huyện

 



[1] Tổng số xã đã giảm (04 xã) so với đầu nhiệm kỳ, cụ thể: xã Thường Thới Tiền - huyện Hồng Ngự đã lên thị trấn; xã Thường Thới Hậu B - huyện Hồng Ngự sáp nhập với xã Thường Lạc; xã An Bình A và An Bình- thành phố Hồng Ngự đã lên phường.

[2] Xã Mỹ Đông - huyện Tháp Mười: đạt 8/9 tiêu chí, chưa đạt tiêu chí thu nhập. Xã chọn nhóm “Môi trường” để định hướng xây dựng xã NTM kiểu mẫu.

Xã Định Yên - huyện Lấp Vò: đạt 5/9 tiêu chí , chưa đạt tiêu chí Phát triển sản xuất, Thu nhập, Hộ nghèo, Y tế. Xã chọn nhóm “An ninh trật tự - Hành chính công” để định hướng xây dựng xã NTM kiểu mẫu.

Xã Bình Thạnh - huyện Cao Lãnh: đạt 5/9 tiêu chí , chưa đạt Thu nhập, Hộ nghèo, Y tế và Môi trường. Xã chọn nhóm “Môi trường” để định hướng xây dựng xã NTM kiểu mẫu.

[3] Gồm: 15 cơ sở sản xuất kinh doanh (36,59%); 05 công ty cổ phần (12,2%); 11 công ty TNHH (26,831%); 2 doanh nghiệp (4,88%); 04 hộ kinh doanh (9,76%); 04 HTX (9,76%).

[4] Gồm sản phẩm Hạt sen sấy, Mít sấy của Công ty TNHH MTV Nam Huy, Bánh phồng chay cao cấp hạt sen của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nguyên Hậu - huyện Châu Thành, Xoài sấy dẻo của Công ty TNHH công nghệ thực phẩm Việt Đức - huyện Thanh Bình.

[5] Có 53 xã đăng ký đạt chuẩn NTM nâng cao, 8 xã đăng ký đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu.

[6] Theo Báo cáo số 03/BC-UBND ngày 08/01/2021 của UBND tỉnh về kết quả thực hiện Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân Tỉnh và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm (2016 – 2020) và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm (2021 – 2025).

[7] Chưa tính phần vốn tín dụng đầu tư xây dựng NTM.

[8] Nghị quyết số 330/NQ-HĐND ngày 10/7/2020 của HĐND Tỉnh về việc thông qua phương án lập kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 do Tỉnh quản lý và phân bổ (lần 2). Công văn số 34/UBND-ĐTXD ngày 23/02/2021 của UBND Tỉnh về việc báo cáo rà soát kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn 2021 - 2025 của tỉnh Đồng Tháp.

[9] Dự kiến trong giai đoạn 2021-2025, bố trí 11,6% nguồn thu xổ số kiến thiết (873,4 tỷ đồng) và nguồn vốn Tỉnh (250 tỷ đồng) thực hiện Chương trình.