- 1 Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế
- 2 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3 Luật Đầu tư công 2019
- 4 Nghị định 55/2019/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
- 5 Quyết định 345/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Đề án "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1592/KH-UBND | Lai Châu, ngày 04 tháng 5 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 345/QĐ-TTG NGÀY 05/4/2023 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021-2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
Thực hiện Quyết định số 345/QĐ-TTg ngày 05/4/2023 của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030” (sau đây gọi là Đề án).
Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 345/QĐ-TTg ngày 05/4/2023 của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Lai Châu, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Xác định các nội dung, nhiệm vụ cụ thể để các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố; các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện đồng bộ và hiệu quả Đề án trên địa bàn tỉnh Lai Châu .
- Nâng cao trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong việc tổ chức triển khai các nội dung của Đề án nhằm phát huy tối đa hiệu quả của Đề án tại địa phương, đơn vị.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo đúng yêu cầu của Đề án; các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phải có trọng tâm, trọng điểm, thực chất, khả thi, từng bước chuyên nghiệp và mang tính bền vững; đảm bảo đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lai Châu.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức đại diện doanh nghiệp, giữa Nhà nước và doanh nghiệp với các tổ chức cung ứng dịch vụ pháp lý trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
2. Yêu cầu
- Việc xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch phải đảm bảo đầy đủ các nội dung, cụ thể hóa các nhiệm vụ và giải pháp của Đề án để các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện một cách hiệu quả.
- Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án và Kế hoạch này, các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và triển khai các nhiệm vụ cụ thể, chi tiết; đồng thời, tổ chức thực hiện Đề án một cách hiệu quả nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã đặt ra trong Đề án, Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án của UBND tỉnh.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
1.1. Hoàn thiện khung pháp lý về tăng cường hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.
+ Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
+ Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thành phố; Hội doanh nghiệp tỉnh Lai Châu.
+Thời gian thực hiện: Khi có yêu cầu của Bộ Tư pháp.
Tham gia góp ý đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.
+ Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
+ Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thành phố; Hội doanh nghiệp tỉnh Lai Châu.
+ Thời gian thực hiện: Khi có yêu cầu của Bộ Tư pháp.
1.2. Rà soát, đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan nhằm tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp
Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tăng cường khảo sát, tích cực tổ chức đối thoại giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật liên quan đến doanh nghiệp.
+ Cơ quan chủ trì: Các Sở, ban, ngành theo lĩnh vực quản lý.
+ Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố; Hội Luật gia tỉnh, Hội doanh nghiệp tỉnh Lai Châu.
+ Thời gian thực hiện: Thường xuyên từ năm 2023 đến năm 2030.
2. Nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, người làm công tác pháp chế, người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và đội ngũ tư vấn viên, tuyên truyền viên pháp luật
2.1. Tăng cường tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ để nâng cao năng lực, nhận thức và trách nhiệm trong triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Rà soát, cử công chức, viên chức làm đầu mối hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại cơ quan, đơn vị. Tổ chức hội nghị bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ cho người làm công tác pháp chế, người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; đội ngũ tư vấn viên, tuyên truyền viên pháp luật; đồng thời chủ động biên soạn tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp theo ngành, lĩnh vực do cơ quan, đơn vị, địa phương quản lý để tăng cường nhận thức pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Các cơ quan thuộc UBND tỉnh và UBND huyện, thành phố chủ động tổ chức hội nghị chuyên đề hoặc lồng ghép vào các hội nghị có nội dung liên quan và biên soạn tài liệu về nội dung này theo ngành, lĩnh vực do cơ quan, đơn vị, địa phương quản lý.
+ Cơ quan chủ trì: Các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thành phố.
+ Cơ quan phối hợp: Hội doanh nghiệp tỉnh Lai Châu và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
+ Thời gian thực hiện: Thường xuyên từ năm 2023 đến năm 2027 .
