ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 170/KH-UBND | Hà Nội, ngày 25 tháng 09 năm 2014 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thực hiện Quyết định số 493/QĐ-TTg ngày 08/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; UBND Thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Xác định trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, UBND các cấp trong việc tổ chức triển khai thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy (Luật PCCC) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC (sau đây gọi là Luật PCCC đã được sửa đổi, bổ sung) đảm bảo kịp thời, thống nhất, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
2. Tổ chức tốt việc phổ biến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC đến cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội; làm tốt công tác tuyên truyền, tập huấn, phổ biến quán triệt, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng làm công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ.
3. Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã nhằm phòng ngừa cháy, nổ, bảo đảm an toàn về người, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy, nổ gây ra; kịp thời hướng dẫn và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong quá trình tổ chức thực hiện để đảm bảo tiến độ triển khai thi hành Luật PCCC sửa đổi, bổ sung có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội.
4. Củng cố, kiện toàn tổ chức, thành lập đội dân phòng ở cấp xã, đội PCCC cơ sở, đội PCCC chuyên ngành theo quy định của Luật PCCC; đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ công tác PCCC trong tình hình hiện nay.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Phổ biến pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Tổ chức phổ biến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC và các văn bản hướng dẫn thi hành với nội dung, hình thức phù hợp với từng đối tượng cụ thể, góp phần nâng cao nhận thức hiểu biết pháp luật, ý thức, trách nhiệm của nhân dân, của người đứng đầu cơ quan, tổ chức và nhất là đối với những người trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước về PCCC.
Tập trung mở các đợt cao điểm tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội các quy định pháp luật về PCCC và cứu nạn, cứu hộ.
2. Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ pháp luật phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Biên soạn tài liệu tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ pháp luật PCCC và cứu nạn, cứu hộ với nội dung phù hợp cho đối tượng được tập huấn. Tổ chức tập huấn, tập huấn chuyên sâu, bồi dưỡng nghiệp vụ cho báo cáo viên pháp luật, cho lực lượng Cảnh sát PCCC Thành phố và người đứng đầu cơ quan, đơn vị, chính quyền cấp cơ sở, người trực tiếp làm công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ ở địa phương.
Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ; nghiên cứu đề xuất ban hành mới hay sửa đổi, bổ sung, kiến nghị ban hành mới hoặc bãi bỏ những nội dung trái với quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC và các văn bản hướng dẫn thi hành trên địa bàn thành phố Hà Nội.
a) Tăng cường trang bị, phương tiện và nâng cao năng lực của lực lượng Cảnh sát PCCC Thành phố theo Quyết định số 1110/QĐ-TTg ngày 17/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của thành phố Hà Nội.
b) Bố trí địa điểm, đầu tư kinh phí xây dựng trụ sở làm việc của Cảnh sát PCCC Thành phố, các phòng Cảnh sát PCCC quận, huyện, thị xã và các đội chữa cháy chuyên nghiệp tại các địa bàn trọng điểm về PCCC.
c) Chỉ đạo thành lập các đội dân phòng ở cấp xã và đội PCCC ở cơ sở, đội PCCC chuyên ngành theo quy định của Luật PCCC; đề xuất Hội đồng nhân dân Thành phố về mức hỗ trợ thường xuyên cho đội trưởng, đội phó đội dân phòng và đội trưởng, đội phó đội PCCC cơ sở hoạt động theo chế độ không chuyên trách. Hàng năm phân bổ ngân sách riêng dành cho các hoạt động PCCC, cứu nạn, cứu hộ và lực lượng dân phòng từ nguồn ngân sách dành cho quốc phòng và an ninh của Thành phố.
d) Nghiên cứu các giải pháp, phương án di chuyển hoặc cải tạo, nâng cấp cơ sở không đảm bảo yêu cầu an toàn PCCC và điều kiện thoát nạn được đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC năm 2001 có hiệu lực (đặc biệt là chợ, nhà cao tầng, công trình công cộng tập trung đông người, cơ sở sản xuất, chế biến hóa chất, hàng hóa dễ cháy, nổ) tăng cường điều kiện bảo đảm an toàn PCCC.
III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
1. Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố Hà Nội
a) Rà soát, đề xuất xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật triển khai thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC.
b) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn kiến thức về công tác đảm bảo an toàn PCCC trên toàn địa bàn Thành phố; xây dựng và đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia PCCC và cứu nạn, cứu hộ.
c) Thực hiện nhiệm vụ là cơ quan thường trực về công tác đảm bảo an toàn PCCC và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thành phố; thực hiện công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
d) Phối hợp với các sở, ban, ngành Thành phố nghiên cứu, đề xuất UBND Thành phố, Bộ Công an quy hoạch tổng thể lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ Thành phố đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Chủ động đề xuất mạng lưới các đơn vị Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ; nghiên cứu đầu tư trang bị thiết bị, phương tiện PCCC nói chung, Cảnh sát PCCC cho từng giai đoạn.
Nghiên cứu đề xuất báo cáo UBND Thành phố đề án mức hỗ trợ kinh phí, hỗ trợ thường xuyên cho đội trưởng, đội phó đội dân phòng, đội PCCC cơ sở hoạt động theo chế độ không chuyên trách. Hàng năm tham mưu UBND Thành phố phân bổ ngân sách dành cho các hoạt động PCCC và cứu nạn, cứu hộ, cho lực lượng PCCC cơ sở từ nguồn ngân sách dành cho quốc phòng, an ninh của Thành phố theo quy định của Luật PCCC đã được sửa đổi bổ sung.
Triển khai thực hiện Luật PCCC và Quyết định số 493/QĐ-TTg ngày 08/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC. Thẩm định, rà soát, đánh giá tính hợp hiến các văn bản quy phạm pháp luật của Thành phố ban hành trong lĩnh vực công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ. Phối hợp với Cảnh sát PCCC Thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn kiến thức về công tác đảm bảo an toàn PCCC trên toàn địa bàn Thành phố.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Căn cứ vào các đề án, chủ trương của Thành phố và định hướng phát triển Thủ đô, có kế hoạch đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển lực lượng PCCC nói chung và lực lượng Cảnh sát PCCC đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác đảm bảo an toàn PCCC và cứu nạn, cứu hộ cho từng giai đoạn.
4. Sở Quy hoạch Kiến trúc
Căn cứ Luật Thủ đô, quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, phối hợp Cảnh sát PCCC Thành phố nghiên cứu lập quy hoạch hệ thống hạ tầng cơ sở về PCCC của Thủ đô, báo cáo UBND Thành phố bố trí quỹ đất xây dựng doanh trại, trụ sở làm việc của Cảnh sát PCCC Thành phố và các phòng Cảnh sát PCCC quận, huyện, thị xã, các đội chữa cháy chuyên nghiệp.
5. Sở Xây dựng
Khảo sát lập dự án đầu tư xây dựng, đến năm 2015 lắp đặt xong 5.000 trụ nước chữa cháy ở các tuyến phố và các khu vực trên địa bàn Thành phố phục vụ công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Sửa chữa, xây dựng tu tạo, bảo dưỡng các trụ nước, bể nước và các bến lấy nước phục vụ cho công tác chữa cháy.
Rà soát các công trình nhà cao tầng, công trình công cộng tập trung đông người, các cơ sở sản xuất không đảm bảo an toàn về PCCC và điều kiện thoát nạn được đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC có hiệu lực, nghiên cứu đề xuất các giải pháp, phương án di chuyển, cải tạo sửa chữa nâng cấp báo cáo UBND Thành phố quyết định.
a) Xây dựng kế hoạch thực hiện Luật PCCC, Nghị định của Chính phủ về PCCC rừng và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, UBND Thành phố về PCCC; lập và thực tập phương án chữa cháy rừng; tăng cường công tác kiểm tra phát hiện, ngăn chặn kịp thời nguy cơ cháy rừng; trang bị phương tiện PCCC rừng.
b) Tăng cường công tác tuyên truyền, triển khai sâu rộng các quy định của pháp luật về công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ đến cán bộ, công nhân viên chức.
7. Sở Tài nguyên Môi trường
Triển khai thực hiện Luật PCCC và Quyết định số 493/QĐ-TTg ngày 08/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC. Phối hợp với Cảnh sát PCCC Thành phố bố trí quỹ đất phát triển các phòng Cảnh sát PCCC cấp quận, huyện, thị xã nâng cao hiệu quả công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
Rà soát, kiểm tra, lập danh sách các cơ sở sản xuất có nguy cơ về cháy, nổ, độc hại gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các cơ sở trong các khu dân cư, báo cáo UBND Thành phố có kế hoạch di dời.
8. Sở Giao thông vận tải
Tổ chức khảo sát, lập quy hoạch hệ thống mạng lưới giao thông của Thành phố; tổ chức kiểm tra, xử lý, giải tỏa các công trình, vật kiến trúc, cọc, bục, barie không phù hợp cản trở công tác chữa cháy trên các tuyến phố, tuyến đường trên địa bàn Thành phố.
Đẩy mạnh công tác đảm bảo an toàn PCCC đối với các phương tiện giao thông vận tải, nâng cao chất lượng đăng kiểm các phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy.
9. Tổng Công ty điện lực Thành phố Hà Nội
Khảo sát, lập quy hoạch xây dựng mạng lưới điện báo cáo UBND Thành phố phê duyệt; thực hiện tốt công tác quản lý đảm bảo an toàn hệ thống điện, mạng lưới điện của Thành phố.
10. Công an Thành phố
Phối hợp với Cảnh sát PCCC Thành phố đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, giải quyết các tình huống xảy ra cháy, nổ, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và tình huống xảy ra nơi tập trung đông người, các tai nạn, sự cố liên quan…; phối hợp công tác quản lý các cơ sở kinh doanh, các ngành nghề có điều kiện về an ninh trật tự.
Phối hợp chặt chẽ với Cảnh sát PCCC Thành phố trong công tác đảm bảo an toàn PCCC và cứu nạn, cứu hộ. Phối hợp và thực hiện tốt các nội dung quy định tại Nghị định số 78/2011/NĐ-CP ngày 01/9/2011 của Chính phủ quy định việc phối hợp giữa Bộ Công an với Bộ Quốc phòng trong tổ chức thực hiện công tác PCCC đối với cơ sở quốc phòng và Nghị định số 77/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ quy định việc phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng.
Thực hiện các quy định của nhà nước về tài chính đối với các chương trình, đề án, dự án như phát triển lực lượng, trang thiết bị phương tiện, các điều kiện đảm bảo hoạt động... phục vụ công tác đảm bảo an toàn PCCC và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Tham mưu UBND Thành phố ban hành quy định về mức thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm duyệt về PCCC và về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí kiểm định các phương tiện, thiết bị PCCC.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và Kế hoạch của UBND Thành phố xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Luật PCCC và Quyết định số 493/QĐ-TTg ngày 08/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC. Phối hợp chặt chẽ với Cảnh sát PCCC Thành phố trong công tác đảm bảo an toàn PCCC và cứu nạn, cứu hộ.
Tăng cường công tác tuyên truyền và kết hợp phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền phổ biến công tác đảm bảo an toàn PCCC và cứu nạn, cứu hộ trong phạm vi, lĩnh vực quản lý. Phối hợp các đơn vị liên quan rà soát các công trình nhà cao tầng, công trình công cộng tập trung đông người, các cơ sở sản xuất không đảm bảo an toàn về PCCC và điều kiện thoát nạn được đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC có hiệu lực, nghiên cứu đề xuất các giải pháp, phương án di chuyển, cải tạo sửa chữa nâng cấp báo cáo UBND Thành phố.
14. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước về PCCC tại địa phương theo quy định của Luật PCCC và chú trọng đi sâu một số nội dung sau:
a) Làm tốt công tác tuyên truyền việc thực hiện Quyết định số 493/QĐ-TTg ngày 08/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC ở địa phương.
b) Kiện toàn lực lượng PCCC cơ sở, lực lượng dân phòng đảm bảo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong công tác đảm bảo an toàn PCCC và cứu nạn, cứu hộ ở địa phương. Quan tâm đầu tư các phương tiện, thiết bị PCCC và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng PCCC cơ sở, lực lượng dân phòng tại địa phương theo quy định.
c) Phối hợp chặt chẽ với Cảnh sát PCCC Thành phố, phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quận, huyện tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng PCCC cơ sở, lực lượng dân phòng ... nhằm nâng cao kỹ năng, đảm bảo hoạt động có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại chỗ.
d) Hỗ trợ kinh phí cho lực lượng Cảnh sát PCCC địa phương để xây dựng, nâng cấp doanh trại, trang bị, bảo dưỡng các phương tiện PCCC và cứu nạn, cứu hộ.
đ) Nghiên cứu, bố trí quỹ đất và phối hợp các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ phát triển phòng Cảnh sát PCCC cấp quận, huyện, thị xã nhằm rút ngắn bán kính, nâng cao hiệu quả công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
15. Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất; các ngành kinh tế trọng điểm
a) Tuyên truyền, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng PCCC cơ sở.
b) Củng cố, kiện toàn lực lượng PCCC cơ sở, trang bị các phương tiện, thiết bị phục vụ công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng PCCC cơ sở, lực lượng PCCC chuyên ngành phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh và yêu cầu nhiệm vụ công tác đảm bảo an toàn PCCC và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý.
16. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố, các đoàn thể chính trị xã hội
Chỉ đạo các tổ chức trực thuộc đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định, nội dung cơ bản của Luật PCCC và Quyết định số 493/QĐ-TTg ngày 08/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC đến các hội viên, đoàn viên và toàn thể nhân dân. Phối hợp Cảnh sát PCCC Thành phố tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảm bảo an toàn PCCC và cứu nạn, cứu hộ ở cơ quan, đơn vị quản lý.
UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện. Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác trong lĩnh vực quản lý của mình liên quan đến công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ để ban hành mới, sửa đổi, bãi bỏ hoặc kiến nghị ban hành mới, sửa đổi, bãi bỏ những nội dung trái với quy định của Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC và các văn bản hướng dẫn thi hành. Định kỳ 06 tháng, 1 năm báo cáo kết quả thực hiện về UBND Thành phố (qua Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Thành phố) để tổng hợp.
Giao Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Thành phố có trách nhiệm giúp UBND Thành phố theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch và báo cáo UBND Thành phố việc thực hiện Kế hoạch này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Kế hoạch 66/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 47-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy chữa cháy do thành phố Hà Nội ban hành
- 2 Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt dự án Quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 3 Quyết định 3282/QĐ-UBND năm 2014 Kế hoạch triển khai thi hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy do tỉnh Bình Định ban hành
- 4 Chỉ thị 03/2014/CT-UBND triển khai thi hành Luật phòng cháy và chữa cháy sửa đổi theo Quyết định 493/QĐ-TTg do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 5 Quyết định 1558/QĐ-UBND năm 2014 triển khai Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 6 Kế hoạch 48/KH-UBND năm 2014 triển khai thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 7 Kế hoạch 75/KH-UBND năm 2014 về thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi do tỉnh Thanh Hóa ban hành.
- 8 Kế hoạch 179/KH-UBND năm 2014 triển khai thi hành Luật Phòng cháy và Chữa cháy sửa đổi do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 9 Quyết định 493/QĐ-TTg năm 2014 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng cháy và Chữa cháy sửa đổi do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013
- 11 Luật Thủ đô 2012
- 12 Quyết định 1110/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát phòng, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13 Nghị định 78/2011/NĐ-CP quy định việc phối hợp giữa Bộ Công an với Bộ Quốc phòng trong tổ chức thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở quốc phòng
- 14 Công văn về việc triển khai thi hành Luật phòng cháy và chữa cháy
- 15 Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 1 Công văn về việc triển khai thi hành Luật phòng cháy và chữa cháy
- 2 Kế hoạch 48/KH-UBND năm 2014 triển khai thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 3 Kế hoạch 179/KH-UBND năm 2014 triển khai thi hành Luật Phòng cháy và Chữa cháy sửa đổi do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 4 Chỉ thị 03/2014/CT-UBND triển khai thi hành Luật phòng cháy và chữa cháy sửa đổi theo Quyết định 493/QĐ-TTg do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 5 Quyết định 3282/QĐ-UBND năm 2014 Kế hoạch triển khai thi hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy do tỉnh Bình Định ban hành
- 6 Quyết định 1558/QĐ-UBND năm 2014 triển khai Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 7 Kế hoạch 75/KH-UBND năm 2014 về thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi do tỉnh Thanh Hóa ban hành.
- 8 Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt dự án Quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 9 Kế hoạch 66/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 47-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy chữa cháy do thành phố Hà Nội ban hành