Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1686/KH-UBND

Gia Lai, ngày 11 tháng 5 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

VỀ VIỆC TỔNG KẾT 06 NĂM THI HÀNH LUẬT THANH TRA NĂM 2010 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

Thực hiện Kế hoạch số 922/KH-TTCP ngày 20/4/2017 của Thanh tra Chính phủ về tổng kết toàn quốc 06 năm thi hành Luật Thanh tra, UBND tỉnh Gia Lai xây dựng Kế hoạch tổng kết 06 năm thi hành Luật Thanh tra năm 2010 trên địa bàn tỉnh Gia Lai, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Đánh giá toàn diện thực tiễn 06 năm triển khai thi hành Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành trên địa bàn tỉnh; xác định những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân cả trong các quy định của Luật Thanh tra cũng như trong việc tổ chức thi hành Luật.

- Đánh giá sự thống nhất, đồng bộ, phù hợp của Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành với Hiến pháp năm 2013, các luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ và các luật khác có liên quan.

- Đề nghị Thanh tra Chính phủ kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi Luật Thanh tra và những văn bản pháp luật liên quan nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra.

2. Yêu cầu:

- Đánh giá sâu sắc, toàn diện việc thực hiện các quy định của Luật Thanh tra và văn bản hướng dẫn thi hành, trên cơ sở phản ánh đúng thực trạng; chú trọng nhận định, đánh giá đầy đủ các mô hình, kinh nghiệm tốt cũng như những khó khăn, bất cập, tránh việc thống kê kết quả đơn thuần.

- Việc tổng kết phải được tổ chức từ cơ sở; thu hút và phát huy trách nhiệm của công chức ngành thanh tra, sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân; bảo đảm tiến độ, chất lượng, tiết kiệm.

II. PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC TỔNG KẾT

1. Phạm vi tổng kết:

Tổng kết toàn diện việc thi hành Luật thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thanh tra trong giai đoạn từ 01/7/2011 đến 30/6/2017 trên phạm vi toàn tỉnh.

2. Nội dung tổng kết:

- Công tác tổ chức thi hành Luật thanh tra, bao gồm: Sự chỉ đạo của lãnh đạo ngành, địa phương; việc xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện; việc tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Tình hình, kết quả thực hiện các quy định của Luật Thanh tra và văn bản hướng dẫn thi hành, trọng tâm là các quy định về: Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mô hình, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; tổ chức và hoạt động thanh tra trong các cơ quan khác của nhà nước;

- Tình hình, kết quả thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động thanh tra, gồm: Cơ quan và thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước; cơ quan và thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước; cơ quan và thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; thanh tra viên; người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành; cộng tác viên thanh tra; đối tượng thanh tra; các chủ thể khác có liên quan;

- Tình hình, kết quả phối hợp trong hoạt động thanh tra, giám sát, kiểm tra giữa các cơ quan thanh tra nhà nước các cấp, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, cơ quan chức năng thuộc Công an nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan kiểm tra của Đảng và Mặt trận Tổ quốc các cấp;

- Nhận định và kiến nghị, trọng tâm là: Đánh giá sự tuân thủ, phù hợp giữa các quy định của Luật Thanh tra so với Hiến pháp năm 2013 và các luật khác nhất là các Luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ; đánh giá thành công và hạn chế, bất cập của Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra; xác định và phân tích rõ nguyên nhân của hạn chế, bất cập; đề xuất, kiến nghị cụ thể nội dung cần sửa đổi, bổ sung của Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành.

3. Phương thức tổng kết:

- Các sở, ban, ngành tỉnh xây dựng báo cáo tổng kết theo Đề cương, biểu mẫu kèm theo Kế hoạch này gửi về Thanh tra tỉnh.

- UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo cơ quan Thanh tra phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng báo cáo tổng kết theo Đề cương biểu mẫu kèm theo Kế hoạch này gửi về Thanh tra tỉnh.

- UBND tỉnh báo cáo tổng kết 06 năm thi hành Luật Thanh tra trên địa bàn tỉnh Gia Lai gửi về Thanh tra Chính phủ.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm:

- Hoàn thành việc tổng kết và gửi Báo cáo tổng kết 06 năm thi hành Luật Thanh tra về Thanh tra tỉnh trước ngày 30/6/2017 để tổng hợp chung;

- Chịu trách nhiệm đối với số liệu, nội dung Báo cáo tổng kết 06 năm thi hành Luật Thanh tra của đơn vị, địa phương;

- Quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc thì kịp thời có văn bản báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo.

2. Thanh tra tỉnh có trách nhiệm:

- Tổng hợp, xây dựng Báo cáo của UBND tỉnh về tổng kết 06 năm thi hành Luật Thanh tra trên địa bàn tỉnh; trình dự thảo Báo cáo cho UBND tỉnh trước ngày 15/7/2017;

- Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch này và tham mưu, đề xuất UBND tỉnh kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc của các đơn vị, địa phương trong quá trình triển khai thực hiện (nếu có);

- Chịu trách nhiệm đối với số liệu, nội dung dự thảo Báo cáo tổng kết chung;

- Chánh Thanh tra tỉnh kiểm tra nội dung, số liệu báo cáo tổng kết chung của tỉnh và ký xác nhận việc kiểm tra vào dự thảo Báo cáo trước khi trình UBND tỉnh./.

 

 

Nơi nhận:
- Thanh tra CP;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Chi cục QLTT;
- Chi cục kiểm lâm;
- Chi cục ATVSTP;
- Lưu: VT, NC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Võ Ngọc Thành

 

PHỤ LỤC

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO TỔNG KẾT THI HÀNH LUẬT THANH TRA
(Kèm theo Kế hoạch số 1686/KH-UBND ngày 11/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THANH TRA.

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, quán triệt Luật Thanh tra và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành

1.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo.

1.2. Công tác tuyên truyền, quán triệt.

2. Công tác ban hành, kiểm tra, theo dõi thi hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra và các văn bản có liên quan

2.1. Việc ban hành các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền.

2.2. Công tác kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật.

3. Tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra

3.1. Hệ thống các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra thuộc phạm vi quản lý và mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan.

3.2. Tổ chức bộ máy trong các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra (tổ chức phòng, ban; chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban).

3.3. Biên chế, cơ cấu ngạch, bậc; công tác đào tạo, bồi dưỡng; việc thực hiện chuyển ngạch, nâng ngạch của đội ngũ công chức, viên chức trong các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra.

3.4. Cơ chế đảm bảo kinh phí cho hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, bao gồm cả cho việc đảm bảo chính sách, chế độ đãi ngộ cho đội ngũ công chức, viên chức.

4. Công tác xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra và điều phối, xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra

4.1. Việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra và điều chỉnh kế hoạch thanh tra hằng năm của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra.

4.2. Việc hướng dẫn, kiểm tra công tác xây dựng kế hoạch thanh tra và thực hiện kế hoạch thanh tra hằng năm.

4.3. Việc theo dõi, phối hợp xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra.

5. Hoạt động thanh tra hành chính và hoạt động thanh tra chuyên ngành

5.1. Tổng số cuộc thanh tra đã tiến hành (có thể phân loại làm rõ hơn theo một số tiêu chí, bao gồm: cuộc thanh tra hành chính, cuộc thanh tra chuyên ngành, cuộc thanh tra liên ngành; thanh tra theo chương trình, kế hoạch; thanh tra đột xuất...).

5.2. Tổng hợp kết quả hoạt động thanh tra, bao gồm tổng số cá nhân, tổ chức bị kiến nghị xử lý (hình thức xử lý); tổng giá trị sai phạm về kinh tế bị kiến nghị xử lý (hình thức xử lý); tổng hợp kiến nghị về chính sách, pháp luật.

5.3. Số cuộc thanh tra kết thúc đúng tiến độ; số cuộc chậm tiến độ tính tổng số và theo hàng năm trong giai đoạn tổng kết (nêu rõ chậm ở giai đoạn nào trong quá trình tiến hành hoạt động thanh tra).

5.4. Việc thực hiện công khai kết luận thanh tra (hình thức công khai được áp dụng; nội dung thực hiện công khai; phạm vi tiến hành công khai và thời gian công khai tương ứng).

5.5. Số vụ việc chuyển cơ quan điều tra cùng cấp (bao gồm cả chuyển đề nghị khởi tố và chuyển xem xét, khởi tố) và kết quả phối hợp xử lý các vụ việc đã chuyển (số vụ đã khởi tố; số vụ đang xác minh; số vụ không khởi tố).

6. Hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong hoạt động thanh tra và theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra

6.1. Công tác tổ chức việc kiểm tra, giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra và kết quả kiểm tra, giám sát (phương thức tổ chức hoạt động kiểm tra, giám sát; số trường hợp phát hiện vi phạm qua kiểm tra, giám sát).

6.2. Tổng số vụ việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động thanh tra, kết quả giải quyết và dạng hành vi vi phạm trong hoạt động của Đoàn thanh tra phát hiện qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

6.3. Số vụ việc (bao gồm cả tổng số người) bị xử lý về hành vi vi phạm trong hoạt động thanh tra và các dạng hành vi vi phạm bị xử lý (tính tổng số của mỗi dạng hành vi vi phạm theo quy định của Luật thanh tra); giá trị sai phạm (nếu có).

6.4. Tổng hợp kết quả theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra: số cuộc kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra; kết quả thực hiện kết luận thanh tra (tập trung các kiến nghị xử lý trách nhiệm, kinh tế).

7. Hoạt động kiểm tra tính chính xác, tính hợp pháp của kết luận thanh tra và hoạt động thanh tra lại

7.1. Công tác tổ chức việc kiểm tra tính chính xác, tính hợp pháp của kết luận thanh tra: đơn vị được giao thực hiện; phương thức thực hiện; số kết luận đã được kiểm tra; kết quả kiểm tra.

7.2. Số cuộc thanh tra lại đã tiến hành (nếu có); tổng hợp các dạng căn cứ ra quyết định thanh tra lại; tổng hợp các dạng sai phạm được phát hiện qua thanh tra lại; kiến nghị xử lý và kết quả thực hiện sau thanh tra lại.

II. ĐÁNH GIÁ CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THANH TRA, CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT, HƯỚNG DẪN THI HÀNH VÀ VIỆC THI HÀNH LUẬT

1. Đánh giá việc thi hành Luật Thanh tra

1.1. Những mặt đạt được và tồn tại, hạn chế:

- Về lãnh đạo, chỉ đạo.

- Về kiện toàn tổ chức bộ máy.

- Về hiệu quả hoạt động.

- Về góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

1.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:

- Nguyên nhân từ các quy định của Luật và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành (nêu khái quát và lý giải mối quan hệ với tồn tại, hạn chế ở trên để tiếp tục phân tích cụ thể trong mục 2 ở dưới).

- Nguyên nhân từ việc thi hành Luật và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành (nêu rõ trên các khía cạnh cụ thể như: lãnh đạo, chỉ đạo; tuyên truyền, phổ biến; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm...).

2. Đánh giá các quy định của Luật Thanh tra và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật:

Việc đánh giá các quy định của Luật Thanh tra và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành tập trung vào những bất cập, hạn chế trước các yêu cầu thực tiễn trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, cũng như tính hợp hiến, hợp pháp và tính đồng bộ trong hệ thống pháp luật. Cụ thể như sau:

2.1. Các quy định chung của Luật Thanh tra

a) Vị trí, vai trò và chức năng của cơ quan thanh tra nhà nước trong mối quan hệ với cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên và cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.

b) Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, Thủ trưởng cơ quan thanh tra, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

c) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong hoạt động thanh tra.

d) Các nguyên tắc hoạt động thanh tra và các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra.

2.2. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra nhà nước; cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

a) Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra nhà nước và người đứng đầu cơ quan thanh tra nhà nước; của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và người đứng đầu cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

b) Mối quan hệ về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan thanh tra nhà nước và giữa các cơ quan thanh tra nhà nước với cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, đặc biệt:

- Giữa Thanh tra bộ với Thanh tra tỉnh;

- Giữa Thanh tra tỉnh với Thanh tra huyện, Thanh tra sở và các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ở địa phương.

2.3. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra

a) Tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và chế độ, chính sách (bao gồm cả việc cấp trang phục và cấp thẻ) đối với các ngạch thanh tra viên.

b) Tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và chế độ, chính sách đối với công chức thanh tra chuyên ngành.

c) Tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và trách nhiệm, chế độ, chính sách đối với cộng tác viên thanh tra.

d) Chế độ đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp vụ thanh tra cho các ngạch thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành.

2.4. Hoạt động thanh tra và giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra

a) Các quy định về xây dựng, phê duyệt Định hướng chương trình, kế hoạch thanh tra; hình thức, căn cứ ra quyết định thanh tra, công khai kết luận thanh tra, các thời hạn trong hoạt động thanh tra và việc xử lý vi phạm trong hoạt động thanh tra.

b) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục tiến hành hoạt động thanh tra hành chính, hoạt động thanh tra chuyên ngành, đặc biệt là hoạt động thanh tra liên ngành, hoạt động thanh tra của công chức thanh tra chuyên ngành.

c) Nhiệm vụ, quyền hạn và đặc biệt là việc thực hiện các quyền trong hoạt động thanh tra của người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra, thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành.

d) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, phương thức tổ chức giám sát đối với hoạt động của Đoàn thanh tra; việc tổ chức thẩm định và quy trình thẩm định Dự thảo Kết luận thanh tra.

đ) Quyền, nghĩa vụ của đối tượng thanh tra.

2.5. Hoạt động theo dõi, giám sát, kiểm tra thực hiện kết luận thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong hoạt động thanh tra và thanh tra lại

a) Thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục theo dõi, giám sát, kiểm tra và các biện pháp đảm bảo việc thực hiện kết luận thanh tra và các quyết định xử lý về thanh tra, đặc biệt là xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện.

b) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thanh tra, bao gồm khiếu nại đối với quyết định thanh tra, quyết định hành chính, hành vi hành chính trong hoạt động thanh tra và kết luận thanh tra.

c) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, căn cứ, kết quả, hậu quả pháp lý và các điều kiện đảm bảo cho hoạt động thanh tra lại.

d) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục và hình thức xử lý vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thanh tra.

2.6. Một số nội dung khác có liên quan

a) Tính hợp hiến, hợp pháp và tính đồng bộ của Luật Thanh tra và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra trong hệ thống pháp luật.

b) Chế độ thông tin báo cáo về công tác thanh tra (bao gồm cả hệ thống biểu mẫu thu thập thông tin theo quy định của pháp luật hiện hành).

c) Các quy định về việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí được trích từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước.

d) Thanh tra nhân dân và các nội dung khác (nếu có).

III. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở đánh giá những mặt đạt được, nhất là những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, các sở, ngành, địa phương đề xuất các kiến nghị, tập trung vào một số nội dung trọng tâm như sau:

1. Các giải pháp hoàn thiện Luật Thanh tra và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật

- Hoàn thiện Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành (có thể đưa ra các giải pháp cụ thể theo nhóm các nội dung đề cập tại mục 2.II Đề cương báo cáo).

- Hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan - nếu có (đưa ra các giải pháp cụ thể kèm theo những luận giải chi tiết).

- Đánh giá sơ bộ tác động của các nhóm giải pháp được đề xuất (tập trung vào tác động về mặt chi phí tuân thủ, tổ chức thực hiện; về tổ chức bộ máy và thủ tục hành chính hoặc những tác động đối với doanh nghiệp - nếu có...).

2. Các giải pháp về tổ chức thi hành Luật Thanh tra

- Về lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện.

- Về các điều kiện đảm bảo thi hành Luật như về tổ chức bộ máy, biên chế, kinh phí và các nguồn lực cần thiết cho các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra.

- Các giải pháp tổ chức thực hiện khác.

 

PHỤ LỤC SỐ 1

TỔNG HỢP CÔNG TÁC XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG THANH TRA
(số liệu tính đến ngày 30/6/2017)

Đơn v

Thực trạng công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan thanh tra nhà nước tính đến thời điểm báo cáo

Thực trạng tổ chức và biên chế tại cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (TTCN) tại chi cục thuộc sở

Ghi chú

 

Tổng số

Trong đó

Số cơ quan thanh tra được thành lập tại chi cục thuộc sở trước khi có Nghị định 07/2012/NĐ-CP

Số cơ quan được giao thực hiện chức năng TTCN hiện nay (được thành lập theo Nghị định 07/2012/NĐ-CP và Nghị định khác)

Số lượng công chức, viên chức, người lao động làm công tác TTCN tại cơ quan được giao thực hiện chức năng TTCN

 

STTV cao cấp

Số TTV chính

Số TTV

Số công chức, viên chức và lao động hợp đồng khác

 

Tổng số

Công chức thanh tra chuyên ngành

Viên chức, người lao động khác

Thanh tra viên (nếu có)

 

MS

1

2

3

4

6

7

8

9

10

11

12

13

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…, ngày      tháng      năm
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên,đóng dấu)

 

PHỤ LỤC SỐ 2

PHỤ LỤC TỔNG HỢP KẾT QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA HÀNH CHÍNH
(số liệu tính từ ngày 01/7/2011 đến ngày 30/6/2017)

Đơn vị tính: Tiền (triệu đồng)

Đơn vị

Scuộc thanh tra đã thực hiện

Tổng vi phạm phát hiện qua thanh tra

Kiến nghị thu hồi

Kiến nghị khác

Kiến nghị xử lý

Đã thu

Tổng số KLTT đã kiểm tra, đôn đốc

Ghi chú

 

Tổng số

Hình thức

Cuộc thanh tra đặc thù

Tiền (hoặc tài sản quy thành tiền)

Đất (m2)

Tài sản khác

Tiền (Tr.đ)

Đất (m2)

Tài sản khác

Hành chính

Chuyển cơ quan điều tra

Tiền (Trđ)

Đất (m2)

 

Theo kế hoạch

Đột xuất

Thanh tra liên ngành

Thanh tra lại

Thanh tra bị chồng chéo, trùng lắp

 

Tổ chức

Cá nhân

Vụ

Cá nhân

 

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…, ngày      tháng      năm
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên,đóng dấu)

 

PHỤ LỤC SỐ 3

PHỤ LỤC TỔNG HỢP KẾT QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA CHUYÊN NGÀNH
(số liệu tính từ ngày 01/7/2011 đến ngày 30/6/2017)

Đơn vị tính: Tiền (triệu đồng)

Đơn v

Số cuộc thanh tra, kiểm tra

Kết qu

Ghi chú

Tng số

Thành lập đoàn

Thanh tra độc lập

Số có vi phạm

Stiền kiến nghị thu hi

Số tiền xử lý tài sản vi phạm

Số tiền xử phạt vi phạm

Số tiền đã thu

Tổng số

Cá nhân

Tchức

Tổng số

Tịch thu (thành tin)

Tiêu hủy (thành tiền)

Tổng số

Cá nhân

Tổ chức

Tổng số

Từ cá nhân

Từ tổ chức

MS

1=2+3

2

3

4=5+6

5

6

7

8=9+10

9

10

11=12+13

12

13

14=15+16

15

16

17

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…, ngày      tháng      năm
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên,đóng dấu)