Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 204/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 25 tháng 11 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN SỐ VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2022

Phần I

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2021

I. MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ

Trong năm 2021, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh, cụ thể một số văn bản như sau:

- Nghị quyết số 33-NQ/TU ngày 22/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVII) về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021-2025;

- Quyết định 559/QĐ-UBND ngày 10/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021-2025;

- Quyết định số 672/QĐ-UBND ngày 06/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về kiện toàn và đổi tên Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Tuyên Quang;

- Quyết định số 284/QĐ-UBND ngày 05/4/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Danh mục dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang;

- Quyết định số 356/QĐ-UBND ngày 08/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin tỉnh Tuyên Quang tiến tới cuộc cách mạng 4.0, giai đoạn 2021 - 2022;

- Quyết định số 457/QĐ-UBND ngày 14/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh mục 231 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 của tỉnh thực hiện tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia năm 2021;

- Quyết định số 407/QĐ-UBND ngày 21/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án triển khai mở rộng hệ thống hội nghị giao ban điện tử tỉnh Tuyên Quang đến cấp xã;

- Quyết định số 474/QĐ-UBND ngày 12/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 526/QĐ-UBND ngày 01/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Tuyên Quang;

- Quyết định số 758/QĐ-UBND ngày 30/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt chủ trương lập Đề án xây dựng Trung tâm thành phố Tuyên Quang theo hướng đô thị thông minh, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 603/QĐ-UBND ngày 30/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

- Kế hoạch số 13/KH-UBND ngày 21/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2020 - 2025 theo Nghị định số 45/2020/NĐ-CP của Chính phủ;

- Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 13/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021;

- Kế hoạch số 65/KH-UBND ngày 29/4/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ; đẩy mạnh việc giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang;

- Kế hoạch số 136/KH-UBND ngày 28/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh về việc ban hành kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh năm 2021;

- Kế hoạch số 30/KH-UBND ngày 30/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang;

- Kế hoạch số 102/KH-UBND ngày 16/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Tuyên Quang năm 2021;

- Kế hoạch số 111/KH-UBND ngày 21/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Tuyên Quang năm 2021;

- Kế hoạch số 116/KH-UBND ngày 28/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh (PAR INDEX) và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) tỉnh Tuyên Quang năm 2021 và các năm tiếp theo;

- Kế hoạch số 132/KH-UBND ngày 16/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lưu trữ tài liệu điện tử của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025;

- Công văn số 119/UBND-THCB ngày 15/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong thời gian Đại hội lần thứ XIII của Đảng và các dịp lễ, tết năm 2021;

- Công văn số 708/UBND-THCB ngày 22/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc rà soát lỗ hổng bảo mật.

II. HẠ TẦNG KỸ THUẬT

Đến nay, 100% cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh đã sử dụng mạng Internet và hệ thống mạng nội bộ (LAN). 100% cán bộ, công chức (CBCC) trong cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện được trang bị máy tính; 98,6% CBCC cấp xã được trang bị máy tính. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều máy tính cấu hình thấp, ảnh hưởng tới tốc độ xử lý công việc; số lượng máy tính được cài đặt phần mềm diệt virus có bản quyền còn hạn chế.

Mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng và Nhà nước được khai thác sử dụng đảm bảo hoạt động của hệ thống phục vụ hiệu quả các Hội nghị trực tuyến.

Trung tâm tích hợp dữ liệu hoạt động thông suốt 24/24h đảm bảo cho các phần mềm dùng chung, các hệ thống của tỉnh như: Hệ thống thư điện tử công vụ, hệ thống Hội nghị trực tuyến; Cổng Thông tin điện tử tỉnh; Trang Thông tin đối ngoại;... Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tế nhiều trang thiết bị đã cũ, cấu hình thấp;…

100% các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố đã có Cổng hoặc Trang thông tin điện tử.

Mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng và Nhà nước được sử dụng để triển khai các phần mềm dùng chung; chưa triển khai, xây dựng kết nối thành hệ thống mạng diện rộng (WAN) của tỉnh.

Trong những năm qua, hạ tầng kỹ thuật nội bộ các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh được quan tâm hoàn thiện, như: Nâng cấp mạng nội bộ (LAN), cung cấp thiết bị công nghệ thông tin (CNTT); đảm bảo các điều kiện cần thiết sẵn sàng thực hiện kết nối, triển khai các ứng dụng CNTT dùng chung; đảm bảo hạ tầng triển khai ứng dụng chữ ký số vào phần mềm Quản lý văn bản và điều hành đang sử dụng tại các cơ quan nhà nước;…

III. HỆ THỐNG NỀN TẢNG

Tỉnh đã hoàn thành nội dung xây dựng nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung (LGSP) thuộc dự án đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phát triển chính quyền điện tử tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 - 2020. Hiện nay, đang thực hiện kết nối với các hệ thống thông tin (HTTT), cơ sở dữ liệu (CSDL) của các bộ, ngành Trung ương để kết nối, liên thông, chia sẻ thông tin, dữ liệu.

Kho cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh đã được đầu tư xây dựng và bắt đầu đi vào hoạt động với việc từng bước tạo lập, kết nối các cơ sở dữ liệu chuyên ngành vào kho cơ sở dữ liệu chung của tỉnh.

IV. PHÁT TRIỂN DỮ LIỆU

Trong năm 2021, các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai, ứng dụng các HTTT, CSDL chuyên ngành do các bộ, ngành Trung ương triển khai, như:

- HTTT: Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia; Hệ thống quản lý hồ sơ và chi trả trợ cấp người có công với cách mạng; Hệ thống thông tin Quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS); Hệ thống Dịch vụ đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến; Hệ thống phát số, đăng ký khám chữa bệnh điện tử và các ứng dụng phục vụ công tác quản lý chuyên ngành y tế; Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Tuyên Quang; HTTT dữ liệu về công tác dân tộc tỉnh Tuyên Quang; …

- CSDL: Cơ sở dữ liệu theo dõi nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; theo dõi tình hình phản ánh của người dân và doanh nghiệp trên hệ thống phần mềm từ Chính phủ đến tỉnh; cơ sở dữ liệu doanh nghiệp; thông tin địa chất - khoáng sản; thu, chi ngân sách và báo cáo điều hành; tài chính; Công chứng; quốc gia về TTHC; văn bản pháp luật; quốc gia về Khiếu nại, tố cáo; Tài liệu lưu trữ lịch sử tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 1945-2011; Hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã; ngành giáo dục - đào tạo.

- Phần mềm: Quản lý đấu thầu; xây dựng hồ sơ địa chính và CSDL đất đai; Cấp sổ đỏ; quản lý hộ nghèo và cận nghèo; quản lý đối tượng bảo trợ xã hội; quản lý người nước ngoài làm việc ở Việt Nam; quản lý người Việt Nam làm việc tại nước ngoài; Quyết toán; Đăng ký mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách; Quản lý ngân sách; phân bổ dự toán - tổng hợp báo cáo và quyết toán các đơn vị xã/phường/thị trấn; Hộ tịch; quản lý Lý lịch tư pháp; phổ cập giáo dục - chống mù chữ; thống kê trực tuyến; trường học kết nối; hỗ trợ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non; thống kê chất lượng giáo dục tiểu học; Quản lý CSDL Đề tài dự án; Quản lý thương hiệu tỉnh Tuyên Quang; đánh giá trình độ công nghệ doanh nghiệp; Báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; quản lý cấp chứng chỉ xây dựng 2009.net; Quản lý, sát hạch lý thuyết, thực hành, cấp, đổi giấy phép lái xe; thiết kế đường, đo vẽ bản đồ địa hình, quản lý cầu, đường.

V. CÁC ỨNG DỤNG, DỊCH VỤ

1. Ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ

Tính đến tháng 9/2021, số lượng cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) của tỉnh được cấp tài khoản thư điện tử chính thức: 4.756 hòm thư. Các CBCCVC tại các cơ quan hành chính nhà nước thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công việc.

Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành (QLVBĐH) dùng chung cho tất cả các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, đảm bảo liên thông 4 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện, xã. Tỷ lệ cơ quan thực hiện kết nối, liên thông phần mềm QLVBĐH từ cấp tỉnh đến cấp huyện đạt 100%, tỷ lệ cơ quan thực hiện kết nối, liên thông các Hệ thống QLVBĐH từ cấp tỉnh đến cấp xã đạt 100%; Tính đến tháng 9/2021, tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước hoàn toàn dưới dạng điện tử đạt 96%, tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước dưới dạng điện tử và song song với văn bản giấy là 4%.

Chữ ký số chuyên dùng của Chính phủ đã được tích hợp vào Hệ thống QLVBĐH tại các cơ quan, đơn vị phục vụ trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Tính đến cuối tháng 9/2021, đã cấp 1.719 chứng thư số (trong đó: Chứng thư số cá nhân (dạng USB-Token): 1.084 chiếc, chứng thư số tổ chức (dạng USB-Token): 424 chiếc, sim ký số cá nhân (sim-PKI): 211 chiếc và thường xuyên duy trì hoạt động của chữ ký số trong các cơ quan nhà nước tỉnh Tuyên Quang. 9 tháng đầu năm 2021, tỉnh đăng ký, cấp phát 74 chữ ký số, trong đó có 04 chữ ký số tập thể, 63 chữ ký số cá nhân và 7 chữ ký số sim TOKEN.

Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến tỉnh Tuyên Quang với 28 điểm cầu đặt tại: Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, 18 sở, ban, ngành và 07 Ủy ban nhân dân huyện, thành phố phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành các cấp. Một số huyện trên địa bàn tỉnh chủ động đầu tư, triển khai hệ thống hội nghị truyền hình cho cấp xã. Tính đến tháng 9/2021, toàn tỉnh có 87 điểm cầu hội nghị truyền hình trực tuyến, trong đó cấp tỉnh có 21 điểm cầu, cấp huyện có 10 điểm cầu, cấp xã có 56 điểm cầu.

Bên cạnh các chương trình, dự án phát triển và ứng dụng CNTT chung của tỉnh, một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện các nội dung khác, như:

Văn phòng UBND tỉnh: Phần mềm gửi nhận tài liệu và quản lý cuộc họp; phần mềm quản lý nhiệm vụ do UBND, Chủ tịch UBND tỉnh giao; Hệ thống thông tin báo cáo bộ, ngành, địa phương...

Sở Tài chính triển khai thực hiện Đề án ứng dụng tin học trong quản lý tài chính, ngân sách địa phương giai đoạn 3 (2016- 2020); phần mềm Quản lý tài sản cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh; triển khai mua sắm và đưa vào sử dụng Phần mềm CSDL tài chính; Phần mềm phân bổ dự toán - tổng hợp báo cáo và quyết toán các đơn vị xã, phường, thị trấn.

Sở Tài Nguyên và Môi trường triển khai thực hiện các nội dung: Dự án Xây dựng CSDL thông tin địa chất - khoáng sản phục vụ công tác quản lý khoáng sản; dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai”; đầu tư hạ tầng kỹ thuật tiếp nhận, truyền thông tin và quản lý dữ liệu quan trắc môi trường tự động nhằm đáp ứng khả năng tiếp nhận đầy đủ thông tin dữ liệu quan trắc từ các trạm quan trắc tự động do doanh nghiệp và nhà nước đầu tư; số hóa tài liệu, hồ sơ quản lý đất đai phục vụ công tác quản lý và khai thác sử dụng; xây dựng phần mềm quản lý lưu trữ hồ sơ; phần mềm tổng hợp số liệu đất đai từ các huyện,...

Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025; xây dựng HTTT kết nối liên thông giữa Sở và các cơ sở giáo dục; xây dựng và đưa vào sử dụng thống nhất toàn ngành các CSDL về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; triển khai phần mềm quản lý trong các trường học;... theo hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Sở Y tế tiếp tục ứng dụng CNTT trong công tác quản lý nhà nước của ngành; phối hợp với các bệnh viện tuyến Trung ương triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong Đề án bệnh viện vệ tinh; sử dụng HTTT quản lý tiêm chủng, bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm được triển khai toàn quốc, với CSDL tập trung tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ Y tế; sử dụng nền tảng tiêm chủng, bản đồ số Covid và các phần mềm phòng chống dịch bệnh Covid - 19 …

Ngoài ra, các cơ quan khác trong tỉnh tiếp tục sử dụng hiệu quả các ứng dụng, phần mềm CNTT phục vụ công tác chuyên môn tại đơn vị mình.

2. Ứng dụng, dịch vụ CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

2.1. Ứng dụng CNTT để công bố, công khai thông tin, kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC)

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh 100% các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có Trang thông tin điện tử.

Cổng thông tin điện tử tỉnh và các Trang thông tin điện tử bám sát các quy định của Chính phủ, bộ, ngành, địa phương tạo môi trường giao tiếp giữa người dân, doanh nghiệp với chính quyền, đưa tin, bài phản ánh các hoạt động trên địa bàn tỉnh, trong nước và quốc tế; công bố các văn bản chỉ đạo, điều hành của tỉnh; các thông tin tuyển dụng, đào tạo; công khai tiến độ giải quyết hồ sơ, văn bản đi, đến của các cơ quan, đơn vị, địa phương; đăng tải các dịch vụ công trực tuyến;... Thông tin được cung cấp lên Cổng thông tin điện tử tỉnh và Trang thông tin điện tử đáp ứng theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ. Các cơ quan, đơn vị đã tích cực ứng dụng CNTT để công bố, công khai thông tin, kết quả giải quyết TTHC cũng như tỷ lệ văn bản trao đổi của cơ quan, đơn vị mình trên Trang thông tin điện tử và Cổng thông tin điện tử tỉnh.

2.2. Cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT)

Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin Một cửa điện tử tỉnh tại địa chỉ http://dichvucong.tuyenquang.gov.vn cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Có 20 sở, ban, ngành; 07 huyện, thành phố; 138/138 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 2, mức 3 và mức 4.

Tính đến cuối tháng 9/2021, cổng dịch vụ công tỉnh thực hiện cung cấp 1.846 dịch vụ. Trong đó, số dịch vụ công đang cung cấp mức độ 2 là: 746, đạt tỷ lệ 40,41%; số dịch vụ công đang cung cấp mức độ 3 là: 250, đạt tỷ lệ 13,54% (gồm: 118 dịch vụ công cấp tỉnh; 88 dịch vụ công cấp huyện; 44 dịch vụ công cấp xã); số dịch vụ công đang cung cấp mức độ 4 là: 850, đạt tỷ lệ 46,04% (trong đó: 820 dịch vụ công cấp tỉnh; 28 dịch vụ công cấp huyện; 02 dịch vụ công cấp xã). Dự kiến đến hết năm 2021, cổng dịch vụ công tỉnh thực hiện cung cấp 1.050 dịch vụ mức độ 4. Hiện đã tích hợp được 426 dịch vụ công mức độ 3, 4 lên cổng dịch vụ công quốc gia, đạt tỷ lệ 38,72%. Phấn đấu tích hợp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên cổng dịch vụ công quốc gia đạt 50%.

Hệ thống Phần mềm một cửa điện tử của tỉnh đã được cập nhật, bổ sung các tiêu chí theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC. Tỉnh đã thực hiện rà soát, ban hành quy trình nội bộ, quy trình điện tử đối với việc giải quyết TTHC của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Cổng dịch vụ công của tỉnh đã được kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia, đảm bảo thực hiện cung cấp đầy đủ các dịch vụ công trực tuyến, đặc biệt là các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Triển khai tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích; tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC luôn được thực hiện theo đúng quy trình nghiệp vụ của các cơ quan nhà nước, đảm bảo chất lượng dịch vụ theo quy định; cơ quan nhà nước và đa số khách hàng đánh giá cao những lợi ích mà dịch vụ mang lại, đồng thời ghi nhận dịch vụ bưu chính công ích trong tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả đảm bảo, chuyên nghiệp, kịp thời. 100% hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC được phát đến địa chỉ nhận trong tình trạng không bị hư hỏng hoặc ảnh hưởng tới nội dung bên trong; không có trường hợp nào bị mất trong quá trình chuyển phát, không có trường hợp nào khiếu nại.

Thường xuyên tuyên truyền tới người dân, doanh nghiệp và các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn tỉnh các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành, địa phương về thực hiện cung cấp DVCTT thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Chương trình phát thanh, truyền hình; các cơ quan báo chí; Cổng thông tin điện tử; Trang thông tin điện tử,… Các cơ quan, đơn vị tích cực triển khai thực hiện các nội dung, giải pháp để khuyến khích, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong việc tiếp cận, sử dụng hiệu quả các DVCTT.

2.3. Ứng dụng CNTT tại Bộ phận một cửa trong việc tiếp nhận, giải quyết TTHC

Các cơ quan, đơn vị tích cực ứng dụng CNTT tại Bộ phận một cửa trong việc tiếp nhận, giải quyết TTHC, như:

- Trang bị, bổ sung máy vi tính, kết nối Internet, máy in, máy photo, máy quét cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả,...

- 100% TTHC của các cơ quan nhà nước đã thực hiện trên phần mềm Một cửa điện tử để tiếp nhận và xử lý hồ sơ qua mạng.

- Triển khai thực hiện và sử dụng hiệu quả phần mềm Một cửa điện tử để cung cấp các DVCTT mức độ 3, 4 phù hợp với nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Ban hành Quy chế làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC, quy định rõ thời gian, mối quan hệ phối hợp trong việc tiếp nhận và giải quyết TTHC, góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, …

VI. NGUỒN NHÂN LỰC

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho đội ngũ CBCCVC được quan tâm. Đến nay, 100% CBCCVC được đào tạo tin học và các ứng dụng CNTT phục vụ công tác chuyên môn; 100% CBCCVC thường xuyên sử dụng máy tính, Internet để xử lý công việc.

Hiện nay, nhân lực chuyên trách CNTT trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu ứng dụng và phát triển CNTT trong tình hình mới. Tại các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã hiện chỉ có 19 cán bộ chuyên trách và 19 cán bộ phụ trách CNTT (trong đó: cấp tỉnh có 18 cán bộ chuyên trách, 14 cán bộ phụ trách; cấp huyện, cấp xã có 01 cán bộ chuyên trách, 05 cán bộ phụ trách; về trình độ chuyên môn: 02 cán bộ có trình độ thạc sĩ, 26 cán bộ có trình độ đại học, 01 cán bộ có trình độ cao đẳng và 01 cán bộ có trình độ trung cấp về CNTT, có 08 cán bộ trình độ không phải chuyên ngành công nghệ thông tin), còn 06 cơ quan cấp tỉnh và 01 cơ quan cấp huyện không có cán bộ chuyên trách hoặc phụ trách về CNTT, 100% các xã, phường, thị trấn không có cán bộ chuyên trách hoặc phụ trách về CNTT. Cán bộ chuyên trách, phụ trách CNTT tại một số cơ quan, đơn vị không ổn định do thay đổi vị trí công tác.

VII. AN TOÀN THÔNG TIN

Tỉnh luôn quan tâm, chỉ đạo thực hiện công tác bảo đảm an toàn thông tin, cụ thể như sau:

1. Tình hình thực thi bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

- Số lượng hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý: 01.

- Số lượng hệ thống thông tin đã được phê duyệt cấp độ: 01.

- Phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ, hiện trạng tổ chức triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin đã được phê duyệt:

Tên hệ thống thông tin: Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh Tuyên Quang.

Đơn vị quản lý, vận hành: Sở Thông tin và Truyền thông.

Cấp độ an toàn hệ thống thông tin: Cấp độ 2.

Thời gian xác định cấp độ: 20/12/2018, đã đáp ứng yêu cầu tối thiểu bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ (theo Quyết định số 128/QĐ-STTT ngày 20/12/2018 của Sở Thông tin và Truyền thông về việc phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin).

- Phương án bảo đảm an toàn thông tin: Phương án bảo đảm an toàn thông tin trong thiết kế vận hành hệ thống thông tin tương ứng với cấp độ 2 là phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia (TCVN11930:2017), quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (TCVN11930:2017) về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

2. Triển khai bảo đảm an toàn, an ninh mạng theo mô hình 4 lớp

Triển khai giám sát an toàn, an ninh mạng theo mô hình 4 lớp cho các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung đặt tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh. Các lớp cụ thể đã triển khai:

- Lớp 1: Ban hành Quyết định số 527/QĐ-UBND ngày 11/5/2020 kiện toàn Đội ứng cứu sự cố mạng, máy tính tỉnh Tuyên Quang. Đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin là Đội ứng cứu sự cố mạng, máy tính tỉnh Tuyên Quang, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh là cơ quan thường trực của Đội.

- Lớp 2: Thuê dịch vụ của doanh nghiệp để triển khai giám sát an toàn, an ninh mạng theo mô hình 4 lớp cho các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung đặt tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh.

- Lớp 3: Trong quá trình giám sát, doanh nghiệp được thuê dịch vụ thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn an ninh mạng theo định kỳ, tùy theo tình hình thực tế, tháng 01 lần hoặc 03 tháng 01 lần.

- Lớp 4: Kết nối chia sẻ thông tin giám sát (SOC-Lớp 2) về Trung tâm NCSC (hệ thống giám sát quốc gia).

3. Kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin theo quy định của pháp luật

Trong năm 2021, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện Quy chế đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước tỉnh Tuyên Quang. Tuy nhiên, một số cơ quan, đơn vị chưa thực hiện quyết liệt và hiệu quả các nội dung của Quy chế.

Số cơ quan, đơn vị có trang bị hệ thống tường lửa, hệ thống phát hiện và phòng, chống truy cập trái phép; hệ thống an toàn dữ liệu (tủ/băng đĩa/ SAN/ NAS); hệ thống an toàn báo cháy, nổ, an toàn chống sét;... cho mạng LAN còn ít; đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách an toàn, an ninh thông tin tại các cơ quan, đơn vị còn thiếu và yếu về nghiệp vụ, đa phần chưa được đào tạo, tập huấn chuyên sâu về an toàn, an ninh thông tin.

Thường xuyên cảnh báo, hướng dẫn, xử lý các loại virus, mã độc tới các cơ quan, đơn vị; đặc biệt cảnh báo đảm bảo An toàn thông tin trong các dịp lễ, tết; cảnh báo lộ lọt tài khoản thư điện tử, thông tin cá nhân ...; tổ chức hỗ trợ ứng cứu, xử lý sự cố, tấn công mạng; triển khai các hoạt động bảo đảm an toàn thông tin theo quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;... Đảm bảo an toàn thông tin gắn liền với hoạt động ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước và xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh.

Xây dựng, ban hành Kế hoạch hoạt động của Đội ứng cứu sự cố mạng, máy tính tỉnh; Kế hoạch tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho Đội ứng cứu sự cố mạng, máy tính; tham gia các chương trình tập huấn, diễn tập về an toàn thông tin mạng. Chỉ đạo các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh tích cực tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về an toàn thông tin mạng.

VIII. TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Tồn tại, hạn chế

- Người dân chưa thật sự nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công cuộc chuyển đổi số (chính quyền số, xã hội số, kinh tế số); chưa có thói quen thực hiện các thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công của tỉnh.

- Chưa xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung; Cơ sở dữ liệu chuyên ngành; Cơ sở dữ liệu báo cáo thống kê;... ; một số sở, ban, ngành, địa phương đã số hóa tài liệu hoặc số hóa một phần tài liệu từ bản giấy sang bản điện tử, tuy nhiên tài liệu chỉ để lưu trữ nội bộ trong cơ quan, đơn vị, chưa liên kết, chia sẻ, khai thác do vậy hiệu quả chưa được như mong muốn; một số phần mềm ứng dụng và tạo lập cơ sở dữ liệu của các ngành được đầu tư, nhưng chưa được đánh giá tính hiệu quả và cơ sở dữ liệu còn nằm rải rác tại các sở, ban, ngành; không tập trung, không liên kết, chia sẻ được với nhau; không phát huy được hiệu quả của đầu tư công nghệ.

- Hệ thống quản lý văn bản và điều hành đã được triển khai tới 4 cấp. Tuy nhiên, một số cơ quan, đơn vị chưa tích cực sử dụng chữ ký số, vẫn còn ký trên giấy và scan vào hệ thống. Ở cấp xã, việc sử dụng phần mềm để gửi, nhận văn bản điện tử hiệu quả chưa cao, đa số vẫn sử dụng phương pháp truyền thống trên hồ sơ, giấy tờ.

- Hệ thống máy chủ của các cơ quan, đơn vị được đầu tư rải rác, thiếu đồng bộ, nhiều máy vi tính tại các cơ quan, đơn vị có cấu hình thấp, ảnh hưởng tới tốc độ xử lý công việc; số lượng máy vi tính được cài đặt phần mềm diệt virus có bản quyền còn hạn chế.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng về CNTT cho đội ngũ CBCCVC trong các cơ quan Nhà nước chưa được thường xuyên; thực hiện nhiệm vụ của một số CBCCVC chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, nhất là ở cấp huyện, cấp xã.

2. Nguyên nhân

- Khái niệm về Chính quyền số, xã hội số, kinh tế số với người dân còn rất mới mẻ, nhiều người dân trên địa bàn tỉnh chưa quen với khai thác và sử dụng các ứng dụng CNTT, chủ yếu vẫn nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết TTHC trực tiếp, dẫn đến tình trạng nhiều cơ quan có cung cấp các DVCTT mức độ 3, 4 nhưng vẫn không có phát sinh hồ sơ trực tuyến. Người dân, doanh nghiệp vẫn còn tâm lý e ngại trong việc chuyển phát hồ sơ TTHC qua dịch vụ bưu chính, đa số người dân vẫn muốn trực tiếp nộp và nhận kết quả TTHC tại cơ quan giải quyết TTHC; công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân tham gia dịch vụ công trực tuyến tại một số sở, ngành, địa phương còn chưa thật sự hiệu quả.

- Các HTTT, CSDL lớn làm nền tảng để phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số cần số lượng kinh phí lớn để triển khai thực hiện; không triển khai đồng thời mà phải chia giai đoạn thể thực hiện; một số hệ thống CSDL đã được xây dựng còn thiếu kết nối, đồng bộ và chia sẻ, trao đổi thông tin với nhau; hiện trạng kết nối, chia sẻ thông tin trong các ngành với các Bộ, ngành liên quan khác chưa được thực hiện và còn gặp nhiều khó khăn; việc triển khai thực hiện số hoá tài liệu tại các cơ quan, đơn vị chủ yếu do nhu cầu thực tế của từng ngành, chưa có sự thống nhất chung, chưa được liên kết, chia sẻ dữ liệu phục vụ nhu cầu khai thác. Cơ sở dữ liệu dùng chung quốc gia vẫn đang trong quá trình thực hiện nên việc tích hợp, liên thông hệ thống thông tin giữa các bộ, ngành với địa phương còn chậm.

- Một số cấp ủy đảng, chính quyền cơ quan, đơn vị chưa thực sự quan tâm, quyết liệt chỉ đạo việc ứng dụng và phát triển CNTT; chưa gắn ứng dụng CNTT với cải cách hành chính; một bộ phận cán bộ, công chức chưa chủ động học tập nâng cao kỹ năng, khai thác, sử dụng CNTT trong công việc; tại cấp xã việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và điều hành vẫn còn hạn chế, hiệu quả đạt được chưa cao.

- Triển khai ứng dụng CNTT đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn (đặc biệt là kinh phí đầu tư cho Chuyển đổi số); kinh phí thường xuyên hàng năm để duy trì hoạt động của các hệ thống CNTT chưa được cân đối để đưa vào ngân sách nhà nước; việc đầu tư cho các ứng dụng CNTT triển khai còn rời rạc, không đồng nhất do triển khai qua nhiều giai đoạn.

- Đội ngũ CBCCVC chưa chủ động nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc; phần lớn các cơ quan, đơn vị chưa có cán bộ chuyên trách CNTT, chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm, chưa chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao kiến thức về ứng dụng CNTT cho đội ngũ CBCCVC.

IX. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Trong năm 2021, tỉnh đã cấp: 40.369.000.000 (Bốn mươi tỷ, ba trăm sáu mươi chín triệu đồng chẵn) để triển khai các dự án, nhiệm vụ ứng dụng và phát triển CNTT, xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Tuyên Quang (Chi tiết tại Phụ lục I đính kèm).

Phần II

NỘI DUNG KẾ HOẠCH

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

1. Các Văn bản của Đảng

- Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

- Nghị quyết số 33-NQ/TU ngày 22/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVII) về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021-2025.

2. Văn bản pháp lý

- Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;

- Luật An toàn thông tin mạng 19/11/2015;

- Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;

- Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;

- Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ Quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước;

- Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 09/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;

- Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW;

- Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg ngày 16/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp, bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia;

- Quyết định số 632/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia;

- Quyết định số 1622/QĐ-TTg ngày 25/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh hoạt động của mạng lưới ứng cứu sự cố, tăng cường năng lực cho các cán bộ, bộ phận chuyên trách ứng cứu sự cố mạng trên toàn quốc đến năm 2020, định hướng đến 2025;

- Quyết định số 1017/QĐ-TTg ngày 14/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giám sát an toàn thông tin mạng đối với hệ thống, dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ Chính phủ điện tử đến năm 2020, định hướng đến 2025”;

- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030;

- Quyết định số 1907/QĐ-TTg ngày 23/11/ 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề ánTuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021 -2025”;

- Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 06/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025;

- Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lượng phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

- Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại;

- Quyết định số 2323/BTTTT-THH ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0;

- Quyết định số 464/QĐ-UBND ngày 27/12/2017 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Tuyên Quang, phiên bản 1.0;

- Quyết định số 559/QĐ-UBND ngày 10/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021-2025;

- Quyết định số 603/QĐ-UBND ngày 30/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

- Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 08/4/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025;

- Kế hoạch số 13/KH-UBND ngày 21/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2020 - 2025 theo Nghị định số 45/2020/NĐ-CP của Chính phủ;

- Kế hoạch số 65/KH-UBND ngày 29/4/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ; đẩy mạnh việc giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang;

- Kế hoạch số 116/KH-UBND ngày 28/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh (PAR INDEX) và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) tỉnh Tuyên Quang năm 2021 và các năm tiếp theo;

- Công văn số 3570/BTTTT-THH ngày 16/9/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương xây dựng Kế phát triển Chính phủ số, Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng năm 2022.

II. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2022 nhằm xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số tỉnh Tuyên Quang, gắn kết chặt chẽ với chuyển đổi số và phát triển đô thị thông minh, bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

Xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số. Chuyển đổi số trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng, hình thành hạ tầng, nguồn nhân lực đầy đủ đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số của tỉnh. Phổ cập kiến thức chuyển đổi số cho người dân, hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm; minh bạch hóa, tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp vào hoạt động của cơ quan nhà nước. Giảm bớt thủ tục hành chính, cung cấp các dịch vụ tiện ích số mang lại giá trị gia tăng cho mọi người dân, mọi lúc, mọi nơi, thân thiện, dễ dàng sử dụng. Từng bước hình thành văn hoá số, người dân có thói quen sử dụng dịch vụ số.

Triển khai các nhiệm vụ ứng dụng và phát triển CNTT đảm bảo tuân thủ kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Tuyên Quang và tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.

Bổ sung, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật CNTT; xây dựng và hoàn thiện các Hệ thống thông tin (HTTT), cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành góp phần xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số tỉnh Tuyên Quang.

III. MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước

- Phấn đấu 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số (trừ văn bản mật theo quy định).

- Phấn đấu 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

- Phấn đấu 70% công tác báo cáo, các chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh (không bao gồm nội dung mật) được tạo lập, cập nhật, lưu giữ, trên hệ thống thông tin báo cáo cấp tỉnh, kết nối với hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, được chia sẻ dữ liệu điện tử theo quy định.

- Triển khai nhân rộng Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; phấn đấu 70% cấp tỉnh, 60% cấp huyện thực hiện họp thông qua hệ thống tại các cuộc họp của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Phấn đấu 30% hoạt động giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

2. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

- Duy trì kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cổng dịch vụ công tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia; phấn đấu 80% DVCTT mức độ 3, 4 phổ biến, liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia; 100% các giao dịch trên Cổng dịch vụ công của tỉnh và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh, huyện, xã được xác thực điện tử.

- Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo DVCTT mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 50% trở lên; tối thiểu 85% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC.

- Phấn đấu 100% TTHC đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức DVCTT mức độ 4 và được cung cấp, sử dụng trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.

3. Bảo đảm an toàn thông tin

- Tối thiểu 70% hệ thống thông tin được xác định cấp độ và triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ.

- Tối thiểu 90% thiết bị đầu cuối được cài đặt giải pháp bảo vệ.

- 100% người đứng đầu các đơn vị, tổ chức nhà nước (trực thuộc cơ quan) được tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo đảm an toàn thông tin.

- 50% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ quan (bao gồm cả các đơn vị, tổ chức nhà nước trực thuộc) được tuyên truyền, phổ biến về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin; được đào tạo, bồi dưỡng về an toàn thông tin.

- 100% trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và các cơ sở bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em được tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ em để tham gia môi trường mạng an toàn.

- 100% trẻ em là nạn nhân bị xâm hại trên môi trường mạng được hỗ trợ, can thiệp khi có yêu cầu từ bản thân trẻ em hoặc từ người thân, cộng đồng xã hội.

- 80% các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh được giám sát và bảo vệ theo mô hình 4 lớp; bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

- Tổ chức 01 đợt diễn tập, ứng cứu, khắc phục sự cố mạng và máy tính tỉnh Tuyên Quang.

IV. NHIỆM VỤ

1. Hoàn thiện quy chế, quy định pháp lý

- Tiếp tục ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành tạo hành lang pháp lý thuận lợi để triển khai thực hiện xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và bảo mật trong công tác quản lý, điều hành công việc, trao đổi văn bản điện tử qua mạng của các cơ quan, đơn vị, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị.

- Tiếp tục duy trì, cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử, Chính quyền số tỉnh Tuyên Quang phù hợp với Kiến trúc Chính phủ điện tử, Chính phủ số theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ cán bộ chuyên trách CNTT trong các cơ quan nhà nước; Quy chế, quy định gắn kết chặt chẽ hoạt động ứng dụng CNTT của tổ chức, của cán bộ, công chức với công tác bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm.

- Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy người dân và doanh nghiệp sử dụng hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến.

2. Phát triển hạ tầng số

- Tiếp tục đầu tư, nâng cấp hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đảm bảo ứng dụng CNTT trong nội bộ các cơ quan Nhà nước: Trang thiết bị CNTT; hạ tầng mạng LAN; mạng Internet tốc độ cao;... đảm bảo các điều kiện cần thiết sẵn sàng thực hiện kết nối, triển khai các ứng dụng CNTT dùng chung của tỉnh, hướng tới hình thành hạ tầng số cho Chính quyền số tỉnh Tuyên Quang.

- Xây dựng mạng diện rộng (WAN) của tỉnh trên cơ sở sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng và Nhà nước để kết nối các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh triển khai các phần mềm dùng chung;...

- Từng bước xây dựng nền tảng công nghệ thành phố thông minh tỉnh Tuyên Quang tạo nền tảng, bước đệm, cơ sở hạ tầng cho phát triển các thành phần liên quan của đô thị thông minh.

- Bổ sung trang thiết bị cho Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh nhằm đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, kết nối, an toàn thông tin, duy trì hoạt động thông suốt các phần mềm dùng chung và các HTTT;...

3. Phát triển các nền tảng, hệ thống

- Hoàn thiện nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu tỉnh (LGSP) để kết nối dữ liệu từ Trung ương và toàn bộ dữ liệu của các sở, ngành, huyện, thành phố. Tạo ra dữ liệu lớn của tỉnh phục vụ cho phát triển chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số.

- Tiếp tục xây dựng, phát triển các hệ thống nền tảng Chính quyền điện tử, Chính quyền số tỉnh Tuyên Quang gắn với xây dựng Đô thị thông minh tuân thủ Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh đã được phê duyệt, cập nhật.

4. Phát triển dữ liệu

- Trong năm 2022, các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai, ứng dụng và phát triển các HTTT, CSDL chuyên ngành do các bộ, ngành Trung ương đã triển khai trên địa bàn tỉnh và các Phần mềm, CSDL do tỉnh triển khai.

- Phối hợp với các bộ, ngành Trung ương xây dựng, phát triển và hoàn thiện các HTTT, các CSDL quy mô quốc gia phục vụ triển khai các dịch vụ cơ bản, thiết yếu liên quan đến người dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước cần được ưu tiên phát triển trước, đó là: CSDL quốc gia về Dân cư, CSDL Đất đai quốc gia; CSDL quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp; CSDL quốc gia về Tài chính; CSDL quốc gia về Bảo hiểm; CSDL Hộ tịch điện tử toàn quốc; CSDL quốc gia về Y tế; CSDL quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức; CSDL quốc gia về an sinh xã hội;… bảo đảm tính cấu trúc, hệ thống, tạo môi trường làm việc điện tử rộng khắp giữa các cơ quan Nhà nước.

- Từng bước thực hiện lộ trình chuyển đổi số; số hóa, xây dựng dữ liệu nền, CSDL dùng chung, các CSDL chuyên ngành, tạo lập kho dữ liệu dùng chung của tỉnh và tổ chức dữ liệu mở phục vụ xã hội. Cung cấp danh mục dữ liệu đã được số hóa theo quy định để tổ chức tích hợp, chia sẻ cho các HTTT của các cơ quan nhà nước bảo đảm dữ liệu được thu thập một lần; Kết nối với các CSDL, HTTT quốc gia, HTTT triển khai từ trung ương đến địa phương.

5. Phát triển các ứng dụng, dịch vụ

- Sử dụng hiệu quả Phần mềm Quản lý văn bản và điều hành, bảo đảm kết nối liên thông, thông suốt để thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử tới các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số chuyên dùng và các nội dung theo quy định tại Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước; Quyết định số 19/2018/QĐ-UBND, ngày 20/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế Tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước tỉnh Tuyên Quang;…

- Tích cực sử dụng Hệ thống thư điện tử công vụ tỉnh Tuyên Quang phục vụ trao đổi công việc giữa các cơ quan nhà nước.

- Sử dụng Hệ thống Hội nghị giao ban điện tử tỉnh Tuyên Quang phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo các cấp.

- Tiếp tục hoàn thiện và sử dụng có hiệu quả Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh, kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.

- Đảm bảo và duy trì hoạt động ổn định Cổng thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang và các Trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh, cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ Quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, Thông tư số 32/2017/TT-BTTTT ngày 15/11/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định về việc cung cấp DVCTT và bảo đảm khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước; tạo môi trường giao tiếp giữa người dân, doanh nghiệp với chính quyền, đưa tin, bài phản ánh các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn tỉnh, trong nước và quốc tế; công bố các văn bản chỉ đạo, điều hành của tỉnh; các thông tin tuyển dụng, đào tạo; công khai tiến độ giải quyết hồ sơ, văn bản đi, đến của các sở, ban, ngành; đăng tải các dịch vụ công trực tuyến;...

- Tiếp tục đẩy mạnh và sử dụng hiệu quả Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin Một cửa điện tử để cung cấp DVCTT phục vụ người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thực hiện tốt Quy chế Quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng DVCTT nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công của các cơ quan nhà nước theo Quyết định số 246/QĐ-UBND ngày 09/7/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh, đảm bảo phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, hướng tới số hóa hồ sơ, giấy tờ, chuyển hoạt động sử dụng hồ sơ, văn bản giấy, giao dịch trực tiếp sang hoạt động sử dụng hồ sơ, văn bản điện tử, giao dịch điện tử và cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc vào thời gian, địa giới hành chính; triển khai các giải pháp thực hiện nhằm tăng số lượng hồ sơ tiếp nhận và giải quyết TTHC qua mạng.

- Duy trì kết nối giữa Cổng dịch vụ công tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia, đảm bảo thực hiện cung cấp đầy đủ các DVCTT, đặc biệt là các DVCTT mức độ 3, 4 phục vụ người dân và doanh nghiệp; tiếp tục tích hợp, cung cấp các DVCTT của tỉnh trên Cổng dịch vụ công Quốc gia theo lộ trình và chỉ đạo của Chính phủ.

- Thực hiện tốt Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích nhằm nâng cao tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.

6. Bảo đảm an toàn thông tin

- Xây dựng, ban hành, thường xuyên rà soát, cập nhật các kế hoạch, quy chế, quy định về bảo đảm an toàn thông tin trong hoạt động của cơ quan. Xây dựng kế hoạch triển khai Quyết định số 1907/QĐ-TTg ngày 23/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025” và Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 06/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025”.

- Hoàn thành xác định cấp độ và tổ chức triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ. Thường xuyên rà soát, cập nhật để đáp ứng yêu cầu thực tiễn và quy định về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

- Xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC), kết nối và chia sẻ thông tin, dữ liệu với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Cục An toàn thông tin).

- Thường xuyên rà soát, cập nhật, phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin và triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

- Rà soát hiện trạng, tăng cường đầu tư trang thiết bị và thuê dịch vụ chuyên nghiệp nhằm nâng cao năng lực bảo đảm an toàn thông tin, phòng chống mã độc theo mô hình tập trung, ưu tiên cho các hệ thống cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp, hệ thống trung tâm dữ liệu và thiết bị đầu cuối.

- Thực hiện kiểm tra, đánh giá (về kỹ thuật) an toàn thông tin đối với các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý theo quy định. (Lưu ý: Chú trọng đối với các nền tảng, hệ thống thông tin quan trọng, dùng chung); định kỳ, đột xuất thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng và triển khai kế hoạch dự phòng, sao lưu dữ liệu, bảo đảm hoạt động liên tục của cơ quan, tổ chức; sẵn sàng khôi phục hoạt động bình thường của hệ thống sau khi gặp sự cố mất an toàn thông tin mạng.

- Xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho CBCCVC, người lao động và người dân.

7. Phát triển nguồn nhân lực

- Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo cơ quan nhà nước các cấp về phát triển Chính phủ số, Chính quyền số.

- Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho Đội ứng cứu sự cố mạng, máy tính tỉnh Tuyên Quang; cho các cán bộ chuyên trách, phụ trách CNTT của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBCCVC về kỹ năng ứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầu công việc.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng số, kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu cho CBCCVC để sẵn sàng chuyển đổi môi trường làm việc sang môi trường số.

- Tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen hành vi, tạo sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp về phát triển Chính quyền điện tử, Chính phủ điện tử.

- Cử cán bộ tham gia các khóa tập huấn an toàn, an ninh thông tin và diễn tập ứng cứu sự cố do Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.

V. GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp

- Tuyên truyền, quảng bá, hướng dẫn cho CBCCVC, doanh nghiệp, người dân trên địa bàn tỉnh khai thác, ứng dụng CNTT, sử dụng hiệu quả DVCTT và các dịch vụ triển khai trên địa bàn tỉnh.

- Ứng dụng các kênh truyền thông đa dạng để nâng cao nhận thức, hình thành văn hóa số cho người dân, tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ Chính quyền số.

- Xây dựng, ứng dụng các nền tảng, kênh tương tác trực tuyến giữa cơ quan nhà nước và người dân, doanh nghiệp để quảng bá thông tin, tăng cường sự tham gia, góp ý của người dân trong các hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước.

- Tuyên truyền người dân sử dụng điện thoại thông minh thường xuyên truy cập các ứng dụng CNTT để có thể tiếp cận dịch vụ số mọi lúc, mọi nơi.

2. Phát triển các mô hình kết hợp giữa cơ quan nhà nước, doanh nghiệp

- Tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp để cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp, như: Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử; tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích;…

- Tiếp tục thuê các dịch vụ của doanh nghiệp như: Phần mềm Quản lý văn bản và điều hành dùng chung cho các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; Trục liên thông văn bản nội bộ tỉnh; giám sát an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp cho các hệ thống dùng chung của tỉnh; mạng số liệu chuyên dùng cho Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến của tỉnh;…

- Phối hợp, tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, cung cấp sản phẩm, dịch vụ số cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh nhằm triển khai các dịch vụ Chính phủ số, Chính quyền số thuận lợi.

3. Nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ

- Tăng cường nghiên cứu, đề xuất triển khai các giải pháp tích hợp, ứng dụng, sản phẩm CNTT phục vụ xây dựng Chính quyền điện tử hướng tới nền kinh tế số, xã hội số dựa trên dữ liệu mở, ứng dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain), Internet kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API)... trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai hợp tác, học tập kinh nghiệm về xây dựng Chính quyền số với các tỉnh xếp hạng cao về Chính quyền số, bảo đảm có trọng tâm, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng.

4. Thu hút nguồn lực CNTT

Huy động các nguồn lực ưu tiên xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số của tỉnh theo hình thức thuê dịch vụ CNTT trọn gói do các doanh nghiệp công nghệ thông tin cung cấp, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.

5. Tăng cường hợp tác

- Chủ động tìm kiếm, tham gia, kết nối có hiệu quả với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trong vùng, các tổ chức đổi mới sáng tạo trong và ngoài tỉnh.

- Tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp, tập đoàn để bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên sâu về CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức.

- Tăng cường liên kết, chuyển giao công nghệ với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh. Quản lý chặt chẽ hoạt động của các tổ chức, cá nhân dựa trên nền tảng công nghệ xuyên quốc gia để đảm bảo môi trường an toàn, thuận tiện, hiệu quả. Đảm bảo an ninh, an toàn trên môi trường mạng.

- Sử dụng hiệu quả nguồn lực trong nội bộ cơ quan cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng, đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm, dịch vụ phục vụ chính quyền số/kinh tế số/xã hội số của doanh nghiệp trong nước được ứng dụng vào các hoạt động chuyên môn.

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Kinh phí thực hiện Kế hoạch bao gồm: Ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

- Dự kiến tổng kinh phí thực hiện: 198.431.057.000 đồng (Một trăm chín mươi tám tỷ, bốn trăm ba mươi mốt triệu không trăm năm mươi bảy nghìn đồng).

VII. DANH MỤC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN

Chi tiết tại Phụ lục II: Danh mục các nhiệm vụ, dự án dự kiến triển khai thực hiện năm 2022 đính kèm.

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Tuyên Quang, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh, Chính quyền số trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính lập kế hoạch phân bổ kinh phí về ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo hiệu quả, đúng tiến độ theo quy định.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng các chương trình, cơ chế, chính sách thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT và truyền thông; phát triển giao dịch điện tử, chương trình phát triển hạ tầng viễn thông và Internet; sơ kết đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hàng năm và tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch vào năm kết thúc.

- Tiếp tục triển khai, thực hiện hiệu quả việc kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các ứng dụng dùng chung, chuyên ngành, các HTTT trong nội bộ tỉnh thông qua nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung của tỉnh (LGSP); kết nối với hệ thống kết nối quốc gia (NGSP); thực hiện liên thông các HTTT vớ các bộ, ngành.

- Nghiên cứu, đề xuất các phương án nâng cao hiệu quả sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước.

- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước về ứng dụng và phát triển CNTT.

- Triển khai công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong các hoạt động ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước thuộc tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Tài chính tham mưu bố trí kinh phí cho các chương trình, dự án CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số; hướng dẫn, bố trí kinh phí theo hình thức đối tác công tư.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông đôn đốc các cơ quan, đơn vị triển khai kế hoạch, dự án đảm bảo đúng tiến độ.

3. Sở Tài chính

- Đảm bảo cân đối kinh phí sự nghiệp cho các dự án, hạng mục đầu tư ứng dụng và phát triển CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước theo kế hoạch được duyệt, ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số; bố trí kinh phí theo hình thức thuê dịch vụ; hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng và trình ban hành các văn bản, quy định về tài chính phù hợp với đặc thù ứng dụng CNTT, bảo đảm kinh phí thường xuyên cho ứng dụng CNTT.

4. Sở Nội vụ

- Tổ chức xây dựng và thực hiện các giải pháp nhằm kết hợp chặt chẽ việc triển khai Kế hoạch này với Đề án đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông; các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo phụ trách CNTT các cấp; xây dựng các chương trình nâng cao nhận thức, phổ cập kiến thức về CNTT và khai thác thông tin trên Internet cho CBCCVC của tỉnh.

5. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng, phát triển CNTT trong nghiên cứu các đề tài khoa học trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng chương trình, tổ chức thực hiện việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm CNTT phục vụ Chính quyền điện tử/Chính quyền số của tỉnh.

6. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố

- Chủ động tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Tuyên Quang, phát triển Chính phủ số, Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2022, đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đã đặt ra.

- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm, quyết liệt hơn nữa trong việc ứng dụng CNTT thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương đặc biệt gắn việc ứng dụng CNTT với thực hiện cải cách TTHC.

- Chủ động tổ chức các cuộc họp giao ban trực tuyến với các cơ quan nhà nước trên Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến tỉnh; phối hợp triển khai và sử dụng có hiệu quả các phần mềm dùng chung của tỉnh.

- Xây dựng chuyên đề tuyên truyền, quảng bá, hướng dẫn cho cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp, người dân trên địa bàn tỉnh khai thác, ứng dụng CNTT, gắn kết chặt chẽ CNTT với cải cách hành chính, sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng hạ tầng kỹ thuật và ứng dụng CNTT của cơ quan, đơn vị; triển khai đầu tư các hạng mục phù hợp, khoa học, đồng bộ, đảm bảo tuân thủ các quy định của nhà nước và Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh.

Trên đây là Kế hoạch phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Tuyên Quang năm 2022; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Thông tin và Truyền thông (báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (báo cáo);
- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh (báo cáo);
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
- UBND huyện, thành phố;
- CVP, PCVP UBND tỉnh;
- Cổng TTĐT tử tỉnh, Công báo điện tử tỉnh;
- Phòng TH; NC; TH-CB;
- Lưu VT; TG CNTT 02.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Việt Phương

 

PHỤ LỤC I

KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ THEO KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CNTT TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2021
(Kèm theo Kế hoạch số: 204/KH-UBND ngày 25/11/2021 của UBND tỉnh về Phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Tuyên Quang năm 2022)

Đơn vị tính: Triệu đồng.

TT

Tên nhiệm vụ, dự án

Đơn vị chủ trì thực hiện

Kinh phí thực hiện

Nguồn vốn đầu tư

Thời gian thực hiện

Hiệu quả/hiện trạng

1

Xây dựng hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Tuyên Quang

Văn phòng UBND tỉnh

1.982

Nguồn vốn sự nghiệp, ngân sách địa phương

2021

Đã hoàn thành thuê sử dụng dịch vụ của Viễn thông Tuyên Quang, triển khai đến 100% các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh

2

Triển khai xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Tuyên Quang, phiên bản 2.0.

Sở Thông tin và Truyền thông

256,2

Nguồn vốn sự nghiệp, ngân sách địa phương

2021

Đang triển khai thực hiện bổ sung kinh phí

3

Thuê Phần mềm một cửa điện tử tỉnh Tuyên Quang cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và phần mềm một cửa điện tử tại các cơ quan nhà nước tỉnh Tuyên Quang

Sở Thông tin và Truyền thông

700

Nguồn vốn sự nghiệp, ngân sách địa phương

2021

Đã hoàn thành thuê sử dụng dịch vụ của Viễn thông Tuyên Quang, triển khai đến 100% các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh

4

Thuê trục liên thông văn bản nội bộ tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

80

Nguồn vốn Quản lý nhà nước, ngân sách địa phương

2021

Đã hoàn thành thuê sử dụng dịch vụ của Viễn thông Tuyên Quang, phục vụ trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước tỉnh Tuyên Quang

5

Thuê máy chủ bảo mật để kết nối Cổng dịch vụ công của tỉnh với Cổng dịch vụ công Quốc gia

Sở Thông tin và Truyền thông

99

Nguồn vốn Quản lý nhà nước, ngân sách địa phương

2021

Đã hoàn thành thuê sử dụng dịch vụ của Viễn thông Tuyên Quang, phục vụ kết nối Cổng dịch vụ công của tỉnh với Cổng dịch vụ công Quốc gia

6

Thuê đường truyền mạng phục vụ hoạt động của Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến tỉnh Tuyên Quang (28 điểm cầu của tỉnh)

Sở Thông tin và Truyền thông

172

Nguồn vốn Quản lý nhà nước, ngân sách địa phương

2021

Đã hoàn thành thuê sử dụng dịch vụ của Viễn thông Tuyên Quang, Đảm bảo thông suốt đường truyền mạng phục vụ hoạt động của Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến tỉnh Tuyên Quang

7

Dự án ứng dụng và phát triển CNTT nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động cho hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2020-2025

Sở Thông tin và Truyền thông

17.000

Nguồn vốn Đầu tư công, ngân sách địa phương

2021

UBND tỉnh đang xem xét phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật của dự án do Sở Thông tin và Truyền thông trình

8

Dự án đầu tư ứng dụng CNTT tỉnh Tuyên Quang tiến tới cuộc cách mạng 4.0, giai đoạn 2021-2025

Sở Thông tin và Truyền thông

3.000

Nguồn vốn Đầu tư công, ngân sách địa phương

2021

Đang thực hiện lựa chọn nhà thầu triển khai dự án

9

Triển khai ứng dụng chứng thư số, chữ ký số chuyên dùng trong cơ quan nhà nước tỉnh Tuyên Quang

Sở Thông tin và Truyền thông

30

Nguồn vốn sự nghiệp, ngân sách địa phương

2021

Đã cấp phát 74 chữ ký số, trong đó có 04 chữ ký số tập thể, 63 chữ ký số cá nhân và 7 chữ ký số sim TOKEN và tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn sử dụng

10

Đề án Số hóa tài liệu lưu trữ lịch sử tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 1945 - 2011

Sở Nội vụ

0

Nguồn vốn sự nghiệp, ngân sách địa phương

2021

UBND tỉnh đang xem xét, phê duyệt Kế hoạch Số hóa tài liệu lưu trữ lịch sử tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021 - 2025 do Sở Nội vụ trình

11

Xây dựng Phần mềm chấm điểm đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc UBND tỉnh; các tổ chức Hội cấp tỉnh được giao số lượng người làm việc; UBND huyện, thành phố

Sở Nội vụ

600

Nguồn vốn sự nghiệp, ngân sách địa phương

2021

UBND tỉnh đang xem xét, phê duyệt Đề cương và dự toán chi tiết nhiệm vụ do Sở Nội vụ trình

12

Số hóa tài liệu ngành Tài nguyên và Môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường

117

Nguồn vốn sự nghiệp, ngân sách địa phương

2021

Đã hoàn thành với kết quả: Số hoá tài liệu ngành tài nguyên và môi trường: 20.000 trang; cập nhật dữ liệu dạng số vào phần mềm: 8.000 trang

13

Chỉnh lý tài liệu, hồ sơ ngành tài nguyên và Môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường

82

Nguồn vốn sự nghiệp, ngân sách địa phương

2021

Đã hoàn thành với kết quả: Số hoá 18 m giá tài liệu

14

Chỉnh lý bản đồ nền tỉnh Tuyên Quang

Sở Tài nguyên và Môi trường

104

Nguồn vốn sự nghiệp, ngân sách địa phương

2021

Đã hoàn thành với kết quả: chỉnh lý bản đồ nền cho 31 xã, thị trấn thuộc huyện Sơn Dương

15

Điều tra, khảo sát xây dựng CSDL về nguồn tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Sở Tài nguyên và Môi trường

2.855,789

Nguồn vốn ngân sách tỉnh

2021 - 2022

Đã triển khai thực hiện theo Quyết định số 705/QĐ-UBND ngày 29/6/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán Điều tra, khảo sát, xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

17

Đề án Du lịch thông minh tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2018-2025, tầm nhìn 2030

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

1.921

Nguồn vốn ngân sách tỉnh

2021

UBND tỉnh đang xem xét, phê duyệt Đề cương và dự toán chi tiết nhiệm vụ do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình

18

Xây dựng thư viện điện tử về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Ban Dân tộc

2.098

Nguồn vốn ngân sách tỉnh

2021

Đã triển khai thực hiện theo Quyết định 798/QĐUBND ngày 07/7/2021 UBND tỉnh phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết “Xây dựng ứng dụng thư viện điện tử phục vụ công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang”

19

Nâng cấp CSDL về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Ban Dân tộc

2.600

Nguồn vốn ngân sách tỉnh

2021

UBND tỉnh đang xem xét, phê duyệt Đề cương và dự toán chi tiết nhiệm vụ do Ban Dân tộc trình

20

Thuê phần mềm Quản lý văn bản và điều hành công việc

Các cơ quan, đơn vị

 

Nguồn vốn sự nghiệp, ngân sách địa phương

2021

Đã hoàn thành thực hiện

21

Thực hiện số hóa Sổ hộ tịch trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Sở Tư pháp

487

Nguồn vốn ngân sách tỉnh

2021

Số kinh phí đề xuất thực hiện giai đoạn 2021-2025: 6.500.000.000đồng; đã được cấp kinh phí thực hiện năm 2021 là 487 triệu đồng, theo Quyết định số 1536/QĐ-UBND ngày 09/10/2021 của UBND tỉnh

22

Phần mềm lưu trữ số hóa dữ liệu điện tử

Sở Tài chính

2.000

Nguồn vốn ngân sách tỉnh

2021

Sở Tài chính đang triển khai thực hiện theo Quyết định số 1107/QĐ-UBND ngày 05/8/2021 của UBND tỉnh phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết nhiệm vụ Phần mềm lưu trữ số hóa dữ liệu điện tử

23

Phần mềm quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản

Sở Tài chính

4.000

Nguồn vốn ngân sách tỉnh

2021

Sở Tài chính đang triển khai thực hiện theo Quyết định số 1106/QĐ-UBND ngày 05/8/2021 của UBND tỉnh phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết nhiệm vụ Phần mềm lưu trữ số hóa dữ liệu điện tử

24

Hoạt động của Ban Chỉ đạo Xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Tuyên Quang

Sở Thông tin và Truyền thông

45

Nguồn vốn Quản lý nhà nước, ngân sách địa phương

2021

Tổ chức các hoạt động của Ban Chỉ đạo Xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Tuyên Quang (hoạt động thường xuyên)

25

Tổ chức các hoạt động của Đội ứng cứu sự cố mạng, máy tính tỉnh Tuyên Quang

Sở Thông tin và Truyền thông

140

Nguồn vốn Quản lý nhà nước, ngân sách địa phương

2021

Tổ chức các hoạt động của Đội ứng cứu sự cố mạng, máy tính tỉnh Tuyên Quang (hoạt động thường xuyên)

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN DỰ KIẾN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN TRONG NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số: 204/KH-UBND ngày 25/11/2021 của UBND tỉnh về Phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Tuyên Quang năm 2022)

Đơn vị tính: Triệu đồng.

TT

Tên nhiệm vụ, dự án

Đơn vị chủ trì triển khai

Dự án chuyển tiếp hay dự án mới

Mục tiêu đầu tư

Thời gian triển khai

Tổng mức đầu tư dự kiến

Nguồn vốn

1

Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Tuyên Quang

Văn phòng UBND tỉnh

Nhiệm vụ chuyển tiếp

Duy trì thuê hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Tuyên Quang, kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ

2022

2.000

Nguồn vốn ngân sách tỉnh

2

Dự án đầu tư ứng dụng CNTT tỉnh Tuyên Quang tiến tới cuộc cách mạng 4.0, giai đoạn 2021-2025

Sở Thông tin và Truyền thông

Dự án chuyển tiếp

Thiết lập kênh tương tác đa chiều giữa Chính quyền và người dân, doanh nghiệp một cách kịp thời, hiệu quả. Tăng cường mối quan hệ, liên kết và thu hẹp khoảng cách giữa Chính quyền các cấp với người dân, doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn tỉnh Tuyên Quang

2021 - 2022

6.300

Theo Quyết định 559/QĐ-UBND ngày 10/9/2021

3

Xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành Đô thị thông minh; triển khai giám sát an toàn ANTT 4 cấp cho các hệ thống dùng chung của tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

Dự án mới

Điều hành đô thị thông minh và triển khai giám sát an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp

2022

20.000

Theo Quyết định 559/QĐ-UBND ngày 10/9/2021

4

Xây dựng Cổng cơ sở dữ liệu dùng chung tỉnh Tuyên Quang

Sở Thông tin và Truyền thông

Dự án mới

Xây dựng cổng CSDL để kết nối, chia sẻ dữ liệu trong các cơ quan nhà nước tỉnh Tuyên Quang

2022

15.000

Theo Quyết định 559/QĐ-UBND ngày 10/9/2021

5

Xây dựng mạng diện rộng (WAN) tỉnh Tuyên Quang

Sở Thông tin và Truyền thông

Dự án mới

Kết nối các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh triển khai các phần mềm dùng chung của tỉnh; đảm bảo hoạt động của Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến tỉnh phục vụ công tác chỉ đạo và điều hành

2022

10.000

Theo Quyết định 559/QĐ-UBND ngày 10/9/2021

6

Tạo lập cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ cho chính quyền điện tử, chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số

Các cơ quan, đơn vị

Dự án mới

Tạo lập CSDL làm nền tảng xây dựng chính quyền điện tử

2022

60.000

Theo Quyết định 559/QĐ-UBND ngày 10/9/2021

7

Xây dựng nền tảng ứng dụng dùng chung của tỉnh

Các cơ quan, đơn vị

Nhiệm vụ mới

Phần mềm dùng chùng cho các sở ngành, huyện, thành phố. Để kết nối liên thông trong các cơ quan đơn vị

2022

20.000

Theo Quyết định 559/QĐ-UBND ngày 10/9/2021

8

Tập huấn nâng cao trình độ về công nghệ thông tin cho các cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước

Sở Thông tin và Truyền thông

Nhiệm vụ mới

Nâng cao trình độ về công nghệ thông tin cho các cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước

2022

1.000

Theo Quyết định 559/QĐ-UBND ngày 10/9/2021

9

Tập huấn, diễn tập ứng cứu sự cố mạng, máy tính tỉnh Tuyên Quang

Sở Thông tin và Truyền thông

Nhiệm vụ mới

Nâng cao khả năng ứng cứu sự cố mạng, máy tính cho các cán bộ chuyên trách, phụ trách công nghệ thông tin

2022

200

Nguồn vốn ngân sách tỉnh

10

Thuê phần mềm Quản lý văn bản và điều hành công việc cho các cơ quan nhà nước tỉnh Tuyên Quang

Sở Thông tin và Truyền thông

Nhiệm vụ có điều chỉnh phương án thực hiện

Thuê dịch vụ hàng năm để triển khai dùng chung cho các cơ quan hành chính nhà nước

2022

2.600

Nguồn vốn ngân sách tỉnh

11

Nâng cấp Phần mềm một cửa điện tử tỉnh Tuyên Quang cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và phần mềm một cửa điện tử tại các cơ quan nhà nước tỉnh Tuyên Quang

Sở Thông tin và Truyền thông

Nhiệm vụ chuyển tiếp

Thuê dịch vụ hàng năm để triển khai dùng chung cho các cơ quan hành chính nhà nước

2022

2.400

Nguồn vốn ngân sách tỉnh

12

Thuê trục liên thông văn bản nội bộ tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

Nhiệm vụ chuyển tiếp

Thuê sử dụng trục liên thông văn bản để gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan hành chính nhà nước

2022

80

Nguồn vốn ngân sách tỉnh

13

Thuê máy chủ bảo mật để kết nối Cổng dịch vụ công của tỉnh với Cổng dịch vụ công Quốc gia

Sở Thông tin và Truyền thông

Nhiệm vụ chuyển tiếp

Thuê máy chủ bảo mật để kết nối Cổng dịch vụ công của tỉnh với Cổng dịch vụ công Quốc gia

2022

100

Nguồn vốn ngân sách tỉnh

14

Xây dựng Phần mềm nguồn truyền thanh CNTT thông tin cấp tỉnh phục vụ cho kết nối liên thông hệ thống truyền thanh CNTT từ cấp Trung ương đến địa phương

Sở Thông tin và Truyền thông

Nhiệm vụ mới

Phần mềm nguồn thông tin tập trung cho hệ thống truyền thanh CNTT trên địa bàn toàn tỉnh

2022

2.800

Nguồn vốn ngân sách tỉnh

15

Xây dựng chuyên đề tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến và chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

Nhiệm vụ mới

Nâng cao trình độ, hiểu biết của người dân trong việc thực hiện các thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công tỉnh

2022

1.500

Nguồn vốn đầu tư, ngân sách tỉnh

16

Đề án Số hóa tài liệu lưu trữ lịch sử tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 1945 - 2011

Sở Nội vụ

Nhiệm vụ chuyển tiếp

Số hóa tài liệu lưu trữ lịch sử tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 1945 - 2011

2022

1.050,268

Nguồn vốn ngân sách tỉnh

17

Dự án Hệ thống phần mềm: quản lý kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; quản lý các dự án đầu tư; quản lý hộ kinh doanh, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Nhiệm vụ mới

Nâng cao chất lượng công tác lập, giao và tổng hợp báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư và phát triển doanh nghiệp, kinh tế tập thể

2022

9.500

Nguồn vốn đầu tư, ngân sách tỉnh

18

Số hóa Sổ hộ tịch trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Sở Tư pháp

Nhiệm vụ chuyển tiếp

Thực hiện số hóa Sổ hộ tịch trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

2022

1.500

Nguồn vốn ngân sách tỉnh

19

Điều tra, khảo sát xây dựng CSDL về nguồn tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Sở Tài nguyên và Môi trường

Nhiệm vụ chuyển tiếp

Điều tra, khảo sát xây dựng CSDL về nguồn tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

2021-2022

2.855,789

Ngân sách tỉnh

20

Triển khai giải pháp phòng chống mã độc cho máy vi tính của các cơ quan nhà nước tỉnh Tuyên Quang

Sở Thông tin và Truyền thông

Nhiệm vụ mới

Hạn chế sự thiệt hại, lây lan, phát tán virus vào mạng nội bộ và hệ thống, ngăn chặn các hành vi tấn công để lấy cắp dữ liệu, phá hoại cơ sở dữ liệu của các đơn vị, đáp ứng các mục tiêu theo Chỉ thị số 897/CT-TTg ngày 10/6/2011, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ

2022

1.423

Ngân sách tỉnh

21

Nâng cấp hệ thống truyền thanh không dây FM sang Hệ thống Truyền thanh thông minh huyện Lâm Bình

Huyện Lâm Bình

Nhiệm vụ mới

Chuyển đổi số hệ thống truyền thanh cơ sở từ hệ thống FM sang hệ thống truyền thanh thông minh

2022

3.650

Ngân sách huyện

22

Nâng cấp hệ thống truyền thanh không dây FM sang Hệ thống Truyền thanh thông minh huyện Na Hang

Huyện Na Hang

Nhiệm vụ mới

Chuyển đổi số hệ thống truyền thanh cơ sở từ hệ thống FM sang hệ thống truyền thanh thông minh

2022

3.860

Ngân sách huyện

23

Nâng cấp hệ thống truyền thanh không dây FM sang Hệ thống Truyền thanh thông minh huyện Hàm Yên

Huyện Hàm Yên

Nhiệm vụ mới

Chuyển đổi số hệ thống truyền thanh cơ sở từ hệ thống FM sang hệ thống truyền thanh thông minh

2022

7.300

Ngân sách huyện

24

Đề án Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính, ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025 của Sở Tài chính

Sở Tài chính

Nhiệm vụ mới

Đẩy mạnh quy trình nghiệp vụ, tăng cường hiệu quả công tác quản lý và điều hành của các đơn vị tài chính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, xây dựng một nền tảng cơ sở dữ liệu số hóa về quản lý ngân sách và tài sản công trên địa bàn, đồng thời mở rộng các hình thức trao đổi thông tin giữa các đơn vị trong ngành

2022

3.952

Nguồn vốn ngân sách tỉnh

25

Nâng cấp, triển khai diện rộng cho các đơn vị dự toán khối tỉnh phần mềm phân bổ dự toán - tổng hợp báo cáo và quyết toán các đơn vị xã/phường/thị trấn

Sở Tài chính

Dự án mới

Nhằm quản lý thông tin chi tiết dự toán thu - chi - ước thực hiện từ khâu lập, nhận dự toán của các đơn vị đến khâu duyệt dự toán; ra các báo cáo đầu ra theo Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC, Thông tư số 342/2016/TT-BTC, Thông tư số 344/2016/TT-BTC phục vụ gửi UBND và trình HĐND cùng cấp phê duyệt dự toán thu, chi ngân sách hàng năm

2022

2.500

Nguồn vốn ngân sách tỉnh

26

Hệ thống Hội nghị truyền hình cho ngành giáo dục huyện Sơn Dương

Huyện Sơn Dương

Dự án mới

Nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo điều hành, đẩy mạnh phát triển xã hội số, góp phần nâng cao chỉ số chuyển đổi số toàn tỉnh

2022

5.940

Ngân sách huyện

27

Hệ thống Hội nghị truyền hình cho ngành giáo dục huyện Chiêm Hóa

Huyện Chiêm Hóa

Dự án mới

Nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo điều hành, đẩy mạnh phát triển xã hội số, góp phần nâng cao chỉ số chuyển đổi số toàn tỉnh

2022

4.320

Ngân sách huyện

28

Xây dựng chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Sở Văn hóa, thể thao và du lịch

Dự án mới

Thực hiện Quyết định 206/QĐ-TTg ngày 11/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030"

2022

6.600

Ngân sách tỉnh

 

TỔNG CỘNG:

 

 

 

 

198.431,057