ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 167/KH-UBND | Tiền Giang, ngày 11 tháng 7 năm 2016 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “CƠ SỞ DỮ LIỆU HỘ TỊCH ĐIỆN TỬ TOÀN QUỐC” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
Thực hiện Quyết định số 2173/QĐ-BTP ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tư pháp phê duyệt “Đề án Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc” (gọi tắt là Đề án), Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc” trên địa bàn tỉnh Tiền Giang với các nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Hiện đại hóa công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên cơ sở hoàn thiện cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử của tỉnh kết nối đồng bộ với cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, nhằm thiết lập hệ thống thông tin hộ tịch đồng bộ, thông suốt giữa các cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch, bảo đảm việc kết nối để chia sẻ, cung cấp thông tin hộ tịch cho cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác, bảo đảm tối đa lợi ích của người dân.
- Kế thừa và nâng cấp phần mềm quản lý hộ tịch đang được ứng dụng trên địa bàn tỉnh; phát triển phần mềm quản lý hộ tịch phù hợp với yêu cầu đăng ký và quản lý hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch và Đề án đảm bảo tích hợp với dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc góp phần triển khai thực hiện Đề án có hiệu quả.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Triển khai, tổ chức thực hiện tốt quy định hướng dẫn thi hành Luật Hộ tịch và Luật Căn cước công dân.
- Thời gian thực hiện: Năm 2016 và những năm tiếp theo.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp, Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
2. Rà soát, chỉnh sửa, nâng cấp phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh đảm bảo tương thích, kết nối với cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc.
- Thời gian thực hiện: Năm 2016 và theo lộ trình của Đề án.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
3. Trang bị cơ sở vật chất, đào tạo nhân lực để sử dụng, khai thác phần mềm cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử theo yêu cầu quản lý.
a) Khảo sát, đánh giá cơ sở vật chất, hạ tầng để triển khai ứng dụng công nghệ thông tin về đăng ký, quản lý hộ tịch tại địa phương (số lượng, chất lượng máy tính, hạ tầng mạng, trình độ tin học của đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch....). Đối với những địa phương chưa được trang bị máy tính, kết nối internet thì dự toán kinh phí để mua sắm, hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến tháng 7/2017.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp, Sở Nội Vụ, Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
b) Bố trí đầy đủ trang thiết bị, phương tiện phục vụ xây dựng, quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử tại các cơ quan đăng ký hộ tịch tại địa phương; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực để đảm bảo việc sử dụng, cập nhật, khai thác phần mềm Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử theo yêu cầu quản lý.
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 7/2017 đến tháng 12/2019.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp, Sở Nội Vụ, Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
4. Cập nhật dữ liệu hộ tịch từ sổ giấy hiện đang lưu trữ tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh vào phần mềm Quản lý hộ tịch.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến tháng 12/2018.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
5. Tổng kết việc thực hiện Đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc”, tiếp tục duy trì và hoàn thiện Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc trong giai đoạn tiếp theo.
- Thời gian thực hiện: Năm 2019
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
6. Từ ngày 01/01/2020 trở đi, thực hiện việc duy trì vận hành, củng cố, hoàn thiện Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử thống nhất nhằm bảo đảm đăng ký, quản lý hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch; triển khai quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu hộ tịch an toàn, hiệu quả.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của Sở Tư pháp.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan tiến hành các hoạt động nhằm triển khai thực hiện Đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc” tại địa phương có hiệu quả, đảm bảo quy định pháp luật. Hoàn thiện việc chỉnh sửa, nâng cấp phần mềm Quản lý hộ tịch đáp ứng tiêu chuẩn phần mềm chung và chuẩn cấu trúc dữ liệu hộ tịch điện tử do Bộ Tư pháp ban hành; đảm bảo kết nối, cung cấp, chia sẻ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc.
- Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch này nhằm đáp ứng được mục đích, yêu cầu, nội dung và tiến độ đã đề ra.
2. Trách nhiệm của Công an tỉnh.
Phối hợp với Sở Tư pháp triển khai thực hiện cơ chế phối hợp trong việc bảo đảm cấp số định danh cá nhân, trao đổi dữ liệu giữa cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của Luật Hộ tịch, Luật Căn cước công dân.
3. Trách nhiệm của Sở Nội vụ.
Phối hợp với Sở Tư pháp xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch, nhất là trình độ tin học đảm bảo yêu cầu quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu hộ tịch theo quy định; bố trí công chức làm công tác hộ tịch đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của Luật Hộ tịch.
4. Trách nhiệm của Sở Tài chính.
Phối hợp, hướng dẫn các sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã lập dự toán kinh phí để đầu tư trang thiết bị, phương tiện phục vụ xây dựng, quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; cập nhật dữ liệu hộ tịch từ sổ giấy vào phần mềm Quản lý hộ tịch; chỉnh sửa, nâng cấp phần mềm hộ tịch…
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã.
Căn cứ vào nội dung Kế hoạch này và tình hình thực tế của địa phương xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung, nhiệm vụ đã được phân công.
6. Kinh phí thực hiện.
Kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch này do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định hiện hành về phân cấp ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc” trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, các cơ quan, đơn vị căn cứ nội dung Kế hoạch triển khai thực hiện./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Kế hoạch 275/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án "Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc" trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 2 Kế hoạch 1755/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc” trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 3 Kế hoạch 82/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 4 Kế hoạch 45/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 5 Kế hoạch 52/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 6 Quyết định 2173/QĐ-BTP năm 2015 phê duyệt Đề án Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 7 Luật Căn cước công dân 2014
- 8 Luật Hộ tịch 2014
- 1 Kế hoạch 275/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án "Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc" trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 2 Kế hoạch 1755/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc” trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 3 Kế hoạch 82/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 4 Kế hoạch 45/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 5 Kế hoạch 52/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang