Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 20 tháng 01 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG, PHÒNG, CHỐNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Thực hiện Quyết định số 659/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020 - 2030, Ủy ban nhân dân Tỉnh xây dựng Kế hoạch Chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 với những nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người lao động, khuyến khích lối sống, dinh dưỡng lành mạnh tại nơi làm việc, phòng, chống bệnh tật và bệnh nghề nghiệp cho người lao động, bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước trên địa bàn Tỉnh.

2. Mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể

- Hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường lao động, bệnh nghề nghiệp tại địa phương vào năm 2025 và kết nối với hệ thống dữ liệu quốc gia vào năm 2030.

- Quản lý 50% cơ sở lao động có yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp tại địa phương vào năm 2025 và đạt 80% vào năm 2030.

- Kiểm tra 30% cơ sở lao động có yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp vào năm 2025 và 50% vào năm 2030

- 100% cơ sở lao động có sử dụng amiăng được giám sát, quan trắc môi trường lao động theo quy định vào năm 2025.

- 100% Trung tâm Y tế tuyến huyện tổ chức thực hiện lồng ghép chăm sóc sức khỏe cho người lao động không có hợp đồng lao động vào hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y tế cơ sở.

- 100% các cơ sở lao động được tư vấn về các bệnh không lây nhiễm, thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng hợp vệ sinh, phù hợp với điều kiện lao động, tăng cường vận động tại nơi làm việc.

- Trên 50% người lao động làm việc tại các cơ sở có yếu tố có hại, có nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp phổ biến được khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp vào năm 2025 và đạt 100% vào năm 2030.

- 100% người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được sơ cấp cứu tại nơi làm việc, khám, điều trị và phục hồi chức năng.

- 100% người lao động tại các khu công nghiệp được tư vấn, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS và nuôi con bằng sữa mẹ (lao động nữ) vào năm 2030.

- Đến năm 2025 giảm 15% các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các cơ sở lao động và đến năm 2030 giảm 25% so với giai đoạn 2010-2018.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức thực hiện công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp

- Xây dựng và biên soạn, in ấn các nội dung truyền thông về chăm sóc sức khoẻ người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp phù hợp cho từng nhóm ngành nghề và từng quy mô lao động.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức chủ động đảm bảo công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn Tỉnh.

- Đăng các tin, bài, văn bản có liên quan đến công tác chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp; phổ biến kinh nghiệm, phương pháp, kỹ năng phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho các cơ sở lao động và người lao động nhằm khắc phục tình trạng người sử dụng lao động không đảm bảo công tác chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động và người lao động chỉ quan tâm đến thu nhập mà xem nhẹ việc chăm sóc, nâng cao sức khỏe, phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho chính mình.

- Hằng năm, phát động phong trào hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng hành động vì an toàn thực phẩm tại các cơ sở lao động để người lao động và người sử dụng lao động hiểu được vai trò, ý nghĩa trong việc chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động.

- Tổ chức các buổi tư vấn cho người lao động về chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động, trong đó tập trung tư vấn về phòng, chống các bệnh không lây nhiễm, dinh dưỡng hợp vệ sinh, nâng cao sức khỏe, tăng cường vận động. Riêng đối với người lao động làm việc trong các khu công nghiệp sẽ được tư vấn dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS và nuôi con bằng sữa mẹ (lao động nữ).

2. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước

- Triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khoẻ người lao động và phòng, chống bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở lao động.

- Khuyến khích các cơ sở lao động, tổ chức, người sử dụng lao động thực hiện tốt các quy định của pháp luật trong công tác chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp. Khen thưởng kịp thời đối với tổ chức, cá nhân làm tốt và xử phạt nghiêm đối với các hành vi vi phạm pháp luật.

3. Nâng cao năng lực người thực hiện chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp

- Đào tạo nâng cao năng lực cho người thực hiện chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp như: quản lý vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động; khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động, kỹ năng sơ cứu cấp cứu và huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động.

- Đầu tư hệ thống phần mềm và đào tạo nhân lực trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường lao động, bệnh nghề nghiệp trên địa bàn Tỉnh và thực hiện kết nối dữ liệu quốc gia.

- Mua sắm trang thiết bị để nâng cao năng lực thực hiện công tác chuyên môn chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp từ tuyến Tỉnh đến tuyến cơ sở

4. Triển khai chăm sóc sức khỏe cho người lao động không có hợp đồng lao động lồng ghép vào hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y tế cơ sở

- Cũng cố tổ chức y tế cơ sở đáp ứng nhu cầu thực hiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe người người lao động và kiểm soát các yếu tố có hại tại nơi làm việc.

- Xây dựng và hướng dẫn thực hiện dịch vụ chăm sóc người lao động, quản lý yếu tố có hại cho các doanh nghiệp nhỏ và người lao động không có hợp đồng lao động.

5. Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, đa dạng hóa nguồn lực xã hội

- Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách theo định hướng ưu tiên cho các hoạt động phòng ngừa, quản lý các yếu tố có hại, làm rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đầu tư cho công tác chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp tại đơn vị mình.

- Củng cố và hoàn hiện các cơ sở khám, điều trị bệnh nghề nghiệp, cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức năng cho người lao động.

- Huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào công tác chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp. Chú trọng đầu tư trang thiết bị giám sát, quan trắc môi trường lao động, khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động cho cơ sở y tế các tuyến theo chức năng nhiệm vụ.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch giai đoạn 2021 - 2030 với số tiền dự toán là 1.746.230.000 đồng, trong đó:

Giai đoạn 2021 - 2025: 924.660.000 đồng (Phụ lục 1 đính kèm).

Giai đoạn 2026 - 2030: 821.570.000 đồng (Phụ lục 2 đính kèm).

- Nguồn kinh phí thực hiện:

Nguồn kinh phí hoạt động của đơn vị hằng năm (kinh phí tự chủ, kinh phí không thực hiện tự chủ) lồng ghép vào các chương trình, kế hoạch của ngành hằng năm để thực hiện.

Nguồn vốn vay, vốn viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ và các nguồn huy động hợp pháp khác;

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Chịu trách nhiệm điều phối, quản lý việc tổ chức thực hiện Kế hoạch. Tổ chức hướng dẫn các đơn vị ngành y tế và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện Kế hoạch.

- Thực hiện công tác đào tạo và mua sắm trang thiết bị để nâng cao năng lực thực hiện công tác chuyên môn chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp từ tuyến Tỉnh đến tuyến cơ sở.

- Tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường lao động tại địa phương và thực hiện kết nối dữ liệu quốc gia; thực hiện quan trắc môi trường lao động và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong ngành y tế và các cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Xây dựng, in ấn tài liệu tuyên truyền về chăm sóc sức khoẻ người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp phù hợp cho từng nhóm ngành/nghề và lao động phi kết cấu.

- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về chăm sóc sức khoẻ người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp.

- Tổ chức tư vấn cho các cơ sở lao động để hướng dẫn phòng chống các bệnh không lây nhiễm, thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng hợp vệ sinh, phù hợp với điều kiện lao động, tăng cường vận động tại nơi làm việc.

- Kiểm tra, giám sát, đôn đốc các nội dung: tổ chức bộ phận y tế cơ sở, lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động, quan trắc môi trường lao động, tổ chức lực lượng sơ cứu cấp cứu nơi làm việc, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. Khi phát hiện bệnh bệnh nghề nghiệp hướng dẫn lập hồ sơ bệnh nghề nghiệp, đề nghị giám định, tổ chức chăm sóc, điều trị phục hồi chức năng cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp.

- Huấn luyện sơ cứu, cấp cứu cho lực lượng sơ cấp cứu nơi làm việc và huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động.

- Phối hợp liên ngành tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về chăm sóc sức khoẻ người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện Bộ luật Lao động, Luật An toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn.

