Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 207/KH-UBND

Sơn La, ngày 26 tháng 9 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾT LUẬN 1185-KL/TU NGÀY 21/8/2024 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ về công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh theo Kết luận 1185- KL/TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy đảm bảo rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ kết quả, rõ trách nhiệm trong triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao.

2. Thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Sơn La.

3. Xác định rõ những việc phải làm, phân công nhiệm vụ cho các sở, ngành của tỉnh; UBND các huyện, thành phố; các cơ quan liên quan trong phối hợp triển khai, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, địa phương trong quá trình triển khai thực hiện.

II. NỘI DUNG

1. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, hiệu quả, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo đúng quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y, các văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT về công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.

2. Thực hiện nghiêm công tác tiêm phòng, tăng độ bao phủ vắc xin để tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh cho đàn vật nuôi bằng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước và nguồn xã hội hóa.

3. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát soát động vật, sản phẩm động vật ra, vào địa bàn tỉnh, đặc biệt tăng cường kiểm soát tại Trạm kiểm dịch đầu mối giao thông nhằm phát hiện, ngăn chặn xử lý các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm.

4. Tổ chức thực hiện có hiệu quả Công điện số 1097/CĐ-TTg ngày 16/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 14/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Chỉ đạo quyết liệt, huy động các nguồn lực của địa phương để tổ chức xử lý dứt điểm các ổ dịch tả lợn Châu Phi, hạn chế thấp nhất việc phát sinh ổ dịch mới.

5. Tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nhất là qua hệ thống đài truyền thanh cơ sở, họp cộng đồng về các loại dịch bệnh nguy hiểm, nguy cơ, nguyên nhân phát sinh và giải pháp phòng, chống dịch bệnh. Nâng cao nhận thức trách nhiệm của người dân và hướng dẫn người dân chấp hành nghiêm quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật đặc biệt là thực hiện nghiêm việc tiêm vắc xin theo quy định.

6. Khẩn trương triển khai thực hiện việc di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi theo quy định của pháp luật và Nghị quyết 57/2023/NQ-HĐND ngày 18/4/2023 và Nghị quyết 84/2024/NQ-HĐND ngày 14/6/2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

7. Tăng cường công tác quản lý về môi trường đối với hoạt động chăn nuôi, kiên quyết xử lý các cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường và không thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường.

8. Tăng cường xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật trong việc nuôi động vật. Kiên quyết xử lý đối với các tổ chức cá nhân không tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc nuôi, quản lý động vật.

9. Tăng cường phối hợp giữa ngành Y tế với ngành Nông nghiệp trong việc chia sẻ thông tin, điều tra ổ dịch, ngăn chặn tác nhân gây bệnh lây từ động vật sang người như bệnh Nhiệt thán, bệnh Cúm gia cầm, bệnh Dại….theo đúng quy định.

10. Xây dựng đề án kiện toàn củng cố và tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp trên địa bàn tỉnh Sơn La theo đúng quy định của Luật Thú y và chỉ đạo của Trung ương để bảo đảm các nguồn lực tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật, phòng chống bệnh truyền lây từ động vật sang người, phát triển chăn nuôi, đảm bảo an toàn thực phẩm và an sinh xã hội.

11. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật do Trung ương, tỉnh ban hành. Chủ động nghiên cứu, rà soát, xem xét đề xuất ban hành cơ chế, chính sách về phòng, chống dịch bệnh động vật theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định mới về cơ chế chính sách hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh động vật.

(Chi tiết có Phụ lục gửi kèm theo).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện các nội dung tại Kế hoạch này.

- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, đặc biệt là các bệnh lây truyền từ động vật sang người, trong đó chú trọng công tác tiêm phòng vắc xin, tăng tỷ lệ tiêm phòng, tạo miễn dịch chủ động cho vật nuôi.

- Xây dựng đề án kiện toàn củng cố và tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp trên địa bàn tỉnh Sơn La theo đúng quy định của Luật Thú y và chỉ đạo của Trung ương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Phối hợp với ngành Y tế trong việc phòng, chống các bệnh truyền lây từ động vật sang người.

- Phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về chăn nuôi, về phòng chống dịch bệnh động vật, bảo vệ môi trường...

2. Sở Nội vụ

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án kiện toàn củng cố và tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp trên địa bàn tỉnh Sơn La theo đúng quy định của Luật Thú y và chỉ đạo của Trung ương.

3. Sở Tài chính

- Hàng năm, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, căn cứ nhiệm vụ được UBND tỉnh giao và khả năng cân đối ngân sách địa phương, tham mưu trình HĐND, UBND tỉnh giao dự toán kinh phí để chủ động triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh.

- Năm 2024, căn cứ tình hình dịch bệnh, đặc biệt là Dịch tả lợn Châu phi (trường hợp xảy ra dịch bệnh), Sở Tài chính nghiên cứu, rà soát, cân đối trình cấp có thẩm quyền cấp bổ sung kinh phí chống dịch đảm bảo phù hợp khả năng cân đối của ngân sách địa phương.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện giám sát và xử lý môi trường tại các khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, khu vực chôn lấp, tiêu hủy động vật mắc bệnh, chết theo quy định của pháp luật; xử lý nghiêm các trường hợp gây ô nhiễm môi trường.

- Hướng dẫn việc thực hiện các quy định về môi trường, đất đai và tài nguyên nước đối với các cơ sở chăn nuôi thực hiện di dời đến địa điểm mới. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, đất đai đối với các cơ sở chăn nuôi.

5. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Sơn La, các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện thành phố xây dựng các chương trình tuyên truyền, phổ biến nội dung của Kết luận 1185-KL/TU đến tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động chăn nuôi trong đó tập trung tuyên truyền về sự nguy hiểm của dịch bệnh gia súc, gia cầm; lợi ích của việc tiêm phòng vắc xin và trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân trong việc nuôi động vật, phòng, chống dịch bệnh động vật, để người dân hiểu đúng, thấy được trách nhiệm của mình và tích cực tham gia thực hiện.

6. UBND các huyện, thành phố

- Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện tốt các nội dung được giao tại Kế hoạch này.

- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh động vật.

- Kịp thời quán triệt, tuyên truyền các văn bản của Đảng, quy định pháp luật của Nhà nước về công tác chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh động vật. Tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách Trung ương, của tỉnh đã ban hành về chăn nuôi, thú y; thường xuyên phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các sở, ngành của tỉnh để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các tổ chức, cá nhân chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

- Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi, kiểm tra thực tế các cơ sở chăn nuôi hiện có trên địa bàn. Rà soát danh sách cơ sở chăn nuôi tại địa điểm khu vực không được phép chăn nuôi vào lộ trình thực hiện trên địa bàn huyện. Thẩm định điều kiện các cơ sở chăn nuôi được hưởng chính sách hỗ trợ khi phải thực hiện di dời ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nội vụ trong việc xây dựng đề án kiện toàn củng cố và tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp trên địa bàn tỉnh Sơn La theo đúng quy định của Luật Thú y và chỉ đạo của Trung ương.

- Thực hiện nghiêm công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong công tác chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh động vật để chỉ đạo tháo gỡ, giải quyết kịp thời, hiệu quả.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về chăn nuôi, về phòng chống dịch bệnh động vật, bảo vệ môi trường, đất đai đối với các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn theo quy định.

IV. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

- Các Sở, ngành; UBND các huyện, thành phố; các cơ quan, đơn vị có liên quan: căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì tổ chức thực hiện Kế hoạch, đảm bảo đúng yêu cầu, đạt hiệu quả cao. Định kỳ hàng quý (trước ngày 10 của tháng cuối quý) báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện Kế hoạch gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp.

- Định kỳ hàng quý (trước ngày 20 của tháng cuối quý), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo với Ban Thường vụ Tỉnh ủy (qua Văn phòng Tỉnh ủy).

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố báo cáo về UBND tỉnh để kịp thời giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp & PTNT (b/c);
- TT Tỉnh uỷ; TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch UBND tỉnh (b/c);
- Các PCT UBND tỉnh;
- Sở Nông nghiệp và PTNT;
- Sở Nội vụ;
- Sở Tài Chính;
- Sở Thông tin và Truyền Thông;
- UBND các huyện, thành phố;
- Trung tâm Thông tin tỉnh;
- Lưu: VT, KT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Thành Công

 

Phụ lục: Nội dung kế hoạch thực hiện Kết luận 1185-KL/TU ngày 21/8/2024 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về công tác phòng chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh

TT

Nội dung

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

1

Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, hiệu quả, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo đúng quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y, các văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT về công tác phòng chống dịch bệnh động vật.

Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện thành phố

Các Sở, ngành, đơn vị liên quan

Thường xuyên

2

Thực hiện nghiêm công tác tiêm phòng, tăng độ bao phủ vắc xin để tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh cho đàn vật nuôi bằng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước và nguồn xã hội hóa.

Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện thành phố

Các Sở, ngành, đơn vị liên quan

Hàng năm

3

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát soát động vật, sản phẩm động vật ra vào địa bàn tỉnh, đặc biệt tăng cường kiểm soát tại các Trạm kiểm dịch đầu mối giao thông nhằm phát hiện, ngăn chặn xử lý các trường hợp vận chuyển động vật, sảm phẩm động vật không đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trương, UBND các huyện, thành phố

Thường xuyên

4

Tổ chức thực hiện có hiệu quả Công điện số 1097/CĐ-TTg ngày 16/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 14/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện 5nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Chỉ đạo quyết liệt, huy động các nguồn lực của địa phương để tổ chức xử lý dứt điểm các ổ dịch tả lợn Châu Phi, hạn chế thấp nhất việc phát sinh ổ dịch mới.

Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện thành phố

Các Sở, ngành, đơn vị liên quan

Thường xuyên

5

Tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nhất là qua hệ thống đài truyền thanh cơ sở, họp cộng đồng về các loại dịch bệnh nguy hiểm, nguy cơ, nguyên nhân phát sinh và giải pháp phòng, chống dịch bệnh. Nâng cao nhận thức trách nhiệm của người dân và hướng dẫn người dân chấp hành nghiêm quy định về phòng chống dịch bệnh động vật đặc biệt là thực hiện nghiêm việc tiêm vắc xin theo quy định.

Sở Thông tin và Truyền thông; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Sơn La; UBND các huyện, thành phố

Sở Nông nghiệp và PTNT, các đơn vị liên quan

Thường xuyên

6

Khẩn trương triển khai thực hiện việc di dời cơ sở chăn nu ôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi theo quy định của pháp luật và Nghị quyết 57/2023/NQ-HĐND ngày 18/4/2023 và Nghị quyết 84/2024/NQ-HĐND ngày 14/6/2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

UBND các huyện, thành phố

Sở Nông nghiệp và PTNT; Các Sở, ngành, đơn vị liên quan

Năm 2024

7

Tăng cường công tác quản lý về môi trường đối với hoạt động chăn nuôi, kiên quyết xử lý các cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường và không thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường.

Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện, thành phố

Sở Nông nghiệp và PTNT, Các Sở, ngành, đơn vị liên quan

Thường xuyên

8

Tăng cường xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật trong việc nuôi động vật. Kiên quyết xử lý đối với các tổ chức cá nhân không tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc nuôi, quản lý động vật.

UBND các huyện, thành phố

Sở Nông nghiệp và PTNT; Các Sở, ngành, đơn vị liên quan

Thường xuyên

9

Tăng cường phối hợp giữa ngành Y tế với ngành Nông nghiệp trong việc chia sẻ thông tin, điều tra ổ dịch, ngăn chặn tác nhân gây bệnh lây từ động vật sang người như bệnh Nhiệt thán, bệnh Cúm gia cầm, bệnh Dại….theo đúng quy định.

Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Y tế

UBND các huyện, thành phố; Các Sở, ngành, đơn vị liên quan

Thường xuyên

10

Xây dựng đề án kiện toàn củng cố và tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp trên địa bàn tỉnh Sơn La theo đúng quy định của Luật Thú y năm 2015 và chỉ đạo của Trung ương để bảo đảm các nguồn lực tổ chức triển

Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Nội vụ; UBND các huyện, thành phố

Các Sở, ngành, đơn vị liên quan

Tháng 10, năm 2024

 

khai có hiệu quả các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật, phòng chống bệnh truyền lây từ động vật sang người, phát triển chăn nuôi, đảm bảo an toàn thực phẩm và an sinh xã hội.

 

 

 

11

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật do Trung ương, tỉnh ban hành. Chủ động nghiên cứu, rà soát, xem xét đề xuất ban hành cơ chế, chính sách về phòng, chống dịch bệnh động vật theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định mới về cơ chế chính sách hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh động vật.

Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thành phố;

Các Sở, ngành, đơn vị liên quan

Thường xuyên