Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 199/KH-UBND

Hà Nội, ngày 19 tháng 7 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHẤM DỨT DỊCH BỆNH AIDS VÀO NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

PHẦN 1. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

I. Căn cứ pháp lý xây dựng kế hoạch

- Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2020;

- Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 14/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030;

- Công văn số 3784/BYT-AIDS ngày 15/7/2020 của Bộ Y tế về Hướng dẫn xây dựng kế hoạch đảm bảo tài chính thực hiện Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Kế hoạch số 07/KH-BCĐ ngày 06/11/2020 của Ban Chỉ đạo xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, phòng, chống HIV/AIDS thành phố Hà Nội về việc thực hiện Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

II. Tình hình dịch và hoạt động phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2016-2020

1. Tình hình dịch HIV/AIDS tại Hà Nội

Tính đến ngày 31/12/2020, số người nhiễm HIV/AIDS đang còn sống là 20.563, số bệnh nhân nhiễm HIV đã tử vong là 7.191. Trong năm 2020, có 1.584 trường hợp HIV mới phát hiện, 137 trường hợp tử vong. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trên 100.000 dân của Hà Nội là 237 người/100.000 dân (dân số đến ngày 01/4/2019: 8.654.000 người).

Thành phố có 14/30 quận/huyện/thị xã có trên 500 người nhiễm HIV còn sống, trong đó quận Đống Đa có người nhiễm HIV còn sống cao nhất với 2.428 người (chiếm tỷ lệ 11,8% trên tổng số người nhiễm HIV hiện còn sống của Thành phố), huyện Thạch Thất là địa phương có số người nhiễm HIV còn sống thấp nhất với 157 người.

Dịch HIV/AIDS tại Thành phố vẫn trong giai đoạn tập trung trên các nhóm đối tượng có nguy cơ cao, mặc dù hiện tỷ lệ nhiễm HIV trên các nhóm này có chiều hướng giảm, nhưng còn ở mức cao. Qua giám sát phát hiện, xu hướng lây nhiễm HIV qua đường tình dục có xu hướng gia tăng từ 42,9% năm 2016 lên 73,3% năm 2020, ngược lại phân bố tỷ lệ nhiễm HIV theo đường máu giảm dần qua các năm từ 63,2% năm 2005 xuống 15,5% năm 2020 (Số liệu về nhiễm HIV/AIDS giai đoạn 2016-2020 tại Phụ lục 1 kèm theo).

2. Hoạt động đáp ứng với dịch HIV/AIDS tại thành phố Hà Nội

Thành phố Hà Nội đã đạt được thành quả quan trọng trong phòng, chống HIV/AIDS qua việc thay đổi kiến thức, hành vi trong các nhóm có hành vi nguy cơ cao và cộng đồng dân cư; giúp người nghiện heroin giảm sử dụng heroin, thay đổi hành vi nhận thức, giảm tội phạm do người nghiện gây ra; giảm nhanh số người chuyển sang giai đoạn AIDS và tăng tỷ lệ người nhiễm HIV điều trị ARV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế.

a) Dự phòng lây nhiễm HIV: quản lý, tiếp cận truyền thông và hỗ trợ vật dụng an toàn cho số nghiện ma túy, phụ nữ bán dâm, nam quan hệ tình dục đồng giới, người nhiễm HIV. Tỷ lệ bao phủ tiếp cận theo số liệu báo cáo năm 2020 là 97% với nhóm nghiện ma túy, 74% với nhóm phụ nữ bán dâm, 64% với nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới. Chương trình điều trị Methadone tại 18 cơ sở điều trị cho 5.001 bệnh nhân. Triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm PrEP tại 14 cơ sở điều trị cho 4.474 bệnh nhân. Các hoạt động can thiệp được triển khai liên tục đã góp phần kiểm soát tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm, nghiện chích ma túy và nam quan hệ tình dục đồng giới.

b) Điều trị HIV/AIDS: kiện toàn các phòng khám và điều trị HIV tại Thành phố đảm bảo việc khám và điều trị cho người nhiễm HIV được chi trả từ Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT). Tỷ lệ người nhiễm HIV trên địa bàn Thành phố được điều trị ARV đạt 70,5%. Tuyên truyền vận động người nhiễm HIV mua và sử dụng thẻ BHYT, đến cuối năm 2020 có 81,7% người nhiễm đang điều trị ARV có thẻ BHYT. Thực hiện hỗ trợ đồng chi trả thuốc ARV qua nguồn ngân sách địa phương và xét nghiệm tải lượng vi rút cho người nhiễm HIV tham gia điều trị ARV từ các nguồn của dự án ODA. Có 98% người nhiễm HIV điều trị ARV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế, góp phần giảm nguy cơ lây nhiễm HIV ra cộng đồng. Ngoài ra, chương trình cũng thực hiện các hoạt động điều trị lao/HIV, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con một cách đồng bộ và hiệu quả.

c) Giám sát, tư vấn, xét nghiệm: giám sát phát hiện, giám sát ca bệnh, tìm ca bệnh được thực hiện chặt chẽ nên đã giảm bớt số mất dấu, tăng tỷ lệ quản lý được người nhiễm. Đến hết năm 2020, Thành phố đã có 73 phòng xét nghiệm sàng lọc, 11 cơ sở y tế được cấp chứng nhận đủ điều kiện xét nghiệm HIV, gồm 06 bệnh viện Thành phố và 05 Trung tâm y tế quận/huyện. Số người được xét nghiệm ngày càng tăng (từ 149.514 người vào năm 2016 lên 446.317 người trong năm 2020).

d) Tăng cường năng lực và hợp tác quốc tế được Thành phố đặc biệt quan tâm chỉ đạo, đã thực hiện và thu hút nhiều dự án đầu tư hỗ trợ cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn Thành phố; cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở phòng, chống HIV/AIDS đã được đầu tư, nâng cấp bảo đảm cho các hoạt động của đơn vị.

3. Khó khăn thách thức

- Dịch HIV/AIDS ở Hà Nội cơ bản vẫn chưa được khống chế, thể hiện ở số người nhiễm mới được phát hiện nhiễm HIV hàng năm khoảng gần 1.000 trường hợp.

- Dịch HIV/AIDS còn đang lập trung ở các nhóm đối lượng nguy cơ cao (tiêm chích ma túy, mại dâm, nam có quan hệ tình dục đồng giới), số đối tượng nhiễm HIV mới phát hiện trong nhóm đối tượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế không khai thác được đường lây gia tăng hàng năm. Mặt khác, sự lây truyền HIV qua quan hệ tình dục đang có xu hướng gia tăng, cảnh báo sự lây lan của dịch trong cộng đồng dân cư, bao gồm cả những nhóm người được coi là có hành vi nguy cơ thấp, làm cho công tác phòng, chống HIV/AIDS trở nên khó khăn.

- Nhân lực phòng, chống HIV/AIDS tại tuyến cơ Sở thiếu so với yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ chủ yếu là kiêm nhiệm nhiều công việc do nhiều hoạt động y tế được triển khai tại cộng đồng. Cán bộ phòng, chống HIV/AIDS Thành phố sát nhập biến động, cán bộ mới chưa được đào tạo chuyên môn sâu về HIV/AIDS.

- Xét nghiệm và điều trị cho người nhiễm HIV bằng thuốc ARV từ miễn phí chuyển sang hình thức thanh toán qua bảo hiểm y tế là thách thức lớn trong việc duy trì, ổn định điều trị cho bệnh nhân. Sự biến động người nhiễm HIV điều trị ARV tại các cơ sở điều trị ARV rất lớn (bệnh nhân chuyển đến: 801 người, bệnh nhân chuyển đi: 1.407 người). Nguyên nhân: Chuyển cơ sở điều trị ARV theo đúng tuyến BHYT, do ảnh hưởng của dịch Covid...

- Một số cơ quan y tế dự phòng tuyến Thành phố và Trung ương như Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đang có vai trò đầu ngành xét nghiệm (chẩn đoán HIV, XN CD4, tải lượng) sẽ không tham gia vào hệ thống điều trị do không/chưa phê duyệt danh mục kỹ thuật.

- Sự kỳ thị phân biệt đối xử và tâm lý tự kỳ thị dẫn đến hạn chế tiếp cận các dịch vụ y tế và dịch vụ điều trị của chính những người nhiễm HIV/AIDS:

Một số người nhiễm HIV lo ngại bị tiết lộ danh tính nên vẫn chưa sẵn sàng tham gia BHYT; Một số ít người nhiễm HIV không mua được BHYT do họ không có bất cứ giấy tờ tùy thân nào, hoặc người ngoại tỉnh đến làm việc và sinh sống tại Hà Nội.

Một số bệnh nhân đã có thẻ BHYT, nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là các Viện thuộc Bộ, ngành hoặc ở các bệnh viện không có cơ sở điều trị HIV/AIDS nhưng không công khai tình trạng bệnh nên không xin được giấy tờ chuyến tuyến.

- Nguồn lực chi cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS chủ yếu từ các dự án quốc tế đang giảm nhanh, chủ yếu hỗ trợ kỹ thuật chuyên môn cho các đơn vị, trong khi nguồn lực từ ngân sách Nhà nước (thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia nguồn Trung ương và ngân sách địa phương đối ứng) không bù đắp kịp là thách thức lớn trong bối cảnh phải mở rộng chương trình Methadone và các chương trình chăm sóc, hỗ trợ, điều trị HIV/AIDS đề hướng tới kết thúc đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030 theo cam kết của Chính phủ Việt Nam với Liên hiệp quốc.

III. Đánh giá tình hình đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2016-2020

1. Kinh phí huy động cho phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn từ năm 2016-2020

Giai đoạn 2016-2020, tổng kinh phí huy động cho phòng, chống HIV/AIDS của Thành phố là 272.064 triệu đồng, bao gồm: nguồn ngân sách Trung ương là 15.151 triệu đồng; nguồn ngân sách Thành phố là 99.030 triệu đồng; nguồn thu phí dịch dụ là 45.627 triệu đồng; nguồn viện trợ từ nước ngoài là 112.256 triệu đồng (chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo).

2. Mức độ đáp ứng nhu cầu kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2016-2020 từ nguồn ngân sách Thành phố

Kinh phí Thành phố chi cho các hoạt động chuyên môn phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2016 - 2020 là 99.030 triệu đồng và bao gồm cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS, chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện thay thế Methadone và hoạt động đồng chi trả thuốc ARV cho người nhiễm HIV/AIDS, chiếm 36% tổng kinh phí chi cho công tác phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2016-2020.

3. Đánh giá hiệu quả về đầu tư kinh phí

Công tác đảm bảo kinh phí từ nguồn ngân sách Trung ương, Thành phố cũng như các nguồn viện trợ để triển khai các hoạt động truyền thông, can thiệp dự phòng, điều trị đã có tác động khống chế, hạn chế dịch HIV/AIDS lây lan như những năm trước 2008. Một số kết quả cụ thể như sau:

Số người mới được phát hiện nhiễm HIV hàng năm giảm từ mức 2.476 ca (năm 2008), xuống 676 ca vào năm 2016 và tăng lên 1.584 ca vào năm 2020 (tuy nhiên, sự tăng mạnh về số người nhiễm HIV mới được phát hiện giai đoạn từ 2017 - 2020 là do tác động từ sự hỗ trợ của các dự án nhằm hoàn thành mục tiêu 90-90-95 vào năm 2020).

Số người nhiễm HIV tử vong qua các năm giảm từ 10% vào năm 2016 xuống 08% vào năm 2020 cùng với chất lượng của hệ thống giám sát phát hiện tăng lên.

- 100% các cơ sở điều trị duy trì đủ thuốc kháng virut HIV và thuốc điều trị nhiễm trùng cơ hội cho bệnh nhân. Năm 2020, bệnh nhân bắt đầu chuyển đổi phác đồ điều trị TLD, là phác đồ có hiệu quả ức chế vi rút cao và nhanh chóng.

- Tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị thuốc ARV có thẻ bảo hiểm y tế tăng từ 62% vào cuối năm 2016 lên 82,8% vào cuối năm 2018 và 80,2% ở thời điểm 31/12/2020.

- Tỷ lệ bệnh nhân điều trị ARV được tiếp cận với ít nhất 1 dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh HIV/AIDS qua BHYT cũng tăng dần qua các năm: năm 2017 (36,8%), năm 2018 (49,4%), tháng 10/2020 (62,3%); Số bệnh nhân điều trị ARV nguồn BHYT năm 2019 là 1.929 người tại 05 cơ sở; đến ngày 31/12/2020 là 2.658/4.790 bệnh nhân tại 13 cơ sở.

PHẦN 2. ƯỚC TÍNH NHU CẦU KINH PHÍ CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021-2030

I. Cơ sở xác định nhu cầu

- Căn cứ mục tiêu, nội dung, giải pháp, các hoạt động chính, các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 11/9/2020 về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.

- Căn cứ mục tiêu và các nhóm chỉ tiêu được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt tại Kế hoạch số 07/KH-BCĐ ngày 06/11/2020 của Ban Chỉ đạo xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, phòng, chống HIV/AIDS thành phố Hà Nội về việc thực hiện Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Nội dung chi, mức chi cho từng hoạt động theo các quy định hiện hành (Các văn bản hướng dẫn nội dung chi, mức chi đối với nguồn ngân sách Nhà nước), khung giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành.

II. Tính toán xác định nhu cầu

Phương pháp ước tính/xác định nhu cầu kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2021-2030 thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 3784/BYT-AIDS ngày 15/7/2020 của Bộ Y tế về việc xây dựng kế hoạch đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để thực hiện mục tiêu chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030 và kế hoạch phòng, chống AIDS năm 2021. Nhu cầu kinh phí được tính toán dựa trên công cụ ước tính nhu cầu kinh phí do Bộ Y tế xây dựng và hỗ trợ kỹ thuật thực hiện thống nhất đối với các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Các phương pháp và công cụ này cũng đã được Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế xây dựng và tập huấn cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, Bản cập nhật của Bộ công cụ ước tính nguồn lực được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục Phòng, chống HIV/AIDS tại địa chỉ http://www.vaac.gov.vn).

Căn cứ vào các phân tích trên đây và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn có liên quan của Trung ương, tổng nhu cầu kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2021-2030 được ước tính (chi tiết qua các năm tại Phụ lục 3 kèm theo) và thống kê theo bảng dưới đây:

Bảng 1. Ước tính nhu cầu kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2021 - 2030

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn kinh phí/Năm

Tổng cộng

Tỷ lệ

Dự phòng lây nhiễm HIV

409.150

26%

Điều trị HIV/AIDS

1.102.885

71%

Giám sát, theo dõi đánh giá và xét nghiệm

29.343

2%

Tăng cường năng lực hệ thống

8.415

1%

Tổng cộng

1.549.793

100

III. Ước tính khả năng huy động kinh phí giai đoạn 2021 - 2030

1. Dự kiến những nguồn kinh phí có thể huy động

Khả năng huy động được kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn thành phố Hà Nội từ các nguồn: Ngân sách Trung ương hỗ trợ cho các hoạt động thiết yếu, ngân sách địa phương cấp có mục tiêu cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, nguồn viện trợ của các tổ chức quốc tế, ngân sách viện trợ từ các dự án Quốc tế, kinh phí chi trả từ Quỹ Bảo hiểm y tế, người sử dụng dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS tự chi trả một số dịch vụ và các nguồn thu hợp pháp khác... Riêng đối với năm 2021 và năm 2022, kinh phí huy động được tính theo số thực tế.

2. Ước tính số kinh phí có thể huy động được từ tất cả các nguồn

Tổng khả năng huy động được kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn thành phố Hà Nội từ tất cả các nguồn nêu trên là 1.549.129 triệu đồng, cụ thể như sau:

- Ngân sách Nhà nước Trung ương hỗ trợ cho các hoạt động thiết yếu (Theo lộ trình được thông báo bởi Bộ Y tế). Tổng kinh phí nguồn ngân sách Trung ương cho cả giai đoạn 2021 - 2030 là 21.922 triệu đồng.

- Ngân sách địa phương cấp có mục tiêu cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, (ngân sách này ước tính theo như mức phân bổ ngân sách hiện nay). Nguồn này chủ yếu để đầu tư cho việc mua thuốc Methadone, hỗ trợ điều trị Methadone, nâng cao năng lực cho việc triển khai điều trị ARV sớm, đồng chi trả thuốc ARV từ nguồn bảo hiểm y tế, theo dõi, giám sát, đánh giá, nâng cao năng lực phòng, chống HIV/AIDS.... Tổng kinh phí có thể huy động được từ nguồn ngân sách địa phương trong giai đoạn 2021-2030 là 156.201 triệu đồng.

- Nguồn viện trợ của các tổ chức Quốc tế (bao gồm cả tiền thuốc ARV, kinh phí cấp phát Buprenophine, xét nghiệm tải lượng vi rút...) từ các dự án đang triển khai tại thành phố Hà Nội và dự kiến các dự án mới được huy động cho giai đoạn 2021-2023 là 474.883 triệu đồng.

- Nguồn kinh phí chi trả từ Quỹ Bảo hiểm y tế: ước tính khả năng huy động từ nguồn này là 601.991 triệu đồng cho giai đoạn 2021-2030. Kinh phí huy động từ nguồn này được tính toán trên cơ sở dự kiến số người nhiễm HIV điều trị bằng thuốc kháng HIV (ARV) được BHYT chi trả, tỷ lệ này tăng dần qua các năm và mục tiêu đến năm 2030 đạt 100% số người nhiễm HIV điều trị bằng thuốc kháng HIV (ARV) được BHYT chi trả theo quy định.

- Người sử dụng dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS tự chi trả một số dịch vụ: giai đoạn 2021-2030 ước tính sẽ huy động được là 294.132 triệu đồng và được tính toán trên cơ sở người dân phải chi trả cho các hoạt động dự phòng (kinh phí thu từ công tác xã hội hoá chương trình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone và Buprenophine đối với những đối tượng điều trị Methadone và Buprenophine không được ngân sách Nhà nước đảm bảo và hỗ trợ kinh phí) và kinh phí chăm sóc, điều trị HIV/AIDS (phần kinh phí đối tượng tham gia bảo hiểm y tế phải đồng chi trả và các đối tượng chưa tham gia bảo hiểm y tế). Chi tiết từng năm tại Phụ lục 4 kèm theo.

IV. Ước tính kinh phí cần huy động thêm giai đoạn 2021-2030

Từ các phân tích trên, cho thấy, với mức phân bổ ngân sách địa phương hiện nay, Hà Nội hoàn toàn đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu. Tuy nhiên, giai đoạn từ năm 2023 trở đi, nếu như nguồn kinh phí từ các dự án cắt giảm thì khoản kinh phí thiếu hụt cho giai đoạn 2023-2030 là 8.590 triệu đồng. Thành phố Hà Nội căn cứ theo mức thiếu hụt này để đề xuất ngân sách địa phương giai đoạn 2023-2030 sẽ bù đắp cho khoảng trống thiếu hụt ngân sách như đã trình bày ở trên.

V. Nguyên nhân của sự thiếu hụt tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030

Thứ nhất: Ngân sách Nhà nước, Trung ương chỉ hỗ trợ cho các hạng mục thiết yếu theo như hướng dẫn của Bộ Y tế;

Thứ hai: Viện trợ Quốc tế đã có lộ trình cắt giảm và chuyển sang hình thức hỗ trợ kỹ thuật thay vì cung cấp dịch vụ trực tiếp, nguồn kinh phí này chỉ mang tính hỗ trợ;

Thứ ba: Nhu cầu mở rộng độ bao phủ các can thiệp hiệu quả, tăng cường áp dụng các mô hình can thiệp mới; số lượng bệnh nhân AIDS, bệnh nhân điều trị thay thế nghiện thuốc phiện ngày càng tăng.

Thứ tư: Kinh tế phát triển, quản lý nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm dân di biến động tại các khu công nghiệp ngày càng trở nên cần thiết, nhu cầu truyền thông và chi phí tư vấn, xét nghiệm giám sát tăng, các giải pháp dự phòng sớm cần mở rộng.

Thứ năm: Chưa huy động được các nguồn kinh phí từ các tổ chức xã hội và từ người dân đóng góp do sự phân biệt kỳ thị đối xử, cơ chế tài chính cho việc tham gia đầu tư và cung cấp dịch vụ của các tổ chức xã hội... chưa rõ ràng, chưa khuyến khích được các nguồn xã hội hóa...

PHẦN 3. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHẤM DỨT BỆNH AIDS VÀO NĂM 2030

I. Quan điểm chỉ đạo của Thành phố bảo đảm tài chính nhằm chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030

1. Thành phố bảo đảm đầu tư các nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với diễn biến tình hình dịch HIV/AIDS, khả năng và điều kiện phát triển kinh tế xã hội của Thành phố. Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS, trong đó tập trung đầu tư cho các hoạt động thiết yếu, mang tính bền vững, lâu dài, có hiệu quả cao, bao gồm dự phòng và chăm sóc điều trị HIV/AIDS là chủ đạo.

2. Tiếp tục vận động, kêu gọi và đa dạng hóa các nguồn viện trợ quốc tế, thu hút các nhà tài trợ mới để thu hẹp khoảng trống thiếu hụt về kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Các dự án đang triển khai phải có lộ trình chuyển giao cụ thể và đảm bảo tính bền vững sau khi dự án kết thúc.

3. Tận dụng tối đa và phát huy các nguồn tài chính trong nước bao gồm: (1) Quỹ BHYT chi trả toàn bộ các dịch vụ trong phạm vi chi trả theo quy định; (2) tận dụng và huy động sự tham gia cung cấp dịch vụ và đầu tư của các tổ chức xã hội, các quỹ, các doanh nghiệp cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; (3) phí dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS với người nhiễm HIV và các nhóm nguy cơ cao có khả năng tự chi trả.

4. Tăng cường quản lý, tổ chức, vận hành bộ máy theo hướng tinh giản và tiết kiệm, lồng ghép, kiện toàn hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào hệ thống y tế hiện hành; áp dụng triển khai các mô hình, dịch vụ các hoạt động theo hướng chi phí thấp hiệu quả cao.

5. Phòng, chống HIV/AIDS là nhiệm vụ quan trọng và lâu dài, vì vậy cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, sự phối hợp liên ngành và trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng đồng. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn chủ động bố trí nguồn lực (bao gồm ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất...) nhằm đảm bảo tính liên tục, bền vững cho các hoạt động phòng, chống HIVAIDS tại các địa phương, đơn vị; lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các hoạt động sẵn có của đơn vị, các chương trình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương.

II. Mục tiêu của kế hoạch

1. Mục tiêu chung

Bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho việc thực hiện thành công các mục tiêu của Kế hoạch hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nhằm chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030 tại thành phố Hà Nội.

2. Mục tiêu cụ thể

- Huy động được các nguồn viện trợ quốc tế đạt tỷ lệ tối thiểu 20% tổng chi phí của các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS hàng năm cho đến năm 2030;

- Huy động tối thiểu 80% doanh nghiệp chủ động bố trí kinh phí để triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại doanh nghiệp theo cơ chế, chính sách của Nhà nước vào năm 2030;

- Hàng năm, ngoài các nguồn huy động, ngân sách Thành phố sẽ bố trí kinh phí đảm bảo hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo kế hoạch của Trung ương và Thành phố.

- Đảm bảo 100% số người nhiễm HIV có thẻ Bảo hiểm y tế được chi trả theo quy định hàng năm cho đến năm 2030.

III. Định hướng các giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch

1. Nhóm Giải pháp huy động các nguồn tài chính

- Tăng phân bổ ngân sách địa phương (NSĐP) hàng năm nhằm từng bước bù đắp kinh phí thiếu hụt cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS:

UBND Thành phố bảo đảm tăng dần kinh phí đầu tư cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS từ các nguồn NSĐP theo các mục tiêu, phù hợp với diễn biến tình hình dịch và khả năng của địa phương, từng bước bù đắp nguồn kinh phí thiếu hụt do việc cắt giảm các nguồn tài trợ từ các dự án viện trợ và ngân sách Nhà nước Trung ương;

Các cấp, ngành, đơn vị có kế hoạch huy phân bổ các nguồn kinh phí của cấp, ngành, đơn vị cho phòng, chống HIV/AIDS;

Mở rộng và đảm bảo chi trả của Quỹ BHYT cho các dịch vụ điều trị HIV/AIDS:

Đảm bảo 100% người nhiễm HIV có thẻ BHYT, bằng các nguồn khác nhau; UBND thành phố Hà Nội đảm bảo kinh phí mua thẻ BHYT cho những người nhiễm HIV có hoàn cảnh đặc biệt và kinh phí đồng chi trả cho người nhiễm HIV đang điều trị bằng ARV theo quy định của Chính phủ;

Tiếp tục kiện toàn và đảm bảo hệ thống cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được Quỹ BHYT chi trả theo quy định;

Tiếp tục huy động các nguồn viện trợ quốc tế cho phòng, chống HIV/AIDS:

Đưa các các nhu cầu về đầu tư cho phòng, chống HIV/AIDS vào các kế hoạch xúc tiến kêu gọi đầu tư của Thành phố;

Xây dựng các đề xuất về nhu cầu cần được đầu tư hỗ trợ để đưa vào các dự án của Bộ Y tế;

Thực hiện có hiệu quả các Dự án của quốc tế hiện có trên địa bàn

- Triển khai, mở rộng việc thu phí dịch vụ đối với một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS (điều trị methadone, tư vấn xét nghiệm HIV, cung ứng bao cao su, bơm kim tiêm...) theo hướng khách hàng cùng chi trả.

2. Nhóm giải pháp tổ chức, quản lý, điều phối và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí

- Tập trung quản lý các nguồn kinh phí chương trình phòng, chống HIV/AIDS thống nhất một đầu mối: tại Sở Y tế (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội là thường trực) để đảm bảo phân bố sử dụng hiệu quả, tránh chồng chéo.

- Ưu tiên phân bổ kinh phí phòng, chống HIV/AIDS hàng năm cho các quận, huyện trọng điểm về tình hình dịch, có nguy cơ lây nhiễm cao. Đảm bảo cơ chế tài chính ưu tiên khuyến khích việc phát hiện các đối tượng có nguy cơ cao và các dịch vụ đưa người nhiễm HIV vào điều trị sớm.

- Củng cố và nâng cao năng lực các cơ quan đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tại các tuyến trong công tác lập kế hoạch; trong quản lý và sử dụng kinh phí, nhằm đảm bảo điều phối và phân bổ kinh phí hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương và các đơn vị (về địa bàn, lĩnh vực, hoạt động và đối tượng), đồng thời, thực hành tiết kiệm chi tiêu trong phòng, chống HIV/AIDS ở các tuyến.

- Xây dựng, và mở rộng các mô hình cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS cho các tổ chức xã hội, các nhóm cộng đồng; đề xuất các cơ chế tài chính nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ và đầu tư cho các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.

- Tăng cường năng lực cho các tổ chức xã hội, khu vực tư nhân đủ điều kiện tham gia cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt đối với các dịch vụ như tìm ca, tiếp cận các nhóm đối tượng nguy cơ cao.

- Thực hiện việc kiểm tra, giám sát tài chính trong nội dung kiểm tra giám sát hoạt động chương trình phòng, chống HIV/AIDS định kỳ hàng năm do Ban Chỉ đạo Thành phố chỉ đạo thực hiện.

3. Nhóm giải pháp quản lý chương trình nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguồn lực

- Gắn kết dịch vụ dự phòng và điều trị HIV/AIDS vào hệ thống y tế của Thành phố. Tiếp tục duy trì và mở rộng các mô hình dự phòng, chăm sóc và điều điều trị HIV/AIDS sử dụng các nguồn lực hiện có.

- Lồng ghép dịch vụ và củng cố hệ thống cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS theo định hướng tăng chi phí-lợi ích.

- Triển khai và mở rộng các mô hình cung cấp dịch vụ nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ sớm với người sử dụng dịch vụ.

- Lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội, các phong trào, các cuộc vận động quần chúng ở các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp.

PHẦN 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế (Cơ quan thường trực, đầu mối phòng, chống HIV/AIDS Thành phố)

- Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi và giám sát việc triển khai thực hiện Kế hoạch “Đảm bảo tài chính thực hiện chiến lược Quốc gia chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030 của thành phố Hà Nội”; Định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố tình hình triển khai và kết quả thực hiện Kế hoạch.

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan, xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình các cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện Kế hoạch này.

- Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và sở, ngành có liên quan tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp huy động tài chính cụ thể cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS bao gồm cả việc huy động các nguồn viện trợ mới.

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm Thành phố tổ chức triển khai các nội dung của Kế hoạch trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Củng cố và hoàn thiện tư cách pháp lý của các phòng khám ngoại trú HIV/AIDS phù hợp với điều kiện ký hợp đồng của cơ quan Bảo hiểm y tế.

- Xây dựng mức thu phí, lệ phí các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS gửi Sở Tài chính thẩm định theo quy định.

- Hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã/thị xã và chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố xây dựng kế hoạch huy động nguồn kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS ở địa phương trên cơ sở Kế hoạch này.

- Thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá, kiểm tra tình hình thực hiện Kế hoạch của các Sở, ban, ngành, đoàn thể và các đơn vị quận/huyện/thị xã.

2. Sở Tài chính

- Chủ trì phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị có liên quan căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước thực hiện kế hoạch này theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2020 và phân cấp ngân sách hiện hành.

- Phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan xây dựng định mức thu phí dịch vụ từ một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.

- Kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất tình hình huy động, quản lý và sử dụng kinh phí phòng, chống HIV/AIDS của các cơ quan, đơn vị, địa phương bảo đảm đúng mục tiêu, nhiệm vụ, sử dụng có hiệu quả kinh phí và tuân thủ các quy định tài chính, kế toán hiện hành của nhà nước.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường, huy động vốn đầu tư phát triển cho hệ thống phòng, chống HIV/AIDS trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện điều phối các nguồn đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.

4. Bảo hiểm xã hội Thành phố

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn các cơ quan trực thuộc, các đơn vị thực hiện chi trả một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS theo đúng quy định của Luật Bảo hiểm y tế và theo Thông tư số 15/2015/TT-BYT ngày 26/06/2015 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với người nhiễm HIV và người sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS.

5. Sở Thông tin và Truyền thông

Tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các ngành liên quan về phòng, chống HIV/AIDS; chỉ đạo, hướng dẫn Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền thanh xã tăng cường thời lượng tuyên truyền các thông điệp, nội dung phòng, chống HIV/AIDS. Tuyên truyền hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm, thực hiện tuyên truyền các nội dung về phòng, chống HIV/AIDS trên Cổng thông tin điện tử của Thành phố; việc đồng thuận, sẵn sàng tự chi trả một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS của người dân; tăng cường đầu tư và cung cấp dịch vụ của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp; khuyến khích các nguồn xã hội hóa tham gia hoạt động phòng, chống HIV/AIDS...

6. Các Sở, ngành, cơ quan khác của Thành phố

Chủ trì triển khai các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS, lồng ghép với chương trình, kế hoạch công tác hàng năm của đơn vị, trong đó chú trọng hoạt động tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS.

7. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố

- Chủ động tham gia triển khai thực hiện Kế hoạch này theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của mình.

- Phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan cùng cấp tăng cường huy động các tổ chức xã hội tham gia hoạt động phòng, chống HIV/AIDS bằng nguồn kinh phí tự huy động được.

- Triển khai rộng khắp phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”. Đưa hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các phong trào, các cuộc vận động quần chúng, cộng đồng ở cơ sở.

8. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã

- Xây dựng kế hoạch triển khai các nội dung của Kế hoạch “Đảm bảo tài chính thực hiện chiến lược Quốc gia chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030 của thành phố Hà Nội” trên địa bàn phù hợp với định hướng kinh tế - xã hội của quận, huyện, thị xã và mục tiêu, nhiệm vụ tại Kế hoạch thành phố trình Hội đồng nhân dân cấp huyện phê duyệt.

- Chủ động bố trí ngân sách, huy động sự đóng góp của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, sự tham gia tích cực của cộng đồng... để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ tại Kế hoạch giao và theo các mục tiêu đã xác định tại địa phương ngoài nguồn ngân sách được phân bổ thông qua Sở Y tế. Đồng thời chịu trách nhiệm về việc sử dụng kinh phí hiệu quả, không để thất thoát, thực hiện thanh quyết toán theo đúng quy định về tài chính hiện hành.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Kế hoạch của địa phương đúng quy định.

- Thực hiện thông tin báo cáo gửi Sở Y tế để tổng hợp báo cáo theo định kỳ.

Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hà Nội, yêu cầu các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm Kế hoạch và báo cáo kết quả thực hiện hàng năm về Sở Y tế trước ngày 31/12 để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ Y tế./.

 


Nơi nhận:
- Các Bộ: Y tế, Công an, LĐTB&XH ;
- Ủy ban Quốc gia 50;
- Thường trực Thành ủy;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Phó Chủ tịch TT Lê Hồng Sơn;
- Các đ/c PCT UBND TP;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, PCVP P.T.T. Huyền KGVX, NC, KTTH, TH;
- Lưu: VT, KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Chử Xuân Dũng

 

PHỤ LỤC 1.

TÌNH HÌNH DỊCH HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 199/KH-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2022 của UBND Thành phố)

Bảng 1. Số người mới phát hiện nhiễm HIV/AIDS và số tử vong qua các năm

TT

Nội dung báo cáo

2016

2017

2018

2019

2020

1

Số HIV mới phát hiện

676

814

1,290

1,611

1,584

Số HIV hiện còn sống

 

 

 

 

 

2

Tỷ lệ nhiễm HIV theo các đường lây

 

 

 

 

 

Đường máu

55,8

50,6

32,0

24,3

15,5

Quan hệ tình dục

42,9

48,8

65,6

74,5

73,3

Lây truyền mẹ con

1,3

0,6

1,5

0,7

0,6

Không rõ

0

0

0,9

0,5

10,6

3

Tỷ lệ nhiễm HIV theo giới

 

 

 

 

 

Nam

71,9

78,8

73,4

80,3

78,7

Nữ

28,1

21,2

26,6

19,7

21,3

4

Tỷ lệ nhiễm HIV theo nhóm tuổi

 

 

 

 

 

Dưới 15

1,3

0,4

1,1

0,6

0,6

15-24

8,1

14,5

18,4

22

26,9

25-49

82,5

77,3

71,9

69,5

64

Trên 49

8,1

7,8

8,6

7,9

8,5

5

Số tử vong mới cập nhật trong năm

72

96

80

88

137

Số ca đã tử vong

6790

6886

6966

7054

7191

 

PHỤ LỤC 2.

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 199/KH-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2022 của UBND Thành phố)

Bảng 2. Kết quả thực hiện các chỉ số hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2016-2020

Hoạt động

Chỉ số

 

Năm

 

 

 

2016

2017

2018

2019

2020

Can thiệp giảm hại

Bơm kim tiêm phát miễn phí

 

3.747.200

3.038.911

3.277.671

1.217.637

Bao cao su phát miễn phí

 

1.774.080

1.057.033

2.601.708

1.742.098

Điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện

Số BN điều trị Methadone

4.487

4.812

4.708

4.996

5.001

Lũy tích BN điều trị Methadone

11.804

Điều trị ARV

Số bệnh nhân vẫn còn đang được điều trị ARV hàng năm

11.032

12.443

13.300

14.297

14.491

Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

Số lượt phụ nữ mang thai được tư vấn trước XN

188.719

198.706

160.762

110.184

96.025

Số phụ nữ mang thai được XN HIV tự nguyện

134.642

137.514

114.744

96.489

90.033

Số phụ nữ mang thai có kết quả xét nghiệm khẳng định HIV ( )

81

56

85

39

44

Số phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

98

52

81

38

43

Số trẻ đẻ sống sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV

98

113

128

106

80

Số trẻ được điều trị dự phòng lây truyền HIV

95

112

128

106

80

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP)

Số khách hàng lần đầu tiên sử dụng PrEP trong kỳ báo cáo

Chưa triển khai

49

1.675

2.561

Số khách hàng nhận dịch vụ PrEP ít nhất một lần

49

1.763

4.474

 

PHỤ LỤC 3.

TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 199/KH-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2022 của UBND Thành phố)

Bảng 3 Tình hình huy động kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2020

ĐVT: triệu đồng

STT

Nguồn

Kinh phí huy động theo nguồn giai đoạn 2017-2020

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng cộng KP giao

Tỷ lệ %

Dư đầu

KP giao

KP QT

Dư đầu

KP giao

KP QT

Dư đầu

KP giao

KP QT

Dư đầu

KP giao

KP QT

Dư đầu

KP giao

KP QT

(so với Tng KP)

1

Ngân sách địa phương

0

32.500

27.397

4.926

18.811

19.521

446

10.712

8.634

110

10.750

5.650

975

19.800

3.608

99.030

36%

 

HĐ PC HIV AIDS

 

3.700

3.700

0

7.000

6.067

446

7.000

5.375

110

7.000

4.046

975

5.700

2.141

31.931

12%

 

Methadone

 

28.800

23.697

4.926

11.811

13.454

 

3.712

3.259

 

2.150

1.418

 

11.700

530

63.099

23%

 

ARV

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.600

186

 

2.400

937

4.000

1%

II

Ngân sách Trung ương

 

4.956

2.599

0

990

0

990

1.980

1.980

0

3.599

1.689

0

2.636

0

15.151

6%

 

HĐ PC HIV AIDS

 

410

410

0

990

0

990

1.980

1.980

 

1.110

957

 

580

 

6.060

2%

 

Methadone

 

4.546

2.189

0

0

0

 

0

0

 

2.489

732

 

2.056

 

9.091

3%

 

ARV

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

0

0

 

0

 

0

0%

III

Thu phí 1 phn dịch vụ methadone

 

 

 

 

 

 

 

13.613

13.613

 

15.991

15.991

 

16.023

16.023

45.627

17%

IV

Viện Trợ

 

11.442

9.413

0

17.380

9.853

0

21.279

13.529

0

30.829

27.103

0

31.326

15.294

112.256

41%

 

Dự án Quỹ toàn cầu

 

1.633

1.045

 

3.341

2.453

 

5.551

3.654

 

12.043

6.039

 

9.549

6.275

32.117

12%

 

Dự án VAAC- EPIC

 

7.644

6.805

 

11.760

5.837

 

15.336

9.483

 

11.876

17.594

 

16.347

8.174

62.963

23%

 

Dự án SHIFT

 

2.165

1.563

 

2 979

1.563

 

392

392

 

6.910

3.470

 

5.430

845

17.176

6%

 

TNG

0

48.898

39.409

4.926

37.181

29.374

1.436

47.584

37.756

110

61.169

50.433

975

69.785

34.925

272.064

 

 

PHỤ LỤC 4.

KẾ HOẠCH ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 199/KH-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2022 của UBND Thành phố)

Bảng 4. Ước tính tổng nhu cầu kinh phí cho phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2021-2030

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn kinh phí/Năm

2021

2022

2023

2024

2025

2026

2027

2028

2029

2030

Tổng cộng

Dự phòng lây nhiễm HIV

(Chi tiết tại bảng 11)

36.273

37.378

38.445

39.494

40.443

41.424

42.421

43.380

44.350

45.542

409.150

Điều trị HIV/AIDS

(Chi tiết tại phụ lục 15)

80.105

94.939

100.629

105.925

110.567

114.969

118.745

122.317

125.717

128.972

1.102.885

Giám sát, theo dõi đánh giá và xét nghiệm

(Chi tiết tại phụ lục 18)

6.125

4.982

4.035

3.432

2.773

2.414

1.848

1.589

1.160

985

29.343

Tăng cường năng lực hệ thống

(Chi tiết tại phụ lục 19)

787

799

812

822

835

847

859

873

884

897

8.415

Tổng cộng

123.290

138.098

143.921

149.673

154.618

159.654

163.873

168.159

172.111

176.396

1.549.793

Bảng 5. Ước tính số kinh phí có thể huy động giai đoạn 2021-2030

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn KP/Năm

Số thực tế

Số ước tính

2021

2022

2023

2024

2025

2026

2027

2028

2029

2030

Tổng

Nguồn NSNN TW

1.485

1.741

2.008

2.116

2.215

2.308

2.394

2.476

2.553

2.626

21.922

Nguồn các DA QT

48.460

48.788

46.133

44.332

45.437

46.484

47.371

48.205

49.284

50.389

474.883

Nguồn Quỹ BHYT

38.741

48.104

52.191

57.969

61.024

63.865

66.489

68.942

71.245

73.421

601.991

Nguồn Xã hội hóa

26.845

27.650

28.338

28.962

29.409

29.858

30.269

30.607

30.921

31.273

294.132

Nguồn NSNN địa phương*

12.700

14.800

14.275

15.213

15.529

16.026

16.318

16.785

17.046

17.509

156.201

Tổng cộng

128.231

141.083

142.945

148.592

153.614

158.541

162.841

167.015

171.049

175.218

1.549.129

Bảng 6. Ước tính thiếu hụt kinh phí giai đoạn 2021-2030

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn KP/Năm

2021

2022

2023

2024

2025

2026

2027

2028

2029

2030

Tng

Tổng nhu cầu

123.290

138.098

143.921

149.673

154.618

159.654

163.873

168.159

172.111

176.396

1.549.793

Tổng KP có thể huy động

128.231

141.083

142.945

148.592

153.614

158.541

162.841

167.015

171.049

175.218

1.549.129

Kinh phí thiếu hụt

 

 

974

1.080

1.003

1.113

1.032

1.146

1.063

1.180

8.590

8.590

Khả năng đáp ứng (%)

104%

102%

99,3%

99,3%

99,4%

99,3%

99,4%

99,3%

99,4%

99,3%

99,3%

Bảng 7. Ước tính kinh phí Đề án dự phòng lây nhiễm HIV

Đơn vị: triệu đồng

TT

Nội dung

Thực tế

Ước tính

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2026

Năm 2027

Năm 2028

Năm 2029

Năm 2030

Giai đoạn 2021 -2030

I

Tổng chi phí các hoạt động (nhu cầu nguồn lực tài chính)

36.273

37.378

38.445

39.494

40.443

41.424

42.421

43.380

44.350

45.542

409.150

1

Thông tin, giáo dục truyền thông

4.671

4.826

4.898

4.970

5.044

5.118

5.194

5.271

5.349

5.428

50.769

2

Can thiệp giảm hại

4.186

4.355

4.552

4.713

4.907

5.067

5.226

5.384

5.536

5.691

49.617

3

Methadone, Buprenorphine

27.416

28.197

28.995

29.811

30.492

31.239

32.001

32.725

33.465

34.423

308.764

Bảng 8. Bảng ước tính kinh phí thông tin, giáo dục, truyền thông

Đơn vị: triệu đồng

TT

Nội dung

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2026

Năm 2027

Năm 2028

Năm 2029

Năm 2030

Giai đoạn 2021-2030

I

Hoạt động truyền thông tuyến Thành phố

3.053

3.185

3.232

3.280

3.328

3.378

3.428

3.479

3.530

3.582

33.477

1

Thực hiện tọa đàm chủ đề về phòng, chống HIV/AIDS để phát trên các kênh của Đài Truyền thành phố

240

243

247

251

254

258

262

265

270

274

2.566

2

Hỗ trợ phát sóng các video clip và phóng sự trên các kênh của Đài Truyền hình thành phố

300

304

309

313

318

329

328

332

337

342

3.208

 

Thực hiện chạy chữ chủ đề về phòng, chống HIV/AIDS trên bản tin thời sự của Đài Truyền

200

202

206

209

212

215

218

222

225

228

2.138

3

Thực hiện các chuyên trang tuyên truyền trên một số báo với các nội dung về dự phòng sớm và sử dụng bơm kim tiêm, bao cao su, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bang thuốc thay thế; xét nghiệm sớm, điều trị sớm, Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; Bảo hiểm y tế với người nhiễm HIV

80

81

82

84

85

86

87

89

90

91

855

4

Thực hiện các chương trình phát thanh tuyên truyền về dự phòng sớm và sử dụng bơm kim tiêm, bao cao su, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, xét nghiệm sớm, điều trị sớm, Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; Bảo hiểm y tế với người nhiễm HIV trên các kênh phát thanh và truyền hình

756

767

778

790

802

813

825

838

850

863

8.084

5

Thiết kế, sản xuất: Tờ gấp, sách mỏng và áp phích về: BKT, BSC, Methadone, xét nghiệm sớm, điều trị sớm, Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Bảo hiểm y tế với người nhiễm HIV; PrEP; Buprenorphine...,và nhân bản gửi các quận huyện

347

352

358

363

368

374

379

385

391

397

3.715

7

Giao bán tại Ban Tuyên giáo Thành ủy cung cấp thông tin PC HIV/AIDS

4

5

5

5

5

5

5

5

6

6

51

9

Tập huấn về chống kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV trong ngành y tế

-

86

87

89

90

91

93

94

95

97

824

10

Tập huấn về kỹ năng truyền thông, tư vấn về BHIYT với người nhiễm HIV cho cán bộ y tế các OPC, VCT

26

26

26

27

27

27

28

28

29

29

273

12

truyền thông nhân Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con: treo banner trên các trục đường chính

200

203

206

209

212

215

218

222

223

228

2.138

13

Chiến dịch truyền thông tháng hành động phòng chống AIDS

900

913

927

940

954

968

932

997

1,012

1,027

9.624

13.1

In và treo banner thông điệp truyền thông trên các trục đường trung tâm của Thành phố

400

406

412

418

424

430

437

443

450

457

4.277

13.2

Tổ chức sự kiện của Thành phố hưởng ứng Tháng hành động quốc gia PC AIDS và Ngày TGPC AIDS 1/12

500

507

515

522

530

538

546

554

562

571

5.346

II

Hoạt động truyền thông tuyến huyện

1.283

1.302

1.321

1.341

1.361

1.381

1.401

1.422

1.443

1.464

13.719

16

Hội nghị triển khai kế hoạch tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS

105

107

108

109

111

113

115

116

118

120

1.123

17

tổ chức mít tinh - diễu hành hưởng ứng Tháng hành động quốc gia PC AIDS và Ngày TGPC AIDS 1/12

750

761

772

784

795

807

819

831

843

856

8.020

18

Truyền thông về xét nghiệm sớm, điều trị sớm, Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; Bảo hiểm y tế với người nhiễm HIV

210

213

216

219

223

226

229

233

236

239

2.246

19

Truyền thông tại trường học về chống kỳ thị phân biệt đối xử với trẻ nhiễm HIV và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

210

213

216

219

223

226

229

233

236

239

2.245

20

Tập huấn giảng viên tuyến quận, huyện nâng cao năng lực về truyền thông phòng, chống HIV/AIDS

8

8

8

8

8

8

8

9

9

9

85

III

Hỗ trợ truyền thông các ban ngành đoàn thể

190

193

196

199

202

204

208

210

214

217

2.032

21

Truyền thông PC HIV/AIDS cho hội viên các đoàn thể

190

193

196

199

202

204

208

210

214

217

2.032

IV

Hoạt động truyền thông tuyến huyện xã

144

146

148

150

153

155

157

160

162

164

1.540

22

Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên trách, truyền thông viên về PC HIV/ADS

144

146

148

150

153

155

157

160

162

164

1.540

Tổng chi phí (nhu cầu nguồn lực) (triệu đồng)

4.671

4.826

4.898

4.970

5.044

5.118

5.194

5.271

5.349

5.428

50.768

Bảng 9. Ước tính kinh phí can thiệp giảm tác hại

Nội dung

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2026

Năm 2027

Năm 2028

Năm 2029

Năm 2030

Giai đoạn 2021 - 2030

Số lượng quần thđích ước tính (người)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng người nghiện chích ma túy

5.660

5.660

5.660

5.660

5.660

5.660

5.660

5.660

5.660

5.660

5.660

Slượng gái mại dâm

2.105

2.105

2.105

2.105

2.105

2.105

2.105

2.105

2.105

2.105

2.105

Slượng nam quan hệ tình dục đồng giới

9.325

9.325

9.325

9.325

9.325

9.325

9.325

9.325

9.325

9.325

9.325

Số lượng người HIV

13.371

14.226

14.910

15.457

15.894

16.244

16.507

16.704

16.704

16.704

13.371

Độ bao phủ /khả năng đáp ứng (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Độ bao phủ với nhóm nghiện chích ma túy

80

80

80

80

80

80

80

80

80

80

80

Độ bao phủ đối với gái mại dâm

60

62

65

67

70

72

74

76

78

80

80

Độ bao phủ đối với nam quan hệ tình dục đồng giới nguy cơ cao

60

62

65

67

70

72

74

76

78

80

80

Số lượng người HIV

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

Chi phí (đồng/người)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cung cấp bơm kim tiêm cho người nghiện chích ma túy

310.484

315.079

319.742

324.475

329.277

334.150

339.095

344.1 14

349.207

354.375

 

Cung cấp bao cao su cho người nghiện chích ma túy

48.000

48.710

49.431

50.163

50.905

51.659

52.423

53.199

53.986

54.785

 

Cung cấp bao cao su cho gái mại dâm

192.000

194.842

197.725

200.652

203.621

206.635

209.693

212.796

215.946

219.142

 

Cung cấp bao cao su và chất bôi trơn cho nam quan hệ tình dục đồng giới

300.000

304.440

308.946

313.518

318.158

322.867

327.645

332.494

337.415

342.409

 

Cung cấp bao cao su cho người HIV

48.000

48.710

49.431

50.163

50.905

51.659

52.423

53.199

53.986

54.785

 

Tổng chi phí theo hoạt động (triệu đồng)

4.186

4.355

4.552

4.713

4.907

5.067

5.226

5.384

5.536

5.691

49.618

Bảng 10. Ước tính kinh phí chương trình Methadone và Bnprenorph

Nội dung

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2026

Năm 2027

Năm 2028

Năm 2029

Năm 2030

Giai đoạn 2021 - 2030

Số lượng quần thể đích

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng người nghiện chích ma túy cần Methadone

5.200

5.250

5.300

5.350

5.370

5.400

5.430

5.450

5.470

5.500

53.720

Số lượng người nghiện chích ma túy cần Buprenorphine

200

210

220

230

240

250

260

270

280

300

2.460

Chi phí/ gói chi phí Methadone (triệu đồng)

24.790

25.399

26.021

26.655

27.150

27.706

28.272

28.797

29.330

29.927

274.049

Chi phí/ gói chi phí Buprenorphine (triệu đồng)

2.626

2.798

2.975

3.156

3.342

3.532

3.728

3.929

4.135

4.496

34.715

Tổng chi phí (nhu cầu nguồn lực) (triệu đồng)

27.416

28.197

28.995

29.811

30.492

31.239

32.001

32.725

33.465

34.423

308.764

Bảng 11. Ước tính kinh phí Đề án chăm sóc điều trị người nhiễm HIV/AIDS

Đơn vị: triệu đồng

Nội dung

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2026

Năm 2027

Năm 2028

Năm 2029

Năm 2030

Giai đoạn 2021 -2030

Điều trị người nhiễm HIV/AIDS (ART)

55.530

62.922

67.165

70.949

74.367

77.497

80.341

82.957

85.375

87.625

744.728

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP)

24.496

31.937

33.383

34.894

36.116

37.387

38.318

39.273

40.253

41.257

357.314

Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP)

79

80

81

82

84

85

86

87

89

90

843

Tổng chi phí (nhu cầu nguồn lực )

80.105

94.939

100.629

105.925

110.567

114.969

118.745

122.317

125.717

128.972

1.102.885

Bảng 12. Dự kiến số lượng đối tượng được can thiệp chăm sóc và điều trị giai đoạn 2021-2030

Đơn vị: triệu đồng

Nội dung

Đơn vị

2021

2022

2023

2024

2025

2026

2027

2028

2029

2030

ARV bậc 1

Người

11.025

11.795

12.410

12.902

13.296

13.611

13.847

14.025

14.149

14.229

ARV bậc 1 cho bệnh nhân năm đầu tiên

Người

1.800

770

616

492

393

315

237

177

124

80

ARV bậc 1 cho bệnh nhân từ năm thứ hai

Người

9.225

11.025

11.795

12.410

12.902

13.296

13.611

13.847

14.025

14.149

ARV bậc 2

Người

495

630

657

684

711

738

765

792

819

846

ARV cho trẻ em

Người

50

50

50

50

50

50

50

50

50

50

Phòng lây truyền từ mẹ sang con

Người

60

60

60

60

60

60

60

60

60

60

PrEP

Người

6.298

8.091

8.334

8.584

8.755

8.931

9.020

9.110

9.201

9.293

PEP

Người

50

50

50

50

50

50

50

50

50

50

Tổng

Người

17.928

20.626

21.511

22.280

22.872

23.390

23.742

24.037

24.279

24.478

Bảng 13. Tổng nhu cầu nguồn lực cho chương trình chăm sóc và điều trị HIV

Đơn vị: triệu đồng

TT

Nội dung

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2026

Năm 2027

Năm 2028

Năm 2029

Năm 2030

Giai đoạn 2021 - 2030

1

ARV bậc 1

45.454

50 196

53.742

56 813

59499

61.878

63 952

65.780

67.389

68.81 1

593.512

 

ARV bậc 1 cho BN năm thứ nhất

6.330

2.746

2.229

1.809

1.467

1.192

909

691

491

322

18.186

 

ARV bậc 1 cho BN từ năm thứ 2

39.124

47.450

51.513

55.004

58.032

60.686

63.043

65.089

66.898

68.489

575.328

2

ARV bậc 2

9.037

11.672

12.352

13.050

13.766

14.500

15.253

16.025

16.817

17.628

140.101

3

ARV cho trẻ em

492

499

506

514

521

529

537

545

553

561

5.256

4

Dự phòng lây truyền mẹ con

548

556

564

573

581

590

599

607

616

626

5.860

5

PrEP

24.496

31.937

33.383

34.894

36.116

37.387

38.318

39.273

40.253

41.257

357.314

6

PEP

79

80

81

82

84

85

86

87

89

90

844

 

Tổng

80.106

94.940

100.628

105.926

110.567

114.969

118.745

122.317

125.717

128.973

1.102.888

Bảng 14. Ước tính kinh phí cho Đề án theo dõi, giám sát HIV/AIDS

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Nội dung

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2026

Năm 2027

Năm 2028

Năm 2029

Năm 2030

Giai đoạn 2021 -2030

1

Xét nghiệm HIV tại nhà

2.948

2.325

1.888

1.533

1.243

1.010

769

585

415

272

12.988

1,1

Xét nghiệm HIV tại nhà bằng nước bọt

2.242

1.768

1.436

1.166

945

768

585

445

316

207

9.878

1,2

Xét nghiệm HIV tại nhà bằng mẫu máu

706

557

452

367

298

242

184

140

99

65

3.110

2

Xét nghiệm HIV tại cơ sở Y tế

2.835

2.258

1.833

1.488

1.207

980

747

568

403

264

12.583

2,1

HIV testing (Xét nghiệm nhanh)

2.706

2.135

1.733

1.407

1.141

927

706

537

381

250

11.923

2,2

HIV testing (Xét nghiệm khẳng định)

129

123

100

81

66

53

41

31

22

14

660

3

Giám sát trọng điểm HIV

49

39

40

40

41

42

42

43

43

44

423

4

Giám sát trọng điểm STIs

293

360

274

371

282

382

290

393

299

405

3.349

4,1

Giang mai

77

66

50

68

52

70

53

72

55

74

637

4,2

Lậu

95

129

98

133

101

137

104

141

107

145

1.190

4,3

Chlamedia

77

105

80

108

82

111

85

114

87

118

967

4,4

trùng roi

44

60

46

62

47

64

48

66

50

68

555

 

Tổng cộng

6.125

4.982

4.035

3.432

2.773

2.414

1.848

1.589

1.160

985

29.343

Bảng 15. Ước tính kinh phí cho Đề án nâng cao năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn kinh phí/Năm

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2026

Năm 2027

Năm 2028

Năm 2029

Năm 2030

Giai đoạn 2021 - 2030

1, CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

109

111

113

114

116

118

119

121

123

125

1.169

2, VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH

55

56

57

57

58

59

60

61

61

62

586

3, TẬP HUẤN

294

298

303

307

312

316

321

326

330

335

3.142

4. HỖ TRỢ KỸ THUẬT

329

334

339

344

349

354

359

365

370

375

3.518

Tổng cộng

787

799

812

822

835

847

859

873

884

897

8.415