- 1 Thông tư 15/2022/TT-BTC quy định về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2 Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- 3 Nghị định 28/2022/NĐ-CP về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025
- 4 Thông tư 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 198/KH-UBND | Sóc Trăng, ngày 30 tháng 12 năm 2022 |
Căn cứ Kế hoạch số 147/KH-UBND ngày 13/10/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng,
Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng xây dựng Kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 2 về hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thuộc Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng (sau đây gọi tắt là Chương trình), cụ thể như sau:
1. Mục tiêu
- Hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị phù hợp với từng vùng; khai thác tiềm năng lợi thế theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho hộ dân, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Thúc đẩy, hỗ trợ quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng hàng hóa, dịch vụ ở khu vực các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh trong đồng bào dân tộc thiểu số dựa trên tiềm năng, thế mạnh và nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương; tạo việc làm và thu nhập ổn định kết hợp với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, tri thức truyền thông của cộng đồng các dân tộc thiểu số.
2. Chỉ tiêu cụ thể: Hỗ trợ phát triển sản xuất cho khoảng 60 dự án, phương án phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh.
1. Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị
1.1. Đối tượng
a) Đối với hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị
- Dự án, kế hoạch liên kết phải đáp ứng được yêu cầu về tỷ lệ tham gia các đối tượng thuộc diện hỗ trợ của Chương trình theo quy định tại khoản 5 Điều 20 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ về quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (Nghị định số 27/2022/NĐ-CP). Ưu tiên hộ nghèo là người dân tộc thiểu số; hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ và là lao động duy nhất, trực tiếp nuôi dưỡng người thân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến độ tuổi lao động; hộ sinh sống tại xã đặc biệt khó khăn, ấp, khóm đặc biệt khó khăn. Ưu tiên dự án, kế hoạch liên kết do doanh nghiệp có phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ, hoặc hợp tác xã có trên 50% số thành viên là phụ nữ đề xuất.
- Các doanh nghiệp (sản xuất, chế biến kinh doanh), hợp tác xã tham gia vào chuỗi giá trị có từ 70% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số.
b) Đối với hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng
Dự án phải đáp ứng được yêu cầu về tỷ lệ tham gia các đối tượng thuộc diện hỗ trợ của Chương trình theo quy định tại khoản 5 Điều 20 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ trong đó, tỷ lệ tham gia dự án của người dân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tối thiểu 70%. Ưu tiên hộ nghèo là người dân tộc thiểu số; hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ và là lao động duy nhất, trực tiếp nuôi dưỡng người thân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến độ tuổi lao động. Ưu tiên dự án do nhóm hộ, tổ hợp tác có trên 50% số thành viên là phụ nữ đề xuất.
1.2. Địa bàn
- Đối với hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị: Thực hiện tại các xã, ấp, khóm thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số; ưu tiên các xã đặc biệt khó khăn, ấp, khóm đặc biệt khó khăn;
- Đối với hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng: Thực hiện tại các xã đặc biệt khó khăn, ấp, khóm đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
1.3. Nội dung: Ưu tiên tập trung xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, hỗ trợ áp dụng kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ, nâng cao năng lực sơ chế, chế biến và phát triển thị trường, trong đó:
- Với các địa phương có thể mạnh trong phát triển nguồn nguyên liệu, có điều kiện phát triển sản xuất, căn cứ vào tình hình thực tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện lựa chọn để hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị do các tổ chức kinh tế và người dân trong vùng cùng tham gia thực hiện, tập trung hỗ trợ một số nội dung chủ yếu sau:
+ Tư vấn xây dựng liên kết, chi phí khảo sát đánh giá tiềm năng phát triển chuỗi giá trị; tư vấn xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, quy trình kỹ thuật, đánh giá thị trường, phương án phát triển thị trường;
+ Hỗ trợ về giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, máy móc, thiết bị nông nghiệp và chuyển giao kỹ thuật;
+ Tập huấn kỹ thuật sản xuất, nghiệp vụ quản lý, quản trị chuỗi giá trị, năng lực tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ;
+ Hướng dẫn áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ; xây dựng, đăng ký thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm; các hoạt động quảng bá sản phẩm, mở rộng các kênh phân phối;
+ Đối với những địa phương đã bước đầu hình thành sản xuất theo chuỗi giá trị, tập trung hỗ trợ để củng cố, mở rộng, nâng cấp liên kết chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm đã có.
- Với các địa phương không có điều kiện thực hiện phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, căn cứ vào tình hình thực tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, trong đó tập trung hỗ trợ một số nội dung chủ yếu sau:
+ Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và thủy sản: Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; giống cây trồng, vật nuôi; thiết bị, vật tư, dụng cụ sản xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thú y; hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi, cải tạo ao nuôi thủy sản và các hoạt động khác liên quan đến sản xuất;
+ Hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ: Hỗ trợ thiết kế nhà xưởng; hướng dẫn vận hành máy móc thiết bị; thiết bị, vật tư sản xuất; dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thị trường, tạo việc làm;
+ Hỗ trợ các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng; phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật.
- Các đối tượng của Tiểu dự án được vay vốn tín dụng chính sách và vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định hiện hành.
