- 1 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2 Luật Thủy sản 2017
- 3 Quyết định 2840/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế phối hợp giữa các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong trao đổi, xử lý thông tin ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình hình tàu cá tỉnh Quảng Ninh vi phạm các quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định ở vùng biển nước ngoài
- 4 Quyết định 44/2021/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu giám sát tàu cá tỉnh Quảng Ninh
- 5 Kế hoạch 301/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022-2025, định hướng 2030 gắn với phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 6 Chỉ thị 32-CT/TW năm 2024 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thuỷ sản do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 7 Quyết định 389/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Kế hoạch 76/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 1 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2 Luật Thủy sản 2017
- 3 Quyết định 2840/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế phối hợp giữa các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong trao đổi, xử lý thông tin ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình hình tàu cá tỉnh Quảng Ninh vi phạm các quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định ở vùng biển nước ngoài
- 4 Quyết định 44/2021/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu giám sát tàu cá tỉnh Quảng Ninh
- 5 Kế hoạch 301/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022-2025, định hướng 2030 gắn với phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 6 Chỉ thị 32-CT/TW năm 2024 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thuỷ sản do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 7 Quyết định 389/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Kế hoạch 76/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 187/KH-UBND | Quảng Ninh, ngày 19 tháng 8 năm 2024 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 52/NQ-CP NGÀY 22/4/2024 CỦA CHÍNH PHỦ, VÀ KẾ HOẠCH SỐ 421-KH/TU NGÀY 12/6/2024 CỦA TỈNH ỦY VỀ THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 32-CT/TW NGÀY 10/4/2024 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC CHỐNG KHAI THÁC THỦY SẢN BẤT HỢP PHÁP, KHÔNG BÁO CÁO, KHÔNG THEO QUY ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH THỦY SẢN
Căn cứ Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 của Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động và Kế hoạch của Chính phủ triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản;
Căn cứ Kế hoạch số 421-KH/TU ngày 12/6/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản”.
Căn cứ Kết luận số 804-KL/BCSĐ ngày 19/8/2024 của Ban Cán sự đảng UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 của Chính phủ và Kế hoạch số 421-KH/TU ngày 12/6/2024 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản;
Trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3733/TTr-SNN&PTNT-CCTS ngày 05/7/2024; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 của Chính phủ và Kế hoạch số 421-KH/TU ngày 12/6/2024 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản, với nội dung sau:
1. Mục đích
- Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 của Chính phủ và Kế hoạch số 421-KH/TƯ ngày 12/6/2024 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản.
- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (khai thác IUU), từ đó thay đổi nhận thức và hành động của các cấp, các ngành; nâng cao năng lực quản lý nhà nước, khẩn trương khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU.
- Xác định công tác chống khai thác IUU là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản; là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trước hết là các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tạo sự thống nhất, đồng bộ, quyết tâm cao thực hiện mục tiêu gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” trong năm 2024 và duy trì kết quả bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội; bảo vệ chủ quyền, biển, đảo của Tổ quốc.
- Trên cơ sở Kế hoạch này, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể, xác định nhiệm vụ trọng tâm, bố trí nguồn lực và thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đối với công tác chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành Thủy sản.
2. Yêu cầu
- Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền, nhất là người đứng đầu, chính quyền các cấp cơ quan chuyên môn chức năng trong Tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với công tác chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản.
- Tổ chức nghiên cứu, quán triệt các nội dung phù hợp với từng đối tượng, thành phần, từng cấp, ngành, nhằm giúp cho cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, người lao động và cộng đồng ngư dân ven biển, hải đảo nắm vững, hiểu rõ chủ trương đường lối của Đảng. Việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt phải nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả, tránh phô trương, hình thức.
- Ủy ban nhân dân các cấp, nhất là cấp cơ sở cần xây dựng, cụ thể hóa thành kế hoạch hàng tháng, quý, năm để triển khai thực hiện tăng cường kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh.
II. MỤC TIÊU
1. Đến năm 2025
1.1. Triển khai đồng bộ, quyết liệt công tác quản lý đội tàu, kiểm soát hoạt động tàu cá trên biển, tại cảng, bến, điểm kiểm soát theo quy định pháp luật
- 100% tàu cá của Tỉnh được thống kê, đánh dấu, đăng ký, kẻ vẽ/gắn biển số đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản, chứng nhận/cam kết an toàn thực phẩm, lắp đặt và đồng bộ thiết bị giám sát hành trình tàu cá (VMS), cập nhật dữ liệu vào Hệ thống cơ sở dữ liệu nghề cá Quốc gia VNFishbase[1].
- Quản lý, kiểm soát 100% tàu cá Tỉnh hoạt động ngoài Tỉnh và tàu cá của Tỉnh khác hoạt động trên địa bàn Tỉnh, thiết lập cơ chế chia sẻ, trao đổi thông tin giữa các địa phương có liên quan để kịp thời ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm.
1.2. Thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác, đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài.
-100% tàu cá có chiều đài từ 15 mét trở lên bốc dỡ sản phẩm thủy sản khai thác tại cảng cá, bến cá, khu neo đậu, điểm kiểm soát phải được giám sát, kiểm soát qua Hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT)[2].
- Tổng rà soát các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang thị trường Châu Âu đảm bảo hồ sơ đầy đủ, hợp pháp, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm (nếu đủ căn cứ xử lý hình sự).
1.3. Điều tra, xác minh, xử lý triệt để các hành vi khai thác IUU, không có trường hợp ngoại lệ; kiên quyết ngăn chặn tình trạng tàu cá, ngư dân khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài
- Theo dõi, giám sát, xác minh, điều tra, xử lý 100% tàu cá vi phạm quy định về mất kết nối VMS, vượt ranh giới cho phép trên biển, vi phạm trái phép vùng biển nước ngoài, môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, tàu cá gửi thiết bị VMS trên tàu cá khác, tàu cá tiếp tay, vận chuyển thiết bị VMS của tàu cá khác, tàu cá mua bán, chuyển nhượng không thực hiện sang tên, đổi chủ theo quy định (lập danh sách theo dõi, hồ sơ xử lý đến cùng các vụ việc vi phạm).
- Bảo đảm công cụ, phương tiện, bố trí đủ lực lượng chức năng, phối hợp với chính quyền cơ sở (xã/phường/thị trấn) tích cực tuyên truyền, vận động, kịp thời phát hiện từ sớm từ xa, ngăn chặn ngay từ trong bờ tàu cá, ngư dân có ý định đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.
- Hàng năm thực hiện tối thiểu 02 đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thực thi pháp luật thủy sản trên các vùng biển của Tỉnh.
1.4. Quản lý hoạt động bảo vệ nguồn lợi hải sản, các hệ sinh thái biển, phát triển nuôi biển theo hướng bền vững, có trách nhiệm, nhằm nâng cao đời sống, sinh kế của người dân vùng ven biển, góp phần ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác IUU trên địa bàn Tỉnh góp phần gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC
- Thành lập, vận hành hiệu quả: Các Khu bảo tồn biển; đất ngập nước; mô hình đồng quản lý; vùng cấm khai thác thủy sản quanh năm và có thời hạn theo quy hoạch; xây dựng quy chế, tổ chức quản lý vùng, liên vùng bảo vệ, phát triển nguồn lợi các loài hải đặc sản: Sá Sùng, Ngán và Rươi[3].
- Triển khai công bố công khai khu vực phát triển nuôi biển thuộc Quy hoạch Tỉnh. Hoàn thành cấp phép, giao khu vực biển, cấp mã cơ cờ để nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch. 100% cơ sở nuôi biển sử dụng vật liệu nuôi biển thân thiện với môi trường theo quy chuẩn địa phương.
- Đảm bảo các điều kiện về vật tư đầu vào quan trắc môi trường phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững.
2. Đến năm 2030
- Tiếp tục duy trì các kết quả đạt được trong phòng, chống khai thác IUU, phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, bảo vệ nguồn lợi trên địa bàn Tỉnh đến năm 2025.
- Cơ cấu đội tàu, nghề khai thác và tổng sản lượng thủy sản khai thác phát triển phù hợp với Quy hoạch Bảo vệ và Khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050[4].
- Duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị khai thác thủy sản bình quân đạt 1,5%/năm, thu nhập trung bình của lao động khai thác thủy sản tăng gấp 2,0-2,5 lần so với năm 2024[5].
- Tàu cá sử dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong khai thác và bảo quản sản phẩm đạt 50%; tổn thất sau thu hoạch trung bình giảm xuống dưới 10%[6].
- Xây dựng và đưa vào hoạt động ít nhất 02 chợ đầu mối, chợ bán đấu giá hải sản gắn với các cảng cá, trung tâm nghề cá của vùng, khu vực tại Hạ Long, Vân Đồn, Móng Cái hoặc mô hình liên kết chuỗi khai thác - thu mua - bảo quản - tiêu thụ hải sản/mô hình gắn khai thác, dịch vụ nghề cá với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn tại cảng cá, làng chài, làng nghề truyền thống ven biển[7].
- Chấm dứt nghề khai thác hủy diệt nguồn lợi, ảnh hưởng môi trường sinh thái biển, hoạt động khai thác bất hợp pháp không báo cáo và không theo quy định trên địa bàn Tỉnh.
- Hoàn thành đầu tư và công bố mở toàn bộ cảng cá loại I, loại II và loại III tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp và cộng đồng ngư dân ven biển, hải đảo trên địa bàn tỉnh về các chủ trương chính sách pháp luật, các chỉ đạo của Tỉnh phát triển bền vững ngành Thủy sản, chống khai thác IUU. Chú trọng công tác vận động, nắm tình hình, kịp thời phát hiện từ sớm, từ xa, ngăn chặn ngay từ trong bờ tàu cá và ngư dân cố ý vi phạm, nhất là khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền các Quy định, Chính sách pháp luật về quản lý khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản gắn với thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh bảo của Ủy ban Châu âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; đa dạng các hình thức tuyên truyền, tăng cường tần suất thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các trang thông tin điện tử, trên mạng xã hội, hệ thống loa phát thanh các xã, phường, thị trấn; xây dựng các tài liệu, tờ rơi, pano, áp phích có nội dung dễ hiểu, dễ nắm bắt và tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị đối thoại; tuyên truyền trực tiếp cho ngư dân thông qua các đợt thanh, kiểm tra trên biển đồng thời tổ chức các phiên giao dịch việc làm để ngư dân có cơ hội tìm hiểu sâu hơn nhằm chuyển đổi nghề phù hợp, hiệu quả.
Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng, các cơ quan báo chí trên địa bàn tăng cường công tác vận động, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật, kịp thời phản ánh vi phạm, biểu dương, khen thưởng tổ chức, cá nhân thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật, chỉ đạo của Tỉnh về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, góp phần sớm gỡ bỏ cảnh báo "Thẻ vàng" theo mục tiêu đề ra.
2. Thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; các quy hoạch, chiến lược, chương trình quốc gia liên quan đến phát triển bền vững và hội nhập quốc tế ngành thủy sản.
Khẩn trương rà soát, nghiên cứu bổ sung hoàn thiện các cơ chế chính sách thúc đẩy hiện đại hóa nghề cá, cải thiện sinh kế, đào tạo nghề để hỗ trợ ngư dân vươn khơi, bám biển, nâng cao cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững ngành thủy sản của Tỉnh.
3. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong công tác chống khai thác IUU; bảo đảm nhân lực, công cụ, phương tiện phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của các lực lượng chấp pháp trên biển.
- Thực hiện tổng rà soát, thống kê nắm chắc thực trạng đội tàu cá của Tỉnh (số lượng tàu cá chưa hoặc hết hạn đăng ký, đăng kiểm, cấp phép; tàu cá đã chuyển nhượng, mua bán, xóa đăng ký; tàu cá của Tỉnh hoạt động trên địa bàn Tỉnh ngoài, tàu cá chưa lắp thiết bị giám sát hành trình tàu cá VMS,...) và thường xuyên cập nhật dữ liệu tàu cá trên Hệ thống cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase); tăng cường quản lý tàu cá, tàu công vụ thủy sản, cảng cá, đội tàu, xử lý dứt điểm tình trạng tàu cá không đăng ký, không đăng kiểm, không giấy phép khai thác; thực hiện nghiêm việc xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác.
- Thực hiện lộ trình giảm số lượng tàu cá và cường lực khai thác phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản trên các vùng biển của Tỉnh; giám sát 100% sản lượng thủy sản khai thác trên biển, tại các cảng, bến, khu neo đậu, điểm kiểm soát tàu cá; quản lý, kiểm soát 100% tàu cá của Tỉnh hoạt động ở tỉnh ngoài và tàu cá tỉnh ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh; triển khai cơ chế chia sẻ, trao đổi thông tin giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh để kịp thời ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm khai thác IUU.
- Kiện toàn, nâng cao năng lực cho lực lượng Kiểm ngư và các cơ quan chức năng quản lý hoạt động thủy sản, thực hiện công tác chống khai thác IUU; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, thực thi pháp luật, xử lý triệt để các hành vi vi phạm; kịp thời điều tra, truy tố, xét xử nghiêm các vụ, việc môi giới, móc nôi đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, hợp thức hoá hồ sơ đối với các lô hàng xuất khẩu. Thực hiện cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thực thi pháp luật thủy sản trên các vùng biển, đặc biệt là tại các vùng biển giáp ranh, vừa tuyên truyền, vận động, cảnh báo, vừa ngăn chặn, xử lý kịp thời tàu cá, ngư dân cố tình vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.
- Thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác, đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài. Tổng rà soát các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có sản phẩm xuất khẩu thủy sản sang thị trường Châu Âu, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật; chủ động triển khai sử dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi, kiểm soát tính minh bạch, hợp pháp theo quy định đối với công tác xác nhận, chứng nhận nguồn gốc sản phẩm thủy sản khai thác.
- Điều tra, xác minh, xử lý triệt để các hành vi khai thác IUU, không có trường hợp ngoại lệ; kiên quyết ngăn chặn tàu cá, ngư dân khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.
+ Kịp thời phát hiện, phối hợp điều tra, xác minh, xử lý 100% tàu cá mất kết nối VMS, vượt ranh giới cho phép trên biển; xử lý nghiêm các trường hợp tàu cá vi phạm mất kết nối VMS, vượt ranh giới trên biển, tàu cá mua bán, chuyển nhượng không thực hiện sang tên đổi chủ theo quy định.
+ Điều tra, xử lý triệt để các trường hợp: Tàu cá gửi thiết bị VMS trên tàu cá khác; tàu cá tiếp tay, vận chuyển thiết bị VMS của tàu cá khác; môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân của Tỉnh đi khai thác thủy sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; hợp thức hóa hồ sơ cho các lô hàng xuất khẩu.
- Chủ động tích cực nắm thông tin tàu cá, ngư dân bị nước ngoài bắt giữ, xử lý; kịp thời thu thập hồ sơ, tài liệu, chứng cứ, bản án, quyết định xử lý của nước sở tại để phục vụ công tác điều tra, xử lý và bảo hộ công dân; kịp thời đấu tranh ngoại giao đối với việc tàu cá, ngư dân Việt Nam không vi phạm khai thác bất hợp pháp bị lực lượng chức năng nước ngoài bắt giữ, xử lý tại vùng biển chồng lấn, tranh chấp, chưa phân định với các nước.
4. Triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung tại Kế hoạch số 76/KH-UBND ngày 18/3/2024 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đáp ứng yêu cầu hội nhập, tuân thủ pháp luật quốc tế, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc tham gia.
- Hằng năm, tổ chức điều tra, đánh giá nghề cá phương phẩm[8]; tổ chức hoạt động thả giống ra các vùng nước tự nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản (Hàng năm tổ chức thả ít nhất 3,0 triệu con giống thủy sản các loại ra các vùng nước tự nhiên nhằm, trong đó, nguồn xã hội hóa đạt từ 70% trở lên); tổ chức 10 đến 15 lớp tập huấn, 8 đến 10 phóng sự tuyên truyền về khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
-100% hồ tự nhiên, hồ chứa lớn và hệ thống sông chính được điều tra, đánh giá nguồn lợi và môi trường sống của loài thủy sản.
- Trữ lượng nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ và vùng lộng được phục hồi, tăng thêm ít nhất 5% so với kết quả điều tra, đánh giá năm 2022[9].
- Thành lập, vận hành hiệu quả Khu bảo tồn biển Cô Tô - Đảo Trần; Vườn quốc gia Bái Tử Long, Vịnh Hạ Long (Hợp phần bảo tồn biển); Khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui, Tiên Yên.
- Hình thành và tổ chức thực hiện đồng quản lý 100% khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo quy hoạch, gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển du lịch sinh thái. Xây dựng quy chế, tổ chức quản lý vùng, liên vùng bảo vệ, phát triển nguồn lợi các loài hải đặc sản: Sá Sùng, Ngán và Rươi[10].
- Tổ chức quản lý hiệu quả 02 vùng cấm khai thác thủy sản quanh năm tại vùng lõi Vịnh Hạ Long và Vườn Quốc gia Bái Tử Long; vùng cấm khai thác có thời hạn (từ ngày 01/4 đến 30/6 hàng năm) tại khu vực đảo Cô Tô.
- Thành lập và đưa vào hoạt động Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, Quỹ cộng đồng theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017.
- Xây dựng, đồng bộ với cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- 100% tàu cá của Tỉnh được thống kê, đánh dấu, dâng ký, kẻ vẽ/gắn biển số đăng ký, đăng kiểm, cấp phép khai thác, chứng nhận/cam kết an toàn thực phẩm, lắp đặt và đồng bộ thiết bị giám sát hành trình tàu cá, cập nhật dữ liệu vào Hệ thống cơ sở dữ liệu nghề cá Quốc gia VNFishbase.
- Thực hiện lưu giữ nguồn gen các loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm, loài thủy sản bản địa, đặc hữu, có giá trị kinh tế và khoa học trên địa bàn tỉnh.
5. Quan tâm huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, thiết lập chuỗi sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu, thân thiện với môi trường, thúc đẩy ngành Thủy sản phát triển bền vững.
- Ưu tiên hoàn thiện đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đâm Hà, Trung tâm giống nhuyễn thể Vân Đồn, các khu nuôi biển tập trung.
- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư, hoàn thiện và đưa vào khai thác các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn tỉnh. Hoàn thiện hồ sơ và công bố mở cảng cá theo quy định của Luật Thủy sản nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát tàu cá, sản lượng thủy sản khai thác.
6. Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế
Tiếp tục phối với với các cơ quan Trung ương nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, nhất là với các nước Châu Âu và EU, không để tàu cá, ngư dân của Tỉnh đi khai thác bất hợp pháp tại các vùng biển nước ngoài; kịp thời đấu tranh ngoại giao đối với việc tàu cá, ngư dân của Tỉnh không vi phạm khai thác bất hợp pháp bị lực lượng chức năng nước ngoài bắt giữ, xử lý.
(Chi tiết tại Phụ lục I, II kèm theo)
IV. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN:
- Ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi ngân sách hằng năm của các sở, ban, ngành, địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành;
- Nguồn kinh phí lồng ghép với các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Nguồn tài trợ, viện trợ và huy động từ xã hội, cộng đồng và các nguồn hợp pháp khác (nếu có).
Năm 2024, kinh phí thực hiện kế hoạch từ nguồn kinh phí lồng ghép triển khai các Kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt[11].
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo chống khai thác IUU tỉnh)
- Là cơ quan đầu mối thường trực, chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ tại Kế hoạch này.
- Tổ chức hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện công tác quản lý, kiểm soát tàu cá, sản lượng thủy sản khai thác theo quy định của Luật Thủy sản và các văn bản có liên quan; rà soát, thống kê, phân loại và lập danh sách tàu cá trên địa bàn tỉnh;
- Chịu trách nhiệm quản lý và tổ chức đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản, chứng nhận/cam kết cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 m trở lên.
- Phối hợp với các lực lượng chức năng và UBND địa phương đôn đốc chủ tàu cá duy trì kết nối thiết bị VMS 24/24 giờ từ khi xuất cảng đến khi cập cảng/bến. Tổ chức trực ban hệ thống quản lý VMS để theo dõi giám sát, cảnh báo, phát hiện tàu cá vi phạm; vận hành hiệu quả Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đảm bảo 100% tin báo được kiểm tra, xác minh, xử lý theo quy định.
- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các tổ kiểm tra, kiểm soát tàu cá tại các cảng cá, điểm kiểm soát tàu cá, sản lượng khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh.
- Bố trí lực lượng, phương tiện thực hiện tuần tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản tại vùng lộng; phối hợp với các địa phương tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tại vùng bờ; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, các vi phạm về IUU.
- Hàng năm tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch của các cơ quan, đơn vị, địa phương từ các nguồn vốn (nếu có) gửi Sở Tài chính báo cáo UBND Tỉnh bố trí dự toán ngân sách hàng năm theo quy định.
- Kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương kết quả triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác IUU; định kỳ tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh về khai thác IUU khi có yêu cầu. Hàng tuần, tổng hợp, lập danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm IUU để quản lý và báo cáo theo quy định.
2. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng
- Tổ chức, phối hợp tuần tra, kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định về khai thác lưu, công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên các vùng biển của Tỉnh, vùng biển giáp ranh, chồng lấn giữa Việt Nam với Trung quốc (theo chỉ đạo của Bộ Quốc phòng).
- Chỉ đạo các đồn, trạm biên phòng bố trí lực lượng tại cảng cá Cái Rồng và 08 điểm kiểm soát tàu cá được thành lập theo Quyết định 1412/QĐ-UBND ngày 27/5/2022 của UBND tỉnh tại: Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Cô Tô, Cẩm Phả, Hạ Long và Quảng Yên.
- Phối hợp với chính quyền địa phương, lực lượng chuyên trách về thủy sản và các lực lượng có liên quan yêu cầu thuyền trưởng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên của Tỉnh cập cảng cá Cái Rồng (sau khi công bố, chỉ định theo quy định tại Luật Thủy sản hiện hành) để kiểm tra, kiểm soát tàu cá; kiên quyết không cho tàu cập, rời cảng nếu chưa đáp ứng các yêu cầu theo quy định.
- Chủ trì kiểm tra, xác minh và xử lý 100% các trường hợp vi phạm quy định về mất kết nối VMS trên biển; kịp thời phát hiện, phối hợp kiểm tra, xác minh xử lý 100% vượt ranh giới cho phép trên biển, vi phạm vùng biển nước ngoài theo quy định của Pháp luật, Quyết định của UBND Tỉnh[12].
- Phối hợp với Công an Tỉnh điều tra, xác minh các tổ chức, cá nhân môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân của Tỉnh đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.
3. Công an Tỉnh
- Kịp thời nắm bắt tình hình để phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân ra nước ngoài khai thác hải sản trái phép, sử dụng các phương thức ngụy trang (số đăng ký giả, sơn tàu cá giống tàu cá các nước ngoài...) để khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài; phối hợp Sở Ngoại vụ, UBND các địa phương trong công tác bảo hộ công dân đối với ngư dân của Tỉnh bị nước ngoài bắt giữ, xử lý; giả mạo trong chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác; các hành vi lợi dụng tàu cá, khai thác hải sản để buôn lậu.
- Chỉ đạo Công an địa phương phối hợp với cơ quan chức năng xử lý triệt để tàu cá không đăng ký, không đăng kiểm, không giấy phép khai thác thủy sản; không ghi, nộp nhật ký khai thác thủy sản; không chấp hành việc kiểm tra, kiểm soát khi tàu cập cảng, rời cảng theo quy định.
- Chủ động tuần tra, điều tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa (neo đậu phương tiện gây cản trở giao thông, không sử dụng tín hiệu trên phương tiện...), thủy sản (tàng trữ, sử dụng ngư cụ cấm, khai thác thủy sản vùng cấm...) theo quy định của Pháp luật.
- Chủ trì trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự khi đoàn công tác có người nước ngoài đến tỉnh Quảng Ninh làm việc về các nội dung liên quan đến phòng, chống khai thác IUU.
4. Sở Ngoại vụ
Chủ động nắm tình hình, thu thập thông tin các tàu cá của tỉnh Quảng Ninh vi phạm bị nước ngoài bắt giữ, xử lý; kịp thời trao đổi với cơ quan chức năng để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; tăng cường công tác bảo hộ công dân đối với các ngư dân của Tỉnh bị nước ngoài bắt giữ, xử lý (nếu có).
5. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định hướng công tác truyền thông về pháp luật Thủy sản, chống khai thác IUU;
- Chỉ đạo cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở tăng thời lượng, chất lượng thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức, kiến thức và hiểu biết pháp luật cho các cấp, ngành từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt cộng đồng và xã hội về vai trò, giá trị của nguồn lợi thủy sản, các hệ sinh thái thủy sinh; ý nghĩa về công tác bảo tồn biển; trách nhiệm bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là bảo vệ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm và môi trường sinh thái thủy sinh gắn các nỗ lực của Tỉnh nói riêng, Việt Nam nói chung trong thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh bảo của Ủy ban Châu âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp thực hiện các chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản theo chuyên đề; điều tra, đánh giá nghề cá thương phẩm đảm bảo thống nhất, đồng bộ và hiệu quả.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lồng ghép các nhiệm vụ liên quan đến bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trong các chương trình, đề án, dự án bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học; bảo vệ tài nguyên biển, hải đảo; bảo tồn và phục hồi các loài hoang dã nguy cấp, đặc biệt là các động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ,...
- Chủ trì nghiên cứu thành lập các hành lang đa dạng sinh học biển, ven biển.
- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm tại các thủy vực tự nhiên; kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhận chìm ở biển để hạn chế tối đa tác động, ảnh hưởng xấu đến môi trường, hệ sinh thái biển và nguồn lợi thủy sản.
7. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tham mưu bố trí, phân bổ vốn đầu tư công đối với các dự án đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; hệ thống thông tin quản lý nghề cá trên biển; phát triển lực lượng kiểm ngư, bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản theo quy định của pháp luật.
8. Sở Tài chính
Trên cơ sở đề xuất của các đơn vị, tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí chi thường xuyên ngân sách tỉnh theo quy định của pháp luật để các đơn vị thực hiện nhiệm vụ được giao trên nguyên tác lông ghép các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ của các sở, ban, ngành đã được UBND tỉnh phê duyệt đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
9. Trung tâm Truyền thông Tỉnh
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành, UBND các địa phương có liên quan tăng cường tuyên truyền, phố biển các quy định của pháp luật Thủy sản, công tác phòng, chống khai thác IUU; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền về nỗ lực lực phòng, chống khai thác lưu của Tỉnh nói riêng và Việt Nam nói chung; giới thiệu, biểu dương điển hình tiên tiến trong hoạt động phòng, chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh.
10. Ban quản lý vịnh Hạ Long, Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long
- Chủ trì, phối hợp với các lực lượng có liên quan thường xuyên tuần tra, kiểm tra, lập biên bản chuyển đơn vị chức năng có thẩm quyền xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong địa phận quản lý.
- Nghiên cứu phối hợp lập hồ sơ trình thành lập khu bảo tồn biển trong hợp phần biển của Vườn quốc gia Bái Tử Long và vịnh Hạ Long theo Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản Việt Nam.
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ thú biển cho cộng đồng ngư dân sống trong và xung quanh Vườn quốc gia có biển, Khu bảo tồn biển. Phối hợp tổ chức các hoạt động nghiên cứu, cứu hộ các loài thú biển bị thương khi có yêu cầu.
11. Các sở, ngành có liên quan: Theo phạm vi chức năng, quyền hạn của mình chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các địa phương có liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch đạt kết quả, hiệu quả.
12. UBND các huyện thị xã, thành phố ven biển
- Tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng đến cấp xã, cấp cơ sở, tổ chức, người dân có hoạt động liên quan đến khai thác thủy sản thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 32/CT-TW, Kế hoạch 421-KH/TU và Kế hoạch này và gắn trách nhiệm người đứng đầu các cấp trong công tác tổ chức triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến chống khai thác IUU; đồng thời xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao và đặc điểm tình hình của từng cơ quan, đơn vị, địa phương; tổ chức kiểm tra, giám sát, khen thưởng, biểu dương tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; xem xét trách nhiệm và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm; thực hiện sơ kết tổng kết theo quy định. Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện trước Tỉnh ủy, UBND Tỉnh về kết quả, hiệu quả các nhiệm vụ chống khai thác IUU tại địa phương.
- Rà soát, phân loại, lập danh sách tàu cá thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương (bao gồm cả tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 6 mét); hoàn thành đăng ký, cấp giấy phép khai thác thủy sản, ký cam kết an toàn thực phẩm, đánh dấu, kẻ vẽ số đăng ký cho tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6 mét đến dưới 12 mét theo phân cấp; gửi kết quả về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, cập nhật dữ liệu trước ngày 15 hàng tháng, quý để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
- Tổ chức tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật Thủy sản, vi phạm khai thác IUU tại vùng biển ven bờ do địa phương quản lý; xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản được phát hiện trên địa bàn, kể cả những trường hợp vi phạm do các cơ quan, đơn vị khác phát hiện, luân chuyển hồ sơ đến.
- Bố trí đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và vận hành có hiệu quả Tổ kiểm tra, kiểm soát tàu cá, sản lượng thủy sản khai thác được thành lập theo Quyết định số 1412/QĐ-UBND ngày 27/5/2022 của UBND Tỉnh tại địa phương; thực hiện kiểm soát sản lượng thủy sản khai thác, tàu cá tại các điểm kiểm soát và thống kê tại các xã, phường, thị trấn, đảm bảo 100% sản lượng thủy sản khai thác được giám sát; 100% tàu cá thực hiện đầy đủ các quy định khi cập, rời cảng; kiểm soát 100% thông tin liên quan đến tàu cá, nguồn gốc sản phẩm thủy sản khai thác của tàu cá Tỉnh ngoài cập cảng để xác nhận nguồn gốc hải sản khai thác (khi chủ tàu cá yêu cầu).
- Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã) lập danh sách tàu cá không tham gia khai thác, không lắp đặt hoặc mất kết nối vệ tinh thiết bị VMS để theo dõi, quản lý; nắm chắc địa bàn, kịp thời phát hiện, ngăn chặn tàu cá, ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác hải sản bất hợp pháp.
- Tổ chức tuyên truyền các quy định của Luật Thủy sản, quy định về chống khai thác IUU cho các chủ tàu, ngư dân thông qua hệ thống phát thanh của xã, phường, thị trấn ven biển, khu vực chủ tàu, ngư dân tập trung.
- Bố trí kinh phí thực hiện duy tu, bảo dưỡng, bảo trì công trình khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền.
13. Đề nghị tổ chức chính trị -xã hội Tỉnh; Hội nghề cá Tỉnh
Chỉ đạo các cấp hội cơ sở phối hợp với chính quyền các cấp tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân chấp hành nghiêm các quy định của Luật Thủy sản, không vi phạm khai thác IUU; động viên, khen thưởng gương người tốt, việc tốt đồng thời kịp thời phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm khai thác IUU; tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo tồn thú biển; chủ động tham gia, giám sát các hoạt động liên quan đến công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo tồn thú biển; vận động các tổ chức, cá nhân, đoàn viên, tăng ni, phật tử, xã hội hóa công tác thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản.
14. Chế độ thông tin báo cáo:
- Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, UBND địa phương có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động xây dựng Kế hoạch của đơn vị, địa phương để chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiệu quả các nội dung Kế hoạch này (gửi Kế hoạch thực hiện của địa phương, đơn vị về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 15/8/2024 để tổng hợp).
- Trước ngày 15 hàng tháng các cơ quan, đơn vị địa phương báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo chống khai thác IUU của Tỉnh) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo chống khai thác IUU của Tỉnh theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC I:
NHIỆM VỤ ĐẾN THÁNG 9/2024
(Kèm theo Kế hoạch số 187/KH-UBND ngày 19/8/2024 của UBND tỉnh Quảng Ninh)
TT | Nội dung | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Thời gian hoàn thành | Ghi chú |
I | NÂNG CAO HIỆU QUẢ THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG, TUYÊN TRUYỀN, TẬP HUẤN, VẬN ĐỘNG, NÂNG CAO NHẬN THỨC, TRÁCH NHIỆM VỀ CHỐNG KHAI THÁC IUU | ||||
1 | Tổ chức nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW và Nghị quyết của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW | Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển trong Tỉnh | Cơ quan truyền thông, thông tấn báo chí trên địa bàn Tỉnh | Thường xuyên |
|
2 | Triển khai các đợt cao điểm thông tin truyền thông trong nước và trên diễn đàn quốc tế đảm bảo minh bạch, trung thực về nỗ lực chống khai thác IUU của Việt Nam | Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển trong Tỉnh | Cơ quan truyền thông, thông tấn báo chí trên địa bàn Tỉnh | Thường xuyên | Đối thoại, bài viết trên báo giấy, báo điện tử, áp phích... |
3 | Đa dạng hình thức tuyên truyền, tập huấn, phổ biến cho cộng đồng ngư dân và các tổ chức, cá nhân có liên quan quy định về chống khai thác IUU; tích cực tuyên truyền, vận động, kịp thời phát hiện từ sớm từ xa, ngăn chặn ngay từ trong bờ ngư dân có ý định vi phạm, đặc biệt là khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài. | Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển trong Tỉnh | Cơ quan truyền thông, thông tấn báo chí trên địa bàn Tỉnh | Thường xuyên | Các lớp tuyên truyền, tập huấn; tờ rơi; các bản tin tuyên truyền trên phát thanh, truyền hình, báo giấy, báo điện tử, đài thông tin duyên hải... |
II | TRIỂN KHAI ĐỒNG BỘ QUYẾT LIỆT PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ ĐỘI TÀU, KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG TÀU CÁ TRÊN BIỂN, TẠI CẢNG, XUẤT NHẬP BẾN | ||||
1 | Tập trung Lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ các giải pháp, nguồn lực đảm bảo ngăn chặn tàu cá, ngư dân của Tỉnh vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài. | Bộ Chỉ huy BĐBP Tỉnh, Công an Tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các địa phương có quản lý tàu cá. | Sở, ban, ngành, UB Mặt trận Tổ quốc Tỉnh, Sở Ngoại vụ, Trung tâm truyền thông tỉnh, các Hội, Hiệp hội | Hàng ngày | Duy trì không có tàu cá vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài. |
2 | Tổng kiểm tra, rà soát, đưa vào quản lý toàn bộ tàu cá trên địa bàn; đảm bảo nắm chắc thực trạng (số lượng tàu cá, tàu cá đã hoặc chưa hoặc hết hạn đăng ký, đăng kiểm, cấp phép; tàu cá đã chuyển nhượng, mua bán, xóa đăng ký; tàu cá hoạt động trên địa bàn ngoài Tỉnh, tàu cá chưa lắp thiết bị VMS...); xử lý nghiêm, triệt để tàu cá không đăng ký, không đăng kiểm, không có giấy phép khai thác thủy sản. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các địa phương có quản lý tàu cá. | BCHBĐ BP tỉnh, Công an Tỉnh, Trung tâm truyền thông Tỉnh | 15/8/2024 | - Thống kê số lượng tàu cá của địa phương. - 100% tàu cá được đăng ký, đăng kiểm, cấp phép, cấp giấy chứng nhận/cam kết an toàn thực phẩm, đánh dấu, kẻ vẽ số đăng ký. - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện đối với tàu cá từ 12m trở lên. UBND các địa phương chủ trì thực hiện đối với tàu cá dưới 12m. |
3 | Tổ chức làm việc, trực tiếp với từng chủ tàu để hướng dẫn thủ tục đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép và cập nhật 100% dữ liệu tàu cá vào Cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase). | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các địa phương có quản lý tàu cá. | Cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư | 15/8/2024 | - 100% dữ liệu tàu cá được cập nhật, theo dõi, quản lý. - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cập nhật, tổng hợp tàu cá 12m trở lên. - UBND các địa phương chủ trì tổng hợp cập nhật số liệu, danh sách tàu cá có chiều dài dưới 12m. |
4 | Kiểm tra, kiểm soát tàu cá của Tỉnh và Tỉnh ngoài xuất, nhập bến tại đồn/trạm biên phòng tuyến biển; tại các bến, cảng cá, điểm kiểm soát đảm bảo thiết bị VMS hoạt động liên tục 24/24 giờ khi tàu cá rời cảng đến khi cập cảng; kiên quyết không để tàu cá chưa đủ điều kiện, mất kết nối VMS ra khai. | ||||
4.1 | Kiểm tra, kiểm soát tàu cá tại Cảng Cái Rồng, huyện Vân Đồn | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Công an Tỉnh, Bộ Chỉ huy BĐBP Tỉnh, UBND huyện Vân Đồn. | 15/8/2014 và Hàng ngày | - 100% tàu cá đủ điều kiện (đặc biệt việc duy trì hoạt động của thiết bị VMS khi hoạt động trên biển) mới cho phép đi hoạt động khai thác. - 100% sản lượng thủy sản khai thác bốc dỡ qua cảng được kê khai, giám sát, truy xuất nguồn gốc. |
4.2 | Kiểm tra, kiểm soát 100% tàu cá xuất, nhập bến tại đồn/trạm biên phòng tuyến biển; đảm bảo thiết bị VMS hoạt động liên tục 24/24 giờ từ khi tàu cá rời cảng đến khi cập cảng | Bộ Chỉ huy BĐBP Tỉnh | Công an Tỉnh, UBND các huyện địa phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Hàng ngày | 100% tàu cá đủ điều kiện (đặc biệt việc duy trì hoạt động của thiết bị VMS khi hoạt động trên biển) mới cho phép đi hoạt động khai thác. |
4.3 | Tiếp tục triển khai 08 điểm kiểm tra, kiểm soát tàu cá, sản lượng tại các địa phương (trừ huyện Vân Đồn) theo Quyết định số 1412/QĐ-UBND ngày 27/5/2022 của UBND Tỉnh, tổ chức kê khai, giám sát 100% sản lượng thủy sản khai thác được bốc dỡ tại địa phương; kiểm tra, kiểm soát tàu cá ra, vào tại cảng cá theo đúng quy định | UBND các địa phương | Công an Tỉnh, Bộ Chỉ huy BĐBP Tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Hàng ngày | - 100% tàu cá đủ điều kiện (đặc biệt việc duy trì hoạt động của thiết bị VMS khi hoạt động trên biển) mới cho phép đi hoạt động khai thác. - 100% sản lượng thủy sản khai thác bốc dỡ qua cảng, điểm kiểm soát được kê khai, giám sát, truy xuất nguồn gốc |
5 | Theo dõi, giám sát 24/7 tàu cá hoạt động trên biển qua hệ thống giám sát tàu cá (VMS) | ||||
5.1 | Rà soát theo dõi, giám sát toàn bộ tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên. Thống kê, thông báo các trường hợp mất kết nối VMS trên 10 ngày, vượt ranh giới trên biển với chủ tàu/thuyền trưởng, xác định rõ nguyên nhân và yêu cầu khắc phục. Tàu cá mất kết nối VMS trên 6 giờ trên biển. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Cục Kiểm ngư, Cục Thủy sản; Bộ Chỉ huy BĐBP Tỉnh, Công an Tỉnh, UBND các huyện thị xã thành phố | Hàng ngày | - Yêu cầu tàu vượt ranh giới trên biển quay về vùng biển Việt Nam; thiết bị VMS hư hỏng duy trì liên lạc quay về bờ sửa chữa theo quy định hiện hành. - Thực hiện Quyết định số 44/2021/QĐ-UBND ngày 08/9/2021 của UBND Tỉnh - Hàng tuần thông báo tàu mất kết nối 10 ngày trên biển. - Điều tra, xác minh, báo cáo cơ quan có thẩm quyền. |
5.2 | Rà soát theo dõi giám sát các trường hợp cố tình ngắt kết nối VMS, vượt ranh giới trên biển, vi phạm khai thác IUU, vi phạm vùng biển nước ngoài (nếu có), đặc biệt nhóm tàu từ 24 mét trở lên. Xác minh, xử phạt 100% các trường hợp vi phạm quy định về mất kết nối VMS, vượt ranh giới cho phép trên biển. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy BĐBP Tỉnh, Công an Tỉnh | Trung tâm Thông tin Thủy sản- Cục Thủy sản; UBND các địa phương có quản lý tàu cá. | Hàng ngày | 100% các trường hợp vi phạm phải được điều tra và xử lý triệt để. |
5.3 | Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ kết quả xử lý tàu cá mất kết nối VMS, vượt ranh giới trên biển | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy BĐBP Tỉnh, Công an Tỉnh | Cục Kiểm ngư, Cục Thủy sản; UBND địa phương liên quan. | Theo vụ việc | Lưu giữ hồ sơ theo đúng hướng dẫn và quy định. |
5.4 | Công khai tàu cá vi phạm khai thác IUU trên các phương tiện đại chúng | UBND các địa phương, Trung tâm truyền thông | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy BĐBP Tỉnh, Công an Tỉnh | Theo vụ việc | - Thông báo trên loa phát thanh xã, phường, thị trấn vào các giờ cao điểm. - Hàng tuần tổng hợp công khai trên báo điện tử Quảng Ninh. |
6 | Quản lý đội tàu không tham gia hoạt động khai thác thủy sản và tàu cá có nguy cơ vi phạm IUU | ||||
6.1 | Lập và cập nhật danh sách đội tàu không tham gia hoạt động khai thác và tàu cá có nguy cơ vi phạm IUU | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND địa phương có quản lý tàu cá. | Bộ Chỉ huy BĐBP Tỉnh, Công an Tỉnh, Trung tâm Truyền thông Tỉnh. | Hàng ngày | Đảm bảo các tàu cá không khai thác, có nguy cơ vi phạm được thống kê quản lý |
6.2 | Công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các địa phương; Trung tâm Truyền thông Tỉnh. | Bộ Chỉ huy Bộ Chỉ huy BĐBP Tỉnh, Công an Tỉnh, | Hàng ngày | - Đảm bảo 100% tàu cá không đi hoạt động khai thác thủy sản được xác định tình trạng, vị trí neo đậu. - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì tổng hợp gửi Trung tâm truyền thông để đăng tải và gửi danh sách về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định kỳ hàng tháng công khai trên Website thủy sản và Bộ Quốc phòng. - UBND các huyện thị xã thành phố chủ trì xác minh thông tin tàu cá, niêm yết tại UBND các xã, phường, thị trấn. Chịu trách nhiệm về danh sách tàu cá được thống kê, xác minh. |
6.3 | Giao cụ thể cho cấp cơ sở (xã/phường/thị trấn), lực lượng chức năng tại địa phương theo dõi, giám sát, cập nhật (xác định rõ nguyên nhân, vị trí, địa điểm đang neo, đậu, đơn vị giám sát, các tàu xóa đăng ký, bản Tỉnh ngoài, tàu không tham gia hoạt động khai thác thủy sản và tàu cá có nguy cơ vi phạm IUU...) | UBND các địa phương quản lý tàu cá. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | 15/8/2024 và hàng ngày | UBND cấp huyện có văn bản cụ thể giao nhiệm vụ cho cấp cơ sở, lực lượng chức năng tại địa phương cập nhật thông tin và báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo định kỳ hàng tháng. |
6.4 | Theo dõi, tổng hợp và khớp số liệu theo dõi, giám sát tàu cá xuất, nhập bến, ra vào cảng, số liệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Bộ Chỉ huy Bộ Chỉ huy BĐBP Tỉnh, Công an Tỉnh, UBND các địa phương, các đơn vị liên quan | Hàng ngày | - Số liệu phải được báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp thông báo cho các địa phương, ban, ngành và báo cáo UBND Tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Số liệu tàu cá rời cảng, xuất bến và nhập bến, cập cảng khi tham gia khai thác thủy sản phải thống nhất cập nhật hàng ngày báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. |
6.5 | Rà soát, sắp xếp, lưu trữ hồ sơ (cả bản giấy và trên phần mềm điện tử) kết quả kiểm soát tàu cá ra vào cảng, giám sát sản lượng thủy sản khai thác, hồ sơ xác nhận, chứng nhận, truy xuất nguồn gốc. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Chỉ huy Bộ Chỉ huy BĐBP Tỉnh, Công an Tỉnh, UBND các địa phương. | Ban quản lý Vườn QG Bái Tử Long, Vịnh Hạ Long và các đơn vị có liên quan | Hàng ngày | Đảm bảo hồ sơ lưu trữ được liên kết theo chuỗi, dễ dàng tìm kiếm, truy xuất. - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện tại VPĐD kiểm tra, kiểm soát tại cảng Cái Rồng. - UBND các địa phương, đơn vị liên quan thực hiện tại địa phương, đơn vị. |
7 | Thực hiện xác nhận chứng nhận và truy xuất nguồn gốc khai thác thủy sản | ||||
7.1 | Thực hiện xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác theo quy định (nếu có) | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Vân Đồn, Ban quản lý cảng Cái Rồng | Sở ban ngành có liên quan, UBND các địa phương. | Hàng ngày (Sau khi cảng Cái Rồng được công bố đủ điều kiện) | Cấp giấy xác nhận, chứng nhận đảm bảo đúng quy định. |
7.2 | Rà soát hồ sơ cấp xác nhận, chứng nhận của cơ quan thủy sản với hồ sơ tại các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản (nếu có) | Tổ chức quản lý cảng cá, các doanh nghiệp (nếu có) | Sở ban ngành có liên quan, UBND các địa phương; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Thường xuyên | Đảm bảo 100% hồ sơ các lô hàng xuất khẩu sang thị trường EU và các thị trường khác được xác nhận, chứng nhận khi đạt có yêu cầu theo quy định. |
7.3 | Kiểm soát thông tin liên quan (tàu cá, nguồn gốc sản phẩm thủy sản khai thác) của tàu cá Tỉnh khác cập cảng làm xác nhận nhưng thực hiện chứng nhận tại Tỉnh khác (nếu có). | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Sở ban ngành có liên quan, UBND các địa phương. | Hàng ngày | 100% tàu cá, sản phẩm thủy sản khai thác không vi phạm IUU. |
7.4 | Kiểm tra, giám sát tàu cá từ 15 mét trở lên phải cập cảng chỉ định để bốc dỡ thủy sản; thuyền trưởng phải thông báo trước 01 giờ khi cập cảng và thực hiện ghi, nộp nhật ký khai thác; kiểm tra, đối chiếu thông tin trong nhật ký khai thác đảm bảo phù hợp với dữ liệu giám sát tàu cá (nếu có). | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy Bộ Chỉ huy BĐBP Tỉnh, Công an Tỉnh; UBND các địa phương | Sở ban ngành có liên quan, trong Tỉnh. | Hàng ngày | Từ chối cho bốc dỡ sản phẩm thủy sản khai thác và xử lý nếu vi phạm khai thác IUU |
8 | Bố trí nguồn lực, nâng cao năng lực quản lý và thực thi pháp luật xử lý vi phạm hành chính | ||||
8.1 | Thành lập phòng Kiểm ngư thuộc Chi cục Thủy sản và Kiểm ngư. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Sở ban ngành có liên quan, UBND các địa phương. | 9/2024 | Phòng Kiểm ngư thuộc Chi cục Thủy sản và Kiểm ngư được thành lập và đi vào hoạt động. |
8.2 | Triển khai thực hiện quy chế phối hợp giữa 6 Tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa để kiểm tra, kiểm soát tàu cá và sản lượng thủy sản khai thác. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Bộ Chỉ huy Bộ Chỉ huy BĐBP Tỉnh, Công an Tỉnh, UBND các địa phương. | Thường Xuyên và định kỳ theo quy chế | Phối hợp, trao đổi thông tin giữa các Tỉnh, thành phố về công tác chống khai thác IUU. |
8.3 | Đồng loạt ra quân tuần tra, kiểm tra, kiểm soát xử lý vi phạm khai thác IUU | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy Bộ Chỉ huy BĐBP Tỉnh, Công an Tỉnh, UBND các địa phương ven biển. | Sở ban ngành có liên quan | 7/2024 | 100% trường hợp vi phạm đều bị xử lý (không áp dụng hình thức cảnh cáo, ký cam kết không vi phạm) |
8.4 | Bố trí đủ nguồn lực (nhân lực, kinh phí, trang thiết bị) cho các lực lượng chức năng (Chi cục Thủy sản và Kiểm ngư; Ban Quản lý cảng cá; Văn phòng thanh tra, kiểm soát nghề cá; Tổ kiểm tra, kiểm soát tàu cá) để theo dõi, kiểm soát hoạt động tàu cá trên biển và tại các bến, cảng. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy Bộ Chỉ huy BĐBP Tỉnh, Công an Tỉnh, UBND các địa phương ven biển. | Sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, các đơn vị có liên quan | Thường xuyên | Đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU |
8.5 | Thường xuyên tổ chức các Đoàn công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chống khai thác IUU tại địa phương | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Bộ Chỉ huy Bộ Chỉ huy BĐBP Tỉnh, Công an Tỉnh, Ngoại vụ và các cơ quan liên quan | Thường xuyên | Đôn đốc, hướng dẫn, đề xuất xem xét trách nhiệm và xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm |
9 | Trình Ban hành Kế hoạch Chi tiết đón tiếp và làm việc với Đoàn Thanh tra EC lần thứ 5 tại địa phương | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ngành, địa phương | Theo chỉ đạo của Bộ NN và Phát triển nông thôn |
|
PHỤ LỤC II:
CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP DÀI HẠN
(Kèm theo Kế hoạch số 187/KH-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2024 của UBND tỉnh Quảng Ninh)
TT | Nội dung | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian hoàn thành | Kết quả | Ghi chú |
1 | Tiếp tục rà soát, hoàn thiện và tổ chức triển khai hiệu quả khung pháp lý, cơ chế, chính sách về thủy sản; trước mắt có kế hoạch, biện pháp chuyển đổi nghề, phát triển ngành nghề bền vững, đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản trên biển, giảm phụ thuộc vào khai thác thủy sản cho ngư dân; đảm bảo số lượng tàu cá và cường lực khai thác phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản trên các vùng biển | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các địa phương. | Các sở: Tư pháp, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư | Hàng năm | Quy định, hướng dẫn được sửa đổi, bổ sung, ban hành |
|
2 | Rà soát, bổ sung biên chế, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước chuyên ngành thủy sản; kiện toàn, nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm cho lực lượng Kiểm ngư và các cơ quan chức năng quản lý hoạt động thủy sản, bảo đảm công cụ, phương tiện cho các lực lượng chấp pháp trên biển thực hiện công tác chống khai thác IUU, bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản | Các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các địa phương. | Các sở: Nội vụ, Tư pháp, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư | Hàng năm | Tổ chức, bộ máy của cơ quan quản lý thủy sản, kiểm ngư được kiện toàn, củng cố |
|
3 | Bố trí, phân bổ đủ nguồn vốn đầu tư công, nguồn vốn khác để đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; hệ thống thông tin quản lý nghề cá trên biển; phát triển lực lượng kiểm ngư, bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Các sở, ngành: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Biên phòng; UBND địa phương. | Hàng năm | Nguồn vốn đầu tư công và các nguồn vốn khác được bố trí, phân bổ đảm bảo đáp ứng yêu cầu chống khai thác IUU, phát triển bền vững ngành Thủy sản |
|
4 | Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách trung ương, trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN và các sở, ngành liên quan, trình cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn chi thường xuyên của ngân sách Tỉnh theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan để triển khai thực hiện Kế hoạch này. | Sở Tài chính | Các sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Biên phòng, Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, đơn vị liên quan | Hàng năm | Đảm bảo đủ kinh phí thực hiện các nhiệm vụ được giao thường xuyên và đột xuất |
|
5 | Thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chương trình quốc gia Phát triển khai thác thủy sản hiệu quả bền vững giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các địa phương | Các sở, ngành: Biên phòng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính | Theo Quyết định của UBND tỉnh | Theo Quyết định của UBND Tỉnh |
|
6 | Thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chương trình quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021 - 2030. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các địa phương | Các sở, ngành: Biên phòng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính | Theo Quyết định của UBND Tỉnh | Theo Quyết định của UBND tỉnh |
|
7 | Thực hiện đồng bộ, hiệu quả Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các địa phương | Các sở, ngành: Biên phòng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính | Theo Quyết định của UBND Tỉnh | Theo Quyết định của UBND Tỉnh |
|
8 | Thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chương trình điều tra tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 5 năm đến năm 2030. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các địa phương | Các sở, ngành: Biên phòng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính | Theo Quyết định của UBND tỉnh | Theo Quyết định của UBND Tỉnh |
|
9 | Thực hiện đồng bộ, hiệu quả Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các địa phương | Các sở, ngành: Biên phòng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính | Theo Quyết định của UBND Tỉnh | Theo Quyết định của UBND TỈnh |
|
10 | Thực hiện đồng bộ, hiệu quả Đề án thành lập mới các khu bảo tồn biển, phục hồi các hệ sinh thái biển trên địa bàn Tỉnh | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các địa phương | Các sở, ngành: Biên phòng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính | Theo Quyết định của UBND Tỉnh | Theo Quyết định của UBND Tỉnh |
|
11 | Thực hiện đồng bộ, hiệu quả Đề án phòng, chống khai thác IUU đến năm 2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các địa phương | Các sở, ngành: Biên phòng, Công an, Ngoại giao, Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải | Theo Quyết định của UBND Tỉnh | Theo Quyết định của UBND Tỉnh |
|
12 | Thực hiện Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021 - 2030 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các địa phương | Các sở, ngành: Tư pháp, Biên phòng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính | Theo Quyết định của UBND Tỉnh | Theo Quyết định của UBND Tỉnh |
|
13 | Triển khai thực hiện Quy hoạch Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các địa phương | Các sở, ngành: Tư pháp, Biên phòng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính | Theo Quyết định của UBND Tỉnh | Theo Quyết định của UBND Tỉnh |
|
14 | Phê duyệt, thực hiện Quy hoạch Hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các địa phương | Các sở, ngành: Tư pháp, Biên phòng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính | Theo Quyết định của UBND tỉnh | Theo Quyết định của UBND Tỉnh |
|
[1] Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 05/02/2024 của UBND tỉnh thực hiện các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU) gắn với quản lý khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Hiện nay tàu cá của tỉnh được cập nhật trên hệ thống VNFISBASE đạt 94,2% (4.076/4.328 tàu cá)
[2] Đã tổ chức kê khai, kiểm soát 82,0% sản lượng khai thác trên địa bàn tỉnh số liệu tỉnh đến hết tháng 6/2024.
[3] Liên vùng bảo vệ nguồn lợi Sá Sùng (2 xa Tân Binh và Đại Bình huyện Đầm Hà; 02 xa Quảng Minh và Quảng Thắng huyện Hải Hà; 02 xa Minh Châu và Quan Lạn huyện Vân Đồn), Rươi (2 thị xa, thành phố: Đông Triều và Uông Bí). Vùng bảo vệ Ngán tại các xã Đông Hải, Đồng Rui, Tiên Lâng, Đông Ngũ huyện Tiên Yên.
[4] Quyết định số 389/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2030
[5] Duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị khai thác thủy sản bình quân đạt 1,5%/năm.
[6] Tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch hiện nay từ 15-20%
[7] Hiện Tỉnh chưa có chợ đầu mối, chợ bán đấu giá hải sản.
[8] Thống kê tàu cá; thông tin về hoạt động khai thác của đội tàu cá, sản lượng và giá bán sản phẩm khai thác; thu, phân tích mẫu sinh học nghề cá.
[9] Trữ lượng nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ và vùng lộng tỉnh Quảng Ninh năm 2022 là 65.975 tấn (vùng ven bờ 26.079 tấn” vùng lộng 39.896 tan).
[10] Liên vùng bảo vệ nguồn lợi Sá Sùng (2 xã Tân Bình và Đại Bình huyện Đầm Hà; 02 xã Quảng Minh và Quảng Thắng huyện Hải Hà; 02 xã Minh Châu và Quan Lạn huyện Vân Đồn), Rươi (2 thị xã, thành phố: Đông Triều và Uông Bí). Vùng bảo vệ Ngán tại các xã Đông Hải, Đồng Rui, Tiên Lãng, Đông Ngũ huyện Tiên Yên.
[11] Kinh phí đã được bố trí thực hiện Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 05/02/2024 của UBND tỉnh; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 04/01/2021 của UBND tỉnh; Kế hoạch số 301/KH-UBND ngày 22/12/2022 của UBND tỉnh; Kế hoạch số 76/KH-UBND ngày 18/3/2024 của UBND Tỉnh.
[12] Quyết định số 2840/QĐ-UBND ngày 23/8/2021 về Quy chế phối hợp giữa các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong trao đổi, xử lý thông tin ngăn chặn, chấm dứt tình hình tàu cá tỉnh Quảng Ninh vi phạm các quy định về chống khai thác IUU, Quyết định số 44/2021/QĐ-UBND ngày 08/9/2021 ban hành Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu giám sát tàu cá tỉnh Quảng Ninh.
- 1 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2 Luật Thủy sản 2017
- 3 Quyết định 2840/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế phối hợp giữa các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong trao đổi, xử lý thông tin ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình hình tàu cá tỉnh Quảng Ninh vi phạm các quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định ở vùng biển nước ngoài
- 4 Quyết định 44/2021/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu giám sát tàu cá tỉnh Quảng Ninh
- 5 Kế hoạch 301/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022-2025, định hướng 2030 gắn với phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 6 Chỉ thị 32-CT/TW năm 2024 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thuỷ sản do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 7 Quyết định 389/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Kế hoạch 76/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh