ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/KH-UBND | Ninh Bình, ngày 27 tháng 02 năm 2018 |
KẾ HOẠCH
PHÒNG TRỪ BỆNH LÙN SỌC ĐEN PHƯƠNG NAM HẠI LÚA, BẢO VỆ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NĂM 2018
Thực hiện Chỉ thị số 9556/CT-BNN-BVTV ngày 15/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường công tác phòng trừ bệnh lùn sọc đen phương nam hại lúa ở các tỉnh thành phố phía bắc. Bệnh lùn sọc đen phương Nam hại lúa do virus gây ra và môi giới truyền bệnh là rầy lưng trắng; đây là bệnh hại nguy hiểm trên cây lúa, ngô; đến nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để trừ bệnh; Vụ mùa năm 2017 bệnh đã xuất hiện và gây hại trên lúa ở hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh; Tổng diện tích nhiễm bệnh là 4.193,5 ha, trong đó diện tích nhiễm nặng là: 1.794,2 ha. Diện tích giảm trên 70% năng suất là: 751 ha; Hiện nay nguồn bệnh trên đồng ruộng sẵn có, là nguy cơ tiềm ẩn bùng phát thành dịch nếu không có các biện pháp phòng, chống kịp thời. Để chủ động phòng trừ bệnh lùn sọc đen phương Nam, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Kế hoạch phòng trừ bệnh lùn sọc đen phương Nam hại lúa năm 2018, với những nội dung chính sau:
I. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích
- Chủ động áp dụng có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh lùn sọc đen phương Nam và rầy lưng trắng môi giới truyền bệnh, bảo vệ sản xuất lúa, ngô.
- Nâng cao năng lực cho cán bộ kỹ thuật cơ sở và nông dân; tổ chức cộng đồng phòng chống bệnh lùn sọc đen hại lúa năm 2018 và các năm tiếp theo; đảm bảo khống chế không để bệnh bùng phát thành dịch gây hại ảnh hưởng đến năng suất.
2. Yêu cầu
- Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, trừ bệnh lùn sọc đen phương Nam và rầy lưng trắng môi giới truyền bệnh theo quy định tại Thông tư số 58/2010/TT-BNNPTNT ngày 05/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định biện pháp phòng, trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa.
- Áp dụng các biện pháp phòng bệnh sớm ngay từ đầu các vụ sản xuất và mang tính cộng đồng, theo phương châm phòng là chính, ở cả vụ đông xuân và vụ mùa, đặc biệt chú ý trong sản xuất lúa vụ mùa.
- Thường xuyên theo dõi diễn biến của bệnh lùn sọc đen, các biện pháp phòng bệnh phải được thực hiện trên tất cả các vùng trồng lúa, đặc biệt ở các vùng đã nhiễm bệnh nặng trong vụ mùa năm 2017.
II. Nội dung
1. Tổ chức tuyên truyền, tập huấn:
- Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức và trên các phương tiện thông tin đại chúng về cách nhận biết, tác hại của rầy lưng trắng, bệnh lùn sọc đen phương Nam trong sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2017-2018, vụ Mùa 2018 và các vụ tiếp theo.
- Tập huấn cho cán bộ cơ sở, nông dân về cách nhận biết, phát hiện kịp thời rầy lưng trắng, triệu chứng bệnh lùn sọc đen phương Nam, thời điểm rầy di trú và biện pháp phòng trừ, tổ chức tiêu hủy kịp thời dảnh, khóm lúa bị bệnh; giúp chính quyền địa phương và nông dân phát hiện, tiêu diệt rầy môi giới truyền bệnh; chủ động phòng trừ có hiệu quả bệnh lùn sọc đen.
- Xây dựng các mô hình phòng trừ bệnh có hiệu quả, kịp thời tổng kết và phổ biến kết quả mô hình để áp dụng trên diện rộng.
2. Các biện pháp kỹ thuật phòng chống bệnh:
a. Các biện pháp phòng bệnh:
* Biện pháp canh tác:
- Vệ sinh đồng ruộng: Cày vùi gốc rạ ngay sau thu hoạch lúa ở các vụ sản xuất để ngăn ngừa lúa chết, lúa tái sinh, dọn sạch cỏ bờ ruộng, mương dẫn nước, tàn dư cây bệnh để hạn chế nơi cư trú của rầy và tiêu diệt nguồn bệnh, đặc biệt là tại các vùng đã có dịch. Những ruộng đã bị bệnh lùn sọc đen gây hại không cho thu hoạch cần tiêu hủy, dọn sạch tàn dư cây bệnh trước khi cày lật đất những nơi có mật độ rầy lưng trắng cao phải phun trừ trước khi cày vùi, tiêu hủy, để tiêu hủy triệt để nguồn bệnh trên đồng ruộng.
- Xử lý hạt giống bằng thuốc BVTV trước khi gieo; Kiên quyết không đưa vào sản xuất những giống lúa đã bị nhiễm bệnh lùn sọc đen phương Nam nặng; khuyến khích sử dụng các giống chống chịu hoặc ít nhiễm rầy lưng trắng.
- Bố trí cơ cấu mùa vụ hợp lý, thời gian cách ly giữa vụ Đông Xuân và vụ Mùa trong khung thời vụ cho phép và không làm ảnh hưởng đến thời vụ của vụ Đông để cắt cầu nối truyền bệnh và có đủ thời gian để vệ sinh đồng ruộng.
- Bón phân cân đối, đặc biệt không bón thừa phân đạm, áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến (SRI), kỹ thuật phòng trừ tổng hợp IPM để tăng tính chống chịu của lúa đối với dịch hại.
- Kiểm tra, rà soát, lắp đặt mới hệ thống bẫy đèn để xác định đỉnh cao của rầy di trú, đặc biệt là rầy lưng trắng; lấy mẫu rầy vào đèn và mẫu rầy trên đồng ruộng giám định, xác định tỷ lệ rầy mang virus lùn sọc đen phương Nam để có biện pháp phòng trừ môi giới truyền bệnh và bố trí lịch thời vụ phù hợp.
* Phòng trừ rầy môi giới, bảo vệ mạ và lúa gieo thẳng
- Đối với vụ Đông xuân: Che phủ nilon cho mạ để che chắn rầy xâm nhiễm kết hợp với chống rét.
- Đối với vụ mùa: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, khi phát hiện rầy lưng trắng trên mạ, và lúa gieo sạ, tiến hành phun thuốc trừ rầy cho mạ trước khi nhổ cấy 3 đến 4 ngày và trên lúa gieo xạ khi được 4-5 lá bằng các loại thuốc trừ rầy nội hấp.
- Khi bệnh xuất hiện trên mạ, tùy theo mức độ nhiễm bệnh, tiến hành tiêu hủy cả luống hoặc cả ruộng sau khi đã phun bằng thuốc trừ rầy tiếp xúc; gieo bổ sung mạ nếu thời vụ cho phép.
b. Các biện pháp trừ bệnh:
* Trừ bệnh khi lúa xuất hiện bệnh:
+ Giai đoạn lúa từ gieo cấy - đứng cái:
- Nhổ, vùi những cây lúa bị bệnh, cấy dặm bằng cây lúa khỏe.
- Phun trừ rầy bằng thuốc nội hấp trên những ruộng nhiễm bệnh và các ruộng xung quanh với diện tích gấp 3 lần diện tích nhiễm bệnh.
- Chăm sóc để cây lúa mau chóng phục hồi cần bón cân đối phân N-P-K, khi lúa chưa phục hồi ra lá mới, chỉ nên bón phân lân và phân kali;
+ Giai đoạn lúa từ phân hóa đòng trở đi:
- Phun thuốc trừ rầy ngay trên những ruộng có mật độ 3con/dảnh (tương ứng với 1.500 con/m2. Bằng các loại thuốc trừ rầy phù hợp với tuổi rầy, thời kỳ sinh trưởng của cây lúa.
* Tiêu hủy cả ruộng lúa bị bệnh:
+ Tiêu hủy cả ruộng lúa bị bệnh chỉ thực hiện khi ruộng lúa bị bệnh nặng, khó có khả năng phục hồi và không còn khả năng cho năng suất. Trước khi tiêu hủy phun thuốc trừ rầy bằng các loại thuốc tiếp xúc;
+ Tiêu hủy và tiến hành cấy, gieo thẳng lại nếu còn thời vụ.
+ Tiêu hủy bằng cày vùi phải thực hiện ngay dù không cấy, gieo lại hoặc chuyển sang trồng cây trồng khác.
III. Kinh phí thực hiện:
1. Căn cứ vào tình hình thực tế sau khi theo dõi lúa vụ Đông xuân 2017-2018, trường hợp bệnh lùn sọc đen phương Nam có nguy cơ lan rộng bùng phát thành dịch tại các địa phương, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Sở Tài chính tham mưu, báo cáo về UBND tỉnh xem xét, quyết định hỗ trợ kinh phí phòng chống dịch (nguồn kinh phí phòng dịch từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh năm 2018 đã bố trí tại Quyết định số 1738/QĐ-UBND ngày 15/12/2017 của UBND tỉnh) để thực hiện phòng, chống bệnh lùn sọc đen.
2. UBND huyện, thành phố chủ động bố trí kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách của địa phương để tổ chức tập huấn cấp xã (cán bộ cơ sở, nông dân); hỗ trợ phòng trừ rầy môi giới trong vụ đông xuân 2018 và vụ đông xuân các năm tiếp theo; hỗ trợ hệ thống bẫy đèn để xác định đỉnh cao của rầy di trú, đặc biệt là rầy lưng trắng.
IV. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông, các đơn vị chuyên môn thường xuyên điều tra, theo dõi diễn biến của bệnh; tuyên truyền, tập huấn, xây dựng mô hình phòng trừ bệnh, hướng dẫn nông dân nhận biết, chủ động phát hiện và áp dụng các biện pháp phòng chống kịp thời, hiệu quả bệnh lùn sọc đen và rầy môi giới hại lúa.
- Tăng cường kiểm tra công tác phòng chống bệnh lùn sọc đen và rầy môi giới tại các địa phương.
- Tổng hợp, tham mưu, báo cáo UBND tỉnh về công tác phòng chống bệnh lùn sọc đen và rầy môi giới. Trong trường hợp dịch bệnh có nguy cơ lan rộng, bùng phát thành dịch tại các địa phương thì chủ động, kịp thời đề xuất chủ trương, giải pháp và kinh phí thực hiện các biện pháp phòng chống dịch để hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra.
2. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí hỗ trợ thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh lùn sọc đen và hướng dẫn cho các đơn vị, địa phương quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí được hỗ trợ theo đúng quy định.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Kiện toàn và tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống bệnh lùn sọc đen hại lúa; Tổ chức tổng kết bệnh lùn sọc đen hại lúa năm 2017, xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí của địa phương để phòng chống bệnh lùn sọc đen phương Nam.
- Tổ chức tập huấn cho các xã, HTX nông nghiệp về bệnh lùn sọc đen và các biện pháp phòng, chống bệnh; Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tăng cường cán bộ bám sát cơ sở, phát hiện và hướng dẫn các biện pháp phòng chống kịp thời, hiệu quả.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, các cơ quan chuyên môn trên địa bàn huyện, thành phố hướng dẫn nông dân thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật phòng chống bệnh lùn sọc đen phương Nam và rầy môi giới.
- Hỗ trợ kinh phí thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh đảm bảo theo quy định.
- Thường xuyên báo cáo tình hình bệnh lùn sọc đen phương Nam hại lúa về Sở Nông nghiệp & PTNT để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
4. Đài phát thanh truyền hình, Báo Ninh Bình
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ các đối tượng dịch hại, đặc biệt là bệnh lùn sọc đen phương Nam để người sản xuất biết và áp dụng thực hiện hiệu quả.
Trên đây là Kế hoạch phòng trừ bệnh lùn sọc đen phương Nam hại lúa năm 2018, UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, các tổ chức, cá nhân có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Kế hoạch 14/KH-UBND về diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng thành phố Hà Nội năm 2019
- 2 Chỉ thị 9556/CT-BNN-BVTV năm 2017 về tăng cường công tác phòng trừ bệnh lùn sọc đen phương Nam hại lúa ở các tỉnh, thành phố phía Bắc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2012 về tăng cường biện pháp phòng trừ rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4 Quyết định 2482/QĐ-UBND năm 2011 quy định mức hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa; mức hỗ trợ trực tiếp về giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 5 Thông tư 58/2010/TT-BNNPTNT quy định biện pháp phòng, trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6 Chỉ thị 27/2006/CT-UBND biện pháp cấp bách chủ động phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 1 Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2012 về tăng cường biện pháp phòng trừ rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Quyết định 2482/QĐ-UBND năm 2011 quy định mức hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa; mức hỗ trợ trực tiếp về giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 3 Chỉ thị 27/2006/CT-UBND biện pháp cấp bách chủ động phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 4 Kế hoạch 14/KH-UBND về diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng thành phố Hà Nội năm 2019