2.2. Tăng cường công tác phối hợp giữa cơ quan nhà nước với tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, Hội Luật gia tỉnh Lai Châu, tổ chức hành nghề luật sư trong việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Xây dựng quy chế phối hợp trong triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giữa cơ quan nhà nước với tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, tổ chức hành nghề luật sư trong việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
+ Cơ quan chủ trì: Các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thành phố.
+ Cơ quan phối hợp: Hội doanh nghiệp tỉnh Lai Châu, Hội Luật gia tỉnh Lai Châu, tổ chức hành nghề luật sư và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
+ Thời gian thực hiện: Thường xuyên từ năm 2023 đến năm 2030
2.3. Triển khai các hoạt động truyền thông phục vụ công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Tăng cường công tác truyền thông, quảng bá các chương trình, sản phẩm, hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của cơ quan, đơn vị, địa phương nhằm giúp doanh nghiệp biết và sử dụng nhiều hơn.
+ Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố.
+ Cơ quan phối hợp: Hội doanh nghiệp tỉnh Lai Châu và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
+ Thời gian thực hiện: Thường xuyên từ năm 2023 đến năm 2030.
3. Triển khai hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
3.1. Tổ chức đối thoại với doanh nghiệp
Tổ chức hội nghị đối thoại giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với doanh nghiệp về các nội dung theo chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, địa phương để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật liên quan đến doanh nghiệp.
+ Cơ quan chủ trì: Các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thành phố.
+ Cơ quan phối hợp: Hội doanh nghiệp tỉnh Lai Châu và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
+ Thời gian thực hiện: Thường xuyên từ năm 2023 đến năm 2030.
3.2. Tăng cường xã hội hóa hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Tăng cường xã hội hóa công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; khuyến khích các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp, cá nhân tham gia hỗ trợ, triển khai đề án, chương trình, hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
+ Cơ quan chủ trì: Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.
+ Cơ quan phối hợp: Hội doanh nghiệp tỉnh Lai Châu và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
+ Thời gian thực hiện: Thường xuyên từ năm 2023 đến năm 2030.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện Kế hoạch này do ngân sách nhà nước đảm bảo, được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của địa phương theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, được huy động từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch này được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư công, các văn bản hướng dẫn thi hành và pháp luật có liên quan.
Các cơ quan, tổ chức được huy động các nguồn kinh phí hỗ trợ từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để triển khai, thực hiện Kế hoạch. Việc sử dụng các nguồn kinh phí huy động phải đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả theo đúng quy định của pháp luật.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp
- Làm đầu mối, hướng dẫn các Sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố thực hiện các nội dung của Kế hoạch này.
- Tổng hợp, tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo kết quả thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh gửi Bộ Tư pháp theo quy định.
2. Cơ quan chủ trì, phối hợp thực hiện các nội dung của Kế hoạch
- Cơ quan chủ trì có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện các nội dung được giao trong Kế hoạch này, kiểm tra, giám sát việc thực hiện theo quy định của pháp luật. Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện, xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai tổ chức thực hiện.
- Cơ quan, tổ chức phối hợp có trách nhiệm kịp thời cung cấp văn bản, thông tin có liên quan, phối hợp với cơ quan chủ trì để thực hiện các nội dung của Kế hoạch này.
3. Sở Tài chính
Tham mưu, bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, quảng bá đối với các chương trình, sản phẩm, hoạt động hỗ trợ pháp lý của địa phương; kết nối truyền thông liên quan đến công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giữa các cơ quan nhà nước với doanh nghiệp; Phối hợp với Sở Tư pháp, các cơ quan, đơn vị có liên quan trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn.
5. Tổ chức đại diện cho doanh nghiệp
- Đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
- Huy động các nguồn lực để hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thành viên.
- Tham gia đánh giá các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức khác có liên quan trong việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định tại Kế hoạch này.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Kế hoạch này; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp) để tổng hợp báo cáo Bộ Tư pháp.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 345/QĐ-TTg ngày 05/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Lai Châu./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 265/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai hoạt động của Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2023 do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 2 Kế hoạch 53/KH-UBND về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2023
- 3 Kế hoạch 1363/KH-UBND năm 2023 thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre