ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 198/KH-UBND | Quảng Ninh, ngày 25 tháng 12 năm 2018 |
Thực hiện Chỉ thị số 8382/CT-BNN-TCTL, ngày 26/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường thực hiện các giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, mùa khô năm 2018-2019. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện các giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2018-2019 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, với những nội dung sau:
1. Mục đích:
a. Chủ động nắm bắt tình hình thời tiết để triển khai kịp thời các phương án ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và tác động của biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh, đảm bảo nguồn nước, lương thực phục vụ dân sinh, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh; chủ động huy động mọi nguồn lực để phục vụ công tác ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và tác động của biến đổi khí hậu đảm bảo kịp thời, tiết kiệm, hiệu quả.
b. Có kế hoạch chủ động tổ chức sản xuất, điều chỉnh mùa vụ, cơ cấu cây trồng, phù hợp với khả năng cung cấp nước đảm bảo phục vụ vụ Đông Xuân 2018-2019.
c. Chủ động điều tiết, dự trữ nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, cấp nước phục vụ sinh hoạt cho người, gia súc và công nghiệp.
2. Yêu cầu:
a. Sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý, tiết kiệm nước. Triển khai thực hiện công tác ứng phó với hạn hán theo nguyên tắc: Ưu tiên cho nước sinh hoạt, nước phục vụ cho chăn nuôi, nước tưới cho cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao; khuyến cáo nhân dân không sản xuất lúa ở những nơi có nguy cơ thiếu nước và chuyển sang sản xuất các loại cây trồng phù hợp, tiết kiệm nước; sử dụng kinh phí thực hiện công tác ứng phó hạn hán phải đảm bảo kịp thời, tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy trình, quy định.
b. Tất cả các ngành, các cấp phải quán triệt và thực hiện nghiêm túc phương châm “Bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và “Ba sẵn sàng” (chủ động phòng tránh; ứng phó kịp thời; khắc phục khẩn trương, hiệu quả, trong đó lấy phòng là chính).
1. Diễn biến thời tiết:
1.1. Khí tượng: Hiện tượng ENSO đang ở pha trung tính nhưng nghiêng về pha nóng của hiện tượng này, nhiều khả năng đạt ngưỡng El Nino vào tháng 11/2018 và tiếp tục duy trì trong các tháng tiếp theo đến khoảng giữa năm 2019.
- Không khí lạnh: Số đợt không khí lạnh ảnh hưởng xấp xỉ trung bình nhiều năm. Cả mùa có khoảng 16-18 đợt không khí lạnh ảnh hưởng. Không khí lạnh mạnh ảnh hưởng tập trung chủ yếu vào thời kỳ từ giữa tháng 12/2018 đến giữa tháng 02/2019. Đợt rét đậm, rét hại đầu tiên xảy ra vào khoảng giữa tháng 12/2018, phù hợp với quy luật.
- Nhiệt độ: Nền nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN). Tháng 01 và 4/2019 nền nhiệt độ ở mức xấp xỉ TBNN, các tháng còn lại cao hơn TBNN. Mùa lạnh1 bắt đầu từ cuối tháng 11/2018, phù hợp quy luật. Rét đậm rét hại tập trung vào thời kỳ từ giữa tháng 12/2018 đến đầu tháng 02/2019. Ít khả năng xuất hiện đợt rét đậm rét hại kéo dài trên 10 ngày.
- Mưa: Mùa khô đã bắt đầu ngay từ đầu tháng 10/2018, sớm hơn quy luật 1 tháng. Lượng mưa cả mùa ở mức thấp hơn TBNN; tháng 01/2019 lượng mưa trên mức TBNN, các tháng còn lại mưa thấp hơn TBNN. Khô hạn khả năng kéo dài và khốc liệt hơn TBNN. Cần đề phòng cháy nổ; đồng thời, tích nước và sử dụng hợp lý, phục vụ sản xuất và đời sống.
