- 1 Thông tư 32/2018/TT-BLĐTBXH hướng dẫn việc hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2 Thông tư 49/2019/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3 Nghị định 80/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- 4 Quyết định 46/2015/QĐ-TTg quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Bộ luật Lao động 2019
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 162/KH-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 15 tháng 4 năm 2024 |
Căn cứ Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Căn cứ Thông tư số 49/2019/TT-BTC ngày 08 tháng 8 năm 2019 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 cụ thể như sau:
- Hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng đối với lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa; tạo điều kiện cho người lao động được tham gia các khóa đào tạo nghề.
- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa tổ chức rà soát, nắm rõ điều kiện, nhu cầu học nghề của người lao động; lập danh sách, hồ sơ, thủ tục theo đúng quy định gửi cơ sở đào tạo nghề và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Đối với doanh nghiệp
a) Doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đáp ứng các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
b) Các trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở khác có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo nghề nghiệp); các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.
2. Đối với người lao động
a) Được cử tham gia các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo dưới 03 tháng, thì được hỗ trợ 100% chi phí đào tạo. Người lao động khi tham gia khóa đào tạo phải đáp ứng điều kiện đã và đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tối thiểu 06 tháng liên tục.
b) Ưu tiên hỗ trợ đào tạo nghề đối với người lao động thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh và người lao động làm việc trong các doanh nghiệp hoạt động ở các địa bàn nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các doanh nghiệp do nữ làm chủ.
III. NGÀNH NGHỀ, CHI PHÍ ĐÀO TẠO
1. Ngành nghề được hỗ trợ đào tạo
a) Hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo dưới 3 tháng do doanh nghiệp lựa chọn, xác định trên cơ sở ngành, nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp và có trong danh mục nghề được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/09/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng.
b) Doanh nghiệp được lựa chọn đặt hàng cơ sở đào tạo nghề nghiệp trong địa bàn tỉnh nơi doanh nghiệp hoạt động, có ngành nghề đào tạo phù hợp với ngành nghề doanh nghiệp đăng ký kinh doanh để cử người lao động tham gia các khóa đào tạo nghề.
2. Chi phí hỗ trợ đào tạo nghề
a) Lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi tham gia khóa đào tạo nghề được miễn chi phí đào tạo mỗi người một lần, nhưng tối đa không quá 2.000.000 đồng/người/khóa học.
b) Các chi phí còn lại khác để tham gia chi phí khóa đào tạo nghề do doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận, bao gồm: Phần chênh lệch trong trường hợp chi phí đào tạo nghề do cơ sở đào tạo quy định cao hơn mức quy định; tiền ăn, đi lại và các chi phí khác phát sinh khi người lao động tham gia khóa đào tạo.
1. Việc quản lý kinh phí, nội dung chi và mức chi cho các hoạt động của Kế hoạch này được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 49/2019/TT-BTC ngày 08 tháng 8 năm 2019 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Huy động nguồn kinh phí từ các Chương trình, Dự án, Đề án liên quan và sự hỗ trợ của tổ chức, cá nhân.
3. Các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này và các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương có liên quan.
b) Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về chính sách đào tạo lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
c) Hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức triển khai thực hiện các chính sách, điều kiện hỗ trợ đối với lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
d) Thường xuyên tổ chức kết nối, gắn kết giữa doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong công tác đào tạo nghề cho lao động đang làm việc trong doanh nghiệp.
đ) Thống kê, tổng hợp nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp; lập kế hoạch sử dụng kinh phí trình UBND tỉnh phê duyệt hàng năm theo quy định.
e) Tổ chức thanh, kiểm tra, đôn đốc, giám sát và đánh giá việc thực hiện Kế hoạch này; đồng thời, tham mưu cho UBND báo cáo kết quả thực hiện cho các Bộ, ngành Trung ương theo quy định.
g) Tổng hợp dự toán gửi Sở Tài chính bổ sung nguồn vốn.
a) Căn cứ khả năng cân đối ngân sách, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh kinh phí thực hiện Kế hoạch theo phân cấp ngân sách hiện hành.
b) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, giám sát việc thực hiện kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa theo đúng quy định.
Phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai kế hoạch và giám sát việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu quả.
4. Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh
Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện quyền và trách nhiệm trong công tác đào tạo nghề cho lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
5. UBND thành phố Huế, các thị xã và các huyện
a) Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn cấp huyện và UBND cấp xã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư số 32/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 và Kế hoạch này.
b) Tổ chức thống kê, tổng hợp nhu cầu đào tạo lao động tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa; lập kế hoạch đào tạo, sử dụng kinh phí gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để triển khai thực hiện trên địa bàn.
c) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc tích cực tham gia đào tạo nghề cho lao động theo Kế hoạch này và các chương trình, đề án đào tạo khác theo quy định.
d) Báo cáo định kỳ và đột xuất việc đào tạo theo Kế hoạch này về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo cho UBND tỉnh.
6. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh
a) Thông tin, phổ biến chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đối với người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và hướng dẫn tại Thông tư số 32/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018.
b) Hàng năm, đề xuất kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp, theo hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp hoạt động với các nội dung chủ yếu: Đánh giá kết quả hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp năm trước (nếu có); dự kiến kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; dự kiến số lượng lao động cần đào tạo, ngành nghề đào tạo, hình thức đào tạo và các nội dung khác có liên quan.
c) Lựa chọn ngành nghề đào tạo, cơ sở đào tạo nghề nghiệp và cử người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp tham gia khóa đào tạo nghề theo quy định tại Thông tư này. Chịu trách nhiệm về việc lựa chọn, đề xuất việc cử người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp tham gia khóa đào tạo nghề theo quy định của pháp luật.
d) Chi trả tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học theo quy định tại Khoản 3 Điều 62 Bộ luật Lao động và các chi phí khác (nếu có) theo quy định tại Điều 144 Bộ luật Lao động. Các chi phí còn lại do doanh nghiệp thỏa thuận với người lao động khi cử tham gia các khóa đào tạo nghề.
e) Tham gia giám sát việc tổ chức đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo nghề nghiệp đối với người lao động do doanh nghiệp cử đi học và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trong báo cáo hàng năm gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp hoạt động theo quy định tại Khoản 2 Điều 60 Bộ luật Lao động.
7. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
a) Hằng năm lập kế hoạch thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp theo hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
b) Hướng dẫn người lao động làm việc trong doanh nghiệp về hồ sơ tuyển sinh, quản lý đào tạo. Tổ chức đào tạo nghề trình độ sơ cấp hoặc đào tạo dưới 03 tháng đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 32/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018.
c) Thông báo cho doanh nghiệp tình hình và kết quả học tập của người lao động do doanh nghiệp cử khi kết thúc khóa đào tạo nghề.
d) Thanh quyết toán kinh phí đào tạo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
đ) Báo cáo kết quả thực hiện đào tạo nghề đối với người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp trong báo cáo tuyển sinh, đào tạo nghề nghiệp theo quy định gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh.
8. Người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
a) Tìm hiểu và có quyền yêu cầu doanh nghiệp phổ biến, hướng dẫn để nắm được các chính sách, quy định về hỗ trợ đào tạo nghề đối với người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp và yêu cầu đào tạo, phát triển nhân lực phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Thực hiện quyền lựa chọn, đề xuất với doanh nghiệp về ngành nghề đào tạo, cơ sở đào tạo nghề nghiệp, địa điểm đào tạo, hình thức đào tạo, thời gian tham gia khóa đào tạo và các hỗ trợ cần thiết khác khi tham gia khóa đào tạo nghề phù hợp với quy định của pháp luật và quy định của doanh nghiệp.
c) Kê khai đúng, đầy đủ về bản thân và chịu trách nhiệm về những nội dung đã kê khai trong hồ sơ nhập học. Tham gia đầy đủ theo chương trình đào tạo của khóa học. Chấp hành các quy định của lớp học, của cơ sở đào tạo nghề nghiệp.
d) Báo cáo kết quả tham gia khóa đào tạo nghề và chấp hành sự phân công của doanh nghiệp sau khi kết thúc khóa đào tạo nghề.
1. Các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Kế hoạch này chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; các đơn vị được phân công nhiệm vụ tại Kế hoạch này báo cáo kết quả thực hiện về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 05/12/2024 để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm đầu mối, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc tổng hợp tình hình, kết quả đào tạo gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị chủ động báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để được hướng dẫn./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 1838/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn thành tỉnh Bắc Kạn
- 2 Kế hoạch 3571/KH-UBND năm 2018 thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 3 Kế hoạch 1608/KH-UBND năm 2022 triển khai hỗ trợ Doanh nghiệp đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận