- 1 Công ước về chống tham nhũng của Liên Hợp quốc
- 2 Thông báo hiệu lực của Công ước Chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội phạm buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em
- 3 Quyết định 605/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em
- 5 Thông báo 22/2017/TB-LPQT hiệu lực Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (ASEAN Convention Against Trafficking in Persons, Especially Women and Children) do Bộ Ngoại giao ban hành
- 6 Quyết định 1957/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 200/KH-UBND | Lạng Sơn, ngày 20 tháng 12 năm 2020 |
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC ASEAN VỀ PHÒNG, CHỐNG BUÔN BÁN NGƯỜI, ĐẶC BIỆT LÀ PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM
Thực hiện Quyết định số 1957/QĐ-TTg ngày 30/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Lạng Sơn ban hành kế hoạch thực hiện như sau:
1. Xác định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (Công ước ACTIP), góp phần nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm mua bán người và các loại tội phạm có liên quan.
2. Quá trình triển khai thực hiện phải chủ động, kịp thời, đồng bộ, có lộ trình cụ thể, phù hợp với Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, Chiến lược cải cách tư pháp, Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Lồng ghép với việc triển khai Kế hoạch hành động khu vực ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em; Kế hoạch triển khai Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (ban hành kèm theo Quyết định số 605/QĐ-TTg ngày 18/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ) và Chương trình quốc gia về phòng, chống mua bán người.
3. Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ phải tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp thực hiện bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
II. NỘI DUNG VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
1. Tuyên truyền, phổ biến nội dung Công ước ACTIP và các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người
a) Nội dung
Tuyên truyền, phổ biến nội dung Công ước ACTIP, các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người, trong đó tập trung vào các quy định về phòng ngừa mua bán người, bảo vệ nạn nhân bị mua bán, thực thi pháp luật, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi mua bán người, hợp tác quốc tế… nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống mua bán người và người dân . Chú trọng tuyên truyền tại các địa bàn trọng điểm, khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa; lựa chọn nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ dân trí, tập trung vào các nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị mua bán, góp phần nâng cao nhận thức của toàn xã hội trong công tác phòng, chống mua bán người.
b) Phân công
- Cơ quan chủ trì: Công an tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp, Sở Y tế, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Ngoại vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lạng Sơn, UBND các huyện, thành phố và các sở, ban, ngành, tổ chức khác có liên quan.
- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh chỉ đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể chính trị - xã hội các cấp phối hợp với ngành Công an tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung của Công ước và các văn bản liên quan đến đoàn viên, hội viên và nhân dân trên địa bàn tỉnh.
- Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh phối hợp, tổ chức quán triệt những nội dung của Công ước và Kế hoạch hành động ASEAN và các văn bản liên quan cho cán bộ, công chức ngành Kiểm sát, Tòa án.
2. Đẩy mạnh công tác tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán
a) Nội dung
- Nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, xác minh, xác định nạn nhân bị mua bán và chuyển tuyến để thực hiện các chế độ hỗ trợ theo quy định của pháp luật. Thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ và bí mật thông tin về nạn nhân theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm chỗ ở tạm thời, bảo vệ, hỗ trợ phục hồi thể chất, tâm lý và tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị mua bán, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, huy động sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các doanh nghiệp.
- Thực hiện có hiệu quả các quy định pháp luật để bảo đảm nhanh chóng giải cứu, bảo vệ, phục hồi, hồi hương và tái hòa nhập cộng đồng đối với nạn nhân bị mua bán. Bảo đảm cho nạn nhân bị mua bán sử dụng ngôn ngữ mà họ hiểu được; thông tin về các quyền và lợi ích hợp pháp của họ, tạo điều kiện để họ tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ, bảo đảm quyền bào chữa của nạn nhân bị mua bán phù hợp với Công ước ACTIP.
- Khẩn trương xác định nạn nhân, đặc biệt là tuổi của nạn nhân để bảo đảm cung cấp các dịch vụ phù hợp. Trong trường hợp chưa chắc chắn về độ tuổi nhưng nếu nạn nhân có khả năng là trẻ em thì cần coi nạn nhân đó là trẻ em và quy trình xác định nạn nhân, phỏng vấn cần áp dụng đầy đủ các nguyên tắc và quy định của pháp luật trong nước, phù hợp với pháp luật quốc tế về quyền trẻ em, nhất là Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
- Bảo đảm cung cấp đầy đủ các dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp, phục hồi và tái hòa nhập cho nạn nhân bị mua bán theo quy định pháp luật. Lấy nạn nhân là trung tâm khi cung cấp gói dịch vụ toàn diện như: hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại, y tế, tâm lý, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ học văn hóa, học nghề, trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn, phòng tránh kỳ thị và phân biệt đối xử đối với nạn nhân khi họ hồi hương. Giúp nạn nhân tiếp cận với các cơ hội có việc làm, giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đối với trẻ em gái. Nghiên cứu xây dựng và nhân rộng các mô hình hỗ trợ nạn nhân bị mua bán tại cộng đồng bảo đảm thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và đặc điểm, tình hình địa phương.
b) Phân công
- Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan thực hiện nội dung về tiếp nhận, xác minh và bảo vệ nạn nhân bị mua bán.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan thực hiện nội dung về hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.
3. Đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người
a) Nội dung
- Đẩy mạnh điều tra, truy tố, xét xử tội phạm mua bán người, nhất là các nhóm tội phạm có tổ chức tham gia vào hoạt động mua bán người; áp dụng hình phạt tương xứng với tính chất và mức độ nghiêm trọng của loại tội phạm này.
- Áp dụng hiệu quả các phương pháp điều tra và các biện pháp cần thiết khác để thu thập chứng cứ phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án mua bán người, kể cả trong trường hợp nạn nhân không cung cấp lời khai.
- Điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh cán bộ, công chức, viên chức có hành vi tham nhũng, rửa tiền; những người tham gia, tạo điều kiện hoặc cản trở hoạt động tư pháp liên quan đến phòng, chống mua bán người theo đúng quy định của pháp luật trong nước phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
- Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao năng lực cho đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, công chức quản lý xuất nhập cảnh, Bộ đội Biên phòng tham gia vào các hoạt động phòng, chống mua bán người.
- Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội trên các lĩnh vực như: cư trú; các hoạt động du lịch, du học, xuất khẩu lao động; cho, nhận con nuôi; kết hôn với người nước ngoài; hiến, tặng mô, tạng; quản lý biên giới, cửa khẩu... để phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh xử lý tội phạm mua bán người có hiệu quả.
b) Phân công
- Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Sở Ngoại vụ, Sở Tư pháp, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người khu vực nội địa.
- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Sở Ngoại vụ, Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người khu vực biên giới.
- Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh phối hợp chặt chẽ trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội phạm mua bán người bảo đảm nghiêm minh, không để oan sai, bỏ lọt tội phạm nhằm răn đe, giáo dục phòng ngừa chung.
4. Tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người phù hợp với Công ước ACTIP
a) Nội dung
- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các điều ước quốc tế song phương, đa phương trong lĩnh vực tư pháp về hình sự và dẫn độ , các điều ước, cam kết, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống mua bán người với các nước ASEAN bảo đảm phù hợp với Công ước ACTIP.
- Tăng cường hợp tác trao đổi thông tin, giải quyết vụ việc mua bán người, truy bắt đối tượng phạm tội, giải cứu, bảo vệ, hỗ trợ và hồi hương các nạn nhân bị mua bán, chủ động chia sẻ kinh nghiệm và đào tạo nâng cao năng lực phòng, chống buôn bán người.
- Tích cực tham gia các diễn đàn, hội nghị, hội thảo nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về việc tổ chức thực hiện, đánh giá hiệu quả quá trình triển khai Công ước ACTIP.
b) Phân công
Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Ngoại vụ, Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan thực hiện.
1. Căn cứ nội dung Kế hoạch này, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được phân công, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và cơ quan có liên quan có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện hoặc bổ sung, lồng ghép nhiệm vụ vào các Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tội phạm bảo đảm thống nhất và hiệu quả; kịp thời báo cáo, đề xuất những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
2. Giao Công an tỉnh là cơ quan thường trực, giúp UBND tỉnh tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện Kế hoạch này; tham mưu sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình thực hiện Kế hoạch và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo với Bộ Công an theo quy định./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Kế hoạch 257/KH-UBND năm 2021 tổ chức thực hiện Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 2 Kế hoạch 34/KH-UBND năm 2021 thực hiện Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 3 Kế hoạch 41/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 1957/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người đặc biệt là phụ nữ và trẻ em do tỉnh Hưng Yên ban hành