ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 210/KH-UBND | Nghệ An, ngày 20 tháng 4 năm 2020 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TẠI MỘT SỐ ĐỊA BÀN TRỌNG ĐIỂM VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT GIAI ĐOẠN 2012-2016 ĐẾN NĂM 2021” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN NĂM 2020
Thực hiện Quyết định số 1259/QĐ-BTP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2012-2016” đến năm 2021, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2012 - 2016” đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2020 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
1.1. Thực hiện đồng bộ, toàn diện nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra tại Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2012 - 2016” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (sau đây gọi tắt là Đề án).
1.2. Tăng cường hỗ trợ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) với các hình thức PBGDPL linh hoạt phù hợp, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trong các lĩnh vực đất đai, môi trường, an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, hình sự, tệ nạn xã hội; góp phần làm giảm số lượng vụ việc và người vi phạm pháp luật, củng cố, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn trọng điểm.
2. Yêu cầu
2.1. Bám sát các nhiệm vụ trọng tâm tại Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án giai đoạn 2017-2021 của Bộ Tư pháp; Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2020 và nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
2.2. Các nhiệm vụ đề ra phải bảo đảm tính khả thi, triển khai kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp từng lĩnh vực pháp luật, đối tượng của Đề án; xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị; lồng ghép, kết hợp để sử dụng nguồn lực tiết kiệm, hiệu quả; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ngành, địa phương trong triển khai thực hiện; kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nảy sinh từ thực tiễn.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Công tác hướng dẫn, chỉ đạo, điều hành, lựa chọn các địa bàn trọng điểm vi phạm pháp luật
1.1. Xây dựng, ban hành Kế hoạch năm 2020; ban hành các văn bản hướng dẫn, lựa chọn đơn vị trọng điểm về vi phạm pháp luật
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp;
- Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Thời gian thực hiện: Cả năm;
- Kết quả, sản phẩm: Kế hoạch thực hiện Đề án, công văn chỉ đạo, hướng dẫn.
1.2. Lựa chọn 05 đơn vị hành chính cấp xã trọng điểm về vi phạm pháp luật
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp;
- Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Thời gian thực hiện: Quý II/2020;
- Kết quả, sản phẩm: Danh sách các địa bàn trọng điểm.
2. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân tại địa bàn trọng điểm
- Nội dung: Tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh cơ sở, sinh hoạt Ngày Pháp luật; lồng ghép với các phong trào, chiến dịch ra quân thực hiện pháp luật; biểu dương, khen thưởng gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến trong chấp hành và thực hiện pháp luật tại địa bàn trọng điểm gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội, điện thoại, đối thoại chính sách pháp luật...
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp, UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Năm 2020;
- Kết quả, sản phẩm: Các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn trọng điểm được triển khai thực hiện.
3. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ quản lý, tuyên truyền viên pháp luật, hoà giải viên, cộng tác viên trợ giúp pháp lý, người có uy tín trong cộng đồng dân cư... tại các địa bàn trọng điểm, tập trung vào lĩnh vực: đất đai, môi trường, an toàn thực phẩm, hình sự, ma tuý, tệ nạn xã hội khác, trật tự, an toàn giao thông, phòng, chống mua bán người, phòng chống bạo lực gia đình.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp, UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Năm 2020;
- Kết quả, sản phẩm: 05 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật.
4. Xây dựng chương trình phát thanh về tình hình, nguyên nhân, điều kiện vi phạm pháp luật tại địa bàn trọng điểm; biện pháp phòng ngừa, đấu tranh xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp;
- Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Thời gian thực hiện: Năm 2020;
- Kết quả, sản phẩm: Các chương trình phát thanh được xây dựng, phát hành rộng rãi tại địa bàn trọng điểm.
5. Biên soạn, in ấn, phát hành các tài liệu về lĩnh vực pháp luật thuộc phạm vi của Đề án tại địa bàn trọng điểm
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp;
- Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Thời gian thực hiện: Năm 2020;
- Kết quả, sản phẩm: Tờ gấp; Tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật được biên soạn, phát hành hoặc đăng tải.
6. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hình thức pano, áp phích
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp;
- Đơn vị phối hợp: UBND các huyện, thành phố, thị xã có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Năm 2020;
- Kết quả, sản phẩm: Pano, áp phích phổ biến, giáo dục pháp luật.
7. Tiếp tục phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp tham gia các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn, phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn trọng điểm
Xây dựng, củng cố, phát huy vai trò các nhóm nòng cốt, tổ tự quản tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn trọng điểm; hướng dẫn, khuyến khích doanh nghiệp đóng trên địa bàn tự tổ chức hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp; khuyến khích cộng đồng dân cư xây dựng và thực hiện tốt hương ước, quy ước trong đó có tiêu chí không vi phạm pháp luật; kiểm soát, tiến tới hạn chế tình hình vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội...
- Đơn vị chủ trì: UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp và các sở, ngành có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Năm 2020;
- Kết quả, sản phẩm: Các nhóm nòng cốt, tổ tự quản được xây dựng, kiện toàn tham gia PBGDPL tại địa bàn; Các hoạt động phòng, ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật của cộng đồng dân cư tại địa bàn trọng điểm được tổ chức.
8. Tự kiểm tra, tổ chức các Đoàn kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp, UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Năm 2020;
- Kết quả, sản phẩm: Kế hoạch kiểm tra; Quyết định thành lập đoàn kiểm tra; Báo cáo kết quả kiểm tra; Báo cáo kết quả tự kiểm tra.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phân công trách nhiệm:
1.1. Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với các cơ quan đơn vị có liên quan triển khai thực hiện kế hoạch này.
1.2. Các Sở, ngành cấp tỉnh có liên quan; UBND các huyện, thành phố, thị xã trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch triển khai tại ngành, đơn vị phù hợp với tình hình thực tiễn của đơn vị, địa phương; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp trước ngày 20 tháng 11) để tổng hợp, báo cáo Bộ Tư pháp.
2. Kinh phí thực hiện:
Kinh phí triển khai thực hiện được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước. Nhiệm vụ thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách nhà nước cấp đó đảm bảo. Trên cơ sở dự toán kinh phí Sở Tư pháp xây dựng, Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt.
Trên đây là kế hoạch của UBND tỉnh về tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2012-2016 đến năm 2021” trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2020. Trong quá trình thực hiện nếu có gì khó khăn vướng mắc kịp thời tổng hợp báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp) để xem xét, giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Kế hoạch 3057/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 2 Kế hoạch 80/KH-UBND về thực hiện Đề án Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2020
- 3 Kế hoạch 64/KH-UBND về thực hiện Đề án tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù, người bị áp dụng biện pháp tư pháp hoặc biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ, năm 2020 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 4 Kế hoạch 613/KH-UBND về triển khai Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng biện pháp tư pháp hoặc biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ, giai đoạn 2018-2021" năm 2020 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 5 Quyết định 100/QĐ-UBND về Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2020 do tỉnh Trà Vinh ban hành
- 6 Quyết định 1259/QĐ-BTP năm 2017 Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2012-2016” đến năm 2021 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 1 Kế hoạch 613/KH-UBND về triển khai Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng biện pháp tư pháp hoặc biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ, giai đoạn 2018-2021" năm 2020 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 2 Kế hoạch 64/KH-UBND về thực hiện Đề án tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù, người bị áp dụng biện pháp tư pháp hoặc biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ, năm 2020 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 3 Kế hoạch 80/KH-UBND về thực hiện Đề án Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2020
- 4 Kế hoạch 3057/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 5 Quyết định 100/QĐ-UBND về Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2020 do tỉnh Trà Vinh ban hành