- 1 Thông tư liên tịch 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường do Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2 Luật thanh tra 2010
- 3 Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2013 vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do Chính phủ ban hành
- 4 Nghị quyết 24-NQ/TW năm 2013 chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do Ban chấp hành Trung ương ban hành
- 5 Nghị quyết 08/NQ-CP năm 2014 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do Chính phủ ban hành
- 6 Quyết định 2223/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 7 Nghị định 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
- 8 Quyết định 985a/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến 2020, tầm nhìn đến 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Chỉ thị 25/CT-TTg năm 2016 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Quyết định 2498/QĐ-UBND năm 2015 thành lập Công viên địa chất tỉnh Cao Bằng
- 11 Nghị quyết 68/2016/NQ-HĐND Quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017, thời kỳ ổn định 2017-2020 do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 12 Quyết định 697/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch hành động bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Cao Bằng đến năm 2020
- 13 Quyết định 1618/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt Đề án Xây dựng Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14 Quyết định 57/QĐ-TTg năm 2018 về thành lập Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15 Quyết định 140/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Dự án "Điều tra, đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn thải" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16 Quyết định 337/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 17 Chỉ thị 27/CT-TTg năm 2018 về giải pháp cấp bách tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18 Quyết định 29/2018/QĐ-UBND quy định về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 19 Quyết định 39/2018/QĐ-UBND quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 20 Quyết định 02/2019/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 21 Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường
- 22 Quyết định 06/2019/QĐ-UBND quy định về quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 23 Quyết định 41/2019/QĐ-UBND quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 24 Quyết định 50/2019/QĐ-UBND quy định về mức giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 25 Thông tư 25/2019/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 26 Công văn 2361/BTNMT-KHTC năm 2020 hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2021-2023 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 27 Quyết định 2203/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực môi trường thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng
- 28 Quyết định 960/QĐ-UBND năm 2020 công bố danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực khí tượng thủy văn thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1702/KH-UBND | Cao Bằng, ngày 13 tháng 7 năm 2020 |
Thực hiện Văn bản số 2361/BTNMT-KHTC ngày 04/5/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 và Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2021-2023 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, UBND tỉnh Cao Bằng xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường 03 năm 2021-2023, cụ thể như sau:
a) Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường
* Việc thi hành và tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường:
- Công tác thẩm định và phê duyệt các thủ tục thuộc lĩnh vực môi trường: Tiếp nhận, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được 25 hồ sơ (năm 2018 được 08 hồ sơ; năm 2019 được 15 hồ sơ; 6 tháng đầu năm 2020 được 03 hồ sơ); Thẩm định và phê duyệt Phương án cải tạo phục hồi môi trường 01 hồ sơ (năm 2019); Cấp giấy xác nhận đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền Sở Tài nguyên và Môi trường được 43 hồ sơ (năm 2018 được 27 hồ sơ; năm 2019 được 15 hồ sơ; 06 tháng đầu năm 2020 được 01 hồ sơ); Cấp Giấy xác nhận việc thực hiện công trình bảo vệ môi trường được 19 hồ sơ (năm 2018 được 04 hồ sơ; năm 2019 được 12 hồ sơ; 06 tháng đầu năm 2020 được 03 hồ sơ); cấp Quyết định chứng nhận cơ sở đã hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo đề án bảo vệ môi trường chi tiết được 04 hồ sơ (năm 2018); Cấp 01 Quyết định phê duyệt bổ sung nội dung báo cáo ĐTM của dự án (năm 2020); cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại được 06 sổ (năm 2018 cấp được 01 sổ; năm 2019 cấp được 03 sổ; 6 tháng đầu năm 2020 được 02 sổ).
Thẩm định và ra thông báo nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được 685.742.000,0 đồng (Năm 2018 được 362.913.000,0 đồng; năm 2019 được 298.829.000,0 đồng; 06 tháng đầu năm 2020 được 24.000.000 đồng).
- Công tác thanh tra, kiểm tra kiểm soát môi trường: Hằng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường lập, phê duyệt Kế hoạch thanh tra, kiểm tra nhiều lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của Luật Thanh tra và Kế hoạch bảo vệ môi trường hằng năm của Chi cục Bảo vệ môi trường với nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường. Trên cơ sở Kế hoạch, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành kiểm tra, thanh tra, kiểm soát tại 56 cơ sở (Năm 2018 được 33 cơ sở; Năm 2019 được 21 cơ sở; 6 tháng đầu năm 2020 được 02 cơ sở). Quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm soát, Sở Tài nguyên và Môi trường phát hiện, xử lý 29 vụ với tổng số tiền xử phạt 159.500.000,0 đồng (năm 2018 xử phạt 08 vụ với số tiền xử phạt 115.000.000 đồng; năm 2019 xử phạt 04 vụ với số tiền phạt 42.000.000 đồng; 6 tháng đầu năm 2020 xử phạt 01 vụ với số tiền phạt 2.500.000 đồng).
Công an tỉnh đã chủ động trong công tác nắm tình hình, tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp chặt chẽ với các cấp, ngành chức năng trong công tác phòng ngừa, phát hiện xử lý và phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý 223 vụ (228 cá nhân, 10 tổ chức) với tổng số tiền xử phạt là 1.540.560.000 đồng nộp ngân sách, hóa tang vật vi phạm với tổng số tiền 127.000.000,0 đồng.
- Công tác đôn đốc các tổ chức, cá nhân gửi báo cáo quan trắc môi trường: Các cơ sở thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường nêu trong nội dung báo cáo ĐTM, Bản cam kết bảo vệ môi trường/Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường. Hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban hành các văn bản đôn đốc, hướng dẫn việc triển khai thực hiện các nội dung, kết quả: Năm 2018 có 52 cơ sở; năm 2019 có 62 cơ sở; 6 tháng đầu năm 2020 có 13 cơ sở nộp báo cáo kết quả quan trắc phân tích môi trường. Qua rà soát cho thấy, một số các cơ sở chưa thực hiện chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ theo quy định; một số cơ sở có thực hiện nhưng không đúng, đầy đủ các nội dung theo yêu cầu của báo cáo và tần suất thực hiện báo cáo kết quả quan trắc, phân tích môi trường không đúng theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
- Chương trình quan trắc, giám sát ô nhiễm môi trường tự nhiên:
Giai đoạn từ 2018-2020, thực hiện quan trắc và phân tích các chỉ tiêu về môi trường: tại 40 điểm môi trường nước mặt, 04 điểm nước dưới đất và 40 điểm không khí với tần suất 3 lần/năm được tổng số 756 mẫu (252 mẫu x 3 năm). Trong đó: 360 mẫu môi trường nước mặt; 36 mẫu môi trường nước ngầm; 360 mẫu môi trường không khí. Các kết quả đã đánh giá diễn biến chất lượng môi trường phục vụ cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng tăng cường công tác quản lý môi trường, thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường đáp ứng được các yêu cầu khi có sự cố môi trường xảy ra.
* Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức:
Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường luôn được quan tâm, thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: Ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện; tổ chức lễ mít tinh, lễ ra quân hưởng ứng, tổ chức các hội nghị tập huấn; ký cam kết; xây dựng, triển khai và duy trì các mô hình; tổ chức hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật; tổng vệ sinh môi trường, phát quang đường làng ngõ xóm, nạo vét kênh mương; đăng tải tin bài, phát phóng sự trên Đài phát thanh truyền hình tỉnh, trang thông tin điện tử Sở Tài nguyên và Môi trường. Kết quả đạt được cụ thể như sau:
- Công tác tuyên truyền bằng hình thức văn bản chỉ đạo, hướng dẫn: Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành 05 văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, tổ chức chính trị xã hội, hội tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày môi trường thế giới 5/6, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và Ngày Đại dương thế giới 8/6 Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn của năm 2018, năm 2019; năm 2020.
- Công tác tuyên truyền bằng hình thức mít tinh, tập huấn, ký cam kết, mô hình, hoạt động vệ sinh môi trường:
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức được 22 lớp với 1.166 người tham gia và 04 cuộc mít tinh, ra quân hưởng ứng Ngày môi trường thế giới, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn (Năm 2018, tổ chức 13 hội nghị tập huấn với số người tham gia 693 người, 02 cuộc mít tinh, ra quân; Năm 2019, tổ chức 09 hội nghị tập huấn với số người tham gia khoảng 473 người và 01 cuộc mít tinh; 06 tháng đầu năm 2020 tổ chức được 01 lớp tập huấn với số lượng 40 người tham gia, 01 cuộc Lễ ra quân tháng hành động vì môi trường; tổ chức hoạt động đổi chất thải tái chế lấy 70 cây xanh, 30 bình thủy tinh đựng nước).
Ủy ban nhân dân huyện Bảo Lâm: Tổ chức 222 hội nghị tại huyện, xã với 18.795 lượt người tham gia; thực hiện ra quân 163 lượt với 29.820 người, thu gom, xử lý 85.440 kg rác thải; tu sửa, phát quang 271 km đường giao thông nông thôn, nạo vét 185 km chiều dài kênh mương nội đồng, căng treo 280 băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền (Năm 2018, tổ chức 116 hội nghị tại huyện, xã, thôn, xóm với 9.710 lượt người tham gia, thực hiện ra quân 58 lượt với 10.360 người; thu gom, xử lý 32.145 kg rác thải; tu sửa, phát quang 115 km đường giao thông nông thôn; nạo vét 71 km chiều dài kênh mương nội đồng; treo 102 băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền. Năm 2019, tổ chức 106 hội nghị tại huyện, xã với 9.085 lượt người tham gia; thực hiện ra quân 63 lượt với 11.230 người; thu gom, xử lý 30.145 kg rác thải; tu sửa, phát quang 92 km đường giao thông nông thôn; nạo vét 69 km chiều dài kênh mương nội đồng; treo 110 băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền; 6 tháng đầu năm 2020, thực hiện ra quân 42 lượt với 8.230 người; thu gom, xử lý 23.150 kg rác thải; tu sửa, phát quang 64 km đường giao thông nông thôn; nạo vét 45 km chiều dài kênh mương nội đồng, căng treo 68 băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền).
UBND huyện Hòa An: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến được 425 cuộc với 11.721 lượt người nghe và di dời chuồng trại gia súc ra khỏi gầm nhà sàn được 20 hộ (Năm 2019, đã thực hiện tuyên truyền, phổ biến được 425 cuộc với 11.721 lượt người nghe; Năm 2020, di dời chuồng trại gia súc ra khỏi gầm nhà sàn được 20 hộ).
UBND huyện Trùng Khánh đã vận động nhân dân di dời được 1.599 chuồng trại với số tiền 1.760 triệu đồng, xây dựng 606 nhà tiêu hợp vệ sinh với số tiền 1.48,2 triệu đồng, hỗ trợ 441 thùng rác, hỗ trợ xây 24 bể biogas với số tiền 580 triệu (Năm 2018, vận động nhân dân di dời được 854 chuồng trại với số tiền hỗ trợ 983triệu đồng, xây dựng 556 nhà tiêu hợp vệ sinh với số tiền 726,2 triệu đồng, hỗ trợ 120 thùng rác cho Phòng giáo dục huyện, 23 thùng cho thị trấn Trùng Khánh. Năm 2019, vận động nhân dân di dời được 745 chuồng trại với số tiền hỗ trợ 777 triệu đồng; hỗ trợ thùng rác cho các xã, thị trấn 398 thùng; hỗ trợ xây 24 bể biogas với số tiền 580 triệu).
Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Cao Bằng: Tổ chức 12 Hội nghị tuyên truyền về bảo vệ môi trường với 624 lượt người tham dự. Chỉ đạo Ban thường trực Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp cơ sở phối hợp với Trưởng ban Công tác mặt trận khu dân cư triển khai lồng ghép vào các buổi họp dân cư, các tổ chức đoàn thể được 2.780 buổi với 105.640 lượt người tham dự; hằng năm, phối hợp với Mặt trận tổ quốc cơ sở 02 xã tổ chức lễ ra quân làm vệ sinh môi trường tại cơ quan, đơn vị, thu gom rác thải, phát quang đường làng ngõ xóm với sự tham gia của 560 lượt người; Mỗi năm, lựa chọn xây dựng 02 mô hình điểm "Khu dân cư thực hiện hài hòa, xóa đói giảm nghèo bền vững và bảo vệ môi trường".
Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh: Tổ chức mít tinh, ra quân tổng vệ sinh đường làng trên địa bàn dân cư, cơ quan nạo vét kênh mương khơi thông dòng chảy, vệ sinh sông, suối nhân kỷ niệm các ngày lễ về môi trường được 1.969 cuộc với 63.408 người tham gia; phối hợp tổ chức các hoạt động phát quang đường đi, lối lại, vệ sinh môi trường xung quanh được 529 buổi thu hút 25.230 lượt người tham gia; triển khai cuộc vận động“xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” được trên 76.000 lượt hội viên phụ nữ được hướng dẫn, cung cấp thông tin, tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm, nạo vét kênh mương, tu sửa đường liên thôn, xóm được 79.615 công lao động; xây dựng mô hình “Chi hội phụ nữ 5 không, 3 sạch, xây dựng nông thôn mới” với kết quả 100% cơ sở hội đăng ký với cấp ủy, chính quyền địa phương; phối hợp vận động di dời 1.595 chuồng gia súc ra khỏi gầm nhà sàn, hỗ trợ xây mới, sửa chữa 808 nhà vệ sinh, tham gia xây dựng tuyến đường giao thông liên thôn, xây dựng 327 lò đốt rác; triển khai và duy trì 235 tuyến đường phụ nữ tự quản “xanh - sạch - đẹp”; trồng hoa, cây xanh gần 90 tuyến đường giao thông nông thôn; cấp phát hơn 3000 sổ tay và tờ rơi, tờ gấp về công tác bảo vệ môi trường, tài liệu thực hành vệ sinh cá nhân, vệ sinh hộ gia đình, rửa tay với xà phòng.
Hội nông dân tỉnh: Năm 2018-2019, đã di dời 35 chuồng trại gia súc, gia cầm ra khỏi gầm nhà ở với tổng kinh phí 486.950.000 đồng, tổ chức 33 lớp tập huấn, tuyên truyền với 2.020 hội viên.
Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh: Tổ chức 01 hội thảo với sự tham gia gần 100 đại biểu; tổ chức sự kiện vận động sáng tạo khoa học kỹ thuật trong phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Cao Bằng 02 lần, đã thu hút 53 đề xuất tham gia, trong đó 40 đề xuất đạt giải và tổ chức 01 cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Cao Bằng với 189 mô hình, trong đó: 51 mô hình, sản phẩm đạt giải cấp tỉnh và 02 mô hình, sản phẩm đạt giải cấp toàn quốc (01 giải ba và 01 giải khuyến khích).
- Tuyên truyền bằng hình thức đưa tin, phóng sự trên Đài phát thanh truyền hình tỉnh, đăng các tin và bài trên trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường được 34 phóng sự, 505 tin, 75 bài, giới thiệu 04 văn bản chính sách, cụ thể: Sở Tài nguyên và Môi trường đã đăng tải về lớp tập huấn bảo vệ môi trường, các hoạt động về bảo vệ tài nguyên và môi trường, biến đổi khí hậu trên Website của Sở Tài nguyên và Môi trường được tổng số 632 tin và 85 bài ( năm 2018 đăng tải được 197 tin, 33 bài; năm 2019 đăng tải được 146 tin, 29 bài; 6 tháng đầu năm 2020 tổng số 56 tin và 13 bài). Truyền hình tỉnh Cao Bằng chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện được 36 phóng sự, 116 tin, giới thiệu 04 văn bản chính sách (Năm 2018: 12 phóng sự, 28 tin, giới thiệu 04 văn bản chính sách; Năm 2019: 12 Phóng sự, 52 tin; Năm 2020: 10 phóng sự, 26 tin bài).
b) Đánh giá tình hình triển khai, thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 và Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 17/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23/01/2014 của Chính phủ; Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; các chỉ tiêu môi trường trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao
* Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch
Để triển khai, thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ, tỉnh Cao Bằng tiếp tục thực hiện các Chỉ thị, Quyết định, Kế hoạch đã ban hành. Trong giai đoạn 2018-2020, Ủy ban nhân dân tỉnh đã xây dựng, ban hành quyết định, kế hoạch sau:
- Kế hoạch số 2249/KH-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2018 về thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 04 tháng 7 năm 2017 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
- Quyết định số 29/2018/QĐ-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2018 của UBND tỉnh Cao Bằng quy định xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
- Quyết định số 39/2018/QĐ-UBND ngày 07 tháng 12 năm 2018 của UBND tỉnh Cao Bằng Quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
- Quyết định số 02/2019/QĐ-UBND ngày 27 tháng 02 tháng 2019 của UBND tỉnh Cao Bằng quy định phân cấp quản lý nhà nước nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
- Quyết định số 06/2019/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2019 của UBND tỉnh Cao Bằng về ban hành Quy định quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
- Quyết định số 41/2019/QĐ-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2019 của UBND tỉnh Cao Bằng quy định quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
- Quyết định số 50/2019/QĐ-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2019 của UBND tỉnh Cao Bằng quy định giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
- Quyết định số 2203/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 tháng 2019 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc công bố Danh mục TTHC mới ban hành trong lĩnh vực môi trường thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng.
- Quyết định số 579/QĐ-UBND ngày 21 tháng 4 tháng 2020 của UBND tỉnh Cao Bằng phê duyệt các quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực môi trường thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng.
- Quyết định số 960/QĐ-UBND ngày 10/6/2020 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc công bố danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực khí tượng thủy văn thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng.
* Ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1934/QĐ-UBND ngày 30/10/2017 ban hành Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Quyết định số 337/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu đảm bảo thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế nhanh và bền vững với trọng tâm là hướng đến nền kinh tế các bon thấp, giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính, làm giàu vốn tự nhiên, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng xanh, năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh, thực hành tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên thiên nhiên.
Hiện tại, UBND tỉnh đang triển khai thực hiện 02 dự án nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh (dự án xây dựng hồ chứa nước Khuổi Khoán, xã Ngũ Lão, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng với tổng mức đầu tư là 459.411 triệu đồng; dự án kè bờ trái sông Hiến, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng với tổng mức đầu tư dự kiến 320.000 triệu đồng) và 02 nhiệm vụ (xây dựng kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đánh giá khí hậu tỉnh Cao Bằng) và phối hợp với Ban điều phối dự án Hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ triển khai Tiểu hợp phần 1.2: Lập kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu năm 2019 và năm 2020 với các nội dung. Bên cạnh đó, tỉnh 130 điểm di sản địa chất, đã được UNESCO công nhận danh hiệu là Công viên địa chất toàn Cao Bằng đã ban hành Quyết định số 2498/QĐ-UBND ngày 22/12/2015 về việc thành lập công viên địa chất non nước Cao Bằng thuộc phạm vi 07 huyện với diện tích khoảng 3.072 km2, trên cầu. Sau khi được công nhận, Công viên địa chất toàn cầu tỉnh Cao Bằng sẽ là mô hình phát triển kinh tế - xã hội bền vững, vừa bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đồng thời sử dụng hợp lý tổng thể đa dạng tài nguyên, giá trị di sản và phát triển du lịch bền vững.
Giảm phát thải nhà kính và tác động của biến đổi khí hậu trong phát triển sản xuất như: Sử dụng vật liệu xây dựng không nung thay thế gạch đất sét nung (năm 2020 đạt 70% nhu cầu vật liệu xây). Thực hiện lộ trình chấm dứt hoạt động sản xuất gạch đất sét nung bằng lò gạch thủ công, lò thủ công cải tiến, lò đứng liên tục, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí).
c) Đánh giá tình hình triển khai các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
* Khắc phục, cải tạo môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm, suy thoái
Thường xuyên theo dõi, rà soát đánh giá, nhận định và đề xuất các biện pháp đối với các khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái đó là: Bãi chôn lấp rác thải các huyện; kho thuốc hóa chất bảo vệ thực vật Nà Lum; kho thuốc phường Tân Giang, một số nhà máy luyện kim, chế biến tinh bột sắn. Để khắc phục các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái môi trường, các nhà máy có nguy cơ ô nhiễm cao, giúp Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo triển khai các chương trình dự án, đề án về bảo vệ môi trường để giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường. Đến nay, trên địa bàn đã giải quyết cơ bản được các điểm nóng về môi trường cụ thể:
- Về cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường đã hướng dẫn các cơ sở lập thủ tục chứng nhận cơ sở đã hoàn thành xử lý ô nhiễm triệt để. Trong giai đoạn năm 2017-2020, Sở Tài nguyên và Môi trường đã cấp được 03 Quyết định chứng nhận hoàn thành xử lý môi trường triệt để của Bãi rác thị trấn Hùng Quốc, huyện Trà Lĩnh (tại Quyết định số 42/QĐ-STNMT ngày 14/3/2018); bãi rác thị trấn Nước Hai, huyện Hòa An (tại Quyết định số 43/QĐ-STNMT ngày 14/3/2018); bãi rác phường Đề Thám, thành phố Cao Bằng (tại Quyết định số 327/QĐ-STNMT ngày 28/12/2018). Đến nay, Tỉnh còn 04 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chưa hoàn thành xử lý ô nhiễm triệt để. Đối với 03 bãi chôn lấp rác thải huyện (Bảo Lâm, Nguyên Bình, Trùng Khánh), Sở Tài nguyên và Môi trường đã lập, đang trình Sở Xây dựng thẩm định dự án xử lý, nâng cấp và cải tạo bãi rác khu vực Bảo Lâm - Nguyên Bình - Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Cơ sở còn lại là Nhà máy sản xuất than cốc huyện Thạch An đã dừng hoạt động sản xuất.
- Về cơ sở ô nhiễm môi trường: Toàn tỉnh có 05 cơ sở ô nhiễm môi trường (Nhà máy xi măng Cao Bằng; cơ sở sản xuất men rượu Đinh Sơn Tùng; cơ sở sản xuất men rượu Quân Tám; cơ sở sản xuất Giấy Sinh Trường, Trung tâm giáo dục lao động xã hội tỉnh Cao Bằng). Đến nay, cấp được 04 Quyết định chứng nhận hoàn thành xử lý môi trường thuộc thẩm quyền và còn lại 01 cơ sở là Trung tâm giáo dục lao động xã hội tỉnh Cao Bằng đang trong giai đoạn hoàn thành xử lý môi trường.
- Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu: Tỉnh Cao Bằng đã thực hiện rà soát các điểm tồn lưu hóa chất trên địa bàn tỉnh và lập kế hoạch điều tra, đánh giá, khoanh vùng, xử lý đối với Kho thuốc tại tổ 11 (nay là tổ 9), phường Tân Giang: Ngày 27 tháng 4 năm 2018, UBND tỉnh đã giao dự toán chi ngân sách (tại Quyết định số 474/QĐ-UBND ngày 27/4/2018) cho Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu, thực hiện. Hiện tại, Sở Tài nguyên và Môi trường đã hợp đồng với đơn vị tư vấn lập phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường bị ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư tại tổ 9, phường Tân Giang, thành phố cao bằng, tỉnh Cao Bằng.
- Về quản lý chất thải sinh hoạt:
Đối với chất thải rắn sinh hoạt tại các khu vực thành phố, thị trấn, thị tứ: Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý được giao cho các đơn vị dịch vụ công ích môi trường thực hiện và thực hiện xử lý bằng phương pháp chôn lấp tại 13 bãi chôn lấp rác thải; việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn chưa được thực hiện; biện pháp xử lý rác thải chủ yếu là phun EM, phơi, đốt và để lộ thiên. Một số bãi chôn lấp chất thải rắn đang hoạt động trên địa bàn tỉnh chưa thực hiện đúng quy định của bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh. Các bãi rác đều không được kiểm soát khí độc, mùi hôi và nước rỉ rác là nguồn gây nhiễm tiềm tàng đối với môi trường đất, nước, không khí. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện nay đã được đầu tư 01 lò đốt rác thải sinh hoạt công suất 500 kg/giờ đặt tại bãi rác Khuổi Kép - Nà Lần, xã Chu Trinh, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng để xử lý giảm thiểu rác thải sử dụng phương pháp chôn lấp.
Đối với khu vực nông thôn: Công tác thu gom vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn chưa được đầu tư xây dựng các bãi chôn lấp rác thải theo Quy hoạch. Hiện nay, hầu hết các xã nông thôn trên toàn tỉnh chưa được xử lý bởi đơn vị dịch vụ vệ sinh môi trường. Các hộ gia đình tại các xã nông thôn của các huyện, tự xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng các phương pháp thủ công như: Đốt, chôn lấp hoặc đổ ra sau vườn, các khu đất trống, …Một số các thôn, xóm đã hình thành lên những bãi rác tạm, tự phát, khi đầy lên, lại tìm một nơi đất khác để tập kết, không có một biện pháp xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
* Về bảo vệ môi trường không khí: Tỉnh Cao Bằng chưa xây dựng và ban hành kế hoạch để thực hiện Quyết định số 985a/QĐ-TTg ngày 01/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
Để thực hiện nhiệm vụ được giao, Tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn môi trường cấp tỉnh đã lắp đặt, vận hành 01 Trạm quan trắc không khí tự động cố định của Hãng Teledyne, xuất xứ Mỹ đặt tại trụ sở Trung tâm Quan trắc và Dữ liệu, tổ 5, phường Sông Hiến, thành phố Cao Bằng trong năm 2019 thuộc Dự án “ Đầu tư trang thiết bị quan trắc, phân tích môi trường”; truyền dữ liệu với các thông số đo (Bụi tổng số; Bụi PM 10; Bụi 2.5; SO2; NOx; O3) về trung tâm điều hành thuộc Trung tâm Quan trắc và Dữ liệu và chưa cài phần mềm để kết nối truyền số liệu về Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đồng thời, triển khai các nội dung liên quan như: Tiến hành rà soát, hướng dẫn thực hiện quan trắc khí thải tự động, liên tục nguồn thải khí thải công nghiệp lưu lượng lớn đối với các cơ sở sản xuất phát sinh khí thải công nghiệp trên địa bàn; tăng cường kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở có phát sinh khí thải; tạo điều kiện nâng cao năng lực cho các các bộ, nhân viên làm công tác bảo vệ môi trường của tỉnh. Qua kết quả rà soát có 02 cơ sở (Khu liên hợp gang thép thành phố Cao Bằng và Công ty Cổ phần mía đường Cao Bằng) phải lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động nhưng 02 cơ sở chưa hoàn thiện việc thực hiện lắp đặt theo quy định mặc dù Sở Tài nguyên và Môi trường đã hướng dẫn, đôn đốc nhiều lần. Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các đơn vị có liên quan yêu cầu các đơn vị trên phải lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động. Đồng thời, chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương hoàn thiện việc lập, thẩm định, triển khai thực hiện Dự án “Cơ sở dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng” để thực hiện truyền số liệu quan trắc khí thải tự động liên tục từ cơ sở sản xuất đến Sở Tài nguyên và Môi trường và gửi số liệu về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định.
* Về bảo tồn đa dạng sinh học:
Tỉnh đã phê duyệt Dự án Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Cao Bằng đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 2223/QĐ-UBND ngày 30/12/2014 và ban hành Kế hoạch số 697/QĐ-UBND ngày 19/5/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Cao Bằng đến năm 2020; đã hoàn thành nâng hạng Khu bảo tồn Phia Oắc -Phía Đén thành Vườn Quốc gia tại Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 01/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng góp phần giảm nhẹ thiên tai, duy trì sự ổn định các hệ sinh thái và bảo vệ môi trường sống. Tỉnh Cao Bằng ban hành kế hoạch trồng rừng, khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng hàng năm. Đôn đốc các Chủ đầu tư Dự án bảo vệ và phát triển rừng hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao; thực hiện công tác tuyên truyền vận động về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại các địa phương; chú trọng lồng ghép việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn gắn với việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng. Qua đó nâng cao ý thức bảo vệ, phát triển rừng và hạn chế các hành vi gây thiệt hại đến rừng, góp phần quản lý và sử dụng tài nguyên rừng bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Về hỗ trợ nguồn lực cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học: Tổ chức con người, tài nguyên và bảo tồn (PRCF) là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận và hoạt động độc lập về lĩnh vực "Hỗ trợ bảo tồn đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên". Tại tỉnh Cao Bằng tổ chức PRCF đã phối hợp với tổ chức Bảo tồn động thực vật quốc tế (FFI) triển khai thực hiện hợp phần "Mở rộng và cải thiện sinh cảnh sống thiết yếu cho loài Vượn Cao Vít" trong dự án Hợp tác bảo tồn liên biên giới loài Vượn Cao Vít giữa Việt Nam và Trung Quốc. Dự án đã huy động được 508.900 USD (vốn viện trợ không hoàn lại trong đó PRCF tài trợ 150.000USD, FFI tài trợ 358.900USD) thời gian thực hiện từ 01/01/2016 đến 31/12/2018.
Trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học, Cao Bằng đã chủ động hội nhập và thực hiện đầy đủ các cam kết về bảo tồn và đa dạng sinh học về quản lý bảo vệ rừng. Thông qua tổ chức PRCF về hợp tác bảo tồn tại Khu bảo tồn loài & sinh cảnh Vượn Cao Vít Trùng Khánh, Cao Bằng và Khu bảo tồn Vượn Cao Vít Bang Lượng, Tịnh Tây, Quảng Tây - Trung Quốc. Hai bên đã xác định lĩnh vực hợp tác, ký bản ghi nhớ và xây dựng cơ chế lâu dài giữa hai khu bảo tồn, lấy khu bảo tồn làm chủ thể để triển khai cơ chế trao đổi xuyên biên giới. Hàng năm, tổ chức sơ kết, tổng kết nhằm cùng thúc đẩy bảo tồn lâu dài về Vượn Cao Vít và sinh cảnh của chúng tại hai khu bảo tồn. Ngoài ra, còn phối hợp với Đồn Biên phòng đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát khu vực giáp ranh với Trung Quốc, ngăn chặn hoạt động buôn lậu, vận chuyển lâm sản trái phép qua biên giới.
Tăng cường bảo vệ nghiêm ngặt các loài động vật hoang dã, giống cây trồng, dược liệu. Kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn sự xâm nhập của các sinh vật ngoại lai. Hạn chế việc du nhập các giống vật nuôi không phù hợp với điều kiện địa phương, gây hại cho các loài vật nuôi bản địa, ảnh hưởng xấu môi trường, sự đa dạng hóa sinh học.
Theo Nghị quyết số 68/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành quy định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017, thời kỳ ổn định 2017-2020. Tỉnh phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm cho cấp tỉnh (Sở Tài nguyên và Môi trường) là 880.000.000,0 đồng và cấp huyện, thành phố là 600.000.000,0 đồng và thực hiện một số dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Sau khi thống kê số liệu, Tỉnh đã phân bổ tổng số tiền chi cho hoạt động bảo vệ môi trường 03 năm (2018-2020) là 123.177,0 triệu đồng (trong đó: Năm 2018 là 39.300 triệu; 2019 là 34.571 triệu; năm 2020 là 49.306,0 triệu), cho các đơn vị gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý khu kinh tế tỉnh, UBND cấp huyện, thành phố, Sở Y tế, Công an tỉnh Cao Bằng, Trung tâm Hội nghị tỉnh. Kinh phí sự nghiệp môi trường đã thực hiện các dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường như sau: Công trình Cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý nước thải 06 bệnh viện (Phục Hòa, Thạch An, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Thông Nông, Hà Quảng); Dự án đóng cửa bãi rác phường Đề Thám, thành phố Cao Bằng; Báo cáo chuyên đề "Điều tra, thống kê đánh giá tình hình phát sinh, thu gom và xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Cao Bằng"; Dự án "Xử lý cải tạo và phục hồi môi trường bị ô nhiễm hóa chất tại kho thuốc hóa chất cũ tại tổ 11 (nay tổ 9), phường Tân Giang, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng"; Hỗ trợ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt, y tế; Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị phục vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác; Hoạt động nâng cao nhân thức về bảo vệ môi trường; Quan trắc môi trường; kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường; Công tác phát hiện, xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường; Thực hiện mô hình giảm thiểu rác thải nhựa; Xây dựng báo cáo công tác bảo vệ môi trường.
Danh mục dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; kinh phí thực hiện, đơn vị thực hiện, tiến độ giải ngân năm 2020 và kết quả đã đạt được năm 2018 -2020 (được trình bày cụ thể tại Phụ lục I kèm theo Kế hoạch này).
Thuận lợi và khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường:
- Thuận lợi:
Tổ chức bộ máy về quản lý môi trường ở địa phương đã được kiện toàn ở 3 cấp từ cấp tỉnh đến cấp xã. Ngoài ra, một số sở, ngành đã thành lập phòng hoặc bố trí cán bộ làm công tác chuyên trách về môi trường.
Hàng năm, Tỉnh đã phân bổ kinh phí giành cho sự nghiệp môi trường vượt 1% dự toán ngân sách chi hàng năm để thực hiện Dự án, kế hoạch, nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
Trên cơ sở hướng dẫn của Trung ương, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành có liên quan và tổ chức chính trị - xã hội ban hành Quy hoạch, Chương trình, Kế hoạch và thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên địa bàn toàn tỉnh; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện đầy đủ các thủ tục thuộc lĩnh vực môi trường; giải quyết các thủ tục hành chính nhanh, chính xác, đúng quy định.
- Khó khăn vướng mắc:
Qua quá trình triển khai, thực hiện theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi thành Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường có một số vướng mắc, cụ thể:
Đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án
Theo số thứ tự 02, Phụ lục II, Mục I Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ quy định: Các dự án có sử dụng đất….. công viên địa chất thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là không phù hợp với tỉnh Cao Bằng. Bởi vì hiện nay, toàn bộ 03 huyện (Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Hòa) và một phần lớn diện tích của 04 huyện (Thạch An, Hòa An, Hà Quảng, Nguyên Bình) thuộc công viên địa chất non nước Cao Bằng nên khi có dự án đầu tư xây dựng trên phạm vi đất thuộc công viên đều phải lập báo cáo ĐTM, trong khi nếu đối chiếu với loại hình thì có thể chỉ lập Kế hoạch bảo vệ môi trường, thậm trí không thuộc đối tượng lập hồ sơ về môi trường. Do đó, đề nghị Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường bãi bỏ nội dung trên cho phù hợp với tỉnh Cao Bằng nói riêng.
Ngoài ra, theo Phụ lục IIa, Danh mục các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, trong đó có loại hình sản xuất than cốc thuộc nhóm I nhưng trong phần Phụ lục II, Danh mục dự án phải lập báo cáo ĐTM không có loại hình dự án sản xuất than cốc. Đề nghị bổ sung loại hình vào phần Phụ lục II để đồng bộ với Phụ lục IIa.
Tiếp nữa, theo số thứ tự 33, Phụ lục II, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP quy định: Dự án khai thác khoáng sản…. thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong khi tỉnh Cao Bằng hiện nay chủ yếu là khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường với công suất (từ 3.000m3 đến 40.000m3/năm) nên sẽ khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động quy mô nhỏ để bố trí kinh phí cho lập báo cáo ĐTM, chi phí đầu tư các công trình môi trường, quan trắc môi trường hàng năm, lập hồ sơ xác nhận việc hoàn thành công trình …
Việc quan trắc nước thải trong quá trình vận hành thử nghiệm
Sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được phê duyệt thì dự án thuộc đối tượng phải lập và gửi Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án, chỉ được vận hành thử nghiệm khi Sở Tài nguyên và Môi trường chấp thuận với thời gian vận hành thử nghiệm từ 3-6 tháng. Tại Điểm b, Khoản 1, Điều 10 của Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 thì tần suất quan trắc nước thải tối thiểu là 15 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu tổ hợp đầu vào và đầu ra của từng công đoạn xử lý) trong giai đoạn vận hành thử nghiệm. Như vậy, quy trình thực hiện các thủ tục này hoàn toàn không phù hợp với các dự án khai thác khoáng sản quy mô nhỏ, đặc biệt là khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường hoặc khai thác khoáng sản rắn mà không phát sinh hoặc phát sinh nước thải sản xuất với lưu lượng nhỏ hơn 20 m3/ngày đêm (24 giờ).
Ngoài ra, việc thực hiện lấy mẫu từng công đoạn không thực hiện được với các hệ thống xây dựng kín, ngầm hoặc hợp khối. Trường hợp, thực hiện lấy mẫu, phân tích một số công đoạn thì hiện nay chưa có quy chuẩn so sánh đánh giá nước thải đầu ra sau mỗi công đoạn nên việc nhận định đánh giá mang tính chủ quan.
Trường hợp các công trình xử lý chất thải không đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm
Tại Khoản 4, Điều 10 Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 thì “Trường hợp các công trình xử lý chất thải không đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, chủ dự án phải thực hiện các nội dung quy định tại Khoản 5 Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định 40/2019/NĐ-CP và thực hiện các yêu cầu....như vận hành thử nghiệm lần đầu”. Thông tư không quy định đơn vị được vận hành thử nghiệm bao nhiêu lần nên trong thực tế đã xảy ra trường hợp Dự án vận hành thử nghiệm lần 1 không đạt, đã thực hiện cải tạo, sửa chữa và vận hành thử nghiệm nhiều lần tiếp theo nhưng công trình xử lý môi trường vẫn không đạt Quy chuẩn môi trường trước khi thải ra môi trường, đặc biệt là Dự án hoạt động theo mùa vụ hoặc hoạt động không liên tục từ 3 - 6 tháng/năm.
Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát về lĩnh vực môi trường hiệu quả chưa cao. Việc xử lý vi phạm chủ yếu do Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện hầu như không có thông tin về xử lý vi phạm. Chưa có cơ chế khuyến khích được người dân phản ảnh về các hành vi, tình hình ô nhiễm môi trường đến các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp.
Hiện tại, UBND tỉnh đang giao Sở Tài nguyên và Môi trường lập Dự án cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường, sau khi được phê duyệt sẽ đầu tư, lắp thiết bị để tiếp nhận các doanh nghiệp thuộc đối tượng lắp quan trắc tự động truyền tải số liệu đến. Đây là nguyên nhân mà Tỉnh chưa kiên quyết yêu cầu 02 doanh nghiệp thuộc đối tượng phải lắp quan trắc tự động thực hiện theo quy định.
Mặc dù, Tỉnh đã phân bổ kinh phí dành cho sự nghiệp môi trường vượt 1% tổng chi cân đối của ngân sách nhà nước và tăng dần theo các năm nhưng do tỉnh Cao Bằng là tỉnh miền núi, kinh tế còn nghèo nên kinh phí dành cho sự nghiệp môi trường hàng năm thấp. Với tổng kinh phí trên chỉ đủ để thực hiện một số dự án nhằm xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và thực hiện một số nội dung hoạt động chính như nêu trên. Một số dự án ưu tiên được đưa ra trong các kế hoạch thực hiện Nghị Quyết số 35/NQ-CP; Nghị quyết số 24-NQ/TW và một số nội dung bảo vệ môi trường được hướng dẫn tại Thông tư số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT, ngày 30/3/2010 thì chưa có kinh phí thực hiện.
Xuất phát từ những khó khăn vướng mắc trên, UBND tỉnh Cao Bằng kính đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường một số nội dung sau:
- Tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc khu vực công ích để xử lý môi trường nghiêm trọng; hỗ trợ thêm một phần kinh phí để cân đối khi nhu cầu kinh phí thực hiện nhiệm vụ, dự án hằng năm nhiều hơn so với dự toán phân bổ các năm tiếp theo của Tỉnh.
- Triển khai các hoạt nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường (mít tinh kỷ niệm các ngày lễ về môi trường; triển khai các mô hình xử lý môi trường, tập huấn nâng cao nhận thức ......) với nguồn kinh phí Trung ương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
- Hỗ trợ kinh phí thực hiện các dự án ưu tiên trong Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến năm 2020; Kế hoạch, Chương trình thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW; Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
- Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường có cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh phí cho những tỉnh có tổng chi ngân sách thấp như tỉnh Cao Bằng để thực hiện công tác bảo vệ môi trường được tốt hơn.
Căn cứ tình hình ngân sách địa phương hằng năm, Tỉnh dự kiến phân phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường cho 03 năm (2021-2023) khoảng 83.481.000.000,0 đồng. Tuy nhiên, thực tế kinh phí cho các nhiệm vụ, dự án cần triển khai trong giai đoạn 03 năm (2021-2023) để giải quyết các vấn đề cấp bách trong lĩnh vực môi trường là 872.001.133.100,0 đồng, rất lớn so với dự kiến phân bổ. Các nội dung nhiệm vụ, dự án cấp bách cần thực hiện cụ thể như sau:
1. Hỗ trợ xử lý các điểm gây ô nhiễm môi trường bức xúc ở địa phương:
- Dự án xử lý, nâng cấp và cải tạo bãi rác khu vực Bảo Lâm - Nguyên Bình - Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
2. Phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường
- Thực hiện quan trắc, phân tích thành phần môi trường tự nhiên; vận hành bảo trì 02 trạm quan trắc nước tự động tại Trạm quan trắc nước sông Bằng và Trạm quan trắc nước sông Hiến thuộc dự án: “Xây dựng giải pháp bảo vệ nguồn nước sông Bằng, sông Hiến trên địa bàn huyện Hòa An, Thạch An, Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng”.
- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.
- Xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016-2020.
- Xây dựng báo cáo công tác bảo vệ môi trường cấp huyện.
- Thực hiện đấu tranh phòng chống, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về môi trường.
- Phòng ngừa khắc phục sự cố môi trường tại các huyện.
- Trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng tăng độ che phủ rừng.
- Hỗ trợ hoạt động thu gom, vận chuyển xử lý chất thải sinh hoạt và các phương tiện thu gom, lưu giữ, vận chuyển rác thải; vận hành các bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt các huyện.
- Xây dựng hệ thống thoát nước mặt trụ sở Công an tỉnh.
- Hỗ trợ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại, y tế; vận hành các hệ thống xử lý nước thải y tế cho các Trung tâm y tế các huyện đã được đầu tư.
- Xử lý chất thải lỏng y tế, xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn toàn tỉnh; Xây dựng hệ thống xử lý nước thải Bệnh viện Tĩnh Túc; Công trình Cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý nước thải tại Trung tâm y tế thành phố Cao Bằng.
- Xây dựng Bể chứa thuốc bảo vệ thực vật, khu vực tiêu hủy thuốc bị thu giữ, không rõ nguồn gốc, trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự xâm nhập của sinh vật ngoại lai, biến đổi gen.
- Tuyên truyền bảo vệ đa dạng sinh học, chăm sóc và bảo vệ Vượn Cao Vít.
5. Tăng cường năng lực quản lý môi trường
- Dự án “Điều tra, đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn thải trên địa bàn tỉnh Cao Bằng” thuộc Dự án điều tra đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn thải theo Quyết định số 140/QĐ-TTg ngày 26/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
- Dự án “Cơ sở dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường ” thuộc Đề án xây dựng hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng theo Quyết định số 1618/QĐ-TTg ngày 24/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ
- Đề án lò đốt chất thải rắn sinh hoạt đạt quy chuẩn Việt Nam - QCVN 61-MT:2016/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với lò đốt chất thải rắn sinh hoạt.
- Cử cán bộ thuộc cơ quan tài nguyên môi trường tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, thăm quan học hỏi về quản lý môi trường, công nghệ môi trường, hợp tác quốc tế về môi trường.
- Xây dựng mô hình xử lý môi trường (nhà vệ sinh; hệ thống cống rãnh; hầm Biogas; xây dựng tuyến đường xanh-sạch đẹp; mô hình tự quản; mô hình di rời trâu, bò ra khỏi gầm nhà; mô hình sử dụng hầm lò tiết kiệm; xử lý chất thải chăn nuôi; mô hình cá - lúa; mô hình tiết kiệm nước; mô hình lúa hữu cơ).
- Hoạt động kiểm tra, xác nhận công trình bảo vệ môi trường; xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường; vận hành thử nghiệm công trình bảo vệ môi trường.
- Lập hồ sơ thủ tục đối với các dự án xây dựng trụ sở làm việc của Công an tỉnh.
6. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường
- Hoạt động nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường bằng các lớp tập huấn; in ấn phát tài liệu, tờ rơi phục vụ tuyên truyền; tổ chức các hoạt động hưởng ứng các ngày lễ môi trường trong năm.
Nội dung Kế hoạch và Dự toán ngân sách sự nghiệp môi trường năm 2021, giai đoạn 2021-2023 đã tổng hợp chi tiết tại Phụ lục II đính kèm theo Kế hoạch này.
Trên đây là Kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2021-2023 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của tỉnh Cao Bằng, kính gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, tổng hợp./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 2409/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch và kinh phí ngân sách nhà nước năm 2021 và Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm (2021-2023) từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường tỉnh Sơn La
- 2 Kế hoạch 81/KH-UBND năm 2020 về tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2021-2023 tỉnh Cà Mau
- 3 Kế hoạch 4456/KH-UBND năm 2020 về tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm (2021-2023) tỉnh Kon Tum
- 4 Kế hoạch 148/KH-UBND năm 2021 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường do tỉnh Lạng Sơn ban hành