ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 168/KH-UBND | Quảng Ninh, ngày 23 tháng 7 năm 2019 |
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 23/4/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển cảng biển và dịch vụ cảng biển trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi chung là Nghị quyết 15-NQ/TU), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với những nội dung như sau:
I. Mục đích:
- Quán triệt nghiêm túc Nghị quyết số 15-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển cảng biển và dịch vụ cảng biển trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; xác định rõ những tồn tại, hạn chế trong phát triển cảng biển và dịch vụ cảng biển trên địa bàn tỉnh; nắm vững quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Nghị quyết để tổ chức thực hiện sát với thực tiễn của tỉnh và đạt hiệu quả.
- Xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể của từng tổ chức, cá nhân, người đứng đầu trong hệ thống chính trị, các cơ quan, đơn vị, địa phương của tỉnh trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết đảm bảo thống nhất, đồng bộ; xây dựng hệ thống cảng biển và dịch vụ cảng biển trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 theo đúng mục tiêu của Nghị quyết đã đề ra.
Yêu cầu:
- Kế hoạch thực hiện Nghị quyết phải được cụ thể hóa bằng các giải pháp khả thi, phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm gắn với tình hình thực tế của tỉnh và từng địa phương, đơn vị, xác định rõ mục tiêu, lộ trình, tiến độ thực hiện;
- Đảm bảo phân công rõ nhiệm vụ, trách nhiệm công tác tham mưu về phát triển cảng biển và dịch vụ cảng biển nhằm nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp tại cảng biển và dịch vụ cảng biển từ tỉnh đến cơ sở đáp ứng yêu cầu phát triển;
- Đổi mới phương pháp phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, giữa nhà nước và doanh nghiệp tạo sự liên kết giữa các ngành, lĩnh vực, vùng, địa phương để phát triển các khu vực cảng biển. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kế hoạch phải đặt dưới sự chỉ đạo, điều hành chặt chẽ của các cấp ủy Đảng, chính quyền và gắn với công tác vận động giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, sự vào cuộc tích cực của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân.
1. Giai đoạn 2019 - 2025:
(1) Đối với dịch vụ cảng biển: (i1) Tổng doanh thu dịch vụ cảng biển đạt khoảng 25.000 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân đạt 17,5%/năm; Đến năm 2025, Dịch vụ cảng biển đóng góp khoảng 1,2% - 1,5% trong GRDP của tỉnh. (i2) Sản lượng hàng hóa thông qua cảng đạt khoảng 114,5-122,5 triệu tấn, lưu lượng hành khách vận tải biển đạt 250.000 - 300.000 lượt khách. (i3) Tổng lượng khách du lịch biển, đảo đạt 23,5 triệu lượt, trong đó khách quốc tế đạt 10 triệu lượt khách.
(2) Dịch vụ cảng hành khách: Phát triển các dịch vụ chất lượng cao phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế tại khu vực cảng khách quốc tế Hòn Gai như: Tham quan, mua sắm, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí,...
(3) Dịch vụ cảng hàng hóa: Phát triển các dịch vụ chủ đạo đem lại giá trị gồm dịch vụ lưu kho bãi và cho thuê kho bãi, xếp dỡ hàng hóa, đồng thời tiếp tục phát triển thêm từ 2 - 3 dịch vụ tiềm năng và không gây ô nhiễm môi trường.
(4) Đối với hạ tầng cảng biển: (i1) Đầu tư hoàn thành cảng khách quốc tế Hòn Gai theo tiêu chuẩn cảng khách du lịch quốc tế, hình thành các bến du thuyền tiêu chuẩn quốc tế tại khu vực Bãi cháy và vịnh Cửa Lục. (i2) Đầu tư phát triển khu dịch vụ hậu cần sau cảng và logistics tập trung khu vực Quảng Yên. Đầu tư xây dựng một số cảng biển quan trọng: Vạn Ninh (Vạn Gia mở rộng), Con Ong - Hòn Nét, Hải Hà,... đồng thời hoàn thành bến cảng khách du lịch nội địa tại Nam cầu Trắng để kết nối với các cảng khách du lịch tại Vân Đồn theo đúng quy hoạch.
2. Giai đoạn 2026 - 2030:
(1) Đối với dịch vụ cảng biển: (i1) Tổng doanh thu dịch vụ cảng biển đạt khoảng 47.500 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân đạt 18,5%/năm. Đến năm 2030, dịch vụ cảng biển đóng góp 3% - 3,5% trong GRDP của tỉnh. (i2) Sản lượng hàng hóa thông qua cảng đạt khoảng 147,0 - 161,5 triệu tấn, lưu lượng hành khách vận tải biển đạt 400.000 - 500.000 lượt khách. (i3) Tổng lượng khách du lịch biển, đảo đạt 28,5 triệu lượt, trong đó khách quốc tế đạt 12 triệu lượt khách.
(2) Dịch vụ cảng hành khách: Tiếp tục duy trì, phát triển các dịch vụ chất lượng cao tại Cảng khách quốc tế Hòn Gai, các cảng theo quy hoạch tại đảo Ngọc Vừng, Vân Đồn. Phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng cao tại khu vực Cảng khách quốc tế Vân Đồn khi đưa vào hoạt động.
(3) Dịch vụ cảng hàng hóa: Tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các dịch vụ chủ lực, đồng thời phát triển đầy đủ các loại dịch vụ cảng biển.
(4) Đối với hạ tầng cảng biển: (i1) Đầu tư xây dựng cảng khách quốc tế Vân Đồn theo tiêu chuẩn cảng khách du lịch quốc tế và các bến du thuyền đạt tiêu chuẩn đẳng cấp quốc tế. (i2) Xây dựng cảng Vạn Hoa thành cảng lưỡng dụng. (i3) Tiếp tục đầu tư phát triển hoàn thiện khu dịch vụ hậu cần sau cảng và logistics tập trung khu vực Quảng Yên, trọng điểm là khu Đầm nhà Mạc.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
Tăng cường sự Lãnh đạo toàn diện của các cấp ủy Đảng trong phát triển cảng biển và dịch vụ cảng biển, trong đó tập trung phát triển theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường và đảm bảo quốc phòng an ninh biển đảo; đẩy mạnh công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực cảng biển và dịch vụ cảng biển; thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước giữ vai trò định hướng chiến lược, xây dựng các cơ chế chính sách trong phát triển cảng biển và dịch vụ cảng biển theo từng thời kỳ, phù hợp với thực tiễn yêu cầu phát triển theo từng thời kỳ, phù hợp với yêu cầu phát triển; Định kỳ triển khai công tác khảo sát thị trường và đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực cảng biển và dịch vụ cảng biển.
Thực hiện các giải pháp cải cách thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng dịch vụ công thông qua ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, áp dụng công nghệ thông tin ứng dụng trong quản lý, sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiến trình phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 theo hướng điện tử hóa, đơn giản, rút ngắn thủ tục, thời gian nhập cảnh, xuất cảnh của tàu biển ra, vào cảng biển, tập trung tại các khu bến, bến cảng: Cái Lân, Vạn Gia, Hải Hà, Quảng Yên... bao gồm triển khai xây dựng địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung.
Xây dựng, ban hành cơ chế khuyến khích, thu hút đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng cảng biển và dịch vụ cảng biển từ các thành phần kinh tế, trong đó chú trọng thu hút nguồn lực đầu tư từ thành phần kinh tế tư nhân.
Nghiên cứu, lựa chọn và đề xuất áp dụng mô hình quản lý, tổ chức quản lý cảng biển và dịch vụ cảng biển theo hướng đa dạng hóa các mô hình (mô hình cảng dịch vụ, mô hình cảng công cụ, mô hình chủ cảng, mô hình cảng tư nhân) phù hợp với từng dự án cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý khai thác cảng biển và dịch vụ cảng.
Đổi mới phương pháp phối hợp giữa các cơ quan chức năng liên quan (Cảng vụ hàng hải, Cục hải quan Quảng Ninh, với các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương và với từng địa phương).
2. Đầu tư phát triển hạ tầng cảng biển và hạ tầng giao thông kết nối
2.1. Về phát triển hạ tầng cảng biển:
- Quy hoạch, xây dựng các khu vực dịch vụ nhà hàng, khách sạn, trung tâm mua sắm hiện đại, cửa hàng miễn thuế... chất lượng cao phục vụ hành khách tại cảng khách quốc tế Hòn Gai, Vân Đồn;
- Đầu tư xây dựng kho bãi, khu hậu cần logistics, cảng cạn (ICD), trong đó ưu tiên phát triển khu dịch vụ hậu cần sau cảng và logistics tại khu vực Quảng Yên với quy mô khoảng 3.000 - 5.000 ha (bao gồm hệ thống kho bãi, hạ tầng kết nối các phương thức vận tải,...); Đồng thời có các giải pháp cụ thể để phát huy hiệu quả của cảng cạn (ICD) Thành Đạt tại thành phố Móng Cái
- Đầu tư mới một số khu bến, bến cảng quan trọng: Vạn Ninh (Vạn Gia mở rộng), Con Ong - Hòn Nét, Hải Hà, Cảng tàu khách quốc tế Vân Đồn....
- Đối với khu vực cảng biển Quảng Ninh tại Hòn Gai: Khai thác hết công suất của 02 cảng tổng hợp và container tại khu bến Cái Lân hiện nay, điều chỉnh quy mô phù hợp với định hướng quy hoạch chung của thành phố Hạ Long đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 702QĐ/TTg ngày 07/6/2019, kiểm soát toàn diện mức độ ảnh hưởng về môi trường đến cảnh quan vịnh Hạ Long. Rà soát, sắp xếp lại các bến cảng chuyên dùng: (1) Đối với bến cảng xăng dầu B12 thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ theo hướng nghiên cứu, lựa chọn địa điểm xây dựng cảng thay thế theo lộ trình; (2) Đối với các bến cảng nhà máy xi măng Hạ Long, xi măng Thăng Long: Giữ nguyên quy mô hiện có, di dời đến vị trí các nhà máy xây dựng mới theo quy hoạch.
- Đối với khu vực cảng biển Quảng Ninh tại Cẩm Phả: (1) Tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả đối với bến cảng than Cửa Ông để tiếp nhận tàu trọng tải từ 50.000 đến 70.000 tấn tại bến. Duy trì lợi thế khai thác khu neo chuyển tải Hòn Nét - Con Ong để tiếp nhận tàu có trọng tải từ 100.000 tấn và lớn hơn với mớn nước phù hợp đến cảng; (2) Đánh giá hiện trạng các bến phao hiện hữu tại khu vực Hòn Nét để bảo đảm an toàn cho các tàu vào làm hàng, dừng cấp phép các bến phao mới, xác định lộ trình chấm dứt hoạt động của các bến phao ITC theo thời hạn giao cho doanh nghiệp quản lý, khai thác theo quy định, kiên quyết chấm dứt hoạt động, di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; (3) Thu hút đầu tư cụm cảng Con Ong kết nối liền với bờ, kết hợp Hòn Nét và cảng Cửa Ông phù hợp với quy hoạch; sắp xếp lại hệ thống các bến cảng chuyên dùng (xi măng, than, vật liệu khác).
- Đầu tư các cảng, bến thủy nội địa phục vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách tại khu vực Quảng Yên, Móng Cái, Cẩm Phả, Vân Đồn, Hải Hà, Tiên Yên, Đầm Hà, Cô Tô (chú trọng các cảng, bến thủy nội địa phục vụ hậu cần cảng biển; nghiên cứu xây dựng cảng thủy nội địa đầu mối tại Tiền Phong - Đầm Nhà Mạc). Hiện đại hóa các cảng, bến thủy nội địa phục vụ vận tải, đặc biệt các bến, cảng phục vụ du lịch tại các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch, trong đó có bến du thuyền (khu vực Hạ Long, Vân Đồn, Cẩm Phả, Cô Tô...).
2.2. Về phát triển hạ tầng giao thông kết nối:
- Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới đồng bộ hạ tầng giao thông kết nối trong nội bộ cảng, bến và hệ thống giao thông đến khu vực cảng biển. Trong đó, ưu tiên nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án: Cải tạo nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hệ thống đường nội bộ khu bến Cái Lân (hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng, mặt bằng kho, bãi...); tuyến đường kết nối từ đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn với cảng Cái Lân; tuyến đường kết nối từ đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đến cảng Vạn Gia mở rộng (cảng Vạn Ninh); tuyến đường kết nối đường tỉnh 331 với đường tỉnh 338 thị xã Quảng Yên (vào Khu công nghiệp Sông Khoai thị xã Quảng Yên); tuyến đường trục chính thứ 2 của Khu công nghiệp Hải Hà; tuyến đường từ nút giao Chợ Rộc đến nút giao Phong Hải (thị xã Quảng Yên); tuyến đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả; Các tuyến đường trục chính Khu công nghiệp - cảng biển Đầm Nhà Mạc theo trục Uông Bí - Quảng Yên; tuyến đường kết nối cảng Con Ong - Hòn Nét từ trục cao tốc Hạ Long - Móng Cái; tuyến đường kết nối cảng Mũi Chùa đến cảng Đông Bắc đảo Cái Bầu theo trục Quốc lộ 4B từ Cao Bằng, Lạng Sơn đến Khu kinh tế Vân Đồn; tuyến đường kết nối cảng biển Hải Hà theo trục Vân Đồn - Móng Cái qua quốc lộ 18 đến Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà, đường kết nối Cảng biển Hải Hà với cửa khẩu Bắc Phong Sinh; tuyến đường kết nối cảng Vạn Gia (Vạn Ninh và đảo Vĩnh Thực) theo trục cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đến Vạn Ninh... và các tuyến hạ tầng kết nối các bến, thủy nội địa theo phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách để tạo động lực thu hút nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách vào hạ tầng cảng biển.
- Nâng cấp các tuyến đường thủy nội địa chính đạt cấp kỹ thuật theo tiêu chuẩn. Trước mắt đầu tư nạo vét luồng Cái Tắt (Hạ Long - Yên Hưng). Nghiên cứu đoạn cuối luồng kết nối Khu bến Yên Hưng để phù hợp với Quy hoạch phân khu 1/2.000 khu phức hợp Hạ Long Xanh tại thị xã Quảng Yên.
- Đề xuất Bộ Giao thông vận tải: (1) Chuyển luồng hàng hải chuyên dùng Cẩm Phả thành luồng hàng hải công cộng. (2) Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng Cao tốc Nội Bài - Hạ Long; (3) Nâng cấp cải tạo Quốc lộ 4B; (4) Duy tu nạo vét luồng Hòn Gai - Cái Lân, Cẩm Phả, Sông Chanh. Tái khởi động dự án tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân.
3. Về phát triển dịch vụ cảng biển
3.1. Đối với phát triển các dịch vụ cảng khách quốc tế:
Phát triển các dịch vụ chất lượng cao và mang tầm quốc tế phục vụ khách du lịch như tham quan, mua sắm, thông tin du lịch, du thuyền tham quan Vịnh..., hoàn thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ: xuất nhập cảnh, kiểm dịch y tế... Thu hút tối thiểu 01 doanh nghiệp thực hiện đại lý hàng hải trực tiếp cho các hãng tàu khách quốc tế tại Quảng Ninh.
3.2. Đối với các dịch vụ tại các cảng hàng hóa:
- Nhóm dịch vụ công: Nâng cao chất lượng hệ thống một cửa quốc gia, tiến đến áp dụng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 đối với thủ tục xuất nhập cảnh cho người, phương tiện và hàng hóa khi xuất nhập cảnh vào Việt Nam tại Hải quan và Cảng vụ hàng hải Quảng Ninh; Áp dụng hệ thống quản lý hải quan tự động tại cảng biển (VASSCM) cho 100% các khu bến, bến cảng có hoạt động xuất nhập khẩu (Vạn Ninh - Vạn Gia mở rộng, Yên Hưng, Hải Hà, Cẩm Phả); Nâng cao năng lực, ứng dụng khoa học công nghệ trong việc kết nối giữa các cơ quan chuyên ngành để đảm bảo giải quyết nhanh nhất các thủ tục thông quan hàng hóa.
- Nhóm dịch vụ kinh doanh trực tiếp: Đổi mới năng lực quản trị kinh doanh khai thác cảng biển; nâng cao năng suất chất lượng để khai thác hết công suất các bến cảng hiện hữu; ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động quản lý, khai thác cảng biển.
Dịch vụ lưu kho bãi và cho thuê kho bãi: Hình thành và phát triển dịch vụ kho bãi phục vụ hàng tổng hợp, container tại khu vực Quảng Yên; nâng cao chất lượng dịch vụ kho bãi cho hàng chuyên dùng (xi măng, clinker, than, xăng dầu...) tại khu vực Cẩm Phả, Con Ong - Hòn Nét; phát triển dịch vụ kho bãi phục vụ hàng tổng hợp, hàng ngoại quan, hàng biên mậu tại khu vực Tiên Yên, Hải Hà, Móng Cái.
Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xếp dỡ hàng hóa tỉnh Quảng Ninh trong hoạt động xếp dỡ hàng hóa chuyển tải tại các khu neo đậu thông qua việc nghiên cứu ban hành một số chính sách: (1) cơ chế ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp làm dịch vụ xếp dỡ Quảng Ninh về vay vốn ưu đãi để đầu tư phương tiện, trang bị dịch vụ bốc xếp hàng rời công suất lớn; (2) Xây dựng bộ tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ bốc xếp theo tiêu chuẩn quốc tế; (3) Từng bước áp dụng phương pháp quản lý, điều hành hiện đại để nâng cao chất lượng dịch vụ, rút ngắn thời gian xếp dỡ, tiết kiệm cắt giảm các chi phí, loại bỏ công đoạn bất hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế cao, giải phóng tàu nhanh.
Dịch vụ cung ứng tàu biển: Nâng cao năng lực các đơn vị cung ứng tàu biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đồng thời thu hút thêm 2 ÷ 3 doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo cung cấp dịch vụ cho hầu hết các khu bến trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Dịch vụ lai dắt và hỗ trợ kéo tàu biển: thu hút doanh nghiệp đầu tư, phát triển thêm tối thiểu 05 phương tiện lai dắt hiện đại, có công suất từ 4000 HP trở lên đáp ứng được nhu cầu khai thác của hệ thống cảng biển Quảng Ninh.
Một số dịch vụ khác: Định hướng phát triển thêm 3 ÷ 5 dịch vụ cảng biển mới như làm hàng container, kiểm đếm hàng hóa, hoa tiêu,... trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nhằm tạo sự chủ động, kết nối đồng bộ chuỗi dịch vụ cảng biển.
- Nhóm dịch vụ kinh doanh gián tiếp: Tập trung đẩy mạnh phát triển 03 dịch vụ cảng biển hiện có, cụ thể: (1) Dịch vụ đại lý hàng hải: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đại lý hàng hải hiện có trên địa bàn Tỉnh nhằm đáp ứng được yêu cầu của các hãng tàu trong nước và quốc tế, đồng thời thu hút thêm từ 1 ÷ 2 doanh nghiệp lớn đầu tư kinh doanh dịch vụ này; (2) Dịch vụ vận tải biển: Tăng cường thu hút 2 ÷ 3 hãng tàu biển quốc tế tham gia khai thác tuyến vận tải đi và đến Quảng Ninh, tập trung ưu tiên phát triển các hãng tàu có tuyến vận tải biển kết nối với Hồng Kông, Singapore, Nam Trung Hoa, trong đó ưu tiên phát triển các tuyến vận tải tới đảo Hải Nam đây là khu vực kết nối hàng hải thuận lợi với cảng biển Quảng Ninh và đang được Trung Quốc đầu tư, quy hoạch thành điểm trung chuyển hàng hóa tới nội địa Trung Quốc.
- Dịch vụ vận tải đa phương thức: Ban hành chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp logistic hoạt động trên địa bàn tỉnh, phát triển từ 3 đến 5 doanh nghiệp vận tải, logistics tham gia hoạt động trên địa bàn tỉnh để kết nối 05 phương thức vận tải (đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt, cảng hàng không); Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa đường thủy nội địa hiện có trên địa bàn tỉnh, đồng thời thu hút thêm từ 1 đến 2 doanh nghiệp lớn đầu tư kinh doanh dịch vụ này.
- Ưu tiên huy động, sử dụng vốn ngân sách nhà nước đầu tư hạ tầng giao thông kết nối đến các cảng, bến cảng và các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu dịch vụ hậu cần sau cảng và logistics. Đẩy mạnh hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) đối với các dự án đầu tư phát triển cảng biển và hệ thống giao thông kết nối có quy mô lớn.
- Ban hành chính sách ưu đãi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cảng biển và dịch vụ cảng biển; ưu đãi hỗ trợ các doanh nghiệp, chủ hàng, chủ tàu, chủ cảng, bến trong nước và quốc tế mở các tuyến vận tải hàng hóa đi và đến các khu bến, bến cảng trên địa bàn tỉnh. Chính sách thu hút đối với các doanh nghiệp trong nước và quốc tế đầu tư sản xuất hàng hóa vào các cụm khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Xây dựng danh mục các dự án cảng biển và dịch vụ cảng biển nhằm kêu gọi đầu tư nguồn vốn ngoài nhà nước. Tăng cường tiếp cận với nguồn vốn FDI, các tổ chức tín dụng quốc tế (Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á,...) và nguồn vốn vay đầu tư khác để phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển, dịch vụ cảng biển. Kết hợp nguồn vốn ngân sách nhà nước và xã hội hóa phục vụ công tác nạo vét luồng hàng hải, vùng nước cảng biển Quảng Ninh.
- Kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương phân bổ nguồn lực từ ngân sách trung ương và ngoài ngân sách để duy tu nạo vét luồng Hòn Gai - Cái Lân, Cẩm Phả, Sông Chanh, Vạn Gia; đầu tư tuyến đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long; nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 4B; cải tạo đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
5. Về phát triển nguồn nhân lực
- Đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ cảng biển trên địa bàn tỉnh theo hướng đào tạo lao động lành nghề, có chất lượng, có khả năng tiếp cận phương pháp quản lý tiên tiến, sử dụng công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động các khu bến, cảng biển.
- Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành, các trường đào tạo, các hiệp hội, các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước để đào tạo, nâng cao kiến thức về quản lý, khai thác cảng biển và dịch vụ cảng biển.
- Ban hành cơ chế chính sách thu hút nguồn nhân lực quản lý, khai thác cảng biển và dịch vụ cảng biển chất lượng cao, tiếp cận với xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
- Tăng nguồn lực đầu tư cho các cơ sở đào tạo nhân lực phục vụ trong lĩnh vực khai thác cảng biển, dịch vụ cảng biển (trường đại học, cao đẳng, trung tâm giáo dục nghề nghiệp,...) trên địa bàn tỉnh; kết nối nhu cầu đào tạo giữa các cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp. Rà soát, bổ sung các nghề thuộc lĩnh vực cảng biển và dịch vụ cảng biển vào Danh mục các nghề khuyến khích đào tạo của tỉnh.
Xây dựng kế hoạch marketing quảng bá thương hiệu cảng biển và dịch vụ cảng biển Quảng Ninh theo hướng lồng ghép lợi thế của địa phương tại các hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước; Tập trung quảng bá các cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, Vân Đồn; Bến cảng Vạn Gia mở rộng (cảng Vạn Ninh), cảng Con Ong - Hòn Nét, cảng Hải Hà, cảng Mũi Chùa, cảng Yên Hưng.
Hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh khai thác cảng thông qua việc quảng bá thương hiệu cảng biển Quảng Ninh. Tổ chức các hội nghị, hội thảo và tiếp xúc với các tập đoàn lớn kinh doanh hãng tàu và dịch vụ logistics.
Hình thành chuỗi du lịch đường biển kết nối các khu vực tỉnh, thành phố có tiềm năng phát triển du lịch biển (Quảng Ninh - Huế - Đà Nẵng - Khánh Hòa - thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Giang), tiến tới mở rộng kết nối với các tuyến điểm trong khu vực và trên thế giới.
Nghiên cứu giải pháp gắn kết chủ tàu, chủ hàng và chủ phương tiện vận chuyển hàng hóa khi lựa chọn khu vực cảng biển Quảng Ninh để làm hàng.
Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng liên quan đến phát triển dịch vụ cảng biển (Cảng vụ hàng hải Quảng Ninh, Cục Hải quan tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế, Ban Xúc tiến và hỗ trợ đầu tư...).
Xây dựng quy chế giám sát chất lượng dịch vụ cảng biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nhằm xã hội hóa và đảm bảo tỉnh chặt chẽ trong công tác quản lý vùng mặt nước cũng như quản lý đất đai đối với những vùng nước, diện tích đất chưa có doanh nghiệp đầu tư xây dựng cảng, tránh buông lỏng công tác quản lý dẫn đến cạnh tranh không bình đẳng, mất trật tự an ninh, an toàn, môi trường trên biển, thất thu phí và lệ phí địa phương,...
Hỗ trợ quảng cáo trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh, báo Quảng Ninh (ấn phẩm báo giấy, báo điện tử).
Khuyến khích hình thành các hiệp hội ngành nghề gắn liền với kinh tế biển, đặc biệt là lĩnh vực cảng biển (hiệp hội logistics Quảng Ninh, hiệp hội cảng biển Quảng Ninh,...), tích cực tham gia các hiệp hội trong nước, khu vực và trên thế giới.
Nghiên cứu xây dựng Đề án phát triển các trung tâm hậu cần sau cảng và hệ thống logistics và các đề án tổ chức giao thông đô thị tại các thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nhằm hỗ trợ phát triển cảng biển và dịch vụ cảng biển.
IV. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Nhiệm vụ cụ thể của từng sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương theo phụ lục số 01, 02 kèm theo Kế hoạch này.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, cụ thể hóa các nội dung và giải pháp thực hiện, xây dựng Kế hoạch thực hiện hàng năm và tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
2. Phân công các Đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo lĩnh vực phụ trách, thực hiện công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành, địa phương triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đối với kết quả thực hiện các nội dung thuộc lĩnh vực phụ trách.(chi tiết phụ biểu kèm theo).
Kinh phí thực hiện Kế hoạch chủ yếu huy động từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển, bến bãi và hạ tầng kết nối cảng biển theo hướng đồng bộ. Ngân sách nhà nước đóng vai trò hỗ trợ, định hướng kết nối và triển khai các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố định kỳ hàng quý (vào ngày 20 của tháng cuối quý) hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh, gửi báo cáo kiểm điểm đánh giá kết quả triển khai Kế hoạch đến Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của tỉnh.
2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các Tổ chức chính trị xã hội, các Ban HĐND tỉnh thường xuyên phối hợp, rà soát việc thực hiện Nghị quyết của các đơn vị và phản ánh kịp thời UBND tỉnh những tồn tại, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết để chỉ đạo giải quyết kịp thời.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch, nếu có khó khăn vướng mắc kịp thời báo cáo và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư) để kịp thời giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Nghị quyết 06/2021/NQ-HĐND sửa đổi Khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 148/2016/NQ-HĐND quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển Hải Phòng
- 2 Quyết định 54/2021/QĐ-UBND quy định về khung giá dịch vụ sử dụng cảng, nhà ga cảng biển do địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 3 Quyết định 2867/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế thực hiện thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện tích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn thành phố Hải Phòng