* Quy trình xây dựng, thẩm định, phê duyệt dự án; mức hỗ trợ và phương thức hỗ trợ phát triển sản xuất thực hiện theo quy định tại Điều 21, Điều 22 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ; Điều 11, Điều 12 Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04/3/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Thông tư số 15/2022/TT-BTC); Điều 19, Điều 20 Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Thông tư số 02/2022/TT-UBDT) và văn bản có liên quan.
2. Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số
2.1. Đối tượng
- Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số có kế hoạch mở rộng kinh doanh, sản xuất.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có các hoạt động và sử dụng lao động trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số;
- Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số, hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống tại các xã, ấp, khóm vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
2.2. Nội dung
- Hỗ trợ xây dựng các mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Định kỳ hằng năm tổ chức biểu dương thanh niên, sinh viên, người có uy tín tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Tổ chức các hoạt động thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Tổ chức các hội chợ, triển khai thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
* Quy trình lập và phê duyệt kế hoạch hỗ trợ các mô hình thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp thực hiện theo quy định của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ, Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04/3/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và văn bản hướng dẫn có liên quan.
III. DỰ KIẾN VỐN VÀ NGUỒN VỐN THỰC HIỆN
Thực hiện theo Kế hoạch số 147/KH-UBND ngày 13/10/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Dự kiến nhu cầu vốn và nguồn vốn thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3 giai đoạn 2021-2025 là 124.994 triệu đồng, trong đó:
- Ngân sách trung ương: 63.994 triệu đồng (vốn sự nghiệp);
- Ngân sách địa phương: 1.000 triệu đồng (vốn sự nghiệp);
- Vốn vay tín dụng chính sách: 60.000 triệu đồng.
1. Ban Dân tộc
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ chi tiết vốn thực hiện Kế hoạch này, đồng gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để tổng hợp chung trong kế hoạch trung hạn, hằng năm của tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành hướng dẫn tổ chức thực hiện nội dung Kế hoạch này đảm bảo hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ, đột xuất.
- Đề xuất, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây hướng dẫn mức hỗ trợ cho một (01) dự án hỗ trợ phát triển sản xuất .
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp với Ban Dân tộc hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện các nội dung hoạt động thuộc lĩnh vực phụ trách. Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (huyện), phòng Kinh tế (thị xã, thành phố) trong hoạt động phối hợp hướng dẫn thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và thủy sản tại địa phương.
3. Sở Tài chính: Phối hợp với Ban Dân tộc và các sở, ngành có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện các nội dung Kế hoạch này theo khả năng cân đối của ngân sách địa phương; đồng thời, phối hợp các đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình.
4. Sở Công Thương: Hướng dẫn thực hiện nội dung hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ, đột xuất.
5. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh
Thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã, ấp, khóm đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tranh thủ nguồn vốn vay hằng năm để triển khai thực hiện giải ngân các dự án theo danh sách được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tham gia thẩm định phương án vay vốn trước khi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với phương thức hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể tỉnh
- Tham gia phối hợp với Ban Dân tộc, các ngành, địa phương có liên quan triển khai thực hiện nội dung Kế hoạch này thông qua việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tích cực hưởng ứng tham gia thực hiện Chương trình, nâng cao ý thức tự vươn lên thoát nghèo, tích cực hăng hái tham gia lao động, sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần giảm nghèo bền vững.
- Phối hợp theo dõi, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch này đảm bảo việc triển khai các chính sách hỗ trợ được công khai, minh bạch, đúng địa bàn, đối tượng theo quy định, mang lại hiệu quả thiết thực, tránh thất thoát, lãng phí nguồn vốn.
7. Đề nghị Liên minh Hợp tác xã tỉnh
- Quan tâm chú trọng xây dựng các chương trình, dự án phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác hoạt động phù hợp với điều kiện thực tiễn ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; phát huy hơn nữa vai trò của kinh tế tập thể trong việc thực hiện các kế hoạch, dự án hoạt động có liên quan đến Chương trình.
- Phối hợp với các ngành, địa phương rà soát, đề xuất các hợp tác xã mới thành lập sản xuất, kinh doanh hiệu quả và hợp tác xã đang hoạt động có kế hoạch mở rộng kinh doanh, sản xuất trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số để được hỗ trợ chính sách của Chương trình (nếu hợp tác xã có nhu cầu). Hướng dẫn hồ sơ thủ tục để được phê duyệt thụ hưởng chính sách theo quy định.
8. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh: Phối hợp với các ngành, địa phương có liên quan rà soát, đề xuất hỗ trợ xây dựng các mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh có tiềm năng phát triển ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số để được hỗ trợ chính sách thuộc Chương trình. Hướng dẫn hồ sơ thủ tục để được phê duyệt thụ hưởng chính sách theo quy định.
9. Các sở, ban ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động phối hợp với Ban Dân tộc, các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung Kế hoạch này; tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng thông các quy định về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc Chương trình.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Căn cứ nội dung Kế hoạch này và tình hình thực tế của địa phương chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể của giai đoạn, hằng năm và tổ chức triển khai thực hiện.
- Định kỳ hàng tháng, 06 tháng, năm và 05 năm tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện gửi về Ban Dân tộc đúng theo thời gian quy định để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban Dân tộc.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 2 về hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thuộc Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Thông tư 15/2022/TT-BTC quy định về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2 Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- 3 Nghị định 28/2022/NĐ-CP về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025
- 4 Thông tư 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành