- 1 Chỉ thị 364-CT năm 1991 giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2 Quyết định 513/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Dự án "Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
- 4 Quyết định 874/QĐ-TTg năm 2016 về kéo dài thời gian thực hiện Dự án "Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu địa giới hành chính" quy định tại Quyết định 513/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
- 5 Chỉ thị 01/CT-TTg năm 2018 về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Quyết định 129/QĐ-TTg năm 2021 về kéo dài thời gian thực hiện Dự án Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính theo quy định Quyết định 513/QĐ-TTg và Quyết định 874/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 161/KH-UBND | Ninh Bình, ngày 15 tháng 10 năm 2021 |
KẾ HOẠCH
Thực hiện Nghị quyết số 198-NQ/BCSĐ ngày 30/9/2021 của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ địa chính, địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
1. Mục đích
- Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 198-NQ/BCSĐ ngày 30/9/2021 của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ địa chính, địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương và các sở, ban, ngành về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ địa chính, địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, phục vụ công tác quản lý đất đai nhằm rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện các dự án đầu tư; quản lý tốt địa giới hành chính các cấp; hạn chế tối đa tình trạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
2. Yêu cầu
- Các sở, ban, ngành phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, cấp ủy, chính quyền các địa phương tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 198-NQ/BCSĐ ngày 30/9/2021 của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh. Đề cao trách nhiệm thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị để thực hiện tốt Nghị quyết.
- Tập trung giải quyết, khắc phục những khó khăn, giải quyết triệt để những nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý hồ sơ địa chính, địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Đến hết năm 2025, hoàn thiện đồng bộ hệ thống bản đồ địa chính dạng số lồng ghép với hệ thống hồ sơ địa giới hành chính các cấp; hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính hiện đại; cơ bản cấp xong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa và hoàn thiện công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn toàn tỉnh.
Để triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 198-NQ/BCS ngày 30/9/2021 của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh về việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ địa chính, địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh giao:
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì phối hợp với các đoàn thể, Mặt trận tổ quốc cùng cấp, cấp ủy, chính quyền các địa phương tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện các nội dung Nghị quyết của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, Kế hoạch của UBND tỉnh về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ địa chính, địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan lập Đề án tổng thể triển khai công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính dạng số; cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đơn vị hành chính cấp xã chưa có bản đồ địa chính dạng số và các xã đã được đo đạc bản đồ địa chính dạng số nhưng chưa rà soát, chưa đo vẽ chi tiết đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa; cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đảm bảo hoàn thiện đồng bộ hệ thống bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính dạng số và lồng ghép với hệ thống hồ sơ địa giới hành chính các cấp, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định trước ngày 30/11/2021.
- Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai theo đơn vị hành chính cấp huyện, thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ địa chính, địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trong phạm vi quản lý.
- Tập trung triển khai thực hiện Dự án Tăng cường công tác quản lý đất đai, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đã được Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 36/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 và UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1781/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 và kế hoạch triển khai theo từng năm đã được UBND tỉnh phê duyệt.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong công tác quản lý, chỉ đạo về lĩnh vực đất đai, tài nguyên và môi trường.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan:
Tổ chức sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực để đảm nhiệm các vị trí công việc liên quan đến đo đạc lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Rà soát, đánh giá, sắp xếp, tuyển dụng công chức, viên chức; đánh giá, sắp xếp, kiện toàn công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai, tài nguyên và môi trường các cấp; trường hợp không đủ năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác tham mưu, quản lý thì xử lý, điều động, bố trí sang vị trí việc làm khác cho phù hợp với yêu cầu công việc.
Phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, trình độ công tác quản lý nhà nước cho công chức, viên chức quản lý đất đai các cấp, đủ năng lực về chuyên môn nghiệp vụ, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực thi nhiệm vụ; tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, tăng cường trang thiết bị; quy chế hoạt động chế độ bảo mật; hệ thống mạng truyền dữ liệu từ xã, huyện, tỉnh và trung ương phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
- Thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai thông qua việc chuyển đổi số nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp thực hiện quyền và nghĩa vụ của người quản lý, sử dụng đất; nâng cao hiệu lực, hiệu quả và minh bạch trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh. Kết nối liên thông hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai với nền tảng tích hợp dữ liệu của tỉnh, liên thông với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố tham mưu bố trí nguồn đủ kinh phí để thực hiện kế hoạch; hướng dẫn UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan xây dựng dự toán kinh phí để triển khai thực hiện công tác đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, cập nhật biến động đất đai, hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, địa giới hành chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn toàn tỉnh theo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2018
Chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh bố trí vốn đầu tư để thực hiện Kế hoạch này.
- Rà soát các nội dung của Dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính các cấp”, đồng thời tiếp tục hoàn thiện dự án theo quy định tại Quyết định số 513/QĐ-TTg ngày 02/5/2012, Quyết định số 874/QĐ-TTg ngày 25/5/2016, Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 27/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố để tiến hành đưa các thông tin, hồ sơ, tài liệu về địa giới hành chính các cấp đã được xây dựng theo Chỉ thị số 364/CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Quyết định số 513/QĐ-TTg ngày 02/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ để lồng ghép vào cơ sở dữ liệu đất đai của toàn tỉnh.
- Tham mưu UBND tỉnh kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Tài nguyên và Môi trường từ cấp xã, huyện, tỉnh. Chủ động phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố trong việc rà soát, sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức có đủ năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong công tác quản lý nhà nước về đất đai để đảm nhiệm công việc được giao.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ động, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố hướng dẫn, tham gia ý kiến đối với các Chương trình, dự án liên quan đến chuyển đổi số do ngành tài nguyên và môi trường triển khai, thực hiện đảm bảo sự đồng bộ trong quá trình kết nối liên thông chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh, của quốc gia.
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thực hiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ địa chính, địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, phục vụ công tác quản lý đất đai, quản lý địa giới hành chính các cấp.
- Chủ động phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc lập Đề án tổng thể triển khai công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính dạng số đối với những xã, phường, thị trấn trong phạm vi quản lý chưa có bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính dạng số; chỉnh lý, đo vẽ lại bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính dạng số, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các xã, phường, thị trấn đã có bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính chính quy dạng số những khu vực đất nông nghiệp chưa được đo vẽ chi tiết theo kết quả dồn điền đổi thửa.
- Bố trí đủ nguồn kinh phí (tối thiểu 10%) thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất tại địa phương và các nguồn kinh phí khác để thực hiện công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính chính quy dạng số phục vụ công tác cấp giấy chứng chứng nhận quyền sử dụng đất và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ địa chính, địa giới hành chính.
- Chỉ đạo UBND cấp xã, các phòng, ban thuộc UBND cấp huyện tập trung rà soát, hoàn thiện Phương án dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp chi tiết, đảm bảo theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 78 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, trình UBND cấp huyện phê duyệt làm căn cứ để đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa. Thực hiện nghiêm việc cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai thường xuyên, liên tục, đồng bộ hệ thống hồ sơ địa chính theo quy định.
- Sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức có đủ năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong công tác quản lý nhà nước về đất đai để đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ; đồng thời rà soát, đánh giá, sắp xếp, kiện toàn công chức, quản lý trong cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường thuộc thuộc UBND cấp huyện; trường hợp không đủ năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác tham mưu, quản lý thì điều động, bố trí sang vị trí việc làm khác cho phù hợp với yêu cầu công việc.
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ tập trung triển khai thực hiện các nội dung đã nêu trong Kế hoạch. Định kỳ 6 tháng, 12 tháng báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường).
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan, định kỳ tổng hợp tình hình thực hiện Nghị số 198-NQ/BCSĐ ngày 30/9/2021 của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Kế hoạch này, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 5/6 và 25/11 hàng năm.
Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc, chủ động phối hợp giải quyết hoặc báo cáo UBND tỉnh để kịp thời chỉ đạo./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Kế hoạch 75/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 2 Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai do tỉnh Phú Yên ban hành
- 3 Kế hoạch 3201/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 4 Kế hoạch 130/KH-UBND triển khai cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm 2022
- 5 Kế hoạch 134/KH-UBND về triển khai cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm 2022