Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 214/KH-UBND

Cà Mau, ngày 30 tháng 8 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN ỦY QUYỀN TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU

Căn cứ Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 985/QĐ-UBND ngày 31/3/2022 của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Cà Mau ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 của tỉnh Cà Mau;

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ban hành Kế hoạch rà soát, đánh giá và đề xuất phương án ủy quyền trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh, cụ thể như sau:

I. THỰC TRẠNG

Hiện nay, tổng số TTHC trên toàn tỉnh gồm có 1.937 thủ tục (tại thời điểm 21/8/2023). Trong đó:

- TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh/Chủ tịch UBND tỉnh: 353 TTHC, chiếm 18,22% TTHC toàn tỉnh; số lượng hồ sơ phát sinh trong năm 2022 là 1.500 hồ sơ, chiếm 0,44%.

- TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ban, ngành tỉnh: 1.178 TTHC, chiếm 60,82% TTHC toàn tỉnh; số lượng hồ sơ phát sinh trong năm 2022 là 62.813 hồ sơ, chiếm 18,36%.

- TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND/Chủ tịch UBND cấp huyện: 295 TTHC, chiếm 15,23% TTHC toàn tỉnh; số lượng hồ sơ phát sinh trong năm 2022 là 112.878 hồ sơ, chiếm 33%.

- TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND/Chủ tịch UBND cấp xã: 111 TTHC, chiếm 5,73% TTHC toàn tỉnh; số lượng hồ sơ phát sinh trong năm 2022 là 164.877 hồ sơ, chiếm 48,20%.

Qua phân tích số liệu, số lượng TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh/Chủ tịch UBND tỉnh và các sở, ban, ngành tỉnh chiêm tỷ lệ lớn trong tổng số TTHC toàn tỉnh, nhất là số lượng các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ban, ngành tỉnh (chiếm 60,82%). Trong khi đó, số lượng TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết tại UBND cấp huyện và UBND cấp xã (cấp sát cơ sở, sát nhân dân nhất) vẫn còn chiếm số lượng ít. Vì vậy, việc ủy quyền trong thực hiện TTHC cần được quan tâm, xem xét nhằm góp phần phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn trong thời gian tới.

II. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

Đề xuất ủy quyền trong giải quyết TTHC đối với ít nhất 20% tổng số TTHC thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, trừ các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã. Tỷ lệ 20% TTHC đề xuất ủy quyền tính trong tổng số TTHC thực hiện rà soát.

2. Yêu cầu

- Việc ủy quyền phải phù hợp với quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019 và các quy định khác của pháp luật chuyên ngành.

- Bảo đảm nguyên tắc cấp nào sát cơ sở, sát nhân dân nhất thì giao cấp đó giải quyết; không để tình trạng nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian giải quyết và gây nhũng nhiễu, tiêu cực, phiền hà cho nhân dân.

- Bảo đảm ủy quyền triệt để, hợp lý từ khâu tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết TTHC và phù hợp với khả năng thực hiện của cấp, cơ quan được ủy quyền (về tài chính, nguồn nhân lực, trang thiết bị,...) để bảo đảm hiệu quả, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu quản lý nhà nước, vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện TTHC của cơ quan ủy quyền đối với cơ quan được ủy quyền thông qua nhiều biện pháp, cách thức và công cụ phù hợp.

III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG ÁN ỦY QUYỀN VÀ CÁCH THỨC, QUY TRÌNH RÀ SOÁT

1. Đối tượng rà soát

a) Sở, ban, ngành tỉnh.

b) UBND các huyện, thành phố (UBND cấp huyện).

2. Phạm vi

Tiến hành rà soát đối với các TTHC thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính. Trong đó, không thực hiện rà soát đối với TTHC thuộc thẩm quyền quyết định của cấp xã; các TTHC trong năm 2021, 2022 và những tháng đầu năm 2023 không phát sinh hồ sơ. Cụ thể:

a) Sở, ban, ngành tỉnh rà soát các TTHC thuộc phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực, gồm:

- TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh/Chủ tịch UBND tỉnh.

- TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của sở, ban, ngành tỉnh.

- TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện/Chủ tịch UBND cấp huyện.

b) UBND cấp huyện:

- Rà soát TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện.

- Ngoài ra, các đơn vị có thể rà soát, đề xuất phương án ủy quyền đối với các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh nếu đơn vị xét thấy cần thiết, phù hợp.

3. Phương án ủy quyền

Việc ủy quyền được thực hiện theo các phương án như sau:

a) Đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh/Chủ tịch UBND tỉnh

- Ủy quyền cho sở, ban, ngành tỉnh/Thủ trưởng sở, ban, ngành tỉnh.

- Ủy quyền cho UBND cấp huyện/Chủ tịch UBND cấp huyện.

b) Đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của sở, ban, ngành tỉnh

- Ủy quyền cho phòng/đơn vị thuộc sở, ban, ngành tỉnh.

- Ủy quyền cho UBND cấp huyện.

- Ủy quyền cho phòng/đơn vị thuộc UBND cấp huyện.

- Ủy quyền từ phòng thuộc sở, ban, ngành tỉnh về phòng thuộc UBND cấp huyện.

c) Đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện/Chủ tịch UBND cấp huyện

- Ủy quyền cho phòng/đơn vị thuộc UBND cấp huyện.

- Ủy quyền cho UBND cấp xã/Chủ tịch UBND cấp xã.

4. Cách thức, quy trình rà soát

a) UBND cấp huyện tiến hành rà soát, gửi báo cáo kết quả (theo Đề cương báo cáo) và đề xuất phương án ủy quyền (theo Phụ lục I đính kèm) về sở, ban, ngành tỉnh, hoàn thành trước ngày 30/9/2023.

b) Sở, ban, ngành tỉnh rà soát các TTHC thuộc phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực; đồng thời, tổng hợp kết quả rà soát của UBND cấp huyện, gửi báo cáo kết quả rà soát (theo Đề cương báo cáo) và đề xuất phương án ủy quyền (theo Phụ lục I, II đính kèm) về UBND tỉnh, hoàn thành trước ngày 10/10/2023.

c) Văn phòng UBND tỉnh thẩm định, hoàn thiện, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Phương án ủy quyền trong giải quyết TTHC, hoàn thành trong tháng 10/2023.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố căn cứ Kế hoạch này, xây dựng Kế hoạch rà soát, đánh giá và đề xuất phương án ủy quyền trong giải quyết TTHC của cơ quan, đơn vị, hoàn thành và gửi về UBND tỉnh trước ngày 09/9/2023. Đồng thời, tập trung tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, yêu cầu đề ra tại Kế hoạch này. Đây là một trong những chỉ tiêu để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ cuối năm 2023 của các cơ quan, đơn vị.

2. Văn phòng UBND tỉnh chủ trì triển khai, theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này.

Trên đây là Kế hoạch rà soát, đánh giá và đề xuất phương án ủy quyền trong giải quyết TTHC thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh Cà Mau (kèm theo Đề cương báo cáo và Phụ lục I, II)./.

 


Nơi nhận:
- Cục KSTTHC, VPCP;
- CT UBND tỉnh (b/c);
- Các PCT UBND tỉnh (để biết);
- Văn phòng: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- LĐVP UBND tỉnh (theo dõi);
- Sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố Cà Mau;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Trung tâm GQTTHC tỉnh;
- Các phòng khối NC-TH;
- Phòng Ngoại vụ, CCHC (Ng);
- Lưu: VT. Lai(471).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lâm Văn Bi

 

(Đề cương Báo cáo của Sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện gửi UBND tỉnh)

SỞ/UBND HUYỆN...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:    /BC-...

……, ngày   tháng   năm 2023

 

BÁO CÁOTổng hợp kết quả rà soát, đánh giá và đề xuất phương án ủy quyền trong giải quyết thủ tục hành chính

Thực hiện Kế hoạch số .../KH-UBND ngày .../8/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc rà soát, đánh giá và đề xuất phương án ủy quyền trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh Cà Mau, Sở.../ UBND huyện, thành phố... báo cáo kết quả rà soát, đánh giá và đề xuất phương án ủy quyền trong giải quyết TTHC thuộc phạm vi rà soát như sau:

I. Kết quả rà soát chung

1. Tổng số TTHC đã rà soát:...

2. Số TTHC đề xuất ủy quyền:....

3. Số TTHC không đề xuất ủy quyền:....

II. Tổng hợp phương án ủy quyền trong giải quyết TTHC (Phụ lục I kèm theo)

III. Tổng hợp danh mục TTHC không đề xuất ủy quyền (Phụ lục II kèm theo)Trên đây là Báo cáo tổng hợp kết quả rà soát, đánh giá và đề xuất phương án ủy quyền trong giải quyết TTHC của Sở..../UBND huyện, thành phố..../.

 


Nơi nhận:
- UBND tỉnh;
- ……;
- Lưu: ....

THẨM QUYỀN, CHỨC VỤ
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

 

Phụ lục I

PHƯƠNG ÁN ỦY QUYỀN GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA ………….

(Kèm theo Báo cáo số: …../BC-... ngày... tháng... năm 2023 của ....)

A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

I. Lĩnh vực ………..

1. Tên thủ tục hành chính (Mã số TTHC) ……..

a) Tổng số hồ sơ phát sinh trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023:....

b) Nội dung ủy quyền: Ủy quyền thẩm quyền giải quyết TTHC từ UBND/CT.UBND tỉnh về Sở …………. (ban, ngành tỉnh) hoặc từ Sở (ban, ngành tỉnh) về Trưởng phòng (thuộc Sở (ban, ngành tỉnh)...

c) Kiến nghị thực thi:

- UBND/CT.UBND tỉnh, Giám đốc Sở………. (ban, ngành tỉnh) ban hành Quyết định ủy quyền giải quyết TTHC...

- Giám đốc Sở ………….. (ban, ngành tỉnh) tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định công bố sửa đổi, bổ sung; phê duyệt quy trình nội bộ, liên thông giải quyết TTHC thuộc phạm vi quản lý của …………..

B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN

I. Lĩnh vực ………….

1. Tên thủ tục hành chính (Mã số TTHC) …………..

a) Tổng số hồ sơ phát sinh trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023: .........

b) Nội dung ủy quyền: ……….

c) Kiến nghị thực thi: ……….

…………..

 

Phụ lục II

TỔNG HỢP DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH KHÔNG ĐỀ XUẤT ỦY QUYỀN

(Kèm theo Báo cáo số: ……../BC-... ngày... tháng... năm 2023 của ....)

STT

Tên TTHC

Mã số trên CSDLQG

Cơ quan có thẩm quyền quyết định TTHC

Lý do không đề xuất ủy quyền

I

Lĩnh vực A

 

 

 

1

 

 

 

 

...

 

 

 

 

n

 

 

 

 

 

 

 

 

 

N

Lĩnh vực N

 

 

 

...