- Hướng dẫn, triển khai các nội dung Kế hoạch đến người lao động và người sử dụng lao động.

- Phối hợp với Sở Y tế triển khai các nội dung của Kế hoạch.

3. Sở Tài chính: phối hợp với Sở Y tế tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: vận động, huy động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước để thực hiện Kế hoạch.

5. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố: xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn theo hướng dẫn của Sở Y tế.

6. Người sử dụng lao động trên địa bàn Tỉnh: phối hợp với Sở Y tế và các các sở, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện các quy định của pháp luật và các nội dung trong mục tiêu của Kế hoạch.

7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên minh Hợp tác xã Tỉnh: tham gia tổ chức triển khai Kế hoạch, đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức; theo dõi, giám sát, kiểm tra công tác tăng cường, chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- CT và các PCT/UBND Tỉnh;
- UBMTTQVN Tỉnh và các tổ chức thành viên;
- Các sở: Y tế, LĐ-TB&XH, TC, KH&ĐT;
- UBND huyện, thành phố;
- Lãnh đạo VP/UBND Tỉnh;
- Lưu: VT, THVX (Trung).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đoàn Tấn Bửu

 

PHỤ LỤC 1

(Kèm theo Kế hoạch số: 21/KH-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

ĐVT: nghìn đồng

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Đơn giá

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tổng cộng

Ghi chú

1

Hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường lao động, bệnh nghề nghiệp vào năm 2025 và kết nối với hệ thống dữ liệu quốc gia vào năm 2030

 

 

 

200,000

0

0

0

0

200,000

 

 

Đầu tư hệ thống phần mềm và triển khai thực hiện

 

 

 

200,000

 

 

 

 

200,000

 

2

Quản lý được 50% cơ sở lao động có yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp vào năm 2025 và đạt 80% vào năm 2030

 

 

 

38,400

38,400

38,400

38,400

38,400

192,000

Phối hợp cùng thực hiện

 

Giám sát cơ sở lao động trong năm 2021 khoảng 100 cơ sở

 

 

 

 

Xăng xe

xe

100

120

 

Lưu trú

người

200

100

3

Kiểm tra công tác quan trắc môi trường lao động: kiểm tra 30% cơ sở lao động có yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp vào năm 2025 và 50% vào năm 2030

 

 

 

 

Kiểm tra công tác quan trắc môi trường lao động khoảng 60 cơ sở năm 2021

 

 

 

 

Xăng xe

xe

120

120

 

Lưu trú

người

240

100

4

100% Trung tâm Y tế tuyến huyện tổ chức thực hiện lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người lao động không có hợp đồng lao động vào hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y tế cơ sở

 

 

 

14,440

14,440

0

0

0

28,880

 

 

Tập huấn cho Trung tâm Y tế huyện

 

 

 

14,440

14,440

0

0

0

28,880

Tập huấn 1 lần/huyện cho giai đoạn 2021-2025, mỗi năm thực hiện 6 huyện

 

- Trang trí, khẩu hiệu

cái

1

300

300

300

 

 

 

600

 

- Hội trường

HT

6

600

3,600

3,600

 

 

 

7,200

 

- Nước uống

phần

180

20

3,600

3,600

 

 

 

7,200

 

- VPP, tài liệu

cuốn

167

25

3,340

3,340

 

 

 

6,680

20.000 đ/bộ

 

- Báo cáo viên

lớp

6

600

3,600

3,600

 

 

 

7,200

 

5

100% các cơ sở lao động được tư vấn về các bệnh không lây nhiễm, thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng hợp vệ sinh, phù hợp với điều kiện lao động, tăng cường vận động tại nơi làm việc

 

 

 

144,440

0

144,440

0

0

288,880

Thực hiện 02 lần trong giai đoạn, đề nghị SYT tự sắp xếp thời gian thực hiện cho phù hợp

 

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tổ chức 02 buổi tư vấn cho khoảng 100 cơ sở lao động

 

 

 

11,500

0

11,500

0

0

23,000

 

- Trang trí, khẩu hiệu

cái

1

300

300

 

300

 

 

600

 

 

- Hội trường

HT

2

600

1,200

 

1,200

 

 

2,400

 

 

- Nước uống

phần

240

20

4,800

 

4,800

 

 

9,600

 

 

- VPP, tài liệu, tờ rơi tuyên truyền

cuốn

200

25

4,000

 

4,000

 

 

8,000

20.000 đ/bộ

 

- Báo cáo viên

lớp

2

600

1,200

 

1,200

 

 

2,400

 

 

Tập huấn hướng dẫn TTYT huyện thực hiện tư vấn cho CSLĐ trên địa bàn theo phân cấp quản lý

 

 

 

2,540

 

2,540

 

0

5,080

Giai đoạn thực hiện 2 lần

 

- Trang trí, khẩu hiệu

cái

1

300

300

 

300

 

 

600

 

 

- Hội trường

HT

1

600

600

 

600

 

 

1,200

 

 

- Nước uống

phần

28

20

560

 

560

 

 

1,120

 

 

- VPP, tài liệu, tờ rơi tuyên truyền

cuốn

24

25

480

 

480

 

 

960

 

 

- Báo cáo viên

lớp

1

600

600

 

600

 

 

1,200

 

 

Trung tâm Y tế tuyến huyện tổ chức 24 buổi tư vấn cho khoảng 1200 cơ sở lao động

 

 

 

130,400

 

130,400

 

 

260,800

Giai đoạn thực hiện 2 lần

 

- Trang trí, khẩu hiệu

cái

12

300

3,600

 

3,600

 

 

7,200

 

 

- Hội trường

HT

24

600

14,400

 

14,400

 

 

28,800

 

 

- Nước uống

phần

2,500

20

50,000

 

50,000

 

 

100,000

 

 

- VPP, tài liệu

cuốn

2,400

25

48,000

 

48,000

 

 

96,000

 

 

- Báo cáo viên

lớp

24

600

14,400

 

14,400

 

 

28,800

 

6

Trên 50% người lao động làm việc tại các cơ sở có yếu tố có hại, có nguy cơ bị các bệnh nghề nghiệp phổ biến được khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp vào năm 2025 và đạt 100% vào năm 2030

 

 

 

20,900

20,900

20,900

20,900

20,900

104,500

 

 

Thực hiện tuyên truyền cho người sử dụng lao động và người lao động hiểu vai trò, ý nghĩa khám phát hiện BNN

 

 

 

12,500

12,500

12,500

12,500

12,500

62,500

 

 

Phát thanh tuyên truyền trong Tháng An toàn vệ sinh lao động

lần

130

50

6,500

6,500

6,500

6,500

6,500

32,500

 

 

Thực hiện phóng sự tuyên truyền Tháng An toàn vệ sinh lao động

phóng sự

2

3,000

6,000

6,000

6,000

6,000

6,000

30,000

 

 

Tổ chức họp giao ban với cơ sở lao động trong và ngoài ngành y tế

 

 

 

8,400

8,400

8,400

8,400

8,400

42,000

 

 

- Nước uống

phần

220

20

4,400

4,400

4,400

4,400

4,400

22,000

 

 

- VPP, tài liệu

cuốn

200

25

4,000

4,000

4,000

4,000

4,000

20,000

 

7

100% người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được sơ cấp cứu tại nơi làm việc, khám, điều trị và phục hồi chức năng

 

 

 

55,200

0

55,200

0

0

110,400

 

 

Tổ chức huấn luyện sơ cấp cứu cho lực lượng sơ cứu, cấp cứu nơi làm việc

 

 

 

55,200

 

55,200

 

0

110,400

Giai đoạn thực hiện 2 lần

 

- Trang trí, khẩu hiệu

cái

12

300

3,600

 

3,600

 

 

7,200

mỗi lớp 50 người

 

- Hội trường

HT

12

600

7,200

 

7,200

 

 

14,400

 

 

- Nước uống

phần

660

20

13,200

 

13,200

 

 

26,400

 

 

- VPP, tài liệu

cuốn

600

25

12,000

 

12,000

 

 

24,000

 

 

- Báo cáo viên

lớp

12

600

7,200

 

7,200

 

 

14,400

 

 

- Trang thiết bị phục vụ huấn luyện

lớp

12

1,000

12,000

 

12,000

 

 

24,000

 

TỔNG CỘNG

473,380

73,740

258,940

59,300

59,300

924,660

 

 

PHỤ LỤC 2

(Kèm theo Kế hoạch số: 21/KH-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

ĐVT: nghìn đồng

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Đơn giá

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tổng cộng

Ghi chú

1

Quản lý được 50% cơ sở lao động có yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp vào năm 2025 và đạt 80% vào năm 2030

 

 

 

45,600

45,600

45,600

45,600

45,600

228,000

Phối hợp cùng thực hiện

 

Giám sát cơ sở lao động trong năm 2021 khoảng 100 cơ sở

 

 

 

 

Xăng xe

xe

100

180

 

Lưu trú

người

200

150

2

Kiểm tra công tác quan trắc môi trường lao động: kiểm tra 30% cơ sở lao động có yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp vào năm 2025 và 50% vào năm 2030

 

 

 

 

Kiểm tra công tác quan trắc môi trường lao động khoảng 60 cơ sở năm 2021

 

 

 

 

Xăng xe

xe

120

180

 

Lưu trú

người

240

150

3

100% Trung tâm Y tế tuyến huyện tổ chức thực hiện lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người lao động không có hợp đồng lao động vào hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y tế cơ sở

 

 

 

15,275

15,275

0

0

0

30,550

Tập huấn 01 lần/huyện cho giai đoạn 2026- 2030, mỗi năm thực hiện 6 huyện

 

Tập huấn cho Trung tâm Y tế huyện

 

 

 

15,275

15,275

0

0

0

30,550

 

- Trang trí, khẩu hiệu

cái

1

450

300

300

 

 

 

600

 

- Hội trường

HT

6

900

3,600

3,600

 

 

 

7,200

600.000 đ/HT

 

- Nước uống

phần

180

30

3,600

3,600

 

 

 

7,200

20.000 đ/người/buổi

 

- VPP, tài liệu

cuốn

167

37.50

4,175

4,175

 

 

 

8,350

25.000 đ/bộ

 

- Báo cáo viên

lớp

6

900

3,600

3,600

 

 

 

7,200

600.000 đ/buổi

4

100% các cơ sở lao động được tư vấn về các bệnh không lây nhiễm, thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng hợp vệ sinh, phù hợp với điều kiện lao động, tăng cường vận động tại nơi làm việc

 

 

 

157,560

0

157,560

0

0

315,120

Thực hiện 02 lần trong giai đoạn, đề nghị SYT tự sắp xếp thời gian thực hiện cho phù hợp

 

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tổ chức 02 buổi tư vấn cho khoảng 100 cơ sở lao động

 

 

 

12,500

0

12,500

0

0

25,000

 

 

- Trang trí, khẩu hiệu

cái

1

450

300

 

300

 

 

600

 

 

- Hội trường

HT

2

900

1,200

 

1,200

 

 

2,400

600.000 đ/HT

 

- Nước uống

phần

240

30

4,800

 

4,800

 

 

9,600

20.000 đ/người/buổi

 

- VPP, tài liệu, tờ rơi tuyên truyền

cuốn

200

37

5,000

 

5,000

 

 

10,000

25.000 đ/bộ

 

- Báo cáo viên

lớp

2

900

1,200

 

1,200

 

 

2,400

600.000 đ/buổi

 

Tập huấn hướng dẫn TTYT huyện thực hiện tư vấn cho CSLĐ trên địa bàn theo phân cấp quản lý

 

 

 

2,660

 

2,660

 

0

5,320

 

 

- Trang trí, khẩu hiệu

cái

1

450

300

 

300

 

 

600

 

 

- Hội trường

HT

1

900

600

 

600

 

 

1,200

600.000 đ/HT

 

- Nước uống

phần

28

30

560

 

560

 

 

1,120

20.000 đ/người/buổi

 

- VPP, tài liệu, tờ rơi tuyên truyền

cuốn

24

37

600

 

600

 

 

1,200

25.000 đ/bộ

 

- Báo cáo viên

lớp

1

900

600

 

600

 

 

1,200

600.000 đ/buổi

 

Trung tâm Y tế tuyến huyện tổ chức 24 buổi tư vấn cho khoảng 1200 cơ sở lao động

 

 

 

142,400

 

142,400

 

 

284,800

 

 

- Trang trí, khẩu hiệu

cái

12

450

3,600

 

3,600

 

 

7,200

300.000 đ/lần

 

- Hội trường

HT

24

900

14,400

 

14,400

 

 

28,800

600.000 đ/HT

 

- Nước uống

phần

2,500

30

50,000

 

50,000

 

 

100,000

20.000 đ/người/buổi

 

- VPP, tài liệu

cuốn

2,400

37

60,000

 

60,000

 

 

120,000

25.000 đ/bộ

 

- Báo cáo viên

lớp

24

900

14,400

 

14,400

 

 

28,800

600.000 đ/buổi

5

Trên 50% người lao động làm việc tại các cơ sở có yếu tố có hại, có nguy cơ bị các bệnh nghề nghiệp phổ biến được khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp vào năm 2025 và đạt 100% vào năm 2030

 

 

 

23,900

23,900

23,900

23,900

23,900

119,500

 

 

Thực hiện tuyên truyền cho người sử dụng lao động và người lao động hiểu vai trò, ý nghĩa khám phát hiện BNN

 

 

 

15,500

15,500

15,500

15,500

15,500

77,500

 

 

Phát thanh tuyên truyền trong Tháng An toàn vệ sinh lao động

lần

130

75

6,500

6,500

6,500

6,500

6,500

32,500

50.000 đ/lần

 

Thực hiện phóng sự tuyên truyền Tháng An toàn vệ sinh lao động

phóng sự

2

4,500

9,000

9,000

9,000

9,000

9,000

45,000

 

 

Tổ chức họp giao ban với cơ sở lao động trong và ngoài ngành y tế

 

 

 

8,400

8,400

8,400

8,400

8,400

42,000

 

 

- Nước uống

phần

220

30

4,400

4,400

4,400

4,400

4,400

22,000

20.000 đ/người/buổi

 

- VPP, tài liệu

cuốn

200

37

4,000

4,000

4,000

4,000

4,000

20,000

20.000 đ/bộ

6

100% người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được sơ cấp cứu tại nơi làm việc, khám, điều trị và phục hồi chức năng

 

 

 

64,200

0

64,200

0

0

128,400

 

 

Tổ chức huấn luyện sơ cấp cứu cho lực lượng sơ cứu, cấp cứu nơi làm việc

 

 

 

64,200

 

64,200

 

0

128,400

Giai đoạn thực hiện 02 lần

 

- Trang trí, khẩu hiệu

cái

12

450

3,600

 

3,600

 

 

7,200

300.000 đ/lần

 

- Hội trường

HT

12

900

7,200

 

7,200

 

 

14,400

600.000 đ/HT

 

- Nước uống

phần

660

30

13,200

 

13,200

 

 

26,400

20.000 đ/người/buổi

 

- VPP, tài liệu

cuốn

600

37

15,000

 

15,000

 

 

30,000

25.000 đ/bộ

 

- Báo cáo viên

lớp

12

900

7,200

 

7,200

 

 

14,400

600.000 đ/buổi

 

- Trang thiết bị phục vụ huấn luyện

lớp

12

1,500

18,000

 

18,000

 

 

36,000

 

TỔNG CỘNG

306,535

84,775

291,260

69,500

69,500

821,570