UBND TỈNH VĨNH LONG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/KH-BCĐ | Vĩnh Long, ngày 24 tháng 12 năm 2013 |
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA CHỐNG BUÔN LẬU, HÀNG GIẢ VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP NGỌ 2014
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2105/QĐUBND, ngày 27/12/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long)
Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ và Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long nhằm ổn định thị trường, giá cả, đảm bảo lưu thông hàng hóa phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân; Chỉ thị số 24/CT-BCT ngày 06/11/2013 của Bộ Công thương về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường các tháng cuối năm 2013 và Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014;
Thực hiện Công văn số 49/BCĐ-QLTT ngày 08/11/2013 của Ban Chỉ đạo 127 Trung ương về việc tăng cường chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại cuối năm 2013 và Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014.
Những tháng cuối năm, nhất là trong các dịp Lễ Noel, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, thị trường hàng hóa sẽ sôi động do sức mua tăng cao, tập trung vào các nhóm hàng như: Lương thực, thực phẩm, xăng dầu, gas, thuốc chữa bệnh, đường, bánh mứt, kẹo, rượu, bia, nước giải khát, lịch, hàng điện tử điện lạnh, mỹ phẩm, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng... Đây cũng là cơ hội để các đối tượng làm ăn phi pháp đẩy mạnh hoạt động buôn lậu, vận chuyển buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, sản xuất - kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm và các hành vi gian lận thương mại khác.
Để tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 127/TW, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, sản xuất - kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm và các hành vi gian lận thương mại khác; tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa lưu thông, bảo vệ tổ chức, cá nhân làm ăn chân chính, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Ban Chỉ đạo 127 tỉnh đề ra kế hoạch kiểm tra thị trường thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 như sau:
1. Mục đích, yêu cầu:
1. 1. Mục đích:
- Tổ chức nắm diễn biến giá cả, cung cầu hàng hóa, dự báo tình hình, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu, phục vụ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán; kịp thời phát hiện những vấn đề phát sinh, gây bất ổn thị trường để có các giải pháp xử lý với những tình huống có thể xảy ra.
- Hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật về thương mại, công nghiệp của các tổ chức và cá nhân hoạt động kinh doanh trên thị trường; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh trên thị trường; góp phần phát triển sản xuất, bình ổn thị trường, mở rộng lưu thông hàng hóa.
- Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thị trường, góp phần đảm bảo cung - cầu hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, lợi ích hợp pháp của các cơ sở sản xuất kinh doanh làm ăn chân chính và để quản lý tốt thị trường trên địa bàn.
1. 2. Yêu cầu:
- Tăng cường công tác phối hợp hoạt động giữa các lực lượng chức năng là thành viên Ban Chỉ đạo 127 tỉnh và Ban Chỉ đạo 127 các huyện, thị xã, thành phố để có biện pháp phối hợp kiểm tra thị trường. Tập trung kiểm tra, kiểm soát thị trường vào những tháng cuối năm 2013 và dịp lễ, tết nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về giá, thương mại, đo lường - chất lượng, sở hữu trí tuệ...
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại: kiểm tra, xử lý tình trạng vận chuyển, buôn bán các mặt hàng cấm như pháo các loại, đồ chơi trẻ em kích động bạo lực; các mặt hàng thiết yếu và tiêu thụ nhiều như xăng dầu, gas, rượu, thuốc lá, bia, nước giải khát, bánh mứt, kẹo, thực phẩm các loại; nông sản, hoa quả, thủy sản, gia súc, gia cầm và các phụ phẩm gia súc, gia cầm; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; mũ bảo hiểm, quần áo may sẵn, …
2. Đối tượng kiểm tra:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn tỉnh.
- Các phương tiện vận chuyển hàng hóa thủy, bộ đi ngang qua tỉnh Vĩnh Long có dấu hiệu vi phạm. Các điểm tập kết hàng, bến bãi, phương tiện vận chuyển trên các tuyến nội ô thành phố, thị xã, thị trấn…
3. Nội dung kiểm tra:
- Chú trọng kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về giá, đăng ký giá, kê khai giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, xử lý kịp thời các trường hợp lợi dụng tình hình để đầu cơ, ép giá, găm hàng, đưa tin thất thiệt đẩy giá bán lên cao, gây bất ổn thị trường; tập trung kiểm tra các nhóm hàng thuộc danh mục bình ổn giá, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ Tết; đảm bảo nhu cầu tiêu dùng hàng hóa dịp lễ, tết cho nhân dân.
Kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp được hỗ trợ vay vốn ưu đãi theo chủ trương của UBND tỉnh để thực hiện dự trữ hàng hóa bình ổn giá trong đợt tết, thực hiện việc niêm yết và bán hàng hóa theo giá bình ổn (hoặc giá bán hợp lý trong trường hợp thị trường có biến động giá), giá bán đã đăng ký với cơ quan chức năng.
- Kiểm tra việc thực hiện đo lường (cân, đong, đóng gói hàng hóa), chất lượng hàng hóa, ghi nhãn hàng hóa; kịp thời phát hiện các thủ đoạn gian lận đo lường, đóng gói để tăng giá; các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Kiểm tra, kiểm soát việc sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm; hàng quá hạn sử dụng, không qua kiểm dịch, nhiễm vi sinh vật; kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu tại địa phương, phát hiện sớm, truy xuất triệt để nguồn gốc sản phẩm vi phạm an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các vi phạm an toàn thực phẩm, làm giả, làm nhái, sử dụng nguyên liệu bị cấm trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu theo tinh thần Công văn số 2732/ATTP-NĐ ngày 05/12/2013 Cục An toàn thực phẩm. Chú trọng kiểm tra, ngăn chặn các hành vi lợi dụng chủ trương “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” để trà trộn hàng lậu, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng vào tiêu thụ.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chống vận chuyển, tàng trữ, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu: Pháo các loại, đèn trời, xăng dầu, phân bón, rượu ngoại, bia, đường, thuốc lá, mỹ phẩm, động vật quý hiếm, đồ điện tử, điện lạnh, tiền giả, đồ chơi trẻ em kích động bạo lực, tranh ảnh đồi trụy, băng đĩa cấm lưu hành, …
4. Thời gian thực hiện:
Việc tổ chức kiểm tra được chia làm ba đợt:
+ Đợt 1: Kể từ ngày 01/01/2014 đến 20/01/2014. Nội dung kiểm tra: Tập trung kiểm tra việc vận chuyển, tàng trữ và kinh doanh hàng cấm, hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại trong các lĩnh vực. Chú ý các mặt hàng: Pháo các loại, đèn trời, rượu ngoại, băng đĩa, tranh ảnh, lịch, đồ chơi trẻ em kích động bạo lực, đường, sữa, bánh kẹo mứt, bia, rượu, nước giải khát, thực phẩm, xăng dầu, gas, thép xây dựng, xi măng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi...
+ Đợt 2: Từ ngày 21/01/2014 đến 20/02/2014. Nội dung kiểm tra: Tập trung kiểm tra về gian lận thương mại trong hoạt động mua bán hàng hóa, đầu cơ, ép giá, găm hàng, tung tin thất thiệt để nâng giá hàng hóa, không niêm yết giá, thu tiền bán hàng hóa, dịch vụ không đúng giá niêm yết; kiểm tra hàng đóng gói sẵn về khối lượng tịnh, về ghi hàng hóa và các yêu cầu về đo lường… Nhằm góp phần ổn định thị trường Tết Nguyên đán.
+ Đợt 3: Từ ngày 21/02/2014 đến 15/3/2014. Đây là thời điểm sau Tết, cần đặc biệt chú ý kiểm tra, kiểm soát chất lượng, giá cả hàng hóa, dịch vụ phục vụ sản xuất và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ đời sống của người dân. Cần tăng cường kiểm tra, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về giá, niêm yết giá và bán hàng, thu phí dịch vụ theo giá niêm yết; đồng thời, kiểm tra chống mua bán hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng đối với các mặt hàng vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, thuốc lá, gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc gia cầm, dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm công nghiệp …
5. Sử dụng ấn chỉ và xử lý vi phạm:
- Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh thống nhất sử dụng ấn chỉ của Quản lý thị trường phục vụ công tác kiểm tra và xử phạt hành chính; Đoàn kiểm tra liên ngành các huyện, thành phố tùy theo tình hình thực tế địa phương mà thống nhất sử dụng ấn chỉ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và phải đảm bảo đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật.
- Việc xử lý vi phạm hành chính phải có sự thống nhất giữa cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp kiểm tra.
6. Chi phí hoạt động:
Chi cục Quản lý thị trường thực hiện việc tạm ứng kinh phí cho Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh hoạt động, sau đó quyết toán theo quy định tại Thông tư số 153/2013/TT-BTC ngày 31/10/2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính.
7. Tổ chức phối hợp kiểm tra:
- Ban Chỉ đạo 127 tỉnh trình Chủ tịch UBND tỉnh thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh để thống nhất kiểm tra trên địa bàn. Thực hiện kiểm tra một số địa bàn trọng điểm, sau đó thông báo tình hình cho Đoàn kiểm tra 127 các huyện - thị - thành phố tổ chức kiểm tra. (Tránh nhiều Đoàn kiểm tra chồng chéo, trùng lấp gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh).
- Ban Chỉ đạo 127 các huyện, thị xã, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch và tham mưu Chủ tịch UBND huyện - thị - thành phố thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát tại địa phương.
- Các lực lượng chức năng tổ chức nắm tình hình thị trường, thu thập thông tin để xác định rõ loại hàng hóa và đối tượng cần tiến hành kiểm tra, việc kiểm tra có tập trung, tránh kiểm tra tràn lan, kém hiệu quả.
Ngoài việc kiểm tra theo kế hoạch đã đề ra, các Đoàn kiểm tra liên ngành có kế hoạch phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí trên địa bàn làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, người tiêu dùng không tiếp tay cho buôn lậu, sản xuất - kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, gian lận về đo lường, đóng gói hàng hóa.
8. Chế độ báo cáo:
Cuối mỗi đợt kiểm tra sẽ có báo cáo sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm. Kết thúc ba đợt kiểm tra sẽ báo cáo tổng kết.
Trong quá trình thực hiện kế hoạch nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc các đơn vị báo cáo về Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 127 tỉnh (Chi cục Quản lý thị trường tỉnh; số 11, đường 2/9, P1, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long; ĐT: 0703. 825573; Email: qlttvinhlong@gmail. com) để có ý kiến chỉ đạo./.
| KT. TRƯỞNG BAN |
- 1 Công văn 4030/VP-TM năm 2015 về tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả do Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Kế hoạch 55/KH-UBND năm 2015 theo dõi tình hình thi hành pháp luật về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3 Quyết định 2726/QĐ-UBND năm 2013 thành lập Đoàn kiểm tra chống buôn bán hàng cấm, nhập lậu, hàng giả, vi phạm về giá, vệ sinh an toàn thực phẩm, đo lường chất lượng và hành vi gian lận thương mại trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 4 Thông tư 153/2013/TT-BTC quy định thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của lực lượng xử phạt vi phạm hành chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5 Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2013 về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu do Chính phủ ban hành
- 6 Quyết định 73/QĐ-UBND-2007 về kiện toàn và ban hành Quy chế hoạt động của Tổ Kiểm tra Liên ngành tỉnh Đồng Nai về lĩnh vực chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 1 Quyết định 73/QĐ-UBND-2007 về kiện toàn và ban hành Quy chế hoạt động của Tổ Kiểm tra Liên ngành tỉnh Đồng Nai về lĩnh vực chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 2 Quyết định 2726/QĐ-UBND năm 2013 thành lập Đoàn kiểm tra chống buôn bán hàng cấm, nhập lậu, hàng giả, vi phạm về giá, vệ sinh an toàn thực phẩm, đo lường chất lượng và hành vi gian lận thương mại trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 3 Kế hoạch 55/KH-UBND năm 2015 theo dõi tình hình thi hành pháp luật về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 4 Công văn 4030/VP-TM năm 2015 về tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả do Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành