- 1 Nghị định 43/2011/NĐ-CP Quy định về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước
- 2 Nghị định 85/2016/NĐ-CP về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ
- 3 Quyết định 45/2016/QĐ-TTg về tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 2639/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế quản lý, sử dụng hệ thống thư điện tử tỉnh Kiên Giang
- 5 Thông tư 32/2017/TT-BTTTT về quy định cung cấp dịch vụ công trực tuyến và bảo đảm khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 6 Thông tư 03/2017/TT-BTTTT hướng dẫn Nghị định 85/2016/NĐ-CP về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 7 Quyết định 641/QĐ-UBND năm 2017 về quy chế quản lý, vận hành và cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 8 Quyết định 1891/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 9 Quyết định 129/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Kiên Giang phiên bản 1.0
- 10 Quyết định 1010/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế quản lý, sử dụng chứng thư số và chữ ký số trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 11 Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
- 12 Quyết định 28/2018/QĐ-TTg về gửi, nhận văn bản điện tử giữa cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13 Quyết định 1869/QĐ-UBND năm 2018 về mã định danh các cơ quan, đơn vị nhà nước phục vụ kết nối, liên thông hệ thống thông tin tỉnh Kiên Giang
- 14 Chỉ thị 14/CT-TTg năm 2019 về tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15 Quyết định 411/QĐ-TTg về phê duyệt Danh mục dịch vụ công tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16 Quyết định 921/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử tỉnh Kiên Giang
- 1 Luật Công nghệ thông tin 2006
- 2 Nghị định 64/2007/NĐ-CP về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
- 3 Nghị quyết 17/NQ-CP năm 2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 do Chính phủ ban hành
- 4 Nghị quyết 52-NQ/TW năm 2019 về chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư do Bộ Chinh trị ban hành
- 5 Quyết định 2323/QĐ-BTTTT năm 2019 về Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Tuyền thông ban hành
- 6 Nghị quyết 50/NQ-CP năm 2020 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 52-NQ/TW về chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư do Chính phủ ban hành
- 7 Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Công văn 2606/BTTTT-THH-ATTT năm 2020 về Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ số/Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch năm 2021 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 9 Nghị định 43/2011/NĐ-CP Quy định về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước
- 10 Nghị định 85/2016/NĐ-CP về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ
- 11 Quyết định 45/2016/QĐ-TTg về tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12 Quyết định 2639/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế quản lý, sử dụng hệ thống thư điện tử tỉnh Kiên Giang
- 13 Thông tư 32/2017/TT-BTTTT về quy định cung cấp dịch vụ công trực tuyến và bảo đảm khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 14 Thông tư 03/2017/TT-BTTTT hướng dẫn Nghị định 85/2016/NĐ-CP về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 15 Quyết định 641/QĐ-UBND năm 2017 về quy chế quản lý, vận hành và cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 16 Quyết định 1891/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 17 Quyết định 129/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Kiên Giang phiên bản 1.0
- 18 Quyết định 1010/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế quản lý, sử dụng chứng thư số và chữ ký số trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 19 Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
- 20 Quyết định 28/2018/QĐ-TTg về gửi, nhận văn bản điện tử giữa cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 21 Quyết định 1869/QĐ-UBND năm 2018 về mã định danh các cơ quan, đơn vị nhà nước phục vụ kết nối, liên thông hệ thống thông tin tỉnh Kiên Giang
- 22 Chỉ thị 14/CT-TTg năm 2019 về tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 23 Quyết định 411/QĐ-TTg về phê duyệt Danh mục dịch vụ công tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 24 Quyết định 921/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử tỉnh Kiên Giang
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 194/QĐ-UBND | Kiên Giang, ngày 31 tháng 12 năm 2020 |
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của các cơ quan nhà nước;
Thực hiện Công văn số 2606/BTTTT-THH-ATTT ngày 15/7/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ số, Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025 và kế hoạch năm 2021;
Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau:
Trong giai đoạn 2016-2020, UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển ứng dụng CNTT, Chính quyền điện tử và bảo đảm an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh, cụ thể:
- Chương trình hành động số 64-CTr/TU ngày 09-9-2015 của Tỉnh ủy Kiên Giang về việc thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01-7-2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;
- Chương trình hành động số 01-CTr/TU ngày 07-12-2020 của Tỉnh ủy Kiên Giang về việc thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27-9-2019 của Bộ Chính trị về chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
- Kế hoạch hành động số 13/KH-UBND ngày 29/01/2016 của UBND về xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Kiên Giang theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ;
- Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 03/6/2016 của UBND về việc cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;
- Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 22/7/2016 của UBND về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016- 2020;
- Quyết định số 1891/QĐ-UBND ngày 22/8/2016 của Chủ tịch UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;
- Quyết định số 2639/QĐ-UBND ngày 25/11/2016 của Chủ tịch UBND về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng hệ thống thư điện tử tỉnh Kiên Giang;
- Quyết định số 129/QĐ-UBND ngày 17/01/2017 của Chủ tịch UBND về việc phê duyệt Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Kiên Giang phiên bản 1.0;
- Quyết định số 641/QĐ-UBND ngày 23/3/2017 của Chủ tịch UBND về việc ban hành quy chế quản lý, vận hành và cung cấp thông tin trên Cổng TTĐT tỉnh Kiên Giang;
- Quyết định số 1010/QĐ-UBND ngày 04/5/2017 của Chủ tịch UBND về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng chứng thư số và chữ ký số trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;
- Quyết định số 1457/QĐ-UBND ngày 07/7/2017 của Chủ tịch UBND về việc thành lập Đội ứng cứu sự cố máy tính trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;
- Kế hoạch số 144/KH-UBND ngày 14/09/2018 của UBND về thực hiện Chương trình mục tiêu CNTT tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2019-2020;
- Quyết định số 1869/QĐ-UBND ngày 21/08/2018 của Chủ tịch UBND về việc ban hành mã định danh các cơ quan, đơn vị nhà nước phục vụ kết nối, liên thông các hệ thống thông tin (HTTT) tỉnh Kiên Giang;
- Quyết định số 2932/QĐ-UBND ngày 26/12/2018 của Chủ tịch UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo Chính quyền điện tử tỉnh Kiên Giang;
- Quyết định số 278/QĐ-UBND ngày 01/02/2019 của Chủ tịch UBND về việc ban hành Quy chế ứng dụng phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;
- Quyết định số 672/QĐ-UBND ngày 25/3/2019 của Chủ tịch UBND về việc ban hành Quy chế ứng dụng “Hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) theo dõi chỉ đạo, điều hành của UBND, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND” trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;
- Kế hoạch số 82/KH-UBND ngày 22/5/2019 của UBND về hành động thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025.
- Quyết định số 921/QĐ-UBND ngày 10/4/2020 của Chủ tịch UBND về việc ban hành quy chế quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử tỉnh Kiên Giang.
Về cơ bản, tỉnh đã kịp thời cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo quan trọng của Trung ương, từ đó tạo môi trường pháp lý đầy đủ để triển khai nhiệm vụ ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn, góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của công tác ứng dụng CNTT đối với các cấp, các ngành và địa phương. Nhiều cơ quan, đơn vị đã chủ động triển khai các phần việc, nhiệm vụ về đẩy mạnh ứng CNTT tại đơn vị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm thời gian, chi phí, hiện đại hóa cải cách hành chính.
Hạ tầng CNTT các cơ quan nhà nước được quan tâm đầu tư, nâng cấp, cơ bản đáp ứng yêu cầu. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh được trang bị máy tính sử dụng trong công việc bình quân đạt 97,5%. Trong đó, cấp tỉnh và cấp huyện đạt 100%, cấp xã tỷ lệ này đạt 95%. Tuy nhiên, hiện nay có trên 30% máy tính cấp xã có cấu hình thấp hoặc hết thời gian khấu hao thường xuyên hư hỏng, cần phải thay thế.
Đến nay, 100% các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn có mạng nội bộ và kết nối Internet. Hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước đã kết nối cho 100% các sở ngành tỉnh, UBND cấp huyện (chưa triển khai đến cấp xã). Trong năm 2017, tỉnh trang bị thiết bị tường lửa cho 26 sở, ban, ngành và cơ quan cấp tỉnh; 15 UBND cấp huyện nhằm nâng cao năng lực, chất lượng mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh và đảm bảo an toàn thông tin.
Hạ tầng kỹ thuật của Trung tâm dữ liệu với 33 máy chủ vật lý (trên 150 máy chủ ảo hóa); Hệ thống bảo mật, an ninh bao gồm 01 thiết bị phòng chống tấn công DDOS, 04 thiết bị tường lửa trung tâm, 02 thiết bị tường lửa ứng dụng web, 01 thiết bị chống thư rác, hệ thống lưu trữ tập trung SAN (dung lượng 330 TB), hệ thống lưu trữ dự phòng Tape Backup (dung lượng 60 TB), hệ thống cân bằng tải đường truyền (Link balancer), hệ thống máy lạnh chính xác, hệ thống giám sát an ninh phòng máy, hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động, hệ thống chống sét, hệ thống lưu điện 80 KVA và một số thiết bị khác; Tổng dung lượng kết nối Internet tại Trung tâm dữ liệu là 600 Mbps (02 leased line 300 Mbps); Cung cấp dịch vụ ảo hóa máy chủ trên nền Điện toán đám mây (Cloud Computing).
Tỉnh đã cơ bản hoàn thành việc triển khai nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung cấp tỉnh (LGSP), triển khai các dịch vụ nền tảng: đăng nhập một lần (SSO) cho các hệ thống thông tin tỉnh đã triển khai; tích hợp, chia sẻ, kết nối liên thông trao đổi dữ liệu với các hệ thống thông tin trong tỉnh, kết nối vào nền tảng chia sẻ, liên thông dữ liệu quốc gia (NGSP) để trao đổi thông tin thông suốt với các hệ thống thông tin (HTTT), cơ sở dữ liệu (CSDL) của các tỉnh, thành phố, các Bộ, ngành, Trung ương.
Xác định dữ liệu là yếu tố trọng tâm để phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Trong những năm qua, các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang tăng cường triển khai, ứng dụng nhiều HTTT, từng bước xây dựng các CSDL chuyên ngành, CSDL dùng chung của tỉnh, tiến hành chuẩn hóa nhằm cung cấp rộng rãi, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhà nước, tạo thuận lợi tối đa cho lưu thông dữ liệu trong tiến trình xây dựng Chính quyền điện tử. Các HTTT tiêu biểu:
Hệ thống quản lý văn bản và điều hành (đã có 3.719.769 lượt văn bản luân chuyển giữa 542 cơ quan hành chính).
Hệ thống thư điện tử tỉnh (Hệ thống có tổng dung lượng lưu trữ lên đến 5TB, lưu trữ thông tin trao đổi công việc giữa cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) các cơ quan trên địa bàn tỉnh).
Hệ thống Cổng thông tin điện tử (TTĐT) tỉnh và các cổng thành phần (trung bình mỗi năm có trên 25.000 tin, bài được đăng tải và lưu trữ tập trung).
Hệ thống Một cửa điện tử và Dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh (hiện đang lưu trữ 385.897 hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính và thông tin của hơn 200.000 công dân).
Đến cuối năm 2020, tỉnh Kiên Giang hoàn thiện một số CSDL ngành, lĩnh vực trọng điểm trên nền HTTT địa lý (GIS - bản đồ) dùng chung của tỉnh, gồm các lĩnh vực: Giao thông, y tế, giáo dục, xây dựng, môi trường, viễn thông, cấp nước, điện lực, nông nghiệp, văn hóa - xã hội, du lịch...
Ngành Tài nguyên và Môi trường: Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong xây dựng và triển khai các HTTT công khai thông tin về tài nguyên và môi trường, xây dựng hồ sơ địa chính và CSDL quản lý đất đai. Triển khai hệ thống liên thông xử lý TTHC liên thông lĩnh vực đất đai từ Văn phòng Đăng ký đất đai và chi nhánh tại các huyện, thành phố.
Ngành Y tế: ứng dụng phần mềm quản lý khám chữa bệnh tại các Bệnh viện, Trung tâm y tế, Trạm y tế... Qua đó đã giúp ngành thực hiện tốt công tác quản lý bệnh nhân, quản lý thuốc, khám chữa bệnh trên phạm vi toàn tỉnh... Từng bước hình thành và phát triển CSDL toàn diện ngành y tế.
Ngành Tư pháp: ứng dụng CNTT trong xây dựng CSDL lý lịch tư pháp và chương trình quản lý hộ tịch đến cấp xã, hệ thống CSDL về hợp đồng, giao dịch đã được công chứng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, phần mềm quản lý hộ tịch.
Ngành Kế hoạch - Đầu tư: Đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng HTTT về hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Ngành Nội vụ: Triển khai hệ thống phần mềm quản lý thi đua khen thưởng, phần mềm quản lý CBCCVC; phần mềm chấm điểm cải cách hành chính; CSDL lưu trữ lịch sử tỉnh Kiên Giang.
Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hệ thống thông tin quan trắc nguồn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản, hệ thống quản lý tàu cá chống đánh bắt vi phạm...
Ngành Giáo dục và Đào tạo: Đã triển khai sử dụng đồng bộ các giải pháp, phần mềm ứng dụng trong toàn ngành: Phần mềm quản lý trường học, sổ liên lạc điện tử, phần mềm quản lý nhân sự ngành giáo dục, quản lý thống kê giáo dục.
Ngành tài chính: Triển khai hệ thống TABMIS phục vụ quản lý công tác tài chính kế toán đến cấp xã; phần mềm quản lý ngân sách các cấp; cấp mã số đối tượng quan hệ ngân sách nhà nước.
Ngành Công thương: Đã triển hệ thống phát triển thương mại điện tử cho hộ kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.
Ngành dân tộc: HTTT dữ liệu về công tác dân tộc tỉnh Kiên Giang.
1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nội bộ
Tỉnh Kiên Giang triển khai hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc dùng chung cho tất cả các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, đảm bảo liên thông 4 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện, xã. Bao gồm 22 sở, ban, ngành cấp tỉnh; 15 đơn vị cấp huyện; 145 đơn vị cấp xã và 327 phòng, ban chuyên môn trực thuộc UBND cấp huyện; đồng thời liên thông trục liên thông văn bản quốc gia, đến tháng 11/2020 văn bản được gửi/nhận ở cả 3 cấp trên toàn hệ thống trong năm là 1.012.673 lượt.
Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến: Đã đầu tư hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến tỉnh Kiên Giang với 22 điểm cầu đặt tại Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh và 15 huyện, thành phố. Bên cạnh đó, tỉnh đã triển khai hệ thống hội nghị truyền hình cho 63 đơn vị cấp xã thuộc 06 huyện: Kiên Hải, An Minh, Giang Thành, Vĩnh Thuận, Phú Quốc và Giồng Riềng nâng tổng số các đơn vị được đầu tư toàn tỉnh có 85 điểm cầu hội nghị truyền hình trực tuyến.
Hệ thống Camera quan sát trực tuyến triển khai 15/15 bộ phận một cửa cấp huyện làm cơ sở cho việc giám sát thực thi công vụ và kịp thời chấn chỉnh phong cách và lề lối làm việc của CBCCVC khi tiếp xúc với người dân và doanh nghiệp.
Hệ thống Cổng TTĐT tỉnh Kiên Giang (kiengiang.gov.vn) được xây dựng theo mô hình đồng bộ về công nghệ, liên thông về dữ liệu, thông tin, gồm: 01 Cổng chính và 51 cổng thành phần, trong đó có 22 Cổng TTĐT của các sở, ban, ngành cấp tỉnh 15 Cổng TTĐT các huyện, thành phố và 14 Cổng TTĐT các xã, phường, thị trấn; đáp ứng đầy đủ về danh mục và tin tức theo Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ. Đến cuối năm 2020, đã có 5.234.342 lượt truy cập, gần 4.000 tin tức, sự kiện (trong năm) được đăng tải trên cổng chính kiengiang.gov.vn.
Hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh hoạt động với 4.926 tài khoản của các cơ quan nhà nước, CBCCVC. Việc khai thác và sử dụng thư điện tử trong công vụ trong công việc được tuân thủ tốt theo quy chế, quy định của tỉnh.
Chữ ký số chuyên dùng của Chính phủ, đến thời điểm báo cáo có 1.537 chứng thư số được cấp. Trong đó, có 1.086 chứng thư số của cá nhân và 451 của tổ chức. Các đơn vị sự nghiệp công lập từng bước sử dụng chữ ký số chuyên dùng của Chính phủ trong việc ký ban hành văn bản, giao dịch với Kho bạc, Bảo hiểm xã hội...
2. Ứng dụng, dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp
Phần mềm một cửa điện tử được triển khai đồng bộ đến 100% các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh phục vụ công tác tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng ngày càng mang lại hiệu quả tích cực. Tính từ ngày 01/01/2020 đến ngày 30/11/2020, hệ thống đã tiếp nhận và xử lý 209.000 hồ sơ thủ tục hành chính, trong đó các sở, ban, ngành cấp tỉnh là 24.279 hồ sơ, cấp huyện là 80.209 hồ sơ và cấp xã là 104.512 hồ sơ, tỷ lệ đúng hạn đạt 82,16 %.
Cổng DVCTT tỉnh cung cấp tổng số 2.131 DVCTT, trong đó: Có 1.387 mức độ 1 và 2,322 mức độ 3 và 422 mức độ 4 (đạt tỷ lệ 19,8 % số DVCTT ở cấp độ 4); tỉnh đang tiếp tục rà soát để cập nhật, ban hành danh mục DVCTT, phấn đấu đạt chỉ tiêu 30% mức độ 4 theo quy định tại Nghị quyết 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ. Cơ bản hoàn thành việc kết nối, liên thông Cổng DVCTT tỉnh và Cổng dịch vụ công quốc gia theo chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ với tổng số 07 DVCTT mức độ 3, 4; tiếp tục triển khai tích hợp với cổng thanh toán quốc gia PayGov, kết nối các CSDL quốc gia trọng yếu (CSDL về dân cư, đất đai, doanh nghiệp, thủ tục hành chính, lý lịch tư pháp).... Cổng DVCTT cũng cung cấp chức năng tra cứu thông tin, thống kê tình trạng xử lý hồ sơ TTHC, khảo sát, đánh giá và công khai mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp khi giao dịch với các cơ quan nhà nước thực hiện thủ tục hành chính.
Nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp sử dụng Cổng DVCTT, tỉnh đã triển khai thỏa thuận hợp tác với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam mô hình liên thông phần mềm và tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ Bưu chính công ích; thực hiện công tác tuyên truyền với nhiều hình thức: Định kỳ chuyên mục “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT” trên Báo Kiên Giang (trong năm 2020 đã phát hành 50 kỳ); định kỳ phát chuyên mục “Chính quyền điện tử” trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Kiên Giang (trong năm 2020 đã phát 72 kỳ), xây dựng các video clip hướng dẫn sử dụng DVCTT, in 20.000 tờ rơi đặt tại nơi làm việc của Bộ phận một cửa của các đơn vị để phát cho người dân khi đến thực hiện thủ tục hành chính,... Ngoài ra, tỉnh cũng đã chỉ đạo Đài Truyền thanh các huyện, thành phố cho phát các bài viết liên quan đến việc cung cấp các DVCTT trên môi trường mạng giúp người dân, doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về vấn đề cải cách hành chính của tỉnh.
Việc xây dựng, tích hợp, cung cấp DVCTT trên Cổng dịch vụ công quốc gia: UBND đã chỉ đạo rà soát, kiểm thử, tích hợp, cung cấp DVCTT trên Cổng dịch vụ công quốc gia căn cứ danh mục, lộ trình thực hiện theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 24/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Đã hoàn thành thực hiện đồng bộ mã lĩnh vực, mã thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công Quốc gia và Cổng DVCTT của tỉnh.
3. Ứng dụng công nghệ thông tin phát triển đô thị thông minh
Thời gian qua, tỉnh đã xây dựng và triển khai thí điểm một số chương trình, dự án ứng dụng CNTT theo mô hình đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, cụ thể một số nội dung như sau:
- Triển khai đầu tư hạ tầng CNTT Trung tâm tích hợp dữ liệu đô thị thông minh tỉnh Kiên Giang.
- Đầu tư các phần hệ đô thị thông minh an toàn và Trung tâm giám sát điều hành công an tỉnh.
- Triển khai hệ thống trạm quan trắc môi trường nước tự động phục vụ nuôi trồng thủy sản kết hợp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
- Ứng dụng CNTT để triển khai Trường học thông minh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
- Triển khai hệ thống Website tích hợp video thực tế ảo quảng bá hình ảnh du lịch, hệ thống mua vé trực tuyến, ứng dụng di động (Mobile App) và các hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch.
- Triển khai thí điểm đề án xây dựng thành phố thông minh Phú Quốc tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 01, bao gồm các nội dung:
Xây dựng Chính quyền điện tử;
Hệ thống mạng không dây thông minh (Smart Wifi);
Hệ thống Camera giám sát;
Hệ thống Quản lý lưu trú trực tuyến;
Hệ thống Giám sát môi trường;
Hệ thống Quản lý du lịch;
Hệ thống Tổng đài tiếp nhận thông tin phản ánh về các vấn đề của Phú Quốc.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho đội ngũ CBCCVC được UBND tỉnh quan tâm. Đến nay, 100% CBCCVC được đào tạo tin học và các ứng dụng CNTT phục vụ công tác chuyên môn; tỷ lệ CBCCVC thường xuyên sử dụng máy tính để xử lý công việc đạt 100%; tỷ lệ CBCCVC thường xuyên sử dụng internet để xử lý công việc đạt 100%.
Đa số các cơ quan đơn vị không có cán bộ chuyên trách CNTT, chủ yếu là cán bộ phụ trách kiêm nhiệm về CNTT. Tính đến tháng 11/2020, tổng số CBCC chuyên trách/phụ trách CNTT của tỉnh từ cấp huyện có 70 cán bộ phụ trách CNTT, trong đó 53 người cấp tỉnh và 17 người ở cấp huyện, về chất lượng, hiện có 02 thạc sĩ, 61 đại học, 02 cao đẳng và 05 trung cấp làm việc trong các cơ quan nhà nước. Nhìn chung đội ngũ nhân lực phụ trách về CNTT cơ bản ổn định, đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.
Năm 2020, tỉnh đã tổ chức 04 lớp tập huấn nâng cao kiến thức về ứng dụng CNTT cho CBCCVC trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh với 92 học viên; 05 lớp bồi dưỡng, tập huấn chuẩn kỹ năng ứng dụng CNTT với 115 học viên; 03 lớp tập huấn bồi dưỡng nguồn nhân lực chuyên trách CNTT trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh với 60 học viên; 02 lớp bồi dưỡng phát triển đội ngũ đảm bảo an toàn thông tin và ứng cứu sự cố máy tính trên địa bàn tỉnh với 40 học viên.
Ngoài ra, tỉnh chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị có liên quan cử cán bộ, công chức tham gia các khóa đào tạo theo Đề án 99 của Chính phủ nhằm nâng cao kiến thức về công tác đảm bảo an toàn thông tin.
- Trong những năm qua, tỉnh đã quan tâm, chỉ đạo thực hiện quyết liệt công tác bảo đảm an toàn thông tin các HTTT trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Ban hành Quyết định số 1350/QĐ-UBND ngày 10/6/2020 về quy chế quản lý, vận hành và khai thác Trung tâm dữ liệu tỉnh Kiên Giang nhằm đảm bảo các HTTT được vận hành thông suốt, ổn định và an toàn thông tin, cụ thể một số hệ thống sau:
Cổng TTĐT và các Cổng TTĐT thành phần;
Hệ thống Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc;
Hệ thống thư điện tử công vụ;
Hệ thống Một cửa điện tử;
Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến;
Hệ thống Cổng DVCTT tỉnh.
Các hệ thống phần mềm quản lý chuyên ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp, Nội vụ, Tư pháp, Dân tộc.
Hệ thống thông tin báo cáo.
- Triển khai xây dựng Trung tâm giám sát an toàn, an ninh mạng và điều hành các HTTT tỉnh Kiên Giang (hoạt động từ ngày 09/10/2020) kết nối với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia nhằm thực hiện theo dõi, giám sát và đảm bảo an toàn thông tin các HTTT trọng yếu của tỉnh Kiên Giang, bao gồm các hạng mục chính như sau:
- Tỉnh đã hoàn thành việc triển khai bảo đảm an toàn, an ninh mạng theo mô hình 4 lớp theo chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, cụ thể:
“Lớp 1” Lực lượng tại chỗ: Tỉnh Kiên Giang đã ban hành Quyết định số 2932/QĐ-UBND ngày 26/12/2018 về việc thành lập Ban Chỉ đạo Chính quyền điện tử, trong đó kiêm nhiệm chức năng Ban Chỉ đạo ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh; ban hành Quyết định số 1457/QĐ-UBND ngày 07/7/2017 về việc thành lập Đội ứng cứu sự cố máy tính trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (với 19 thành viên thuộc các cơ quan, đơn vị trong tỉnh và đại diện của các đơn vị doanh nghiệp viễn thông - CNTT: Viettel Kiên Giang, VNPT Kiến Giang). Ngoài ra, tỉnh cũng đã giao Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan chuyên trách về an toàn thông tin, tham mưu UBND thực hiện các công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
“Lớp 2” Tổ chức hoặc thuê doanh nghiệp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp: Với các thành viên của Đội ứng cứu sự cố máy tính tại các cơ quan, đơn vị đã thực hiện trách nhiệm tự giám sát đối với các HTTT do đơn vị mình quản lý. Ngoài ra, Sở Thông tin và Truyền thông là đơn vị trực tiếp thực hiện giám sát trực tiếp đối với hệ thống Trung tâm dữ liệu đang quản lý, vận hành và thực hiện nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra thực hiện giám sát theo quy định.
“Lớp 3” Tổ chức hoặc thuê doanh nghiệp độc lập kiểm tra, đánh giá định kỳ: Năm 2019, tỉnh Kiên Giang đã tiến hành thuê Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin đối với các HTTT dùng chung của tỉnh và kịp thời cập nhật, vá các lỗ hổng của hệ thống theo khuyến cáo.
“Lớp 4” Kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia: Hoàn thành việc thực hiện công tác chia sẻ thông tin và giám sát quốc gia. Hiện nay, tỉnh đã cung cấp 128 IP và 100 tên miền con thuộc tên miền dùng chung của tỉnh đến Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (VNCERT/CC) trực thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện giám sát, cảnh báo kịp thời để khắc phục sự cố (nếu có).
- Tình hình kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin theo quy định của pháp luật: Thời gian qua, ngoài việc giao Sở Thông tin và Truyền thông trực tiếp theo dõi, kiểm tra (24/7) tình hình an toàn thông tin các HTTT, tỉnh đã phối hợp với Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội thực hiện đánh giá an toàn thông tin các HTTT, đáp ứng theo yêu cầu của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP và Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT, bao gồm: Hệ thống Cổng TTĐT tỉnh và các cổng thành phần; Hệ thống Thư điện tử công vụ của tỉnh; Cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử tỉnh.
- Từ năm 2019, tỉnh đã tiến hành triển khai hệ thống phần mềm phòng, chống mã độc tập trung theo tinh thần Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 Thủ tướng Chính phủ. Hoàn thành việc kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu thống kê tình hình lây nhiễm mã độc với hệ thống kỹ thuật của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia trực thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông. Đến nay, hệ thống của tỉnh Kiên Giang đã chia sẻ 557 thông tin, dữ liệu về virus, mã độc ở mức cao đến hệ thống kỹ thuật của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia.
- Thời gian qua, trong quá trình theo dõi, giám sát công tác đảm bảo an toàn thông tin của Trung tâm dữ liệu tỉnh, hàng năm đã phát hiện và ngăn chặn kịp thời hơn 1.000 cuộc tấn công có chủ đích, mức độ nguy hiểm cao vào hệ thống.
- Công tác tuyên truyền, phố biển nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cũng đã được quan tâm, chỉ đạo thực hiện thường xuyên. Thực hiện tuyên truyền về an toàn thông tin trên Cổng TTĐT, phát hành các chuyên mục trên Báo Kiên Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang.
- Hàng năm, ngoài việc tổ chức hội thảo về an toàn thông tin, tỉnh cũng đã cử thành viên Đội ứng cứu sự cố máy tính tham dự các hội nghị, hội thảo, diễn tập về an toàn thông tin theo cụm và các cuộc diễn tập quốc tế do Cục An toàn thông tin tổ chức. Bên cạnh đó, hàng năm đều xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về an toàn thông tin từ cơ bản đến nâng cao cho cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã. Đã mở 02 lớp bồi dưỡng phát triển đội ngũ đảm bảo an toàn thông tin và ứng cứu sự cố máy tính trên địa bàn tỉnh với 40 học viên.
Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang triển khai các dự án, nhiệm vụ ứng dụng và phát triển CNTT, xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn 2016-2020 (Chi tiết tại Phụ lục I gửi kèm theo).
Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27-9-2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW;
Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 09/3/2020 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;
Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030;
Quyết định số 2323/BTTTT-THH ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0;
Kế hoạch số 82/KH-UBND ngày 22/5/2019 của UBND về Hành động thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025.
Chương trình hành động số 01-CTr/TU ngày 07/12/2020 của Tỉnh ủy Kiên Giang thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Công văn số 2606/BTTTT-THH-ATTT ngày 15/7/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ Số/Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch năm 2021.
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2021 - 2025 nhằm xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử/Chính quyền số tỉnh Kiên Giang, gắn kết chặt chẽ với chuyển đổi số và phát triển đô thị thông minh, bảo đảm an toàn, an ninh mạng của tỉnh.
Từng bước thực hiện chuyển đổi hoạt động của các cơ quan nhà nước lên môi trường số; coi chuyển đổi số là bắt buộc, mang tính mặc định, chuyển đổi số phải toàn trình, từ đầu đến cuối.
Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm; minh bạch hóa, tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp vào hoạt động của cơ quan nhà nước. Giảm bớt thủ tục hành chính, cung cấp các dịch vụ tiện ích số mang lại giá trị gia tăng cho mọi người dân, mọi lúc, mọi nơi, thân thiện, dễ dàng sử dụng. Từng bước hình thành văn hoá số, người dân có thói quen sử dụng dịch vụ số.
Triển khai các nhiệm vụ ứng dụng và phát triển CNTT đảm bảo tuân thủ kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Kiên Giang và tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.
Bổ sung, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật CNTT; xây dựng và hoàn thiện các HTTT, CSDL chuyên ngành góp phần xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử/Chính quyền số tỉnh Kiên Giang.
1. Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước
- Tiếp tục xây dựng, phát triển các hệ thống nền tảng Chính quyền điện tử tỉnh Kiên Giang gắn với xây dựng đô thị thông minh tuân thủ Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh đã được phê duyệt, cập nhật. Hoàn thành việc tích hợp, chia sẻ dữ liệu với các HTTT, CSDL quốc gia.
- Tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước của tỉnh hoàn toàn dưới dạng điện tử đạt 100%.
- 90% hồ sơ công việc tại cấp tình, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật).
- 100% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) của các cơ quan hành chính nhà nước được cập nhật, chia sẻ trên HTTT báo cáo cấp tỉnh phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành.
- Triển khai, nâng cấp mở rộng HTTT báo cáo, hệ thống tham vấn chính sách, HTTT phục vụ hội họp và xử lý công việc của UBND tỉnh đến cấp huyện, cấp xã.
- Triển khai nhân rộng HTTT phục vụ hợp và xử lý công việc của Chính phủ đến UBND cấp tỉnh, cấp huyện; đến cuối năm 2025, phấn đấu 100% cấp tỉnh, 100% cấp huyện thực hiện hợp thông qua hệ thống tại các cuộc họp của UBND.
2. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp
- Hoàn thiện kết nối, chia sẻ dữ liệu Cổng dịch vụ công, Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia; 80% DVCTT cung cấp ở mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động, phổ biến đến nhiều người dân và doanh nghiệp trong và ngoài; 100% giao dịch trên Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh được xác thực điện tử.
- Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo DVCTT mức độ 3,4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 50% trở lên; tích hợp 50% các DVCTT mức độ 3, 4 của tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia; tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.
3. Bảo đảm an toàn thông tin
- Tiếp tục triển khai các hoạt động bảo đảm an toàn thông tin theo quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn HTTT theo cấp độ.
- Tăng cường triển khai thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin cho hạ tầng, các hệ thống, phần mềm, ứng dụng CNTT; đảm bảo an toàn thông tin gắn liền với hoạt động ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước và xây dựng Chính quyền điện tử/Chính quyền số tỉnh Kiên Giang.
- Tiếp tục triển khai giám sát an toàn, an ninh mạng theo mô hình 4 lớp cho các HTTT, CSDL dùng chung đặt tại Trung tâm Giám sát an toàn, an ninh mạng và Điều hành thông tin tỉnh. Thường xuyên thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn an ninh mạng theo định kỳ; duy trì triển khai mô hình 4 lớp kết nối chia sẻ thông tin, dữ liệu thống kê tình hình lây nhiễm mã độc với hệ thống kỹ thuật của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia trực thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông theo tinh thần Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam.
- Tiếp tục kiện toàn, bố trí cán bộ chuyên trách, phụ trách quản lý về an toàn thông tin cho các cơ quan, đơn vị.
- Phát huy vai trò của Đội ứng cứu sự cố máy tính tỉnh Kiên Giang; tổ chức hỗ trợ ứng cứu, xử lý sự cố, tấn công mạng tại các cơ quan, đơn vị và huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền, tổ chức hỗ trợ ứng cứu, xử lý sự cố, tấn công mạng tại các cơ quan, đơn vị và huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo các cơ quan báo chí, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Cổng TTĐT tỉnh... tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về an toàn thông tin mạng.
1. Hoàn thiện môi trường pháp lý
- Tiếp tục ban hành, cập nhật các văn bản chỉ đạo, điều hành tạo hành lang pháp lý thuận lợi để triển khai thực hiện các ứng dụng và phát triển CNTT trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và bảo mật trong công tác quản lý, điều hành công việc, trao đổi văn bản điện tử qua mạng của các cơ quan, đơn vị, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị, góp phần xây dựng Chính quyền điện tử/Chính quyền số tỉnh Kiên Giang.
- Tiếp tục duy trì, cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Kiên Giang phù hợp với Kiến trúc Chính phủ điện tử/Chính phủ số theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ cán bộ chuyên trách CNTT trong các cơ quan nhà nước; Quy chế, quy định gắn kết chặt chẽ hoạt động ứng dụng CNTT của tổ chức, của cán bộ, công chức với công tác bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm.
- Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy người dân và doanh nghiệp sử dụng hiệu quả các DVCTT.
2. Phát triển hạ tầng kỹ thuật
- Tiếp tục đầu tư, nâng cấp hoàn thiện, phát triển hạ tầng kỹ thuật đảm bảo ứng dụng CNTT trong nội bộ các cơ quan nhà nước: Trung tâm Giám sát an toàn, an ninh mạng và Điều hành thông tin tỉnh; trang thiết bị CNTT; hạ tầng mạng LAN; mạng Internet tốc độ cao;... đảm bảo các điều kiện cần thiết sẵn sàng thực hiện kết nối, triển khai các ứng dụng CNTT dùng chung của tỉnh, hướng tới hình thành hạ tầng số cho Chính quyền số tỉnh Kiên Giang.
- Triển khai sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước, xác định đây là hạ tầng truyền dẫn căn bản trong kết nối các HTTT Chính quyền điện tử và liên thông, chia sẻ dữ liệu từ cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
- Tiếp tục triển khai mở rộng hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến tỉnh Kiên Giang tới cấp xã, phường, thị trấn.
- Từng bước xây dựng để hình thành mô hình thành phố thông minh tỉnh Kiên Giang tạo nền tảng, bước đệm, cơ sở hạ tầng cho phát triển các thành phần liên quan của đô thị thông minh.
- Bổ sung trang thiết bị cho Trung tâm Giám sát an toàn, an ninh mạng và Điều hành thông tin tỉnh nhằm đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, kết nối, an toàn thông tin, duy trì hoạt động thông suốt các phần mềm dùng chung phục vụ triển khai phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng.
3. Phát triển các hệ thống nền tảng
- Tỉnh đã triển khai xây dựng nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung (LGSP - Local Government Service Platform). Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành trung ương và các cơ quan liên quan thực hiện kết nối các HTTT và CSDL của các bộ, ngành với tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung (LGSP) của tỉnh.
- Tiếp tục xây dựng, phát triển các hệ thống nền tảng Chính quyền điện tử/Chính quyền số tỉnh Kiên Giang gắn với xây dựng Đô thị thông minh tuân thủ Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh đã được phê duyệt, cập nhật.
4. Phát triển dữ liệu
- Trong giai đoạn 2021-2025, các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang tiếp tục triển khai, ứng dụng và phát triển các HTTT, CSDL chuyên ngành do các Bộ, ngành trung ương đã triển khai trên địa bàn tỉnh và các phần mềm, CSDL do tỉnh triển khai.
- Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương xây dựng, phát triển và hoàn thiện các HTTT, các CSDL quy mô quốc gia phục vụ triển khai các dịch vụ cơ bản, thiết yếu liên quan đến người dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước cần được ưu tiên phát triển trước, đó là: CSDL quốc gia về Dân cư, CSDL Đất đai quốc gia; CSDL quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp; CSDL quốc gia về Tài chính; CSDL quốc gia về Bảo hiểm; CSDL Hộ tịch điện tử toàn quốc; CSDL quốc gia về Y tế; CSDL quốc gia về CBCCVC; CSDL quốc gia về an sinh xã hội;... bảo đảm tính cấu trúc, hệ thống, tạo môi trường làm việc điện tử rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước.
- Từng bước thực hiện lộ trình chuyển đổi số; số hóa, xây dựng dữ liệu nền, CSDL dùng chung, các CSDL chuyên ngành, tạo lập kho dữ liệu dùng chung của tỉnh và tổ chức dữ liệu mở phục vụ xã hội. Cung cấp danh mục dữ liệu đã được số hóa theo quy định để tổ chức tích hợp, chia sẻ cho các HTTT của các cơ quan nhà nước bảo đảm dữ liệu được thu thập một lần; kết nối với các CSDL, HTTT quốc gia, HTTT triển khai từ trung ương đến địa phương.
5. Phát triển các ứng dụng, dịch vụ
- Sử dụng hiệu quả Phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc, bảo đảm kết nối liên thông, thông suốt để thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử tới các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số chuyên dùng và các nội dung khác theo quy định tại Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước....
- Tích cực sử dụng Hệ thống thư điện tử công vụ tỉnh Kiên Giang phục vụ trao đổi công việc giữa các cơ quan nhà nước.
- Tăng cường sử dụng Hệ thống Hội nghị truyền hình tỉnh Kiên Giang phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo các cấp.
- Hoàn thiện và sử dụng có hiệu quả HTTT báo cáo của tỉnh, kết nối với HTTT báo cáo Chính phủ.
- Đảm bảo và duy trì hoạt động ổn định Cổng TTĐT tỉnh Kiên Giang Và các Cổng TTĐT của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh, cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ Quy định về việc cung cấp thông tin và DVCTT trên trang TTĐT hoặc Cổng TTĐT của cơ quan nhà nước, Thông tư số 32/2017/TT-BTTTT ngày 15/11/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định về việc cung cấp DVCTT và bảo đảm khả năng truy cập thuận tiện đối với trang TTĐT hoặc Cổng TTĐT của cơ quan nhà nước; tạo môi trường giao tiếp giữa người dân, doanh nghiệp với chính quyền;...
- Tiếp tục đẩy mạnh và sử dụng hiệu quả Cổng dịch vụ công và HTTT Một cửa điện tử tỉnh Kiên Giang để cung cấp DVCTT phục vụ người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thực hiện tốt Quy chế Quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng Cổng DVCTT và Hệ thống một cửa điện tử nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công của các cơ quan nhà nước, đảm bảo phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, hướng tới số hóa hồ sơ, giấy tờ, chuyển hoạt động sử dụng hồ sơ, văn bản giấy, giao dịch trực tiếp sang hoạt động sử dụng hồ sơ, văn bản điện tử, giao dịch điện tử và cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc vào thời gian, địa giới hành chính; triển khai các giải pháp thực hiện nhằm tăng số lượng hồ sơ tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính qua mạng.
- Duy trì kết nối giữa Cổng dịch vụ công của tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia, đảm bảo thực hiện cung cấp đầy đủ các DVCTT, đặc biệt là các DVCTT mức độ 3, 4 phục vụ người dân và doanh nghiệp; tiếp tục tích hợp, cung cấp các DVCTT của tỉnh trên Cổng dịch vụ công quốc gia theo lộ trình và chỉ đạo của Chính phủ.
- Thực hiện tốt Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ - tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ Bưu chính công ích nhằm nâng cao tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.
- Tích cực công tác phổ biến, tuyên truyền tới người dân, doanh nghiệp và các cán bộ công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn tỉnh các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương về thực hiện cung cấp DVCTT, thực hiện thủ tục hành chính qua môi trường mạng.
- Từng bước triển khai các dịch vụ xây dựng đô thị thông minh phù hợp điều kiện của tỉnh, ưu tiên triển khai trước các dịch vụ: giao thông đô thị, môi trường, du lịch, y tế, giáo dục,...
6. Bảo đảm an toàn thông tin
- Thường xuyên rà soát, cập nhật, phê duyệt cấp độ an toàn HTTT và triển khai phương án bảo đảm an toàn HTTT theo cấp độ; áp dụng hệ thống quản lý an toàn thông tin mạng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vào hoạt động của cơ quan nhà nước.
- Tiếp tục triển khai và duy trì bảo đảm an toàn thông tin mô hình 4 lớp cho các hệ thống dùng chung của tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông; áp dụng hệ thống quản lý an toàn thông tin mạng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vào hoạt động của các cơ quan nhà nước.
- Định kỳ hàng năm tổ chức các chương trình diễn tập, tập huấn bảo đảm an toàn thông tin mạng với các phương án, kịch bản phù hợp thực tế cho cán bộ chuyên trách/phụ trách về an toàn thông tin của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; tham gia các khóa bồi dưỡng về quản lý, kỹ thuật về an toàn thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.
- Thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin theo quy định của pháp luật.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng cơ bản về an toàn thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, tổ chức nhà nước và người dùng Internet trên địa bàn.
- Kiện toàn, nâng cao năng lực và duy trì hoạt động thường xuyên của Đội ứng cứu sự cố máy tính tỉnh Kiên Giang; tham gia tích cực vào các hoạt động của Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia; tăng cường chia sẻ, cung cấp thông tin về sự cố an toàn mạng.
7. Phát triển nguồn nhân lực
- Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo cơ quan nhà nước các cấp về phát triển Chính quyền số.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho Đội ứng cứu sự cố máy tính tỉnh Kiên Giang; cho các cán bộ chuyên trách/phụ trách CNTT của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh.
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBCCVC về kỹ năng ứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầu công việc.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng số, kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu cho cán bộ, công chức, viên chức để sẵn sàng chuyển đổi môi trường làm việc sang môi trường số.
- Tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen hành vi, tạo sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp về phát triển Chính quyền điện tử, Chính phủ điện tử.
- Cử cán bộ tham gia các khóa tập huấn an toàn, an ninh thông tin và diễn tập ứng cứu sự cố do Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.
1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp
- Tuyên truyền, quảng bá, hướng dẫn cho cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp, người dân trên địa bàn tỉnh khai thác, ứng dụng CNTT, sử dụng hiệu quả DVCTT và các dịch vụ triển khai trên địa bàn tỉnh.
- Ứng dụng các kênh truyền thông đa dạng để nâng cao nhận thức, hình thành văn hóa số cho người dân, tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ Chính quyền số.
- Xây dựng, ứng dụng các nền tảng, kênh tương tác trực tuyến giữa cơ quan nhà nước và người dân, doanh nghiệp để quảng bá thông tin, tăng cường sự tham gia, góp ý của người dân trong các hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước.
- Tuyên truyền người dân thường xuyên sử dụng điện thoại thông minh để có thể tiếp cận dịch vụ số mọi lúc, mọi nơi.
2. Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp
- Tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp để cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp, như: Cổng DVCTT và Hệ thống Một cửa điện tử tỉnh Kiên Giang; tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích;...
- Duy trì và hoàn thiện phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; thuê giám sát an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp cho các hệ thống dùng chung của tỉnh; thuê đường truyền mạng số liệu chuyên dùng cho các hệ thống dùng chung của tỉnh.
- Phối hợp, tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, cung cấp sản phẩm, dịch vụ số cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh nhằm triển khai các dịch vụ Chính quyền số thuận lợi.
3. Nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ
- Tăng cường nghiên cứu, đề xuất triển khai các giải pháp tích hợp, ứng dụng, sản phẩm CNTT phục vụ xây dựng Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số dựa trên dữ liệu mở, ứng dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain), Internet kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API)... trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai hợp tác, học tập kinh nghiệm về xây dựng Chính quyền điện tử với các tỉnh xếp hạng cao về Chính quyền điện tử, bảo đảm có trọng tâm, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng.
4. Thu hút nguồn lực công nghệ thông tin
- Huy động các nguồn lực ưu tiên xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số tỉnh theo hình thức thuê dịch vụ CNTT trọn gói do các doanh nghiệp CNTT cung cấp, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.
- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế khuyến khích, chính sách ưu đãi để thu hút nhân lực tham gia xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử trong bộ máy nhà nước. Tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, cung cấp sản phẩm, dịch vụ số;...
5. Giải pháp tổ chức, triển khai
- Tăng cường hoạt động Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh trong công tác chỉ đạo thực hiện ứng dụng và phát triển CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Xây dựng Kế hoạch hàng năm của Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh nhằm phát huy vai trò kiểm tra, đôn đốc, theo dõi đạo thực hiện các nhiệm vụ chung về xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Lãnh đạo các Sở, ban, ngành và UBND các cấp, phát huy tối đa vai trò quản lý nhà nước, tổ chức triển khai ứng dụng CNTT tại các cơ quan, đơn vị nhằm xây dựng thành công Chính quyền điện tử tỉnh.
- Tiếp tục kiện toàn và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT về đảm bảo an toàn thông tin, phòng chống tấn công mạng, giám sát, cảnh báo, ứng cứu sự cố tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Bảo đảm tuân thủ Kiến trúc Chính phủ điện tử, Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Kiên Giang đã ban hành.
Lộ trình thực hiện các nội dung Kế hoạch tại Phụ lục II: Danh mục các niệm vụ, dự án dự kiến triển khai thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 gửi kèm theo.
- Kinh phí thực hiện Kế hoạch bao gồm: Ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
- Dự kiến tổng kinh phí thực hiện: 178.500.000.000 đồng (Một trăm bảy mươi tám tỷ, năm trăm triệu đồng).
Trong đó:
Nguồn vốn đầu tư công: 47.000.000.000 đồng.
Nguồn vốn sự nghiệp sự nghiệp CNTT: 131.500.000.000 đồng
VIII. DANH MỤC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN
Chi tiết tại Phụ lục II: Danh mục các niệm vụ, dự án dự kiến triển khai thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 gửi kèm theo.
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, tham mưu giúp UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch; phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan để tổ chức thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh/Chính quyền số trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính lập kế hoạch phân bổ kinh phí về ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước, báo cáo UBND tỉnh phê duyệt; hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo hiệu quả, đúng tiến độ, theo quy định.
- Tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng các chương trình, chính sách thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT và truyền thông; phát triển giao dịch điện tử, chương trình phát triển hạ tầng viễn thông và Internet; sơ kết đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hàng năm và tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch vào năm kết thúc.
- Tiếp tục triển khai, thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các ứng dụng dùng chung, chuyên ngành, các HTTT trong nội bộ tỉnh thông qua nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung của tỉnh (LGSP); triển khai kết nối với hệ thống kết nối quốc gia (NGSP); thực hiện liên thông các HTTT giữa các Bộ, ngành.
- Nghiên cứu, đề xuất các phương án nâng cao hiệu quả sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước về ứng dụng và phát triển CNTT.
- Triển khai công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; các ứng dụng CNTT phục vụ triển khai Chính quyền điện tử/Chính quyền số trong các hoạt động ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước thuộc tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Tài chính bố trí vốn cho các chương trình, dự án CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng Chính quyền điện tử cấp tỉnh.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông đôn đốc các cơ quan, đơn vị triển khai kế hoạch, dự án đảm bảo đúng tiến độ.
3. Sở Tài chính
- Đảm bảo cân đối kinh phí sự nghiệp cho các dự án, hạng mục đầu tư ứng dụng và phát triển CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước theo kế hoạch được duyệt, đảm bảo đủ kinh phí, phù hợp tiến độ. Ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng Chính quyền điện tử của tỉnh.
- Hướng dẫn, tạo điều kiện bố trí kinh phí theo hình thức thuê dịch vụ.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng và trình ban hành các văn bản, quy định về tài Chính phủ hợp với đặc thù ứng dụng CNTT, bảo đảm kinh phí thường xuyên cho ứng dụng CNTT.
- Ghi loại chi CNTT theo phần ngành kinh tế trong hệ thống mục lục ngân sách theo quy định tại Luật CNTT năm 2006.
4. Sở Nội vụ
- Chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức xây dựng và thực hiện các giải pháp nhằm kết hợp chặt chẽ việc triển khai Kế hoạch này với Chương trình cải cách hành chính. Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện ứng dụng CNTT trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước trong tỉnh.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo phụ trách CNTT các cấp; xây dựng các chương trình nâng cao nhận thức, phổ cập kiến thức về CNTT và khai thác thông tin trên Internet cho các cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh.
5. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các ban, ngành liên quan xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng, phát triển CNTT trong nghiên cứu các đề tài khoa học trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng chương trình, tổ chức thực hiện việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm CNTT phục vụ Chính quyền điện tử/Chính quyền số của tỉnh.
6. Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Chủ động tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Kiên Giang, phát triển Chính phủ số/Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025, đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đã đặt ra.
- Người đứng đầu cơ quan, Thủ trưởng các đơn vị quan tâm, quyết liệt chỉ đạo hơn nữa việc ứng dụng CNTT trong thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, đặc biệt gắn việc ứng dụng CNTT với thực hiện cải cách hành chính.
- Chủ động tổ chức các cuộc họp giao ban trực tuyến với các cơ quan nhà nước trên Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến tỉnh. Phối hợp triển khai và sử dụng có hiệu quả các phần mềm dùng chung của tỉnh.
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng hạ tầng kỹ thuật và ứng dụng CNTT của đơn vị; triển khai đầu tư các hạng mục phù hợp, khoa học, đồng bộ, đảm bảo tuân thủ các quy định của nhà nước và Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Kiên Giang, giai,đoạn 2021-2025; đề nghị Giám đốc (Thủ trưởng) các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, phát sinh, các cơ quan, đơn vị báo cáo về Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, giải quyết./.
| CHỦ TỊCH |
KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ THEO KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CNTT GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Kế hoạch số 194/KH-UBND ngày 31/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)
ĐVT: Triệu đồng
STT | Tên nhiệm vụ/dự án | Mục tiêu | Tổng mức đầu tư | Thời gian thực hiện | Kết quả/Hiện trạng |
I | Vốn đầu tư phát triển | 78.000 |
|
| |
1 | Nâng cấp tổng thể hệ thống thông tin tại văn phòng UBND tỉnh, giai đoạn 2016-2018 | - Đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị CNTT tại Văn phòng UBND tỉnh. - Triển khai, nâng cấp phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc kết nối liên thông từ Trung ương đến cấp xã. - Xây dựng hệ thống thông tin theo dõi sự chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh. | 23.000 | 2016-2018 | Hoàn thành |
2 | Triển khai hệ thống Một cửa điện tử tại các xã, phường, thị trấn tỉnh Kiên Giang | - Ứng dụng CNTT vào công tác quản lý và cung cấp các dịch vụ hành chính công theo mô hình một cửa điện tử tại cấp xã nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và tạo môi trường làm việc hiện đại, công khai, minh bạch; phục vụ tốt hơn cho các tổ chức, cá nhân. - Đầu tư, bổ sung thiết bị máy tính, máy quét phục vụ tiếp nhận hồ sơ, thủ tục hành chính trên phần mềm điện tử. | 15.000 | 2019-2020 | Hoàn thành |
3 | Xây dựng hệ thống thông tin địa lý (GIS - bản đồ số) tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2019-2021 | - Thực hiện chuẩn hoá, cập nhật các cơ sở dữ liệu GIS dùng chung phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh Kiên Giang và các sở ban ngành, địa phương, bao gồm các nhóm dữ liệu: Hạ tầng, quy hoạch - xây dựng, nông lâm nghiệp - thủy hải sản, kinh tế - văn hóa - xã hội - du lịch, tài nguyên, môi trường và biến đổi khí hậu. - Xây dựng các công cụ tổng hợp, phân tích, thống kê số liệu không gian trong các lĩnh vực đầu tư, kinh tế, xây dựng, tài nguyên môi trường, giao thông vận tải, quy hoạch kiến trúc, y tế, giáo dục, du lịch phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo tỉnh Kiên Giang. - Xây dựng nền tảng công bố thông tin địa lý tỉnh Kiên Giang, làm nền tảng chia sẻ dữ liệu và phát triển các ứng dụng GIS phục vụ công tác quản lý và hỗ trợ ra quyết định. | 10.000 | 2020 | Hoàn thành |
4 | Xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ kết nối liên thông các hệ thống thông tin và ứng dụng tỉnh Kiên Giang (LGSP) | - Phục vụ liên thông, chia sẻ, kết nối với các hệ thống thông tin của các tỉnh, thành, bộ, ngành khác thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP). - Tích hợp các HTTT/CSDL dùng chung trong Tỉnh (Một cửa điện tử, dịch vụ công, quản lý văn bản điều hành tác nghiệp...) | 10.000 | 2020 | Hoàn thành |
5 | Xây dựng Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng và quản lý điều hành các hệ thống thông tin tỉnh Kiên Giang | - Thực hiện giám sát ATTT trên không gian mạng các HTTT tỉnh Kiên Giang; Thiết lập mạng lưới giám sát an toàn thông tin mạng đảm bảo kết nối liên thông với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng Quốc gia. - Theo dõi, rà quét phát hiện mã độc; thu thập thông tin, tổng hợp, phân tích, theo dõi và cảnh báo sớm xu hướng về các hoạt động, diễn biến trên không gian mạng tỉnh Kiên Giang. - Triển khai hệ thống phần mềm theo dõi, quản lý thông tin trên không gian mạng. | 20.000 | 2020 | Hoàn thành |
II | Vốn sự nghiệp | 63.885 |
|
| |
1 | Đầu tư nâng cấp, mở rộng Trung tâm dữ liệu tỉnh Kiên Giang phục vụ triển khai Chính quyền điện tử tỉnh | Đầu tư, bổ sung hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị CNTT như: Hệ thống mạng, máy chủ, thiết bị mạng, thiết bị lưu trữ, thiết bị bảo mật, thiết bị lưu điện, hệ thống làm lạnh, hệ thống giám sát ATTT, hệ thống giám sát môi trường,... phục vụ cài đặt, vận hành các hệ thống thông tin của tỉnh Kiên Giang đảm bảo thông suốt, ổn định và an toàn thông tin. | 12.100 | 2016-2019 | Hoàn thành |
2 | Đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống mạng nội bộ (LAN) trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. | Đầu tư, nâng cấp hệ thống mạng nội bộ và bổ sung thiết bị bảo mật, thiết bị văn phòng tại một số sở ngành, địa phương phục vụ triển khai ứng dụng các hệ thống thông tin dùng chung, phần mềm chuyên ngành. | 4.500 | 2016-2020 | Hoàn thành |
3 | Xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Kiên Giang phiên bản 1.0 | Giúp lãnh đạo tỉnh có cơ sở đưa ra các quyết định đầu tư triển khai Chính quyền điện tử kịp thời, chính xác; nâng cao hiệu quả, chất lượng các dịch vụ công trực tuyến của tỉnh. Đặc biệt, khi việc triển khai ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước tỉnh Kiên Giang ngày càng được phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. | 500 | 2016 | Hoàn thành |
4 | Cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Kiên Giang phiên bản 2.0 | Tăng cường khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu, dùng chung các tài nguyên CNTT trong mỗi cơ quan nhà nước và giữa cơ quan nhà nước với các cơ quan, tổ chức khác trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và các Bộ, ngành Trung ương; hướng tới tiết kiệm chi phí, thời gian trong hoạt động nội bộ của cơ quan nhà nước, cung cấp hiệu quả các dịch vụ tích hợp cho người dân và doanh nghiệp, coi người dân và doanh nghiệp là trung tâm; - Tăng cường khả năng giám sát, đánh giá đầu tư công nghệ thông tin; hướng tới triển khai Chính quyền điện tử tỉnh Kiên Giang đồng bộ, lộ trình phù hợp, hạn chế trùng lặp; - Tăng cường khả năng chuẩn hóa, bảo đảm an toàn thông tin trong triển khai Chính quyền điện tử tỉnh Kiên Giang. | 490 | 2020 | Đang thực hiện |
5 | Triển khai Cổng dịch vụ công trực tuyến và hệ thống Một cửa điện tử các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố | - Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 phục vụ người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính qua môi trường mạng, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và công khai, minh bạch quá trình giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước. - Ứng dụng CNTT vào công tác quản lý và cung cấp các dịch vụ hành chính công theo mô hình một cửa điện tử nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và tạo môi trường làm việc hiện đại, công khai, minh bạch; phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp. | 7.600 | 2016-2018 | Hoàn thành |
6 | Nâng cấp Cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử tỉnh Kiên Giang | Tích hợp, kết nối liên thông với Cổng dịch vụ công quốc gia và một số hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành Trung ương theo chỉ đạo, hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông | 1.000 | 2020 | Đang thực hiện |
7 | Triển khai, nâng cấp Cổng/Trang thông tin điện tử các cơ quan nhà nước tỉnh Kiên Giang | - Cung cấp thông tin hoạt động, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. - Công khai, minh bạch thông tin chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh phục vụ người dân và doanh nghiệp. | 3.910 | 2016-2020 | Hoàn thành |
8 | Triển khai hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến đến cấp xã tại một số huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh | - Tổ chức được các cuộc họp trực tuyến từ tỉnh đến xã qua môi trường mạng, phục vụ nhanh chóng, chính xác cho công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo đến chính quyền cấp cơ sở. Bảo đảm thông tin được truyền đạt, triển khai hiệu quả như truyền đạt trực tiếp như một hội nghị tập trung; không bị giới hạn bởi không gian và thời gian, khoảng cách địa lý... - Giảm thời gian, chi phí đi lại từ xã đến huyện và ngược lại. | 3.500 | 2016-2019 | Hoàn thành |
9 | Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý chuyên ngành tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh | Triển khai các ứng dụng, phần mềm quản lý chuyên ngành phục vụ công tác quản lý, điều hành của lãnh đạo, xử lý công việc của cán bộ, công chức viên chức trên môi trường mạng, từng bước chuyển từ cách thức làm việc văn bản giấy sang văn bản điện tử, góp phần hiện đại hóa hành chính, hướng đến xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Kiên Giang. | 5.550 | 2016-2020 | Hoàn thành |
10 | Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ điều hành, quản lý tại một số sở, ban, ngành tỉnh | - Số hóa các tài liệu lưu trữ nhằm bảo vệ, bảo quản an toàn và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ; Tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ. - Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành nhằm phục vụ công tác quản lý, điều hành của các đơn vị được nhanh chóng, kịp thời, góp phần thực hiện mục tiêu chuyển đổi số tỉnh Kiên Giang. | 9.620 | 2016-2019 | Hoàn thành |
11 | Triển khai ứng dụng Chữ ký số chuyên dùng trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh | - Tăng cường ứng dụng chứng thực điện tử và chữ ký số chuyên dùng trong các cơ quan nhà nước, từng bước thay thế phương pháp trao đổi văn bản truyền thống bằng phương pháp trao đổi các văn bản điện tử trên môi trường mạng nhằm cải cách, hiện đại hóa hành chính, giảm thời gian luân chuyển, chi phí giấy tờ, tăng hiệu quả hoạt động công vụ. - Góp phần đẩy nhanh các giao dịch điện tử, bảo đảm an toàn thông tin, giảm dần việc gửi, nhận văn bản giấy chuyển sang gửi, nhận văn bản điện tử có xác thực, chữ ký số. | 820 | 2016-2020 | Hoàn thành |
12 | Hoạt động đảm bảo an toàn thông tin trong các cơ quan nhà nước | - Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, an ninh thông tin. - Giúp cho cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức và người dùng nâng cao nhận thức về an toàn, an ninh thông tin trong lĩnh vực công nghệ thông tin. - Tăng cường công tác đảm bảo bí mật nhà nước khi ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông. - Triển khai các giải pháp an toàn và bảo mật thông tin. | 2.355 | 2016-2020 | Hoàn thành |
13 | Tập huấn, bồi dưỡng nguồn nhân lực CNTT | - Giúp cho cán bộ, công chức, viên chức và người dùng nâng cao kiến thức về CNTT. - Tăng cường ứng dụng CNTT phục vụ xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Kiên Giang. | 1.700 | 2016-2020 | Hoàn thành |
14 | Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT xây dựng Chính quyền điện tử | - Nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức về ứng dụng CNTT xây dựng Chính quyền điện tử. - Tuyên truyền, hướng dẫn người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 để thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường mạng. | 1.460 | 2016-2020 | Hoàn thành |
15 | Kinh phí hoạt động Cổng thông tin điện tử tỉnh Kiên Giang | - Phục vụ hoạt động của Ban Biên tập. - Chi trả thù lao, nhuận bút. | 1.200 | 2016-2020 | Hoàn thành |
16 | Tổ chức Hội thi Tin học trẻ tỉnh Kiên Giang | - Tuyên truyền, vận động và phát huy tiềm năng sáng tạo, nâng cao ý thức học tập, trình độ tin học và ứng dụng CNTT trong học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí của học sinh nhà trường. - Phát hiện, bồi dưỡng tài năng tin học trẻ góp phần đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh. | 780 | 2016-2020 | Hoàn thành |
17 | Vận hành, bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống thông tin dùng chung tỉnh Kiên Giang. | - Bảo trì, bảo dưỡng các trang thiết bị CNTT của Trung tâm dữ liệu tỉnh Kiên Giang. - Vận hành, đảm bảo các hệ thống thông tin dùng chung tỉnh Kiên Giang và các ứng dụng chuyên ngành được hoạt động ổn định, thông suốt và an toàn thông tin | 6.800 | 2016-2020 | Hoàn thành |
Tổng cộng | 141.885 |
|
|
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN DỰ KIẾN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 194/KH-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Kiên Giang phát triển Chính phủ số/Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025)
Đơn vị tính: Triệu đồng.
TT | Tên nhiệm vụ, dự án | Đơn vị chủ trì triển khai | Dự án chuyển tiếp hay dự án mới | Mục tiêu đầu tư | Thời gian triển khai | Tổng mức đầu tư dự kiến | Nguồn vốn |
I | Hạ tầng Công nghệ thông tin |
|
|
|
|
|
|
1 | Đầu tư nâng cấp, mở rộng Trung tâm tích hợp dữ liệu tập trung của tỉnh để đảm bảo hạ tầng triển khai Chính quyền điện tử, Chính quyền số | Sở TT&TT | Dự án mới | Đảm bảo vận hành ổn định các hệ thống thông tin trọng yếu của tỉnh phục vụ triển khai Chính quyền điện tử tỉnh, | 2022-2025 | 10.000 | Sự nghiệp CNTT |
2 | Đầu tư, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang | Sở TT&TT | Dự án mới | Đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng CNTT tại Ủy ban nhân dân cấp xã, đảm bảo triển khai ứng dụng CNTT tại địa phương và kết nối an toàn từ các cấp với Ủy ban nhân dân tỉnh và Trung tâm dữ liệu tỉnh | 2022-2025 | 30.000 | Đầu tư công |
3 | Đầu tư, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin tại các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố. | Sở TT&TT; các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố. | Dự án mới | Đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng CNTT đảm bảo triển khai ứng dụng CNTT tại các Sở, ngành kết nối với Ủy ban nhân dân tỉnh và Trung tâm dữ liệu tỉnh | 2021-2025 | 20.000 | Sự nghiệp CNTT |
4 | Kinh phí thực hiện nhiệm vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa địa phương với Trung ương. | Sở TT&TT |
| Đảm bảo kết nối liên thông các hệ thống cơ sở dữ liệu của tỉnh và kết nối liên thông với Chính phủ | 2023-2025 | 5.000 | Sự nghiệp CNTT |
5 | Thuê Mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ kết nối liên thông từ cấp tỉnh đến cấp xã và Trung ương. | Sở TT&TT | Dự án mới | Kết nối các hệ thống dùng chung của tỉnh phục vụ triển khai Chính quyền điện tử tỉnh Kiên Giang và kết nối với Chính phủ | 2021-2025 | 10.000 | Sự nghiệp CNTT |
6 | Đầu tư, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang | Sở TT&TT | Dự án mới | Nâng cao kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước lĩnh vực viễn thông. | 2022-2023 | 2.000 | Đầu tư Công |
7 | Duy trì, cập nhật nâng cấp Kiến trúc Chính quyền điện tử, Chính quyền số |
|
|
| 2021-2025 | 1.500 | Sự nghiệp CNTT |
II | Ứng dụng Công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số của các cơ quan nhà nước |
|
|
|
|
|
|
1 | Đầu tư, nâng cấp hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến tỉnh Kiên Giang phục vụ các cuộc họp từ Trung ương đến cấp xã | Sở TT&TT | Dự án mới | Đảm bảo các cuộc họp từ tỉnh đến 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh được thực hiện qua hình thức truyền hình trực tuyến. | 2021-2025 | 20.000 | Sự nghiệp CNTT |
2 | Triển khai tích hợp chữ ký số trên các hệ thống thông tin dùng chung như: Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc; Công dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử;.... và trên thiết bị di động | Sở TT&TT; Văn phòng UBND tỉnh | Dự án mới | Phục vụ quản lý, điều hành và cải cách hành chính của UBND tỉnh; Sở ban ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện và UBND cấp xã | 2021-2022 | 5.000 | Sự nghiệp CNTT |
3 | Triển khai Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Kiên Giang | Sở TT&TT | Dự án mới | Sở ban ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và UBND cấp xã | 2022-2025 | 3.000 | Sự nghiệp CNTT |
4 | Triển khai Hệ thống hợp và xử lý công việc các cơ quan nhà nước tỉnh Kiên Giang (phòng họp không giấy) | Sở TT&TT | Dự án mới | Sở ban ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, cấp xã | 2021-2025 | 3.500 | Sự nghiệp CNTT |
5 | Hệ thống các phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh | Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố | Dự án mới | Phục vụ quản lý điều hành tại các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố | 2021-2025 | 20.000 | Sự nghiệp CNTT |
6 | Xây dựng Cổng dữ liệu dùng chung tỉnh Kiên Giang và kết nối Cổng dữ liệu quốc gia | Sở TT&TT | Dự án mới | Kết nối, chia sẻ thông tin dữ liệu khai thác dữ liệu dung chung quốc gia | 2021-2025 | 15.000 | Đầu tư Công |
7 | Nâng cấp Cổng thông tin điện tử tỉnh Kiên Giang và các cổng thành phần của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh | Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố | Dự án mới | Đảm bảo đồng bộ về công nghệ, liên thông và an toàn thông tin Cổng thông tin điện tử | 2021-2025 | 5.000 | Sự nghiệp CNTT |
III | Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp |
|
|
|
|
|
|
1 | Cập nhật thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh trên Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử | Sở TT&TT | Dự án mới | Đảm bảo theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ | 2021-2025 | 5.000 | Sự nghiệp CNTT |
2 | Chuẩn hóa dịch vụ Công dịch vụ công, đảm bảo đưa 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4 | Sở TT&TT | Dự án mới |
| 2021-2025 | 5.000 | Sự nghiệp CNTT |
IV | An toàn thông tin |
|
|
|
|
|
|
1 | Hoạt động của Đội ứng cứu sự cố mạng, máy tính tỉnh Kiên Giang | Sở TT&TT | Dự án mới | Đảm bảo phục vụ các hoạt động ứng cứu các sự cố máy tính trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh | 2021-2025 | 500 | Sự nghiệp CNTT |
2 | Triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin; thuê doanh nghiệp độc lập kiểm tra, đánh giá định kỳ đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho các hệ thống ứng dụng CNTT dùng chung của tỉnh | Sở TT&TT | Dự án mới | Đảm bảo an toàn thông tin các hệ thống dùng chung của tỉnh phục vụ triển khai Chính quyền điện tử, Chính quyền số. | 2021-2025 | 8.000 | Sự nghiệp CNTT |
3 | Triển khai giải pháp phần mềm phòng chống mã độc cho các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh | Sở TT&TT |
|
| 2024-2025 | 1.000 |
|
V | Tập huấn công nghệ thông tin |
|
|
|
|
|
|
| Tập huấn nguồn nhân lực CNTT tỉnh phục vụ triển khai Chính quyền điện tử/Chính quyền số. | Sở TT&TT | Dự án mới | 100% CBCC,VC sử dụng thành thạo các hệ thống thông tin phục vụ triển khai Chính quyền điện tử. | 2021-2025 | 1.000 | Sự nghiệp CNTT |
VI | Các hoạt động sự nghiệp CNTT khác |
|
|
|
|
|
|
1 | Tuyên truyền đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin triển khai Chính quyền điện tử/Chính quyền số |
|
|
| 2021-2025 | 2.000 |
|
2 | Vận hành, bảo trì bảo dưỡng các hệ thống thông tin dùng chung tình Kiên Giang |
|
|
| 2021-2025 | 20.000 |
|
3 | Kinh phí hoạt động Cổng thông tin điện tử tỉnh Kiên Giang |
|
|
| 2021-2025 | 1.500 |
|
4 | Hội thi Tin học trẻ tỉnh Kiên Giang | Tỉnh Đoàn Kiên Giang | Chi thường xuyên |
| 2021-2025 | 800 | Sự nghiệp CNTT |
5 | Kinh phí hoạt động sự nghiệp CNTT sở Thông tin và Truyền thông và Ban Chỉ đạo Chính quyền điện tử tỉnh | Sở TT&TT; BCĐ CQĐT | Chi thường xuyên |
| 2021-2025 | 5.000 | Sự nghiệp CNTT |
6 | Hội thi Tin học trẻ tỉnh Kiên Giang | Tỉnh Đoàn Kiên Giang | Chi thường xuyên |
| 2021-2025 | 400 | Sự nghiệp CNTT |
| Tổng cộng: |
|
|
|
| 178.500 |
|
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
| - Vốn đầu tư công |
|
|
|
| 47.000 |
|
| - Sự nghiệp công nghệ thông tin |
|
|
|
| 131.500 |
|
- 1 Kế hoạch 160/KH-UBND về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2021 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 2 Kế hoạch 10/KH-UBND năm 2021 về phát triển Chính quyền số thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2025
- 3 Quyết định 2454/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Cà Mau ban hành
- 4 Kế hoạch 141/KH-UBND năm 2020 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số tỉnh Cà Mau năm 2021