Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 196/KH-UBND

Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

KHẢO SÁT, ĐO LƯỜNG SỰ HÀI LÒNG CỦA CÁ NHÂN VÀ TỔ CHỨC VỀ SỰ PHỤC VỤ CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2016 ĐỐI VỚI 04 NHÓM DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH: LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM; BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP; BẢO TRỢ XÃ HỘI; NGƯỜI CÓ CÔNG.

Căn cứ Nghị quyết số 30c/2011/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình tổng thể về cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 1383/QĐ-BNV ngày 28/12/2012 của Bộ Nội vụ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng phương pháp đo lường sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước”; Quyết định số 5043/QĐ-UBND ngày 02/11/2012 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành Đề án nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính thành phố Hà Nội, giai đoạn 2012-2016.

Thực hiện Kế hoạch số 226/KH-UBND ngày 28/12/2015 của UBND thành phố Hà Nội về cải cách hành chính năm 2016 của Thành phố Hà Nội; Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch “Khảo sát, đo lường sự hài lòng của cá nhân và tổ chức về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước thuộc Thành phố Hà Nội năm 2016 đối với 04 nhóm dịch vụ hành chính: Lao động, việc làm; Bảo hiểm thất nghiệp; Bảo trợ xã hội; Người có công” với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Thông qua điều tra, khảo sát để lấy ý kiến đánh giá của cá nhân, tổ chức trên địa bàn Hà Nội về sự phục vụ của cơ quan hành chính và chất lượng cung ứng một số dịch vụ hành chính công đối với các nhóm dịch vụ hành chính thuộc các lĩnh vực đang được các cơ quan hành chính thuộc thành phố Hà Nội thực hiện là Lao động, việc làm; Bảo hiểm thất nghiệp; Bảo trợ xã hội; Người có công. Qua đó, phát huy vai trò giám sát của nhân dân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước thuộc Thành phố.

- Giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước nắm bắt được yêu cầu, mong muốn của cá nhân, tổ chức để có những biện pháp cải thiện chất lượng cung ứng các dịch vụ hành chính công và nâng cao trách nhiệm, thái độ phục vụ cá nhân, tổ chức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc Thành phố ngày càng tốt hơn.

2. Yêu cầu

Việc tiến hành khảo sát, đánh giá phải căn cứ tình hình thực tiễn, đảm bảo tính khoa học, khách quan, công bằng và minh bạch; phản ánh đúng thực tế hoạt động thực hiện giải quyết dịch vụ hành chính của cơ quan, đơn vị.

Sử dụng các phương pháp điều tra, khảo sát đo lường khoa học phù hợp với tình hình thực tiễn, số lượng giao dịch của các dịch vụ hành chính công.

Xác định được Chỉ số hài lòng về sự phục vụ của cơ quan nhà nước đối với các nhóm dịch vụ hành chính thuộc lĩnh vực: Lao động, việc làm; Bảo hiểm thất nghiệp; Bảo trợ xã hội; Người có công, phân tích làm rõ những ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công, sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên toàn địa bàn Thành phố.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI

1. Đối tượng khảo sát: cá nhân, tổ chức trên địa bàn Hà Nội có giao dịch thủ tục hành chính trong 04 nhóm lĩnh vực: “Lao động việc làm; Bảo hiểm thất nghiệp và Bảo trợ xã hội; Người có công.

2. Phạm vi, thời gian khảo sát

- Việc khảo sát được tiến hành trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Đơn vị được khảo sát là: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội; các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.

- Tiến hành khảo sát: Khảo sát tại Bộ phận một tiếp nhận và trả kết quả mà cá nhân, tổ chức trực tiếp đến làm các thủ tục tại các đơn vị nêu trên; Thông qua các cán bộ trực tiếp làm việc với cá nhân và tổ chức; Các điều tra viên trực tiếp phỏng vấn cá nhân và tổ chức...

- Thời gian điều tra: trong năm 2016.

- Thời kỳ thu thập thông tin: từ 01/1/2016 đến 31/12/2016.

III. NỘI DUNG VÀ TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI

1. Các dịch vụ hành chính công tiến hành khảo sát:

TT

Tên dịch vụ hành chính công

Đơn vị phối hợp thực hiện

Dự kiến số lượng phiếu

Đối tượng điều tra, khảo sát

I

LĨNH VỰC LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM

 

 

 

1

Đăng ký nội quy lao động của doanh nghiệp

Sở Lao động - TBXH Hà Nội

500

Tổ chức

2

Cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm

Tổ chức

3

Cấp lại giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm

Tổ chức

4

Gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm

Tổ chức

5

Báo cáo nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

Tổ chức

6

Cấp Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Cá nhân

7

Cấp lại Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Cá nhân

8

Xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động

Cá nhân

II

LĨNH VỰC BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

 

 

 

9

Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội, Trung tâm Dịch vụ việc làm số 2 HN

6300

Cá nhân

10

Giải quyết hỗ trợ học nghề

Cá nhân

11

Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm

Cá nhân

III

LĨNH VỰC NGƯỜI CÓ CÔNG

 

 

 

12

Giải quyết hưởng chế độ ưu đãi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học

UBND quận, huyện, thị xã; UBND các xã, phường, thị trấn

2700

Cá nhân

13

Giải quyết hưởng chế độ ưu đãi đối với con đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học

 

 

Cá nhân

14

Trợ cấp mai táng phí, trợ cấp một lần khi người có công với cách mạng từ trần

Cá nhân

15

Giải quyết trợ cấp tiền tuất hàng tháng cho thân nhân khi người có công với cách mạng từ trần

Cá nhân

IV

LĨNH VỰC BẢO TRỢ XÃ HỘI

 

 

 

16

Thực hiện, điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội (bao gồm cả người khuyết tật; người khuyết tật mang thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi)

UBND quận, huyện, thị xã; UBND xã, phường, thị trấn

2700

Cá nhân

17

Hỗ trợ chi phí mai táng cho đối tượng bảo trợ xã hội được trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng

Cá nhân

 

Tổng số: 17 dịch vụ hành chính công

 

 

 

2. Phương pháp điều tra

Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội chủ trì xây dựng các phiếu điều tra, Phiếu điều tra được thiết kế nhằm xác định chỉ số hài lòng và trên cơ sở phù hợp với thực tiễn của thành phố cũng như phù hợp với các thủ tục được lựa chọn.

Công tác điều tra thu thập ý kiến đánh giá của tổ chức và cá nhân được thực hiện bằng phương pháp khảo sát trực tiếp hoặc gián tiếp bằng bảng hỏi; điều tra viên hướng dẫn cá nhân điền hoặc trực tiếp điền thông tin trả lời của cá nhân và đại diện các tổ chức sử dụng dịch vụ được khảo sát.

Có 04 mẫu phiếu điều tra tương ứng với 04 nhóm dịch vụ hành chính nêu ở trên để xác định Chỉ số hài lòng của tổ chức và cá nhân năm 2016. Tổng số phiếu điều tra, khảo sát là: 12200 phiếu.

3. Tiến độ triển khai

Công tác chuẩn bị điều tra, khảo sát: Tháng 10/2016.

Tổ chức khảo sát: Từ tháng 10/2016 đến tháng 12/2016.

- Tổ chức tập huấn cho điều tra viên;

- Xây dựng kế hoạch, phương án điều tra, khảo sát chi tiết;

- Tiến hành điều tra, khảo sát;

- Xây dựng phần mềm để xử lý thông tin định lượng bằng phần mềm SPSS cho 04 mẫu phiếu;

- Nhập dữ liệu, xử lý số liệu.

Phân tích, xây dựng các chuyên đề, tổng hợp kết quả điều tra

- Sau khi hoàn thành việc điều tra, khảo sát, Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội là cơ quan chủ trì tiến hành kiểm tra, xử lý, nhập số liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu điều tra và xây dựng 20 báo cáo, các chuyên đề điều tra; Báo cáo xác định Chỉ số hài lòng về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước thành phố Hà Nội năm 2016 đối với 04 nhóm dịch vụ hành chính: Lao động, việc làm; Bảo hiểm thất nghiệp; Bảo trợ xã hội; Người có công.

- Thời gian thực hiện: Quý I/2017.

Xây dựng Báo cáo: Xây dựng chỉ số hài lòng của tổ chức và cá nhân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước thành phố Hà Nội năm 2016 trình Ủy ban nhân dân thành phố.

Thời gian thực hiện: Quý I/2017.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện được đảm bảo từ nguồn ngân sách của Thành phố bố trí từ nguồn chi đã được phê duyệt trong Kế hoạch số 226/KH-UBND ngày 28/12/2015 của UBND thành phố Hà Nội về CCHC năm 2016 của Thành phố Hà Nội giao cho Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội (phụ lục kèm theo).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội

- Chủ trì công tác điều tra, khảo sát, phối hợp cùng với Sở Nội vụ, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện Kế hoạch điều tra khảo sát đánh giá sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với việc thực hiện các nhóm dịch vụ hành chính về “Lao động việc làm; Bảo hiểm thất nghiệp và Bảo trợ xã hội; Người có công”.

- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các cán bộ đầu mối thuộc Sở Lao động TB&XH Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai điều tra, khảo sát;

- Báo cáo tiến độ và những vấn đề vướng mắc trong quá trình triển khai với UBND Thành phố;

- Chủ trì xây dựng các chuyên đề, báo cáo kết quả khảo sát;

- Chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ báo cáo kết quả khảo sát xác định chỉ số hài lòng năm 2016 với UBND Thành phố đối với 04 nhóm TTHC đã nêu.

2. Sở Nội vụ

- Giám sát, đôn đốc các cơ quan đơn vị liên quan bảo đảm tiến độ các nhiệm vụ được Thành phố giao tại Kế hoạch này.

- Xem xét kết quả Báo cáo Chỉ số hài lòng về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đối với các nhóm dịch vụ hành chính được khảo sát trước khi Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội trình UBND Thành phố công bố.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Phối hợp tổ chức điều tra, khảo sát tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở và 02 Trung tâm dịch vụ Việc làm thuộc Sở; cử cán bộ đầu mối phối hợp với tổ điều tra, khảo sát của Viện nghiên cứu phát triển kinh tế Xã hội Hà Nội tiến hành điều tra, khảo sát; cung cấp các số liệu cần thiết để công tác điều tra đạt kết quả tốt nhất.

- Phối hợp Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội lập báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện.

4. UBND các quận, huyện, thị xã

Tổ chức điều tra, khảo sát theo hướng dẫn của Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội; cử cán bộ tham gia tập huấn công tác điều tra, khảo sát; chỉ đạo phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thực hiện tốt các yêu cầu của công tác điều tra, khảo sát.

Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị liên quan và Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện nghiêm Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, phản ánh kịp thời về Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ;
- Thường trực: TU, HĐND;
- Chủ tịch, các PCT UBND TP;
- Viện NCPT KTXH HN;
- Các sở: LĐ-TB-XH, Nội vụ, Tài chính;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUBNDTP: CVP, PVP Phạm Chí Công;
Các phòng: NC, KT, TKBT, TH;
- Lưu: VT, NC(B). 55

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sửu

 

PHỤ LỤC

(Kèm theo Kế hoạch số 196/KH-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2016 của UBND Thành phố Hà Nội về việc khảo sát đo lường mức đo hài lòng của cá nhân và tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2016)

DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA CÁ NHÂN VÀ TỔ CHỨC ĐỐI VỚI SỰ PHỤC VỤ CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI NĂM 2016

Căn cứ lập dự toán:

1. Thông tư số 172/2012/TT-BTC ngày 22/10/2012 của Bộ Tài chính ban hành quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm công tác cải cách hành chính nhà nước.

2. Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày 11/05/2011 của Bộ Tài chính ban hành quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê.

3. Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức.

4. Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/07/2010 của Bộ Tài chính Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

5. Thông tư số 194/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.

6. Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng NSNN.

Đơn vị: 1000đ

TT

NỘI DUNG

Đơn vị

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Thời gian thực hiện

Căn cứ áp dụng

2016

Quý I /2017

I

Xây dựng phương án điều tra

 

 

 

8.000

8.000

 

Thông tư 58/2011/TT- BTC

 

Phương án điều tra

phương án

1

2.000

2.000

 

Xây dựng mẫu phiếu (41 chỉ tiêu)

mẫu

4

1.500

6.000

II

Chuẩn bị điều tra

 

 

 

69.690

1.000

68.690

Chi theo thực tế

 

Phô tô, in ấn bảng hỏi

 

 

 

48.888

 

Văn phòng phẩm

 

 

 

20.802

III

Tập huấn nghiệp vụ điều tra

 

 

 

32.000

32.000

 

Thông tư 139/2010/TT- BTC;
TT 97/2010/TT-BTC;

Quyết định số 18/2012/QĐ- UBND

 

Giảng viên (thạc sỹ)

1 người x 4 buổi

4

250

1.000

 

Học viên

70 người x 4 buổi

280

50

14.000

 

Biên soạn tài liệu phục vụ lớp học

bộ

4

1.000

4.000

 

Nước uống

70 người x 4 buổi

280

15

4.200

 

Khai giảng lớp học (maket)

 

 

 

1.000

 

Cán bộ quản lý lớp học

70 người x 4 buổi

8

200

1.600

 

Phô tô, in ấn

70 bộ x 4 buổi

280

15

4.200

Chi theo thực tế

 

Văn phòng phẩm

 

 

 

2.000

IV

Hội thảo

 

 

 

112.750

29.000

83.750

Thông tư 58/2011/TT-BTC

1

Hội thảo xin ý kiến góp ý mẫu phiếu (1 cuộc tại Viện, 1 cuộc tại Sở)

cuộc

2

 

13.500

 

Chủ trì hội thảo

người

1

200

200

 

Thư ký

người

1

150

150

 

Đại biểu tham dự

người

70

70

4.900

 

Báo cáo tham luận

bài

5

300

1.500

2

Họp góp ý tổ chức triển khai điều tra tại 33 đơn vị

35 cuộc

 

 

85.750

Thông tư số 172/2012/TT- BTC ngày 22/10/2012

 

Chủ trì cuộc họp

01 người * 35 cuộc

35

150

5250

 

Đại biểu tham dự

23 người * 35 cuộc

805

100

80.500

3

Hội thảo báo cáo kết quả điều tra (1 cuộc tại Viện, 1 cuộc tại Sở)

cuộc

2

 

13.500

Thông tư 58/2011/TT-BTC

 

Chủ trì hội thảo

người

1

200

200

 

Thư ký

người

1

150

150

 

Đại biểu tham dự

người

70

70

4.900

 

Báo cáo tham luận

bài

5

300

1.500

V

Thù lao cho điều tra viên

 

 

 

453.500

 

453.500

Thông tư 58/2011/TT-BTC;

Thông tư 97/2010/TT- BTC

 

Thù lao cho điều tra viên điều tra cấp Sở

phiếu

6800

25

170.000

 

Thù lao cho điều tra viên điều tra cấp Huyện

phiếu

5400

25

135.000

 

Thuê xe phục vụ công tác điều tra tại 33 đơn vị (1 ngày xe * 1.500.000 đ/ ngày * 33 đơn vị)

3 ngày xe * 33 đv

99

1.500

148.500

Chi theo thực tế

VI

Thù lao cho người/tổ chức trả lời bảng hỏi

 

 

 

635.000

635.000

 

Thông tư 58/2011/TT- BTC;

Thông tư 97/2010/TT- BTC

 

Thù lao cho cá nhân trả lời bảng hỏi (Các đối tượng thuộc sở, huyện) (41 chỉ tiêu)

phiếu

11700

50

585.000

 

Thù lao cho doanh nghiệp trả lời bảng hỏi (Các tổ chức thuộc sở, huyện) (41 chỉ tiêu)

phiếu

500

100

50.000

VII

Nhập dữ liệu

 

 

 

190.060

 

190.060

Thông tư 194/2012/TT- BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính

 

Đánh giá mức độ hài lòng đối với cán bộ công chức trực tiếp tiếp nhận, hướng dẫn tại bộ phận một cửa

41 trường x 12200 phiếu

500200

0,3

150.060

 

Xử lý thông tin định lượng bằng chương trình SPSS (cho 4 mẫu phiếu)

nội dung

4

10.000

40.000

VIII

Viết báo cáo

 

 

 

204.000

 

204.000

Thông tư 58/2011/TT- BTC

 

Báo cáo tổng hợp (Báo cáo chung; Báo cáo tổng hợp của Quận, huyện; Báo cáo tổng hợp Sở, ngành)

03 báo cáo

3

12.000

36.000

 

Báo cáo chuyên đề cho 17 thủ tục

17 báo cáo

17

8.000

136.000

 

Báo cáo phân tích kết quả và đề xuất giải pháp cho 04 nhóm dịch vụ hành chính công

báo cáo

4

8.000

32.000

 

TỔNG

 

 

 

1.705.000

705.000

1.000.000