1.2. Thủy văn:
- Mực nước cao nhất (Hmax) mùa cạn 2018-2019 tại trạm Bình Liêu - sông Tiên Yên, nhiều khả năng xuất hiện ở mức thấp hơn Hmax trung bình nhiều năm (TBNN Hmax mùa = 7760cm) và cao hơn Hmax mùa cạn năm 2017-2018 (Hmax = 7718cm). Thời gian thiếu nước vào tháng 11/2018.
- Mực nước trung bình mùa cạn (Hbq mùa) ở mức cao hơn mực nước trung bình nhiều năm (Hbq TBNN mùa = 7666cm), thấp hơn trung bình mùa năm 2017-2018 (Hbq mùa = 7671cm).
- Mực nước thấp nhất mùa cạn (Hmin mùa) ở mức cao hơn Hmin TBNN (Hmin TBNN mùa = 7653cm), ở mức xấp xỉ cao hơn Hmin mùa cạn 2017-2018 (Hmin mùa = 7660cm). Thời gian xuất hiện nhiều khả năng xảy ra thiếu hụt nước vào tháng 3, 4/2019.
Tính đến ngày 15/11/2018, tổng dung tích của 25 hồ chứa nước vừa và lớn trên địa bàn tỉnh hiện còn 228,20 triệu m3/296,86 triệu m3 đạt 76,9% tổng dung tích thiết kế; dung tích hiện tại so với cùng kỳ năm 2017 là 92,2% giảm là do Hồ Tràng Vinh từ tháng 11/2018 bắt đầu xả nước qua đập tràn để hạ thấp mực nước hồ Tràng Vinh xuống cao trình (+16,0)m để thi công sửa chữa đập tràn xả lũ; xả nước qua cống để hạ thấp mực nước hồ Tràng Vinh đến ngày 25/12/2018 xuống cao trình (+13,37)m để thi công sửa chữa cống lấy nước. Với nguồn nước trên đảm bảo tưới cho vụ Đông Xuân năm 2018-2019.
2. Nhận định tình hình khô hạn trong mùa khô năm 2018-2019.
2.1. Tình hình chung: Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có tổng số 1069 công trình thủy lợi
Trong đó:
- Hồ chứa nước: 180 hồ với tổng dung tích thiết kế 359 triệu m3;
- Đập dâng: 392 đập;
- Trạm bơm tưới, tiêu: 101 trạm;
- Cống tiêu dưới đê: 396 chiếc;
Với tổng năng lực tưới là 54.201,6 ha; tổng năng lực tiêu là 33.844 ha.
2.2. Diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân năm 2018-2019: là 36.220 ha;
2.3. Các khu vực có khả năng xảy ra hạn hán:
- Huyện Đầm Hà: Diện tích lúa có khả năng bị hạn trên địa bàn huyện khoảng 155 ha (Xã Tân Bình 50 ha, xã Đại Bình 20 ha, xã Tân Lập 25 ha, xã Quảng Lâm 20 ha, xã Quảng An 40 ha).
- Thành phố Móng Cái: Diện tích có khả năng bị hạn trên địa bàn thành phố khoảng 297 ha lúa. Cụ thể:
+ Khoảng 60 ha diện tích thuộc phường Bình Ngọc, phường Trà Cổ, xã Hải Sơn, xã Bắc Sơn, xã Quảng Nghĩa có khả năng bị hạn do không chủ động được nguồn nước. Vì đây là những khu vực cách xa công trình thủy lợi, khu vực không có công trình thủy lợi, không có hệ thống kênh mương dẫn nước đến khu tưới; khu vực canh tác dựa vào nước trời là chính; chủ yếu chỉ gieo cấy vụ mùa. (Diện tích này do UBND TP Móng Cái phụ trách tưới).
+ Khoảng 237 ha lúa ở các xã/phường: Hải Tiến, Hải Đông, Hải Yên, Ninh Dương, Vạn Ninh, Hải Hòa, Hải Xuân có khả năng bị hạn, do xả nước hồ Tràng Vinh để triển khai thi công sửa chữa đập tràn và cống lấy nước. Những diện tích này sẽ do hồ Quất Đông và hồ Đoan Tĩnh phụ trách tưới trong thời gian thi công sửa chữa đập tràn và cống lấy nước hồ Tràng Vinh (Dung tích của các hồ này đảm bảo cấp nước tưới cho diện tích của 7 xã, phường trên. Nhưng do lưu lượng qua cống lấy nước nhỏ, sợ không đáp ứng được. Lưu lượng nước qua cống lớn nhất: Qhồ Quất Đông = 2 m3/s; Qhồ Đoan Tĩnh = 0,28 m3/s; Tổng Q2 hồ = 2,28 m3/s; trong khi nó nhu cầu cấp thường khoảng 7 m3/s). (Diện tích này do công ty TNHH MTV Thủy lợi Miền Đông đảm nhận tưới).
- Huyện Hoành Bồ: Diện tích có khả năng bị hạn hán khoảng 175,2 ha (Xã Lê Lợi 159,2 ha lấy nước thông qua hồ An Biên; xã Thống Nhất 15,3 ha lấy nước thông qua hồ Rộc Cả).
- Thành phố Cẩm Phả: Diện tích có thể xảy ra hạn hán do không chủ động được nguồn nước khoảng 55ha chủ yếu thuộc xã Cộng Hòa, do khu vực cách xa công trình thủy lợi.
- Huyện Ba Chẽ: Khoảng 34,5 ha diện tích có thể bị hạn.
- Huyện Cô Tô: có thể xảy ra hạn hán cục bộ vì các hồ chứa nước ở đây nhỏ và hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết.
- Các địa phương như huyện Bình Liêu, Ba Chẽ, Hoành Bồ nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp chủ yếu lấy nước từ các đập dâng trên sông suối. Nguồn nước này phụ thuộc chủ yếu thiên nhiên nên có thể xảy ra hạn hán cục bộ theo thời gian.
- Các địa phương như Quảng Yên, Uông Bí, Đông Triều có khả năng bị mặn xâm nhập vào các cùng ven sông Bách Đằng, Đá Bạc, cửa Sông Cầm.
III. Các biện pháp phòng chống hạn và xâm nhập mặn.
1. Biện pháp phi công trình
1.1. Đối với sản xuất nông nghiệp
- Các địa phương, đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi xây dựng phương án chống hạn cụ thể trên địa bàn, tăng cường theo dõi diễn biến thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng và dự báo của cơ quan Khí tượng thủy văn để kịp thời triển khai các giải pháp chống hạn thích hợp, giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất do hạn hán gây ra.
- Rà soát, cập nhật cân đối nguồn nước, tiếp tục kiểm tra, tổng hợp cụ thể nguồn nước các hồ chứa để xây dựng kế hoạch sử dụng nước hợp lý, phù hợp với khả năng nguồn nước, trong đó ưu tiên nước cho sinh hoạt, nước uống cho gia súc, tưới cho cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao và các khu công nghiệp khi hạn hán xảy ra.
- Trên cơ sở tính toán nguồn nước hiện có, hướng dẫn nhân dân sử dụng giống và bố trí các loại cây trồng hợp lý. Đối với các vùng trồng lúa đảm bảo nguồn nước tưới suốt vụ thì chủ động gieo sạ tập trung thâm canh theo vùng để tiết kiệm nước; đối với diện tích không đủ nước trồng lúa thì chuyển sang cây trồng khác có nhu cầu nước ít hơn và thời gian ngắn hơn so với trồng lúa; diện tích không có nước chủ động tạm dừng không gieo trồng;
- Tăng cường công tác quản lý phân phối và sử dụng nguồn nước tiết kiệm (áp dụng phương pháp tưới luân phiên, tưới tiết kiệm nước....), hạn chế thất thoát nước, đồng thời có biện pháp chống thấm, giảm lượng nước rò rỉ đến mức thấp nhất. Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi tình hình hạn hán đến tận nơi sản xuất nhằm ứng phó kịp thời và giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người dân;
- Tuyên truyền hướng dẫn nhân dân sử dụng nước tiết kiệm trong sinh hoạt và sản xuất, nâng cao nhận thức và thực hiện nghiêm túc phương án chống hạn ở các địa phương và của các đơn vị cung cấp nước. Ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp tự ý ngăn chặn, đắp, đào xẻ kênh lấy nước không theo kế hoạch tưới.
- Khuyến khích áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước (như tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt) và triển khai nhân rộng các mô hình này:
- Căn cứ vào dự báo thời tiết và tình trạng xâm nhập mặn để điều chỉnh lịch mùa vụ, thả nuôi thủy sản trong điều kiện cho phép.
- Huy động các lực lượng vũ trang, thanh niên tình nguyện tham gia phòng, chống hạn (tuyên truyền cảnh báo hạn hán, nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, đắp đập tạm...).
1.2. Đối với cấp nước sinh hoạt, công nghiệp
- Các địa phương phối hợp với các đơn vị quản lý hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tính toán, cân đối dành nước ưu tiên cho cấp nước sinh hoạt, công nghiệp cho đến hết năm 2019. Theo dõi, nắm bắt tình hình thiếu nước sinh hoạt, đề xuất các biện pháp cấp nước thích hợp.
- Các đơn vị cấp nước sinh hoạt có kế hoạch đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dân, các khu công nghiệp trên địa bàn quản lý khi hạn hán xảy ra.
- Một số hệ thống cấp nước nhỏ lẻ, các giếng nước của dân do ảnh hưởng hạn hán không đủ nước, tiến hành các biện pháp như: đào thêm giếng, tăng cường các phương tiện vận chuyển để cấp nước, không để thiếu nước sinh hoạt và bùng phát dịch bệnh do hạn hán kéo dài.
- Xây dựng kế hoạch phát triển rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn và trồng rừng theo quy hoạch để đảm bảo độ che phủ.
2. Biện pháp công trình
2.1- Đối với khu vực hồ chứa nước, đập dâng:
- Lắp đặt các trạm bơm dầu dã chiến tại vị trí các cống lấy nước để bơm nước từ dung tích chết của các hồ;
- Sửa chữa các đập bổi hiện có và đắp đập tạm để trữ nước.
2.2- Đối với khu vực trạm bơm:
- Vận hành tăng cường các trạm bơm điện cố định để chống hạn;
- Tổ chức nạo vét hệ thống kênh mương, cửa cống lấy nước, nạo vét khơi thông dòng chảy đảm bảo thông thoáng từ đầu mối tới mặt ruộng tại các địa phương, đơn vị;
- Tổ chức lắp đặt và vận hành các trạm bơm dã chiến tận dụng nguồn nước từ các sông, suối, ao, bầu để bơm chống hạn tại các khu vực khoanh vùng sản xuất bị thiếu nước vào cuối vụ;
- Rà soát và chủ động thực hiện việc nâng cấp, sửa chữa kênh mương, đập dâng có quy mô nhỏ nhằm tăng cường khả năng trữ nước và dẫn nước thông thoáng từ đầu mối đến mặt ruộng, tránh thất thoát nước.
- Tu bổ, sửa chữa các hệ thống cấp nước sinh hoạt để đảm bảo cung cấp đủ nước cho người dân.
- Thường xuyên duy tu bảo dưỡng máy móc, thiết bị tại các trạm bơm, cửa van điều tiết nước, máy đóng mở. Đối với các trạm bơm đảm bảo tiết kiệm nhiên liệu, điện tận dụng tối đa bơm giờ thấp điểm. Kiểm tra các máy bơm dự phòng được trang bị để chuẩn bị sẵn sàng bơm khi có hạn xảy ra.
- Quản lý chặt chẽ, điều tiết hợp lý nguồn nước; sửa chữa gấp những công trình bị hư hỏng nặng không đảm bảo dẫn nước, nạo vét hồ chứa, kênh mương từ nguồn kinh phí sửa chữa thường xuyên của đơn vị, đảm bảo không để rò rỉ, thất thoát nguồn nước.
2.3- Riêng khu vực thành phố Móng Cái: Do xả nước hồ Tràng Vinh để triển khai thi công sửa chữa đập tràn xả lũ và cống lấy nước, yêu cầu:
(1)- Công ty TNHH MTV Thủy lợi Miền Đông:
+ Phối hợp cùng các đơn vị sử dụng nước chủ động rà soát diện tích tưới, cơ cấu cây trồng, nhu cầu sử dụng nước, xây dựng kế hoạch tưới cụ thể để triển khai thực hiện đảm bảo cấp nước cho vụ Đông 2018 và vụ Chiêm 2018-2019 trên địa bàn Công ty phụ trách tưới;
+ Thực hiện đóng trữ nước các hồ chứa nước Dân Tiến, Quấn Đông, Đoan Tĩnh phục vụ cấp nước trong thời gian sửa chữa đập tràn và cống lấy nước của công trình hồ chứa nước Tràng Vinh;
+ Phối hợp với chủ đầu tư, nhà thầu thi công công trình, tổ chức vận hành, điều tiết tưới theo phương án, đảm bảo không ảnh hưởng đến nhu cầu cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt của nhân dân trong thời gian thi công.
(2)- UBND thành phố Móng Cái chỉ đạo các xã, phường Hải Tiến, Hải Đông, Hải Yên, Ninh Dương, Vạn Ninh, Hải Hòa, Hải Xuân phối hợp với công ty TNHH MTV Thủy lợi Miền Đông trong việc xây dựng kế hoạch tưới và vận hành điều tiết; đồng thời triển khai tu sửa, nạo vét hệ thống kênh mương do địa phương quản lý đảm bảo dẫn nước, thực hiện canh tác gọn khu, gọn khoảnh tại các xứ đồng đảm bảo tưới tập trung, hiệu quả và tiết kiệm nguồn nước.
(3)- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Ban quản lý các Dự án công trình NN&PTNT và nhà thầu thi công sửa chữa đập tràn xả lũ và cống lấy nước chủ động có phương án đảm bảo cấp điện phục vụ thi công và bơm nước phục vụ sản xuất; đồng thời tính toán chuẩn bị phương án, bổ sung thiết bị, các tổ máy bơm dự phòng,... để chủ động phục vụ sản xuất và đối phó trong trường hợp thời tiết khô hạn kéo dài.
IV. Nguồn kinh phí thực hiện: Ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác theo quy định.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi triển khai thực hiện Kế hoạch; tổng hợp báo cáo kịp thời tình hình triển khai thực hiện và các thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra về UBND tỉnh để kịp thời chỉ đạo.
- Thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, nguồn nước, nhận định tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, phổ biến đến các cấp chính quyền và người dân để chủ động ứng phó; xây dựng kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân phù hợp với khả năng nguồn nước; tổng hợp báo cáo chung toàn tỉnh về nguồn nước, kế hoạch chống hạn;
- Hướng dẫn các địa phương bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện nguồn nước; xây dựng phương án sử dụng nước hợp lý để ứng phó hạn hán; phổ biến, tuyên truyền thực hiện tưới tiết kiệm, tưới tiên tiến cho cây trồng.
- Phối hợp với địa phương ven biển tổ chức quản lý, vận hành công trình trên hệ thống đê không để xâm nhập mặn, úng ngập ảnh hưởng sản xuất.
- Chỉ đạo Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi quản lý chặt chẽ nguồn nước, đảm bảo tưới chắc trong hệ thống; đồng thời hỗ trợ các địa phương về nhân lực, kỹ thuật, nguồn nước để chống hạn.
- Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình cấp nước sạch, công trình thủy lợi để sớm đưa vào sử dụng phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp; chủ động kiểm tra, sửa chữa, khôi phục hoạt động của các công trình cấp nước tập trung, các giếng, ao; ưu tiên xây dựng các cụm vòi cấp nước tập trung để cấp nước chống hạn.
- Chỉ đạo Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn kiểm tra, đánh giá tình trạng hoạt động các công trình cấp nước sạch nông thôn; đề xuất giải pháp nâng cao năng lực và phương án tham gia chống hạn cho từng công trình cụ thể; tổng hợp báo cáo thường xuyên tình hình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Công Thương: Chỉ đạo Công ty Điện lực Quảng Ninh bảo đảm việc cấp điện cho các trạm bơm hoạt động; trong đó có các công trình chống hạn.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì cung cấp các số liệu về quan trắc đo độ mặn tại các cửa sông nhằm phục vụ dự báo tình hình xâm nhập mặn.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Phối hợp với các địa phương rà soát và đề xuất hỗ trợ các hộ có nguy cơ thiếu đói, nhất là các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số, không để người dân bị đói do ảnh hưởng của hạn hán.
5. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Đài Truyền hình Quảng Ninh, Báo Quảng Ninh: Tăng cường thông tin, truyền thông về tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, các biện pháp chỉ đạo ứng phó để cộng đồng biết và chủ động thực hiện tiết kiệm nước; biểu dương, khuyến khích những cá nhân, tổ chức tích cực và sáng tạo trong ứng phó với hạn.
6. Đài Khí tượng Thủy văn: Tăng cường dự báo, cảnh báo khí tượng, thủy văn, nhận định tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, thường xuyên cấp cho các cơ quan liên quan và địa phương để phục vụ chỉ đạo phòng, chống hạn, xâm nhập mặn vụ Đông Xuân năm 2018 - 2019 và cả năm 2019.
7. Các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi, hồ chứa trên địa bàn tỉnh:
- Chủ động tu bổ, sửa chữa, nâng cấp các công trình bằng nguồn vốn sửa chữa hàng năm và có kế hoạch nạo vét hệ thống kênh mương, các cửa vào lấy nước, trạm bơm tưới theo phân cấp quản lý; các hồ chứa đang sửa chữa nếu đủ điều kiện an toàn phải tích nước hợp lý để thực hiện công tác chống hạn.
- Phối hợp với các địa phương trong triển khai phương án phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, xác định cụ thể từng vùng có khả năng thiếu nước để có kế hoạch chống hạn và biện pháp cấp nước hợp lý; quản lý phân phối nước chặt chẽ và linh hoạt; tổ chức tưới hiệu quả và tiết kiệm nước.
- Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tình hình nguồn nước nhằm chủ động xử lý tình huống, kịp thời điều chỉnh kế hoạch cấp nước khi nguồn nước thay đổi phục vụ tốt yêu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân; thường xuyên báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tình hình thực hiện.
8. Công ty Cổ phần nước sạch Quảng Ninh: Chủ động cấp nước theo mạng quản lý, đồng thời có phương án hỗ trợ các nhà máy nước nông thôn đấu nối nguồn nước của Công ty để kịp thời cung cấp nước cho người dân trong trường hợp xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến nguồn nước thô tại các nhà máy.
9. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Thường xuyên theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo khí tượng, thủy văn để vận hành tích nước các hồ chứa phù hợp, bảo đảm nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, đồng thời phải bảo đảm an toàn tuyệt đối đập, hồ chứa nước.
- Xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn với các kịch bản về nguồn nước có khả năng xảy ra để kịp thời triển khai các giải pháp phù hợp.
- Chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương, UBND các xã, phường, thị trấn và các chủ công trình tổ chức kiểm kê nguồn nước từng công trình thủy lợi, khoanh vùng cụ thể các diện tích có nguy cơ bị hạn hán, thiếu nước, xây dựng kế hoạch tưới cụ thể cho từng vùng; bố trí cơ cấu sản xuất, mùa vụ, thời điểm xuống giống phù hợp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với những diện tích thiếu nước; sử dụng các giống cây trồng thích ứng với điều kiện hạn hán.
- Tận dụng tối đa nguồn nước tự nhiên còn lại sau mùa mưa từ ao, hồ, sông suối, mương rạch để cung cấp nước cho sản xuất Đông Xuân, tiết kiệm nguồn nước từ các hồ chứa thủy lợi để dành cung cấp cho vụ sản xuất; thực hiện tiết kiệm nước ngay từ đầu vụ Đông Xuân, có kế hoạch phân phối nước hợp lý để đảm bảo cung cấp nước đầy đủ cho các nhu cầu thiết yếu (sinh hoạt, chăn nuôi, cây trồng có giá trị cao...), sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân năm 2018 - 2019 và cả năm 2019.
- Triển khai đồng bộ các giải pháp chống hạn như: Nạo vét kênh mương, thông thoáng dòng chảy, đắp đập tạm, bờ bao, đào ao, vét giếng, lắp đặt và vận hành các trạm bơm dã chiến để tận dụng nguồn nước phục vụ sản xuất; rà soát, khôi phục các công trình chống hạn đã có trước đây để sẵn sàng chống hạn.
- Thực hiện các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng (tưới theo quy trình “ướt khô xen kẽ”, nhỏ giọt, phun mưa...); chủ động cắt giảm ít nhất 10% lượng nước tưới so với lúc bình thường.
- Tăng cường thông tin, tuyên truyền về tình hình thiếu nước, khô hạn để người dân biết và chủ động trong việc sử dụng nước tiết kiệm và tích cực phối hợp với các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi điều tiết, sử dụng nước hiệu quả.
- Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp phải quan tâm chỉ đạo ứng phó với tình hình hạn hán, thiếu nước; củng cố các tổ, đội thủy nông nội đồng để quản lý, điều tiết tưới để hạn chế tranh chấp, chống thất thoát, lãng phí nước.
- Chủ động sử dụng nguồn cấp bù thủy lợi phí, ngân sách của địa phương để thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn.
- Thường xuyên cập nhật về tình hình nguồn nước, hạn hán, xâm nhập mặn và các hoạt động ứng phó, tổng hợp thiệt hại, đề xuất giải pháp chống hạn trên địa bàn gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo.
10. Các Đoàn thể: Đề nghị Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh Đoàn tích cực bám sát địa bàn, vận động, hướng dẫn hội viên, đoàn viên thực hiện tốt các giải pháp sản xuất trong điều kiện hạn hán theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn để giành thắng lợi trong sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.
Yêu cầu các Thủ trưởng các Sở, ngành, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tích cực triển khai thực hiện Kế hoạch này; trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc thì các cơ quan, đơn vị báo cáo về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp báo cáo và đề xuất UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo theo thẩm quyền./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2019 về tăng cường thực hiện giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh khô năm 2019-2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2 Kế hoạch 142/KH-UBND năm 2019 về phòng, chống thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 3 Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2018 về tăng cường giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai mùa khô năm 2018-2019
- 4 Chỉ thị 26/CT-UBND năm 2018 về tăng cường thực hiện giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, mùa khô năm 2018-2019 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 5 Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2018 về tăng cường biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, nhiễm mặn năm 2019 và ứng phó với ảnh hưởng của hiện tượng ElNino trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 6 Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2018 về tăng cường thực hiện các giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh vụ Đông Xuân năm 2018-2019 và cả năm 2019 do tỉnh Bình Định ban hành
- 7 Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2018 về tăng cường thực hiện giải pháp tích trữ nước, phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, phục vụ sinh hoạt và sản xuất năm 2018-2019 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 8 Chỉ thị 8382/CT-BNN-TCTL năm 2018 về tăng cường thực hiện giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, mùa khô năm 2018-2019 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9 Kế hoạch 643/KH-UBND về phòng chống thiếu nước, hạn hán, xâm nhập mặn năm 2018 trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 1 Kế hoạch 643/KH-UBND về phòng chống thiếu nước, hạn hán, xâm nhập mặn năm 2018 trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 2 Chỉ thị 26/CT-UBND năm 2018 về tăng cường thực hiện giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, mùa khô năm 2018-2019 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3 Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2018 về tăng cường thực hiện các giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh vụ Đông Xuân năm 2018-2019 và cả năm 2019 do tỉnh Bình Định ban hành
- 4 Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2018 về tăng cường thực hiện giải pháp tích trữ nước, phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, phục vụ sinh hoạt và sản xuất năm 2018-2019 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 5 Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2018 về tăng cường biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, nhiễm mặn năm 2019 và ứng phó với ảnh hưởng của hiện tượng ElNino trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 6 Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2018 về tăng cường giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai mùa khô năm 2018-2019
- 7 Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2019 về tăng cường thực hiện giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh khô năm 2019-2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 8 Kế hoạch 142/KH-UBND năm 2019 về phòng, chống thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Cà Mau