ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 164/KH-UBND | Hà Nam, ngày 19 tháng 01 năm 2018 |
Thực hiện Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 11/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp”; Căn cứ kết quả tổng kết Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng - Trương Hòa Bình tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 05 năm triển khai thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” ngày 25/11/2016 (Văn bản số 04/TB-VPCP ngày 05/01/2017 của Văn phòng Chính phủ), nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả việc thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” (sau đây gọi tắt là Đề án 258) trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành Kế hoạch tiếp tục “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Hà Nam” đến năm 2020 như sau:
1. Mục đích
- Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Đề án 258 trong việc nâng cao chất lượng hoạt động giám định tư pháp, phục vụ tốt yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội và tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về công tác giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh.
- Tạo chuyển biến sâu sắc, thống nhất cao về nhận thức của Lãnh đạo các cấp, các ngành, cán bộ, công chức và nhân dân về vị trí, vai trò của hoạt động giám định tư pháp trong hoạt động tố tụng và giải quyết yêu cầu của cá nhân, tổ chức.
- Đảm bảo cơ chế thông tin, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với các cơ quan quản lý giám định tư pháp trong tổ chức, hoạt động và quản lý giám định tư pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về giám định tư pháp.
- Phát huy tối đa các nguồn lực xã hội, có cơ chế khuyến khích, ưu đãi, đẩy mạnh xã hội hóa giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh.
- Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao trình độ năng lực giám định viên tư pháp, người làm công tác giám định, đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất và chính sách cho đội ngũ giám định viên tư pháp của tỉnh.
- Thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về giám định tư pháp, nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 258 của tỉnh và trách nhiệm của Lãnh đạo các Sở, ngành tham gia Ban Chỉ đạo.
2. Yêu cầu
- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch trên địa bàn tỉnh;
- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan và thực hiện đúng tiến độ các nội dung Kế hoạch đề ra.
Chủ động rà soát, đánh giá các quy định hiện hành về giám định tư pháp; góp ý hoàn thiện quy định về quy chuẩn chuyên môn, quy trình giám định trong các lĩnh vực giám định tư pháp.
Cơ quan thực hiện: Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh; các Sở, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2. Kiện toàn các tổ chức giám định tư pháp tỉnh
a) Tiếp tục củng cố, kiện toàn các tổ chức giám định tư pháp công lập:
Cơ quan chủ trì: Công an tỉnh, Sở Y tế.
Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp và các Sở, ngành có liên quan.
Thời gian thực hiện: Hằng năm.
b) Thực hiện xã hội hóa giám định tư pháp:
Nghiên cứu, xây dựng cơ chế để thu hút nguồn lực vào hoạt động xã hội hóa giám định tư pháp; vận động những người có đủ điều kiện và nguyện vọng thành lập các Văn phòng giám định tư pháp trong các lĩnh vực còn thiếu.
Cơ quan chủ trì: Các Sở, ngành trong phạm vi quản lý lĩnh vực của mình.
Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp và các Sở, ngành có liên quan.
Thời gian thực hiện: Đến năm 2020, phấn đấu thành lập 01 đến 02 Văn phòng giám định tư pháp.
c) Tăng cường đội ngũ người giám định tư pháp, thu hút các chuyên gia giỏi tham gia hoạt động giám định tư pháp
Rà soát, củng cố lực lượng người giám định tư pháp để lựa chọn người đủ tiêu chuẩn đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp, công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc; thu hút và lựa chọn chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực tham gia vào hoạt động giám định.
Cơ quan chủ trì: Các Sở, ngành trong phạm vi quản lý lĩnh vực của mình.
Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp.
3. Nâng cao trình độ, năng lực của người giám định tư pháp của tỉnh
Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cho giám định viên tư pháp theo thẩm quyền.
a) Đào đạo kiến thức pháp luật chung về giám định tư pháp:
Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp
Cơ quan phối hợp: Các Sở, ngành có giám định viên tư pháp.
Thời gian thực hiện: Hằng năm.
b) Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho giám định viên:
Cơ quan chủ trì: Các Sở, ngành trong phạm vi quản lý lĩnh vực của mình.
Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp và các Sở, ngành có liên quan.
Thời gian thực hiện: Hằng năm.
4. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giám định tư pháp
Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác giám định của Trung tâm Pháp y, Phòng Kỹ thuật hình sự; đảm bảo trang thiết bị, phương tiện tại các Sở, ngành.
Cơ quan chủ trì; Sở Y tế, Công an tỉnh và các Sở, ngành trong phạm vi quản lý lĩnh vực của mình.
Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính.
Thời gian thực hiện: Hàng năm.
5. Nâng cao hoạt động Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 258 của tỉnh
Sở Tư pháp - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo chủ động tham mưu Ban Chỉ đạo kịp thời có những định hướng, chỉ đạo cụ thể đối với tiến độ thực hiện Kế hoạch, trong đó đề cao trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo với vai trò là Lãnh đạo các Sở, ngành có liên quan trong việc triển khai thực hiện tốt Kế hoạch.
Thời gian thực hiện: Năm 2018.
6. Chế độ báo cáo hoạt động giám định tư pháp
Sở Tư pháp thường xuyên rà soát quy định pháp luật, hướng dẫn chế độ báo cáo, thời hạn báo cáo, mẫu báo cáo định kỳ (nếu cần) để thống nhất thực hiện trên địa bàn tỉnh.
Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: các Sở, ngành, cơ quan tiến hành tố tụng và tổ chức giám định tư pháp.
Thời gian thực hiện: định kỳ hoặc đột xuất theo quy định pháp luật.
7. Công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động giám định tư pháp
a) Kiểm tra công tác giám định tư pháp tại các Sở, ngành và các tổ chức giám định tư pháp.
Sở Tư pháp tham mưu Ban Chỉ đạo tổ chức kiểm tra công tác giám định tư pháp tại các Sở, ngành và các tổ chức giám định tư pháp.
Thời gian thực hiện: Hằng năm
Năm 2018 thực hiện vào Quý II hoặc Quý III.
b) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành trong hoạt động giám định tư pháp nhằm phát hiện những khó khăn, vướng mắc cũng như những thiếu sót trong hoạt động và tổ chức giám định tư pháp, qua đó kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh, rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động giám định tư pháp.
Cơ quan thực hiện: Các Sở, ngành trong phạm vi quản lý của mình tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, lĩnh vực giám định tư pháp.
Thời gian thực hiện: định kỳ hoặc đột xuất theo quy định pháp luật.
1. Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 258 của tỉnh
- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, đôn đốc, tổ chức phối hợp giữa các Sở, ngành trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch;
- Hướng dẫn, kiểm tra kết quả thực hiện Kế hoạch tại các Sở, ngành, tổ chức giám định tư pháp;
- Tổng hợp, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp về tình hình thực hiện Kế hoạch.
2. Sở Tư pháp
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch;
- Đôn đốc, hướng dẫn thực hiện; tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch khi cần; tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện.
- Chủ trì tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho giám định viên tư pháp trên địa bàn tỉnh; phối hợp Sở Y tế, Công an tỉnh, các Sở, ngành liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về giám định tư pháp;
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng cơ chế để thu hút và lựa chọn các chuyên gia, tổ chức chuyên môn có đủ điều kiện tham gia vào hoạt động giám định; đề xuất khen thưởng cho các cá nhân, tổ chức có thành tích xuất sắc trong hoạt động giám định tư pháp;
- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về hoạt động giám định tư pháp tại tỉnh; chủ trì việc tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các biện pháp tăng cường hiệu quả hoạt động giám định tư pháp tại tỉnh; yêu cầu tổ chức giám định tư pháp, các giám định viên tư pháp và các Sở, ngành chuyên môn báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động giám định tư pháp; giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chế độ báo cáo việc thực hiện Kế hoạch cho Bộ Tư pháp,
3. Trách nhiệm của các Sở chuyên môn quản lý về lĩnh vực giám định tư pháp
- Phối hợp với Sở Tư pháp, đơn vị liên quan triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch;
- Rà soát và xây dựng phương án kiện toàn, tăng cường đội ngũ giám định viên tư pháp trong lĩnh vực mình quản lý;
- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế để thu hút các chuyên gia, tổ chức chuyên môn có đủ điều kiện trong lĩnh vực mình quản lý tham gia vào hoạt động giám định;
- Tạo điều kiện về tổ chức, trụ sở, phương tiện và trang thiết bị để các giám định viên thuộc đơn vị mình thực hiện tốt công tác giám định;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về giám định tư pháp; kiến thức pháp luật cho các giám định viên thuộc lĩnh vực quản lý.
4. Sở Y tế: Theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức thực hiện các nhiệm vụ nêu trên. Chủ trì thực hiện việc rà soát và xây dựng phương án kiện toàn tổ chức, tăng cường đội ngũ giám định viên tư pháp tại Trung tâm Pháp y; xây dựng phương án đầu tư phương tiện, trang thiết bị phục vụ hoạt động giám định thuộc lĩnh vực quản lý trong giai đoạn tiếp theo báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét.
5. Sở Tài chính:
- Theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức thực hiện các nhiệm vụ nêu trên.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, các tổ chức giám định tư pháp và các Sở, ngành có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân tỉnh về chế độ hỗ trợ cho giám định viên tư pháp từ ngân sách của tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Y tế, Công an tỉnh và các Sở, ngành chuyên môn bố trí kinh phí cho hoạt động giám định tư pháp, kinh phí đầu tư trang thiết bị, trụ sở, cơ sở vật chất, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cho giám định viên tư pháp của tỉnh.
- Phối hợp với Sở Tư pháp triển khai thực hiện, hướng dẫn cho các Sở, ngành, các tổ chức giám định tư pháp và giám định viên tư pháp về chế độ và thủ tục thanh toán, quản lý, sử dụng chi phí, tiền bồi dưỡng giám định tư pháp theo quy định pháp luật.
6. Công an tỉnh
- Phối hợp với Sở, ngành có liên quan thực hiện hiệu quả Kế hoạch;
- Rà soát và xây dựng phương án kiện toàn tổ chức, tăng cường đội ngũ giám định viên tư pháp tại Phòng Kỹ thuật hình sự;
- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế để thu hút các chuyên gia, tổ chức chuyên môn có đủ điều kiện trong lĩnh vực mình quản lý tham gia vào hoạt động giám định;
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan xây dựng phương án đầu tư phương tiện, trang thiết bị phục vụ hoạt động giám định thuộc lĩnh vực quản lý trong giai đoạn tiếp theo để trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chấp thuận;
- Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ giám định tư pháp; kiến thức pháp luật cho các giám định viên tư pháp thuộc lĩnh vực quản lý.
7. Trách nhiệm của giám định viên tư pháp, tổ chức giám định tư pháp và các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện trưng cầu giám định
- Thực hiện hoạt động giám định tư pháp theo quy định pháp luật;
- Phối hợp với Sở, ngành có liên quan thực hiện hiệu quả Kế hoạch.
8. Kinh phí thực hiện Kế hoạch
Kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch này được bảo đảm thực hiện bằng ngân sách nhà nước và các nguồn tài trợ, viện trợ (nếu có).
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị nghiêm túc thực hiện; nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1 Kế hoạch 121/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 2 Kế hoạch 136/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 3 Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2018 về nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 4 Quyết định 04/2018/QĐ-UBND về quy chế phối hợp trong công tác quản lý về hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 5 Quyết định 37/2017/QĐ-UBND về Quy định thực hiện chính sách ưu đãi sử dụng đất đối với hoạt động xã hội hóa đầu tư thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường, giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 6 Nghị quyết 13/2017/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với hoạt động trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường, giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- 7 Thông báo 04/TB-VPCP năm 2017 kết luận của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình tại Hội nghị trực tuyến tổng kết 05 năm thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8 Quyết định 258/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Nghị quyết 13/2017/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với hoạt động trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường, giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- 2 Quyết định 37/2017/QĐ-UBND về Quy định thực hiện chính sách ưu đãi sử dụng đất đối với hoạt động xã hội hóa đầu tư thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường, giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 3 Quyết định 04/2018/QĐ-UBND về quy chế phối hợp trong công tác quản lý về hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 4 Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2018 về nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 5 Kế hoạch 121/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 6 Kế hoạch 136/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang