Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/KH-UBND

Sóc Trăng, ngày 02 tháng 11 năm 2010

 

KẾ HOẠCH

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011 – 2015, TỈNH SÓC TRĂNG

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH:

- Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ chính trị (Khóa VIII) về “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”;

- Luật Công nghệ thông tin, ngày 29/6/2006;

- Luật Giao dịch điện tử 29/11/2005;

- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

- Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

- Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 48/2009/QĐ-TTg ngày 31/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2009-2010;

- Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015;

- Căn cứ Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án "Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin;

- Thông tư số 21/2010/TT-BTTTT ngày 08/9/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định về lập đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhưng không yêu cầu phải lập dự án;

- Trên cơ sở hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

II. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (CNTT) TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC:

Trong thời gian qua, tỉnh đã triển khai thực hiện Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg ngày 24/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2008; Quyết định số 48/2009/QĐ-TTg ngày 31/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2009-2010. Đến nay, đã đạt được một số kết quả như sau:

1. Môi trường pháp lý

Ngày 08/7/2008, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 06/KH-UBND về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2009-2010 tỉnh Sóc Trăng và đã được Bộ Thông tin và Truyền thông thẩm định và phê duyệt tại Quyết định số 1578/QĐ-BTTTT ngày 24/10/2008 về việc Phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2009-2010 của tỉnh Sóc Trăng.

2. Hạ tầng kỹ thuật

Nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu, trang bị thêm 03 máy chủ để vận hành Trang thông tin điện tử của tỉnh.

Hoàn thành giai đoạn 02 hệ thống mạng đường truyền số liệu chuyên dụng của các cơ quan Đảng, Nhà nước, kết nối cáp quang đến 41 Sở, Ban ngành, các huyện, thành phố.

Tỷ lệ các Sở, Ban ngành, các huyện, thành phố có hệ thống mạng nội bộ chiếm tỷ lệ khoảng 90%, tuy nhiên hầu hết các hệ thống mạng nội bộ này đã được đầu tư khá lâu, hoặc được các đơn vị đầu tư chấp vá nên phần lớn đã bị xuống cấp.

Hầu hết các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh đều có kết nối Internet, tuy nhiên, tổng số máy tính có tham gia kết nối Internet còn ở mức thấp (khoảng 60%, do hệ thống các mạng nội bộ chưa hoàn chỉnh - đặc biệt là ở các huyện).

Tỷ lệ Máy tính/Cán bộ công chức (quản lý nhà nước) bình quân trên toàn tỉnh đạt khoảng 69%.

Nhìn chung, hạ tầng trang thiết bị ở các Sở, Ban ngành, các huyện, thành phố chủ yếu được đầu tư từ Đề án Tin học hóa quản lý hành chính nhà nước tỉnh Sóc Trăng từ giai đoạn 2001-2005 và sự đầu tư mang tính chất phát sinh của một số đơn vị. Chính vì thế, hầu hết trang thiết bị ở các đơn vị này đều đã xuống cấp, hiện tại đa số các hệ thống mạng nội bộ không đáp ứng được yêu cầu ứng dụng CNTT trong hoạt động của các đơn vị.

(Chi tiết ở Phụ lục 1, 2, 3: Hiện trạng nguồn nhân lực, hạ tầng CNTT).

3. Ứng dụng CNTT trong nội bộ các cơ quan nhà nước

a) Các ứng dụng phục vụ công tác chuyên môn được triển khai từ Bộ, Ngành chủ quản:

- Hệ thống chương trình Quản lý chi trả người có công, Lưu trữ hồ sơ - được triển khai tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội.

- Hệ thống chương trình quản lý Cán bộ, công chức - được triển khai tại Sở Nội vụ.

- Hệ thống chương trình quản lý Ngân sách nhà nước - được triển khai tại Sở Tài chính.

- Hệ thống chương trình quản lý thuế, tờ khai, mã vạch - được triển khai tại Chi cục thuế tỉnh Sóc Trăng.

b) Các ứng dụng địa phương triển khai để phục vụ hoạt động:

- Trang thông tin điện tử tỉnh Sóc Trăng (soctrang.gov.vn): Được triển khai ở Trung tâm tích hợp dữ liệu đặt tại Sở Thông tin và Truyền thông để cung cấp thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, phục vụ nhu cầu thông tin - cung cấp các dịch vụ hành chính công trực tuyến để phục vụ người dân và doanh nghiệp.

- Trang thông tin phục vụ nhu cầu chỉ đạo, điều hành, thông tin chuyên ngành của các Sở, Ban ngành gồm có: Sở Giáo dục - Đào tạo (soctrang.edu.vn); Sở Tư pháp (sotuphap.soctrang.gov.vn); Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nongnghiepsoctrang.gov.vn); Sở Thông tin và Truyền thông (sottttsoctrang.gov.vn); Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (sovhttdl.soctrang.gov.vn); Sở Khoa học và Công nghệ (sokhcn.soctrang.gov.vn).

- Hệ thống chương trình quản lý văn bản điện tử đã triển khai ở 02 đơn vị: Văn phòng UBND tỉnh và Sở Thông tin và Truyền thông.

- Sở Thông tin và Truyền thông đang chủ trì triển khai dự án Xây dựng cổng thông tin điện tử của tỉnh. Dự kiến sẽ triển khai 01 cổng chính và 28 cổng thông tin thành phần cho các Sở, Ban ngành, UBND các huyện, thành phố.

4. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

- Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai hệ thống Đăng ký kinh doanh trực tuyến trên mạng Internet (dkkd.soctrang.gov.vn).

- UBND thành phố Sóc Trăng triển khai hệ thống giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa điện tử liên thông tại Văn phòng HĐND và UBND thành phố Sóc Trăng.

- Văn phòng UBND tỉnh kết hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai cung cấp toàn bộ bộ thủ tục hành chính theo Đề án 30 (đạt mức 2) với 1611 quy trình, thủ tục: cấp xã 118 quy trình, thủ tục, cấp huyện 229 quy trình, thủ tục, cấp tỉnh 1264 quy trình, thủ tục của 17 Sở, Ban ngành lên Trang thông tin điện tử của tỉnh.

5. Hiện trạng về nguồn nhân lực ứng dụng CNTT

- Giai đoạn 2008-2009, tỉnh đã triển khai 12 lớp đào tạo chuyên ngành về CNTTcho hơn 300 lượt cán bộ tham dự (trong đó có 04 lớp nâng cao dành riêng cho cán bộ phụ trách CNTT ở các đơn vị). Đến nay, tỷ lệ CBCC biết sử dụng máy vi tính trong các cơ quan Nhà nước đạt hơn 90%.

- Hầu hết các Sở, Ban ngành, các huyện, thành phố đều chưa có cán bộ chuyên trách về CNTT (chỉ khoảng 13% đơn vị có cán bộ chuyên trách CNTT).

- Đội ngũ cán bộ có đủ trình độ chuyên môn về CNTT để đáp ứng nhu cầu cho các cơ quan đơn vị còn thiếu và yếu.

- Đa số các Sở, Ban ngành, các huyện, thành phố chỉ bố trí cán bộ phụ trách CNTT kiêm nhiệm mà chưa có quy định cụ thể của các cơ quan có thẩm quyền về tiêu chuẩn, trình độ, số lượng biên chế của cán bộ chuyên trách về CNTT. Mặt khác, các cơ chế về ưu tiên, đãi ngộ, tiền lương, cơ hội nâng cao năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ ... chưa thật sự thu hút được nguồn nhân lực CNTT có chất lượng phục vụ cho các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.

- Để hỗ trợ về nguồn nhân lực cho các Sở, Ban ngành, UBND các huyện, thành phố trong việc triển khai ứng dụng CNTT phục vụ hoạt động. Ngày 31/3/2009, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đã ban hành Quyết định số 120/QĐTC-CTUBND về việc thành lập Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông.

(Chi tiết ở Phụ lục 1: Hiện trạng hạ tầng, nguồn nhân lực CNTT).

6. Kinh phí triển khai các dự án ứng dụng CNTT trong các cơ quan quản lý nhà nước giai đoạn 2008-2010 và các dự án đang triển khai đến nay

Năm 2008, thực hiện triển khai Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg ngày 24/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2008, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông triển khai dự án “Nâng cấp Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh” được tiếp nhận từ Đề án 112. Nâng cấp trang thông tin điện tử tỉnh Sóc Trăng được tiếp nhận từ Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp kinh phí xây dựng hệ thống mạng nội bộ (LAN) cho Sở Giao thông vận tải.

Giai đoạn 2009-2010, triển khai Kế hoạch 06/KH-UBND ngày 08/7/2008 của UBND tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2009-2010 tỉnh Sóc Trăng và Quyết định 1578/QĐ-BTTTT ngày 24/10/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông về phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2009-2010 của tỉnh Sóc Trăng. Do nguồn kinh phí của địa phương còn hạn chế nên việc triển khai Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2009-2010 còn nhiều mục tiêu, dự án chưa thực hiện được.

Do không đủ nguồn kinh phí để triển khai, giai đoạn 2009-2010 sẽ không hoàn thành các mục tiêu theo tinh thần kế hoạch đề ra.

(Chi tiết ở Phụ lục 4: Danh mục các dự án triển khai giai đoạn 2009-2010).

III. CÁC THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN:

1. Thuận lợi:

- Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, sự cố gắng của các ngành, các cấp, các đơn vị trong tỉnh, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, nhưng công tác ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực.

- Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về CNTT ở địa phương đã được hình thành và ngày càng ổn định, nâng cao thêm năng lực, hiệu quả quản lý cho Chính quyền địa phương, đồng thời thúc đẩy phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh nhà.

- Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực CNTT, đầu tư trang thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng, triển khai ứng dụng một số phần mềm, cơ sở dữ liệu được chú trọng, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, quản lý và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị.

- Sự phát triển và ứng dụng CNTT đã làm thay đổi cơ bản cách quản lý, học tập, làm việc của các cơ quan, đơn vị, giúp cho công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền ngày càng tốt hơn, người dân được phục vụ tốt hơn, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Khó khăn:

- Nhận thức về phát triển và ứng dụng CNTT trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chưa đầy đủ, còn mang tính hình thức, phong trào; hiệu quả đầu tư cho phát triển và ứng dụng CNTT còn hạn chế, dàn trải; hiệu quả sử dụng thiết bị CNTT còn thấp; nguồn nhân lực chuyên trách về CNTT ở các cơ quan vừa thiếu, vừa yếu về trình độ chuyên môn.

- Chưa tạo được sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; hệ thống cơ chế, chính sách của tỉnh còn thiếu và chưa đồng bộ.

- Các website của các cơ quan, đơn vị chưa cung cấp đầy đủ thông tin và cập nhật chậm, số lượng và mức độ cung cấp các dịch vụ công còn hạn chế.

- Nguồn kinh phí dành cho đầu tư ứng dụng và phát triển CNTT trong các cơ quan nhà nước còn ở mức thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu.

IV. MỤC TIÊU ỨNG DỤNG CNTT TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 TỈNH SÓC TRĂNG:

1. Mục tiêu tổng quát đến năm 2015

a) Tăng tính minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.

b) Làm cho các cơ quan nhà nước gần dân hơn, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.

c) Tăng cường sự hợp tác giữa cơ quan nhà nước các cấp và với các tổ chức, cá nhân trong xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015

a) Bảo đảm hạ tầng kỹ thuật phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên quy mô toàn tỉnh:

- 90% các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, các đơn vị trực thuộc UBND các huyện, thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội, cấp xã, phường, thị trấn và các cơ quan liên quan được kết nối vào mạng truyền dẫn tốc độ cao, an toàn, bảo mật của Đảng và Nhà nước.

- 80% các cơ quan nhà nước đã kết nối mạng diện rộng của Đảng và Nhà nước được cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số và xác thực quốc gia.

- Bảo đảm hạ tầng kết nối các hệ thống thông tin có quy mô toàn tỉnh của các cơ quan nhà nước theo mô hình thống nhất.

b) Xây dựng các hệ thống thông tin nền tảng quy mô toàn tỉnh nhằm tạo môi trường làm việc điện tử giữa các cơ quan nhà nước:

- 70% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan nhà nước :được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử.

- Từng bước chia sẻ các thông tin hành chính thiết yếu giữa các cơ quan nhà nước, bao gồm: dân cư, thuế, đất đai, xe cộ, xây dựng, thông tin kinh tế - xã hội nhằm giảm tối thiểu các thông tin yêu cầu từ người dân và doanh nghiệp.

- Bảo đảm 100% các cuộc họp của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh với các Sở, Ban ngành, các huyện, thành phố có thể được thực hiện trên môi trường mạng.

- 100% hồ sơ quản lý cán bộ công chức các cấp có thể, được quản lý chung trên mạng với quy mô toàn tỉnh.

c) Xây dựng, hoàn thiện các hệ thống thông tin chuyên ngành thiết yếu quy mô cấp tỉnh, phục vụ cung cấp dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp:

- 80% người dân và doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế qua mạng.

- 30% các đấu thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và dịch vụ tư vấn cho các cơ quan nhà nước được thực hiện qua mạng.

- 10-20% người dân và doanh nghiệp thực hiện đăng ký kinh doanh qua mạng.

d) Bảo đảm ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước các cấp được hiệu quả, đồng bộ và thống nhất theo định hướng chung của quốc gia:

- Tỷ lệ trung bình cán bộ, công chức được cung cấp hộp thư điện tử và thường xuyên sử dụng trong công việc là 90%.

- Tỷ lệ trung bình cơ quan nhà nước các cấp sử dụng phần mềm ứng dụng quản lý văn bản và điều hành trên môi trường mạng là 80%.

- Tỷ lệ trung bình máy tính trên cán bộ, công chức tại các cơ quan nhà nước là 90%.

- 100% các Sở, Ban ngành thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh có cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử với đầy đủ thông tin theo quy định tại Điều 28 của Luật Công nghệ thông tin và cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 cho người dân và doanh nghiệp (đối với các cơ quan có cung cấp dịch vụ).

- Đẩy mạnh triển khai cung cấp các dịch vụ công trực tuyến đến mức độ 3 và 4 cho người dân và doanh nghiệp.

3. Định hướng đến năm 2020

- Tạo lập được môi trường mạng rộng khắp phục vụ đa số các hoạt động của các cơ quan nhà nước. Cán bộ, công chức có thể làm việc mọi lúc, mọi nơi dựa trên nhiều phương tiện khác nhau.

- Các dịch vụ hành chính công được cung cấp trực tuyến nếu cần thiết, từng bước tích hợp các dịch vụ công hướng tới nhu cầu của người dân và doanh nghiệp, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau.

V. NỘI DUNG KẾ HOẠCH:

Với những mục tiêu cụ thể đến năm 2015 như trên, trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, ngoài việc tranh thủ thực hiện hoàn tất các nội dung còn lại của Kế hoạch số 06/KH-UBND về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2009-2010 tỉnh Sóc Trăng, cần tập trung triển khai các nhóm công việc cụ thể như sau:

1. Xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật bảo đảm phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên quy mô toàn tỉnh:

1.1. Hoàn thiện hệ thống mạng nội bộ cho các cơ quan quản lý nhà nước các cấp:

- Mục tiêu:

Tiếp tục xây dựng, củng cố hoàn thiện hệ thống mạng nội bộ cho các Sở, Ban ngành, UBND các huyện, thành phố. Đảm bảo kết nối thông suốt giữa các cơ quan thông qua mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước từ tỉnh đến huyện với tốc độ cao và an toàn, bảo mật.

- Nội dung thực hiện:

+ Tiếp tục rà soát lại toàn bộ hệ thống mạng nội bộ của tất cả các Sở, Ban ngành, UBND các huyện, thành phố. Từ năm 2011, thực hiện đầu tư, nâng cấp, bổ sung trang thiết bị cho các hệ thống mạng nội bộ để đáp ứng nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin cho tất cả cán bộ, công chức, đồng thời kết nối vào hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước. Đảm bảo mỗi cán bộ công chức có thể trao đổi thông tin trên môi trường mạng.

+ Kinh phí mua thiết bị sao lưu và phục hồi dữ liệu cho hệ thống mạng của Văn phòng UBND tỉnh Sóc Trăng theo Quyết định số 1403/QĐHC-CTUBND ngày 27/10/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng;

- Dự kiến hiệu quả đạt được:

+ Hoàn tất cơ sở hạ tầng thông tin nội bộ cho các đơn vị, tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả cán bộ, công chức có thể ứng dụng công nghệ thông tin làm môi trường trợ giúp đắc lực trong hoạt động.

+ Xây dựng nền tảng để triển khai cơ quan điện tử, chính quyền điện tử ở các cấp.

- Phân công thực hiện và tiến độ triển khai:

+ Sở Thông tin và Truyền thông tư vấn, hướng dẫn các Sở, Ban ngành và UBND các huyện, Thành phố lập các dự án đầu tư, nâng cấp hoàn thiện hệ thống mạng nội bộ theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật và phù hợp với tình hình ứng dụng thực tiễn và hướng đến tương lai tại đơn vị.

+ Các cơ quan thụ hưởng sẽ làm chủ đầu tư, triển khai hệ thống theo đúng mô hình kỹ thuật, đảm bảo hiệu quả, đồng bộ và thống nhất theo định hướng chung của tỉnh và của Quốc gia.

+ Đến năm 2012 sẽ hoàn tất dự án.

- Kinh phí dự kiến: 24 tỷ đồng.

1.2. Thuê hệ thống mạng Truyền số liệu chuyên dùng cho các cơ quan Nhà nước:

- Mục tiêu:

Phục vụ việc truyền tải thông tin thông suốt từ tỉnh đến huyện, thành phố. Từ huyện, thành phố đến xã, phường, thị trấn trên phạm vi toàn tỉnh một cách nhanh chóng với độ an toàn và bảo mật cao.

- Nội dung thực hiện:

+ Đến năm 2011, tất cả các Sở, Ban ngành, UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đều được kết nối vào mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước đảm bảo các thông tin với dung lượng lớn có thể được trao đổi dễ dàng, nhanh chóng giữa các cơ quan trên địa bàn tỉnh.

+ Đến năm 2011-2015, mở rộng hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước kết nối với tốc độ cao đến cấp huyện.

- Dự kiến hiệu quả đạt được:

+ Phần lớn các thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của các cấp lãnh đạo đều được truyền tải thông qua hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước từ tỉnh đến huyện, thành phố.

+ Các thông tin phục vụ cải cách hành chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp cũng được tích hợp, cung cấp trực tuyến thông qua hệ thống này.

- Phân công thực hiện và tiến độ triển khai:

+ Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các doanh nghiệp Viễn thông nâng cấp, mở rộng mạng Truyền số theo nhu cầu triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước hàng năm, đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm.

- Kinh phí dự kiến: 2,5 tỷ đồng.

+ Kinh phí đầu tư, mở rộng do các doanh nghiệp Viễn thông đầu tư.

+ Kinh phí thuê được trích từ nguồn kinh phí sự nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin hàng năm của tỉnh.

1.3. Nâng cấp, mở rộng Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh:

- Mục tiêu:

+ Nâng cấp và mở rộng Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh đảm bảo phục vụ các dịch vụ hosting, tên miền, lưu trữ và tích hợp dữ liệu,... đáp ứng nhu cầu triển khai các dịch vụ trực tuyến trên mạng Internet cho các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh, là trung tâm điều phối và triển khai các hệ thống thông tin có quy mô toàn tỉnh, tạo môi trường làm việc điện tử giữa các cơ quan nhà nước, đồng thời phục vụ nhu cầu thông tin của người dân và doanh nghiệp.

+ Xây dựng Hệ thống dự phòng đảm bảo công tác sao lưu dữ liệu, khắc phục sự cố.

- Nội dung thực hiện:

+ Đầu tư xây dựng hệ thống an ninh, bảo mật chính quy, hoàn chỉnh nhằm đảm bảo khả năng phòng chống tấn công, xâm nhập, đánh cắp và phá hỏng dữ liệu, đồng thời có khả năng tự động xác lập và thực thi các hành động phù hợp nhằm chống trả, thông báo cho người quản trị để có sự can thiệp kịp thời, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin cho hệ thống.

+ Thực hiện đầu tư, trang bị bổ sung các máy chủ hiện đại đáp ứng nhu cầu xử lý thông tin khối lượng lớn để đáp ứng nhu cầu cho nhiều người truy cập.

+ Xây dựng hệ thống dự phòng và lưu trữ dữ liệu tốc độ cao và dung lượng lớn, đáp ứng nhu cầu lưu trữ các hệ thống thông tin cấp tỉnh, đồng thời hỗ trợ việc lưu trữ thông tin cho các Sở, Ban ngành, UBND các huyện, thành phố. Mặt khác, hệ thống dự phòng và lưu trữ thông tin còn đảm nhận trách nhiệm sao lưu dự phòng nhằm phục hồi hệ thống một cách nhanh nhất trong các trường hợp có sự cố ngoài ý muốn, đảm bảo chất lượng dịch vụ luôn đáp ứng 24/24 giờ trong ngày.

+ Trang bị hệ thống điện dự phòng. Đảm bảo cho hệ thống luôn được cung cấp điện năng 24/24 giờ trong ngày và 07 ngày trong tuần.

- Dự kiến hiệu quả đạt được:

Hình thành trung tâm hành chính điện tử của tỉnh, phục vụ mọi nhu cầu chỉ đạo điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước trên môi trường mạng. Đồng thời là nơi cung cấp trực tuyến tất cả các dịch vụ hành chính công, cung cấp và chia sẻ các thông tin cần thiết của cơ quan nhà nước cho người dân và doanh nghiệp. Là trung tâm đầu mối, kết nối thông suốt với Chính phủ, góp phần hình thành Chính phủ điện tử.

- Phân công thực hiện và tiến độ triển khai:

+ Năm 2011 đến 2012, Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì xây dựng và triển khai dự án “Đảm bảo an toàn thông tin, an ninh, bảo mật cho Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh”.

+ Năm 2012 đến 2013, Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì xây dựng và triển khai dự án “Nâng cấp Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh đảm bảo đáp ứng nhu cầu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh”

+ Năm 2013 đến 2015, Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì xây dựng hệ thống Trung tâm sao lưu, dự phòng và khắc phục sự cố cho Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh.

- Dự kiến kinh phí: 9,5 tỷ đồng.

2. Xây dựng các hệ thống thông tin nền tảng quy mô toàn tỉnh nhằm tạo môi trường làm việc điện tử giữa các cơ quan nhà nước:

2.1. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý văn bản và chỉ đạo, điều hành:

- Mục tiêu:

Triển khai chương trình quản lý văn bản và chỉ đạo điều hành thống nhất cho các Sở, Ban ngành, UBND các huyện, thành phố. Tạo điều kiện thuận lợi để truyền đưa, trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước trên phạm vi toàn tỉnh.

- Nội dung thực hiện:

+ Xây dựng và triển khai chương trình quản lý văn bản và điều hành tại hệ thống mạng nội bộ của các Sở, Ban ngành, UBND các huyện, thành phố.

+ Thực hiện số hóa các văn bản giấy.

+ Kết hợp với việc ứng dụng chữ ký số để xác thực tính pháp lý của các văn bản điện tử được trao đổi thông qua môi trường mạng.

- Dự kiến hiệu quả đạt được:

Khi hệ thống được xây dựng hoàn thiện và triển khai đồng bộ đến các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, 100% văn bản, văn bản chỉ đạo, điều hành không mang tính bí mật theo quy định của nhà nước sẽ được thực hiện bằng văn bản điện tử thông qua môi trường mạng.

Phân công thực hiện và tiến độ triển khai:

+ Năm 2011, Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, kết hợp với các Sở ngành có nhu cầu, xây dựng và triển khai thử nghiệm chương trình Quản lý văn bản và điều hành.

+ Năm 2012 đến 2015, tổng hợp rút kinh nghiệm tại các đơn vị triển khai thí điểm, hoàn thiện chương trình và tiếp tục triển khai nhân rộng cho các đơn vị còn lại. Phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử, triển khai tích hợp chữ ký điện tử vào hệ thống nhằm đảm bảo tính pháp lý cho các văn bản điện tử.

+ Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Văn phòng UBND tỉnh, các Sở, Ban ngành, huyện, thành phố có liên quan.

- Kinh phí dự kiến: 8,580 tỷ đồng.

2.2. Xây dựng hệ thống thư điện tử:

- Mục tiêu:

Cung cấp đầy đủ số lượng hộp thư phục vụ cho tất cả cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh, đảm bảo tốc độ nhanh và dung lượng hộp thư đáp ứng nhu cầu sử dụng cho hầu hết cán bộ, công chức.

- Nội dung thực hiện:

+ Tiến hành Xây dựng và triển khai hệ thống thư điện tử của tỉnh, đảm bảo cung cấp đầy đủ hộp thư cho cán bộ, công chức các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, các phòng, ban trực thuộc UBND cấp huyện, thành phố.

+ Tiếp tục nâng cấp, mở rộng hệ thống để triển khai cung cấp hộp thư điện tử đến cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn và các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội trên địa bàn tỉnh có nhu cầu.

- Dự kiến hiệu quả đạt được:

Việc trao đổi thông tin của cán bộ, công chức sẽ thực hiện thông qua môi trường mạng, hạn chế sử dụng các văn bản giấy, nâng cao hiệu quả làm việc và tiết kiệm chi phí.

- Phân công thực hiện và tiến độ triển khai:

+ Năm 2011 đến 2012, Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban ngành, huyện, thành phố tiến Xây dựng và triển khai hệ thống thư điện tử của tỉnh, đảm bảo cung cấp hộp thư cho tất cả cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện, thành phố.

+ Năm 2013 đến 2015, tiếp tục nâng cấp hệ thống triển khai cung cấp hộp thư điện tử đến cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn.

+ Đơn vị phối hợp: Sở Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh.

- Kinh phí dự kiến: 3,613 tỷ đồng.

2.3. Xây dựng hệ thống Hội nghị truyền hình:

- Mục tiêu:

Đảm bảo các cuộc họp của UBND tỉnh, các Sở, Ban ngành cấp tỉnh với UBND các huyện, thành phố có thể được tổ chức thông qua môi trường mạng.

- Nội dung thực hiện:

+ Triển khai xây dựng hệ thống Hội nghị truyền hình của tỉnh, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thực hiện các cuộc họp của UBND tỉnh với các đơn vị trực thuộc thông qua môi trường mạng.

- Dự kiến hiệu quả đạt được:

Từ năm 2011, các cuộc họp của UBND tỉnh, các Sở ngành cấp tỉnh với các cơ quan cấp huyện có thể được tổ chức nhanh chóng, tiết kiệm thông qua môi trường mạng.

- Phân công thực hiện và tiến độ triển khai:

+ Năm 2011 đến 2012, Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan, xây dựng và triển khai hệ thống đến các huyện trên địa bàn tỉnh.

+ Trong suốt quá trình sử dụng, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ chủ động đề xuất các giải pháp nâng cấp, mở rộng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thực tiễn của tỉnh.

- Kinh phí dự kiến: 7,286 tỷ đồng.

3. Xây dựng, hoàn thiện các hệ thống thông tin chuyên ngành thiết yếu quy mô cấp tỉnh, phục vụ cung cấp dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp:

3.1. Xây dựng cổng thông tin điện tử của tỉnh để phục vụ người dân và doanh nghiệp

- Mục tiêu:

Đến cuối năm 2011 sẽ hoàn thiện hệ thống cổng thông tin điện tử của tỉnh cung cấp các thông tin chung về kinh tế, xã hội, tiềm năng, cơ hội đầu tư,... của tỉnh Sóc Trăng. Hình thành Kênh tiếp nhận ý kiến góp ý trên môi trường mạng, chuyên mục hỏi đáp trực tuyến về hoạt động của các cơ quan nhà nước, triển khai tích hợp tất cả các cổng thông tin thành phần của các đơn vị đồng thời sẵn sàng triển khai dịch vụ hành chính công trực tuyến ở mức 3. Đảm bảo cổng thông tin điện tử của tỉnh có thể tổ chức các cuộc đối thoại trực tuyến cho lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh, lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thành phố với người dân và doanh nghiệp.

- Nội dung thực hiện:

+ Xây dựng cổng thông tin điện tử của tỉnh (Portal) và tất cả các cổng thông tin thành phần của các đơn vị, cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định tại điều 28 Luật Công nghệ thông tin tới tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp.

+ Xây dựng quy trình nghiệp vụ cung cấp các dịch vụ hành chính công, kết hợp với các đơn vị có liên quan triển khai các dịch vụ hành chính công lên cổng thông tin điện tử của tỉnh.

- Dự kiến Hiệu quả đạt được:

+ Hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành tác nghiệp trong cơ quan nhà nước một cách nhanh chóng, thuận tiện, an toàn, hiệu quả và tiết kiệm.

+ Cung cấp đầy đủ thông tin cho người dân và doanh nghiệp trong các lĩnh vực đầu tư, kinh tế, văn hóa - xã hội, tiềm năng,... của tỉnh Sóc Trăng.

+ Thúc đẩy sự phát triển của giao dịch giữa các cơ quan nhà nước, giữa người dân và doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. Thúc đẩy và hướng đến giao dịch điện tử.

+ Sẵn sàng cung cấp các dịch vụ hành chính công trực tuyến đến mức độ 3.

- Phân công thực hiện:

+ Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với các Sở, Ban ngành có liên quan triển khai hoàn tất Dự án trong năm 2011.

- Kinh phí dự kiến: 7,566 tỷ đồng (năm 2010 đã thực hiện 3,000 tỷ đồng).

3.2. Triển khai mô hình một cửa điện tử liên thông ở các Sở, Ban ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố:

- Mục tiêu:

Ứng dụng công nghệ thông tin vào chương trình cải cách hành chính của tỉnh. Giúp cơ quan nhà nước thực hiện, quản lý các thủ tục hành chính nhanh chóng, hiệu quả hơn. Phục vụ cho người dân tốt hơn.

- Nội dung thực hiện:

+ Thực hiện triển khai mô hình một cửa điện tử liên thông cho một số Sở, Ban ngành, UBND huyện có nhu cầu cấp thiết. Tiếp tục rút kinh nghiệm, chỉnh sửa hoàn thiện hệ thống.

+ Tiến hành triển khai nhân rộng mô hình một cửa điện tử liên thông cho các Sở, Ban ngành, các huyện còn lại. Triển khai nhân rộng mô hình đến cấp xã, phường, thị trấn. Ưu tiên chọn một số dịch vụ có nhu cầu sử dụng cao, triển khai thử nghiệm ở mức độ 3 và 4.

+ Nâng cấp các hệ thống một cửa điện tử liên thông cho các Sở, Ban ngành, UBND các huyện, thành phố đảm bảo đáp ứng nhu cầu truy cập thông tin của người dân và doanh nghiệp từ nhiều phương tiện điện tử khác nhau.

- Dự kiến hiệu quả đạt được:

Đến năm 2015, toàn bộ các thủ tục hành chính công các cấp của tỉnh đều được cung cấp trực tuyến trên mạng Internet tối thiểu ở mức 2. Một số thủ tục hành chính có nhiều người sử dụng được triển khai ở mức độ 3, trong đó ưu tiên lựa chọn một vài dịch vụ triển khai thử nghiệm ở mức độ 4.

- Phân công thực hiện và tiến độ triển khai:

+ Năm 2011, Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ thực hiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu Bộ thủ tục hành chính công 03 cấp của tỉnh. Tiến hành xây dựng chương trình và triển khai thử nghiệm.

+ Năm 2012, Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các đơn vị liên quan, triển khai hệ thống một cửa điện tử liên thông cho một số đơn vị có nhu cầu cấp thiết.

+ Năm 2013 đến 2015, tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình trên phạm vi toàn tỉnh.

+ Năm 2014-2015, tiến hành nâng cấp, trang bị thêm các phương tiện hỗ trợ đảm bảo cho người dân và doanh nghiệp có thể truy xuất các thông tin từ nhiều phương tiện điện tử hỗ trợ như: kiosk, điện thoại di động, tin nhắn, điện thoại để bàn,...

- Kinh phí dự kiến: 12 tỷ đồng.

3.3. Cung cấp các dịch vụ hành chính công trên cổng thông tin điện tử của tỉnh:

- Mục tiêu:

Cung cấp các dịch vụ hành chính công lên cổng thông tin điện tử của tỉnh.

- Nội dung thực hiện:

Triển khai tích hợp các dịch vụ hành chính công và cung cấp trực tuyến lên cổng thông tin điện tử của tỉnh, ưu tiên thực hiện các dịch vụ:

+ Cấp phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện.

+ Cấp giấy phép xây dựng.

+ Cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.

+ Cấp giấy phép đầu tư.

+ Cấp giấy đăng ký hành nghề y dược.

+ Lao động, việc làm.

+ Cấp đổi giấy phép lái xe.

+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo.

+ Đăng ký tạm trú, tạm vắng.

Và một số dịch vụ hành chính quan trọng khác.

- Dự kiến hiệu quả đạt được:

Đến năm 2015, tối thiểu có 08 dịch vụ hành chính trên được cung cấp lên cổng thông tin điện tử của tỉnh đến mức độ 3.

- Phân công thực hiện và tiến độ triển khai:

Từ năm 2011 đến 2015, cc Sở, Ban ngành chuyên môn chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai cung cấp các dịch vụ hành chính công thuộc thẩm quyền của đơn vị mình quản lý lên cổng thông tin điện tử của tỉnh.

- Kinh phí dự kiến: 5 tỷ đồng.

4. Bảo đảm ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước các cấp được hiệu quả, đồng bộ và thống nhất theo định hướng chung của tỉnh và của quốc gia:

4.1.Phát triển nguồn nhân lực CNTT:

- Mục tiêu:

Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực CNTT song song với phát triển các nguồn lực khác nhằm đảm bảo toàn bộ Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh được triển khai đồng bộ và hiệu quả.

- Nội dung thực hiện:

+ Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong hoạt động cho cán bộ, công chức, người dân trên địa bàn tỉnh.

+ Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức, đặc biệt là cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm về CNTT ở các Sở, Ban ngành, UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

+ Ban hành các quy định cụ thể về biên chế cán bộ chuyên trách về CNTT ở các Sở, Ban ngành, UBND các huyện, thành phố.

+ Ban hành các cơ chế, chính sách nhằm động viên, giữ chân, thu hút nguồn nhân lực CNTT có trình độ phục vụ lâu dài cho cơ quan nhà nước.

- Dự kiến hiệu quả đạt được:

Xây dựng được nguồn nhân lực CNTT có đủ trình độ tham mưu, vận hành, khai thác và phát triển các hệ thống thông tin cho các cơ quan, đơn vị đảm bảo đáp ứng được các mục tiêu đề ra của Kế hoạch.

- Phân công thực hiện và tiến độ triển khai:

+ Tùy theo tình hình và mức độ triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Hàng năm, Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì kết hợp với Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực CNTT, đảm bảo đủ nguồn nhân lực khai thác, vận hành và phát triển các dự án đã triển khai cho các cơ quan, đơn vị.

+ Sở Nội vụ chủ trì, kết hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các quy định cụ thể về trình độ, số lượng biên chế cán bộ chuyên trách về CNTT cho các Sở, Ban ngành, UBND các huyện, thành phố.

+ Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi cho cán bộ chuyên trách về CNTT, tạo điều kiện để cán bộ chuyên trách về CNTT yên tâm công tác, phục vụ lâu dài cho cơ quan nhà nước, đồng thời để thu hút nguồn nhân lực CNTT có trình độ về phục vụ cho tỉnh.

- Kinh phí dự kiến: 5 tỷ đồng.

5. Bảo đảm kinh phí sự nghiệp duy trì và phát huy các hệ thống thông tin của các dự án đã triển khai:

5.1. Đảm bảo kinh phí duy trì, vận hành hệ thống cổng thông tin điện tử của tỉnh:

- Mục tiêu:

Đảm bảo nguồn kinh phí để thuê kênh thuê riêng cho hoạt động hệ thống cổng thông tin điện tử và hệ thống thư điện tử của tỉnh. Các chi phí chi trả thù lao, nhuận bút, bồi dưỡng các Ban biên tập để duy trì, vận hành hiệu quả hệ thống cổng thông tin điện tử của tỉnh.

- Nội dung thực hiện:

+ Chi trả kinh phí duy trì hoạt động của cổng thông tin điện tử của tỉnh và các cổng thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị.

+ Chi trả thù lao, nhuận bút, bồi dưỡng cho Ban biên tập Cổng thông tin điện tử của tỉnh và các cổng thông tin thành phần.

- Dự kiến hiệu quả đạt được:

+ Đảm bảo Cổng thông tin điện tử của tỉnh và các cổng thông tin điện tử của các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố vận hành hiệu quả và liên tục.

- Phân công thực hiện và tiến độ triển khai:

+ Hàng năm, Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, và các Sở, Ban ngành, UBND các huyện, thành phố, lập dự toán kinh phí duy trì hoạt động các Cổng thông tin điện tử của tỉnh và các Cổng thông tin thành phần của các đơn vị, đảm bảo toàn bộ hệ thống cổng thông tin điện tử của tỉnh vận hành hiệu quả.

- Dự kiến kinh phí: 10 tỷ đồng.

5.2. Đảm bảo kinh phí bảo dưỡng, duy trì hoạt động hệ thống mạng nội bộ cho các Sở, Ban ngành, UBND các huyện, thành phố:

- Mục tiêu:

Đảm bảo nguồn kinh phí để bảo dưỡng, duy trì hoạt động hệ thống mạng nội bộ, các chương trình ứng dụng cho các Sở, Ban ngành, UBND các huyện, thành phố. Giúp hệ thống thông tin ở các đơn vị hoạt động liên tục và hiệu quả đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT trong hoạt động.

- Nội dung thực hiện:

+ Chi trả các chi phí bảo dưỡng, bảo trì hệ thống, xử lý, khắc phục sự cố, chi phí bản quyền các phần mềm quan trọng cho hệ thống mạng nội bộ cho các Sở, Ban ngành, UBND các huyện, thành phố.

- Dự kiến hiệu quả đạt được:

Duy trì hoạt động thường xuyên và liên tục cho các hệ thống mạng nội bộ ở các đơn vị, mua sắm các phần mềm thiết yếu phục vụ cho hoạt động như: các chương trình diệt virus, phòng chống tấn công, xâm nhập,… Đảm bảo đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT phục vụ cho hoạt động, giảm thiểu tối đa các sự cố làm hỏng hóc hoặc mất dữ liệu của hệ thống, nâng cao độ tin cậy trong ứng dụng CNTT tại đơn vị.

- Phân công thực hiện và tiến độ triển khai:

+ Hàng năm, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tổng hợp các nhu cầu kinh phí bảo dưỡng, duy trì hoạt động hệ thống mạng, chi phí các bản quyền phần mềm ở các đơn vị. Phối hợp với Sở Tài chính, tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Dự kiến kinh phí: 10 tỷ đồng.

VI. GIẢI PHÁP:

1. Tổ chức, điều hành:

- Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan thường trực tham mưu cho UBND tỉnh điều hành, triển khai Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, nâng cao vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo về công nghệ thông tin các cấp.

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý công nghệ thông tin, đặc biệt là cấp huyện, thành phố trở xuống.

2. Giải pháp tài chính:

Các Sở, Ban ngành, UBND các huyện, thành phố căn cứ vào Kế hoạch này, hàng năm lập Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của đơn vị mình gửi Sở Thông tin và Truyền thông xem xét và chọn lựa, tổng hợp các dự án mang tính trọng điểm, tham mưu trình UBND tỉnh xem xét ưu tiên bố trí kinh phí địa phương để triển khai thực hiện.

Tạo điều kiện để tăng cường nguồn lực đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước, đặc biệt tạo cơ chế phối hợp với các doanh nghiệp triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước.

3. Giải pháp triển khai:

Tổ chức triển khai thí điểm các dự án có phạm vi ảnh hưởng lớn, rút kinh nghiệm, từng bước hoàn thiện sau đó mới triển khai nhân rộng nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro.

Ứng dụng CNTT phải gắn với chương trình cải cách hành chính: Người đứng đầu cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động ứng dụng CNTT trong lĩnh vực, địa phương và tổ chức thuộc cơ quan mình quản lý, từ đó gắn ứng dụng CNTT với chương trình cải cách hành chính, ứng dụng CNTT phải gắn chặt chẽ với yêu cầu công việc của cơ quan; Lãnh đạo phải “vào cuộc” thực sự, phải chịu trách nhiệm về kết quả triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan mình.

4. Giải pháp môi trường, chính sách:

Triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước đến đâu, thì cơ chế, chính sách về khai thác, vận hành triển khai ngay đến đó.

VII. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN:

1. Đến năm 2011:

- Triển khai hoàn thành Dự án cổng thông tin điện tử của tỉnh. Đảm bảo 100% cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc UBND tỉnh có cổng thông tin điện tử.

- Tất cả các cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc UBND tỉnh đều có hệ thống mạng nội bộ và được kết nối vào mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước. Thông tin giữa các cơ quan này được trao đổi thông qua môi trường mạng.

- Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh sẽ được nâng cấp, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho cổng thông tin điện tử của tỉnh và các cơ sở dữ liệu tích hợp,

- 100% cán bộ, công chức các cơ quan cấp tỉnh, 20% cán bộ, công chức các cơ quan cấp huyện được cấp hộp thư điện tử với tên miền soctrang.gov.vn.

- Các cuộc họp của UBND tỉnh, các Sở, Ban ngành cấp tỉnh với các huyện có thể được triển khai thông qua môi trường mạng.

- Triển khai thử nghiệm mô hình một cửa điện tử liên thông cho một số Sở, Ban ngành, Huyện.

2. Đến năm 2012:

- Tất cả các dịch vụ hành chính công của các cơ quan quản lý nhà nước đều được cung cấp lên cổng thông tin điện tử tối thiểu ở mức độ 2.

- Trên 50% các cơ quan cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố được trang bị chương trình Quản lý văn bản và chỉ đạo điều hành. Tỷ lệ văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan nhà nước cấp tỉnh thông qua môi trường mạng trên 30% cấp huyện trên 15%.

- Trên 50% các huyện, thành phố, thị xã triển khai mô hình một cửa điện tử để phục vụ người dân.

- 100% cán bộ, công chức ở các cơ quan cấp tỉnh và cấp huyện được cung cấp hộp thư điện tử với tên miền soctrang.gov.vn. Tỷ lệ cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công việc ở các cơ quan cấp tỉnh đạt trên 70%, cấp huyện trên 30%.

- Các cơ quan nhà nước cấp tỉnh có thể trao đổi thông tin trực tuyến với người dân và doanh nghiệp thông qua hệ thống cổng thông tin điện tử.

- Hệ thống văn bản được tích hợp lên Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh. Đảm bảo các văn bản chỉ đạo, điều hành được cung cấp lên hệ thống cổng thông tin điện tử của tỉnh ở các cơ quan cấp tỉnh trên 80%, cấp huyện trên 40%.

- Triển khai tích hợp dữ liệu hệ thống một cửa điện tử lên Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh. Đảm bảo cung cấp tối thiểu 02 dịch vụ hành chính công trực tuyến trên hệ thống cổng thông tin điện tử của tỉnh đến mức độ 3.

3. Đến năm 2013:

- Tỷ lệ cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công việc ở các cơ quan cấp tỉnh trên 80%, cấp huyện trên 40%. Tiếp tục triển khai cung cấp hộp thư điện tử đến cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn.

- 100% các cơ quan cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã được trang bị và sử dụng hiệu quả chương trình Quản lý văn bản và chỉ đạo điều hành. Nâng tỷ lệ văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan nhà nước cấp tỉnh thông qua môi trường mạng lên trên 60%, cấp huyện trên 30%. Tiếp tục triển khai mở rộng chương trình đến một số xã, phường, thị trấn.

- 100% các huyện, thành phố, thị xã triển khai mô hình một cửa điện tử để phục vụ người dân.

- Tiếp tục đẩy mạnh việc tích hợp Hệ thống văn bản được tích hợp lên Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh. Nâng tỷ lệ các văn bản chỉ đạo, điều hành được cung cấp lên hệ thống cổng thông tin điện tử của tỉnh ở các cơ quan cấp tỉnh trên 90%, cấp huyện trên 50%.

- Tiếp tục đẩy mạnh việc tích hợp dữ liệu hệ thống một cửa điện tử lên Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh. Đảm bảo cung cấp toàn bộ các thủ tục hành chính công được triển khai tại các điểm một cửa điện tử lên hệ thống cổng thông tin điện tử của tỉnh tối thiểu ở mức độ 02. Tiếp tục mở rộng việc triển khai cung cấp dịch vụ hành chính công đến mức độ 3 tối thiểu là 05 dịch vụ.

- Tỷ lệ người dân và doanh nghiệp sử dụng các thông tin được cung cấp trên hệ thống cổng thông tin điện tử trên môi trường mạng để thực hiện các thủ tục hành chính đạt từ 10-15%.

4. Đến năm 2014:

- Tất cả cán bộ, công chức ở các cấp trên địa bàn tỉnh đều được cung cấp hộp thư điện tử (nếu có yêu cầu). Nâng tỷ lệ cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công việc ở các cơ quan cấp tỉnh lên trên 90%, cấp huyện trên 60%.

- Tỷ lệ văn bản điện tử được luân chuyển ở các cơ quan cấp tỉnh đạt trên 70%, ở các cơ quan cấp huyện đạt trên 50%.

- Hệ thống văn bản được tích hợp hoàn toàn lên Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh. Tất cả các văn bản chỉ đạo, điều hành ở cấp tỉnh đều được đưa lên hệ thống cổng thông tin điện tử của tỉnh. Tỷ lệ các văn bản chỉ đạo, điều hành được cung cấp lên hệ thống cổng thông tin điện tử của tỉnh ở các cơ quan cấp tỉnh trên 90%, cấp huyện trên 50%.

- Tích hợp toàn bộ dữ liệu hệ thống một cửa điện tử lên Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh. Đảm bảo cung cấp toàn bộ các thủ tục hành chính công được triển khai tại các điểm một cửa điện tử lên hệ thống cổng thông tin điện tử của tỉnh tối thiểu ở mức độ 02. Tiếp tục mở rộng việc triển khai cung cấp dịch vụ hành chính công đến mức độ 3 tối thiểu là 8 dịch vụ.

- Triển khai tích hợp các hệ thống thông tin chuyên ngành lên Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh để phục vụ nhu cầu chỉ đạo, điều hành của các cấp lãnh đạo, đồng thời giảm thiểu các thông tin yêu cầu từ người dân và doanh nghiệp.

4. Đến năm 2015:

- Đạt các mục tiêu cụ thể đến năm 2015 theo Kế hoạch.

VIII. KINH PHÍ THỰC HIỆN:

Tổng kinh phí dự kiến triển khai Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015 của tỉnh Sóc Trăng là 109.045.000.000 đồng (một trăm lẻ chín tỷ, bốn mươi lăm triệu đồng). Trong đó:

- Nguồn vốn đầu tư phát triển là: 63.045.000.000 đồng, trong đó Trung ương hỗ trợ là 39.120.000.000 đồng, ngân sách địa phương là 23.925.000.000 đồng.

- Nguồn vốn sự nghiệp là: 46.000.000.000 đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ là 20.500.000.000 đồng, ngân sách địa phương là 25.500.000.000 đồng (chi tiết xem phần Phụ lục - Bảng tổng hợp danh mục dự án).

IX. DỰ KIẾN HIỆU QUẢ CỦA KẾ HOẠCH.

Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh Sóc Trăng nếu được triển khai thành công, đến năm 2015, bộ máy chính quyền các cấp sẽ có thêm một trung tâm hành chính điện tử trên mạng. Trung tâm tích hợp dữ liệu sẽ là trung tâm hành chính điện tử của tỉnh, phục vụ các dịch vụ liên tục cho người dân và doanh nghiệp, sẽ mang lại rất nhiều lợi ích về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, cụ thể như sau:

- Công khai, minh bạch các hoạt động, các quy trình, thủ tục hành chính công của cơ quan nhà nước. Hạn chế tối đa các hiện tượng tiêu cực, giúp cho cơ quan nhà nước gần dân hơn, người dân được phục vụ tốt hơn.

- Nâng cao năng lực hoạt động của cơ quan nhà nước, tiết kiệm được thời gian, nguồn nhân lực và các chi phí hoạt động.

- Các cơ quan nhà nước sẽ hoạt động có quy trình chặt chẽ trong một hệ thống thông tin thống nhất của chính quyền cấp tỉnh. Tạo điều kiện để các cơ quan nhà nước có thể giám sát nhau, cùng vận động và phát triển. Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước, giúp cho cơ quan nhà nước luôn phát triển để phục vụ người dân tốt hơn.

- Cán bộ, công chức được làm việc trong môi trường hiện đại với nhiều công cụ hỗ trợ sẽ nhanh chóng nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao năng lực xử lý công việc.

- Toàn bộ hệ thống chính quyền các cấp sẽ hoạt động với tốc độ nhanh chóng và hiệu quả. Đây là động lực to lớn để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội cho tỉnh nhà.

Trên đây là kế hoạch phát triển công nghệ thông tin giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh Sóc Trăng rất mong Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- TT. Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Sở Thông tin và Truyền thông;
- Lưu CNTT, VX, HC

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Cần

 

PHỤ LỤC 1

HIỆN TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CNTT CÁC SỞ, BAN, NGÀNH, UBND HUYỆN,THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 21/KH-UBND ngày 02/11/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)

STT

TÊN ĐƠN VỊ

NGUỒN NHÂN LỰC

Tổng số CB trong ĐV

Số lượng CB chuyên ngành CNTT

Số CB có hộp thư điện tử

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Tín chỉ B

Tín chỉ A

Biết sử dụng

I. CÁC SỞ, NGÀNH TỈNH

1

Sở Công thương tỉnh Sóc Trăng

33

0

1

0

6

17

7

25

2

Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Sóc Trăng

52

3

1

0

2

33

13

52

3

Sở Giao thông vận tải tỉnh Sóc Trăng

38

1

0

0

18

15

5

19

4

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng

48

1

0

0

5

16

41

36

5

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng

29

1

1

0

7

15

1

20

6

Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Sóc Trăng

50

1

0

1

2

40

2

20

7

Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh Sóc Trăng

48

0

2

0

16

14

4

 

8

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng

68

1

0

1

3

40

7

45

9

Sở Nội vụ tỉnh Sóc Trăng

39

3

0

0

6

20

4

20

10

Sở Tài chính tỉnh Sóc Trăng

43

1

0

0

5

33

4

43

11

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng

46

0

0

0

0

40

5

17

12

Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng

28

2

0

0

0

4

22

18

13

Sở Xây dựng tỉnh Sóc Trăng

37

1

0

0

12

20

5

37

14

Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng

 

0

0

0

15

10

5

4

15

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Sóc Trăng

24

4

0

0

15

5

 

24

16

Thanh tra tỉnh Sóc Trăng

31

0

1

0

8

14

5

15

17

Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND Tỉnh

31

0

1

1

3

20

3

25

18

Văn phòng UBND Tỉnh

68

4

1

0

8

32

 

30

II. CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ

19

Văn phòng HĐND & UBND TP Sóc Trăng

23

1

0

0

1

17

 

16

20

Văn phòng HĐND & UBND huyện Kế Sách

25

1

0

0

3

10

4

19

21

Văn phòng HĐND & UBND huyện Long Phú

26

0

0

0

2

18

6

20

22

Văn phòng HĐND & UBND huyện Mỹ Tú

23

0

0

0

1

17

5

18

23

Văn phòng HĐND & UBND huyện Vĩnh Châu

22

 

 

 

 

 

 

 

24

Văn phòng HĐND & UBND huyện Cù Lao Dung

20

0

0

0

1

12

20

7

25

Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành

80

3

0

0

9

48

20

34

III. CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP KHÁC

26

Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông

15

5

1

1

8

0

 

15

27

Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng

114

7

1

0

19

50

23

100

28

Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng

84

3

1

1

14

17

 

61

29

Ban Quản lý các Công trình Xây dựng

32

0

2

0

4

4

28

4

30

Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng

15

0

0

0

4

5

2

5

31

Ban QLDA PT KVH Hồ Nước Ngọt

9

0

0

0

4

5

0

 

TỔNG CỘNG

1,201

43

13

5

201

591

241

749

 

PHỤ LỤC 2

SỐ LIỆU THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG SỐ LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ SỐ MÁY TÍNH Ở CÁC SỞ, BAN NGÀNH TỈNH
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 21/KH-UBND ngày 02/11/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)

Mã số

Tên đơn vị

Tổng số cán bộ, công chức đang làm việc

Số lượng máy vi tính đang sử dụng

Trong đó

Tỷ lệ máy tính/ CBCC

Tỷ lệ máy tính có kết nối mạng nội bộ (LAN)

Tỷ lệ máy tính có kết nối mạng Internet

Số lượng máy nối mạng Internet

Số lượng máy nối mạng nội bộ (LAN)

A

B

C

D

E

F

G

H

E

1

Tỉnh ủy

159

142

16

87

0.89308

0.61268

0.11268

2

Hội đồng Nhân dân

32

35

26

26

1.09375

0.74286

0.74286

3

Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội

0

0

0

0

0

0

0

4

Văn phòng UBND

82

57

57

57

0.69512

1

1

5

Sở Nội vụ

48

42

42

42

0.875

1

1

6

Sở Tư pháp

36

44

43

43

1.22222

0.97727

0.97727

7

Sở Kế hoạch và Đầu tư

50

46

46

46

0.92

1

1

8

Sở Tài chính

45

46

43

46

1.02222

1

0.93478

9

Sở Công thương

80

47

47

35

0.5875

0.74468

1

10

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

58

42

42

42

0.72414

1

1

11

Sở Giao thông vận tải

58

51

51

51

0.87931

1

1

12

Sở Xây dựng

44

44

44

44

1

1

1

13

Sở Tài nguyên và Môi trường

55

50

50

50

0.90909

1

1

14

Sở Thông tin và Truyền thông

29

26

26

26

0.89655

1

1

15

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

49

34

34

34

0.69388

1

1

16

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

46

43

40

43

0.93478

1

0.93023

17

Sở Khoa học và Công nghệ

46

32

32

32

0.69565

1

1

18

Sở Giáo dục và Đào tạo

76

77

77

77

1.01316

1

1

19

Sở Y tế

38

35

20

0

0.92105

0

0.57143

20

Thanh tra tỉnh

32

28

26

10

0.875

0.35714

0.92857

21

Ban Dân tộc

20

9

9

9

0.45

1

1

22

Liên đoàn Lao động

23

15

15

14

0.65217

0.93333

1

23

Tỉnh đoàn

28

12

12

0

0.42857

0

1

24

Mặt trận Tổ quốc

20

13

8

0

0.65

0

0.61538

25

Hội Liên hiệp Phụ nữ

27

21

21

2

0.77778

0.09524

1

26

Hội Nông dân

18

6

1

0

0.33333

0

0.16667

27

Hội Cựu Chiến binh

16

4

2

0

0.25

0

0.5

TỔNG/BÌNH QUÂN

1215

1001

830

816

0.82387

0.81518

0.82917

 

PHỤ LỤC 3

SỐ LIỆU THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG SỐ LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ SỐ MÁY TÍNH Ở CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 21/KH-UBND ngày 02/11/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)

Mã số

Tên đơn vị

Tổng số cán bộ, công chức đang làm việc

Số lượng máy vi tính đang sử dụng

Trong đó

Tỷ lệ máy tính/ CBCC

Tỷ lệ máy tính có kết nối mạng nội bộ (LAN)

Tỷ lệ máy tính có kết nối mạng Internet

Số lượng máy nối mạng Internet

Số lượng máy nối mạng nội bộ (LAN)

A

B

C

D

E

F

G

H

E

1

Huyện ủy

303

228

75

101

0.75248

0.44298

0.32895

2

Văn phòng HĐND và UBND

263

185

173

149

0.70342

0.80541

0.93514

3

Phòng Nội vụ

73

45

34

20

0.61644

0.44444

0.75556

4

Phòng Tư pháp

48

28

24

15

0.58333

0.53571

0.85714

5

Phòng Tài chính - Kế hoạch

112

84

71

26

0.75

0.30952

0.84524

6

Phòng Tài nguyên và Môi trường

114

78

60

47

0.68421

0.60256

0.76923

7

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

82

62

23

16

0.7561

0.25806

0.37097

8

Phòng Văn hóa và Thông tin

139

49

26

16

0.35252

0.32653

0.53061

9

Phòng Giáo dục và Đào tạo

107

97

68

41

0.90654

0.42268

0.70103

10

Phòng Y tế

234

48

28

19

0.20513

0.39583

0.58333

11

Thanh tra huyện

53

39

20

3

0.73585

0.07692

0.51282

12

Phòng Kinh tế

9

8

7

2

0.88889

0.25

0.875

13

Phòng Quản lý đô thị

10

8

8

8

0.8

1

1

14

Phòng Nông nghiệp và PT nông thôn

73

59

45

39

0.80822

0.66102

0.76271

15

Phòng Kinh tế và Hạ tầng

78

61

48

27

0.78205

0.44262

0.78689

16

Phòng Dân tộc

3

2

1

0

0.66667

0

0.5

17

Liên đoàn Lao động

38

28

18

10

0.73684

0.35714

0.64286

18

Huyện đoàn

68

53

42

33

0.77941

0.62264

0.79245

19

Mặt trận Tổ quốc

61

27

17

8

0.44262

0.2963

0.62963

20

Hội Liên hiệp Phụ nữ

56

26

12

4

0.46429

0.15385

0.46154

21

Hội Nông dân

56

21

9

0

0.375

0

0.42857

22

Hội Cựu Chiến binh

183

109

59

50

0.59563

0.45872

0.54128

TỔNG/BÌNH QUÂN

2025

1250

813

586

0.61728

0.4688

0.6504

 

PHỤ LỤC 4

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN DỰ KIẾN TRIỂN KHAI GIAI ĐOẠN 2009-2010
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 21/KH-UBND ngày 02/11/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)

STT

TÊN DỰ ÁN

MỤC TIÊU

THỜI GIAN THỰC HIỆN

DỰ KIẾN KINH PHÍ

TÌNH TRẠNG TRIỂN KHAI

TÌNH TRẠNG KINH PHÍ

GHI CHÚ

1

Một cửa điện tử

Cung cấp dịch vụ một cửa điện tử liên thông

2009-2010

9,189,899,000

Triển khai thí điểm tại Văn phòng UBND TP Sóc Trăng

750,000,000

Thiếu kinh phí

2

Hệ thống thư điện tử của tỉnh

Cung cấp hệ thống thư điện tử cho CBCC

2009-2010

3,613,943,000

Đang triển khai

Chưa được bố trí

Thiếu kinh phí

3

Văn phòng điện tử

Triển khai hệ thống thông tin quản lý văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành cho các đơn vị

2009-2010

8,580,668,000

Chưa triển khai

Không bố trí

Thiếu kinh phí

4

Cổng thông tin điện tử

Cung cấp thông tin, tích hợp thông tin, cung cấp các dịch vụ hành chính công phục vụ chỉ đạo, điều hành, phục vụ người dân

2009-2010

7,566,914,000

Đang triển khai

3,000,000,000

Thiếu kinh phí

5

Hội nghị truyền hình

Triển khai các cuộc họp qua môi trường mạng

2009-2010

5,643,197,000

Đang triển khai

Vận động Doanh nghiệp đầu tư, Tỉnh sẽ thuê lại

Thiếu kinh phí

TỔNG CỘNG

34,594,621,000

 

3,750,000,000

 

 

PHỤ LỤC 5

BẢNG TỔNG HỢP DANH MỤC CÁC DỰ ÁN TRIỂN KHAI GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 21/KH-UBND ngày 02/11/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Tên Dự án

Mục tiêu

Thời gian thực hiện

Tổng mức Đầu tư

Nguồn Phát triển

Nguồn Sự nghiệp

Ghi chú

ĐP

ĐP

1

Hoàn thiện hệ thống mạng nội bộ cho các cơ quan quản lý nhà nước cấp

Tiếp tục xây dựng, củng cố hoàn thiện hệ thống mạng nội bộ cho các Sở, Ban ngành, UBND các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn. Đảm bảo kết nối thông suốt vào mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước từ tỉnh đến huyện, xã, phường, thị trấn với tốc độ cao và an toàn, bảo mật

2011-2012

24,000

10,000

14,000

0

0

(Đã đề xuất triển khai trong năm 2011 là 3 tỷ đồng: TƯ 1 tỷ, ĐP 2 tỷ - Theo CV số 963/CTUBND-HC, ngày 13/7/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng. Phần còn lại sẽ thực hiện trong các năm tiếp theo)

2

Xây dựng hệ thống thư điện tử

Cung cấp đầy đủ số lượng hộp thư phục vụ cho tất cả cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh, đảm bảo tốc độ nhanh và dung lượng hộp thư đáp ứng nhu cầu sử dụng cho hầu hết cán bộ, công chức

2011-2012

3,613

3,613

0

0

0

(Đã đề xuất TƯ hỗ trợ toàn bộ dự án triển khai trong năm 2011 - Theo CV số 963/CTUBND-HC, ngày 13/7/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng)

3

Xây dựng hệ thống thông tin quản lý văn bản và chỉ đạo, điều hành.

Triển khai chương trình quản lý văn bản và chỉ đạo điều hành thống nhất cho các Sở, Ban ngành, UBND các huyện, thành phố. Tạo điều kiện thuận lợi để truyền đưa, trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước trên phạm vi toàn tỉnh.

2011-2015

8,580

6,883

1,697

0

0

(Địa phương triển khai thí điểm, Trung ương hỗ trợ nhân rộng - Theo CV số 963/CTUBND-HC, ngày 13/7/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng)

4

Xây dựng hệ thống Hội nghị truyền hình

Đảm bảo các cuộc họp của UBND tỉnh, các Sở, Ban ngành cấp tỉnh với UBND các huyện, thành phố có thể được tổ chức thường xuyên thông qua môi trường mạng

2011-2012

7,286

5,643

1,643

0

0

(Theo CV số 963/CTUBND-HC, ngày 13/7/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng)

5

Xây dựng Cổng thông tin điện tử của tỉnh để phục vụ người dân và doanh nghiệp

Phục vụ đắc lực cho chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp, phục vụ nhu cầu thông tin, cung cấp các dịch vụ hành chính công cho người dân và doanh nghiệp.

2010-2011

7,566

5,566

2,000

0

0

(Năm 2010 đã thực hiện 3 tỷ đồng, trong đó địa phương 2 tỷ + TW 1 tỷ. Năm 2011 Đề xuất TƯ hỗ trợ 4 tỷ 566 triệu đồng)

6

Nâng cấp, mở rộng Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh

Đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT ngày càng tăng của tỉnh.

2011-2015

9,500

0

0

4,000

5,500

 

7

Thuê hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng cho các cơ quan Nhà nước

Phục vụ việc truyền tải thông tin thông suốt từ tỉnh đến huyện, thành phố. Từ huyện, thành phố đến xã, phường, thị trấn trên phạm vi toàn tỉnh một cách nhanh chóng với độ an toàn và bảo mật cao

2011-2015

2,500

0

0

0

2,500

 

8

Triển khai mô hình một cửa điện tử liên thông ở các Sở, Ban ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố

Ứng dụng công nghệ thông tin vào chương trình cải cách hành chính của tỉnh. Giúp cơ quan nhà nước thực hiện, quản lý các thủ tục hành chính nhanh chóng, hiệu quả hơn. Phục vụ cho người dân tốt hơn

2011-2015

12,000

7,415

4,585

0

0

(Theo CV số 963/CTUBND-HC, ngày 13/7/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, năm 2011 đề xuất TƯ: 7 tỷ 415 triệu, ĐP: 1 tỷ 774 triệu)

9

Cung cấp các dịch vụ hành chính công trên cổng thông tin điện tử của tỉnh

Triển khai tích hợp các dịch vụ hành chính công và cung cấp trực tuyến lên cổng thông tin điện tử của tỉnh.

2011-2015

5,000

0

0

2,000

3,000

 

10

Phát triển nguồn nhân lực CNTT

Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực CNTT song song với phát triển các nguồn lực khác nhằm đảm bảo toàn bộ Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh được triển khai đồng bộ và hiệu quả

2011-2015

5,000

0

0

2,500

2,500

 

11

Đảm bảo kinh phí duy trì, vận hành hệ thống Cổng thông tin điện tử của tỉnh

Đảm bảo nguồn kinh phí để thuê kênh thuê riêng cho hoạt động hệ thống cổng thông tin điện tử và hệ thống thư điện tử của tỉnh. Các chi phí chi trả thù lao, nhuận bút, bồi dưỡng các Ban biên tập để duy trì, vận hành hiệu quả hệ thống cổng thông tin điện tử của tỉnh.

2011-2015

10,000

0

0

5,000

5,000

 

12

Đảm bảo kinh phí bảo dưỡng, duy trì hoạt động hệ thống mạng nội bộ cho các Sở, Ban ngành, UBND các huyện, thành phố.

Đảm bảo nguồn kinh phí để bảo dưỡng, duy trì hoạt động hệ thống mạng nội bộ, các chương trình ứng dụng cho các Sở, Ban ngành, UBND các huyện, thành phố. Giúp hệ thống thông tin ở các đơn vị hoạt động liên tục và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT trong hoạt động.

2011-2015

10,000

0

0

5,000

5,000

 

13

Số hóa nguồn thông tin phục vụ hoạt động của cơ quan Nhà nước

Số hóa các văn bản giấy thành văn bản điện tử

2011-2012

4,000

0

0

2,000

2,000

 

TỔNG CỘNG

109,045

39,120

23,925

20,500

25,500