ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 215/KH-UBND | Lào Cai, ngày 06 tháng 5 năm 2021 |
HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Quyết định số 723/QĐ-UBND ngày 04/03/2021 của UBND tỉnh Lào Cai về việc thành lập Tổ hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch hoạt động của Tổ hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai (gọi tắt là Tổ hỗ trợ doanh nghiệp), cụ thể như sau:
- Thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, tăng trưởng về chất lượng và hiệu quả, phát triển doanh nghiệp tạo nền tảng vững chắc, động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Thông qua hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, ổn định để các doanh nghiệp phát triển, thúc đẩy hình thành liên kết giữa các doanh nghiệp.
- Nâng cao uy tín của địa phương đối với cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp mở rộng đầu tư, kinh doanh tại tỉnh Lào Cai; góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
- Nâng cao hiệu quả, vai trò quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực, hoạt động liên quan đến đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp.
- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời giữa các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong việc triển khai đồng bộ, đúng quy định các giải pháp, chính sách, cơ chế nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh.
- Tổ hỗ trợ doanh nghiệp là đầu mối liên kết các doanh nghiệp, làm cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp với các cơ quan của tỉnh và với các tổ chức hữu quan khác ở trong và ngoài nước, để trao đổi thông tin, ý kiến và đề xuất các giải pháp xử lý vướng mắc; hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến doanh nghiệp, môi trường kinh doanh.
II. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC THÀNH VIÊN TỔ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP
1. Tổ trưởng Tổ hỗ trợ doanh nghiệp
- Quyết định và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về toàn bộ hoạt động của
Tổ hỗ trợ doanh nghiệp đối với công tác hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn.
- Trực tiếp chỉ đạo, điều hành, giao việc cho các thành viên Tổ giúp việc trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo tính thống nhất, khoa học, đúng thẩm quyền, đúng phạm vi hoạt động của Tổ hỗ trợ doanh nghiệp.
- Ủy quyền cho Tổ phó hoặc các thành viên khác là thành viên của Tổ giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Tổ trưởng khi cần thiết.
2. Tổ Phó Thường trực Tổ hỗ trợ doanh nghiệp
- Giúp Tổ trưởng điều hành giải quyết công việc trong phạm vi, nội dung hoạt động của Tổ hỗ trợ doanh nghiệp.
- Thay mặt hoặc thừa ủy quyền của Tổ trưởng chủ trì công tác phối hợp giữa các ngành, địa phương để giải quyết các khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp trong các vấn đề liên ngành.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổ trưởng phân công.
3. Tổ phó Tổ hỗ trợ doanh nghiệp
- Giúp Tổ trưởng điều hành giải quyết công việc trong phạm vi, nội dung hoạt động của Tổ hỗ trợ doanh nghiệp đối với lĩnh vực được giao phụ trách theo phân công công việc của Chủ tịch UBND tỉnh.
- Thay mặt hoặc thừa ủy quyền của Tổ trưởng chủ trì công tác phối hợp giữa các ngành, địa phương để giải quyết các khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp trong các vấn đề liên ngành.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổ trưởng phân công.
4. Các thành viên của Tổ hỗ trợ doanh nghiệp
- Có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện trực tiếp và chịu trách nhiệm trước Tổ trưởng việc giải quyết các vướng mắc, kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị mà thành viên của Tổ hỗ trợ là thủ trưởng, người đứng đầu.
- Chủ động đề xuất với Tổ trưởng các giải pháp mới, cắt giảm thủ tục hành chính, xây dựng các cơ chế thí điểm... nhằm nâng cao hoạt động quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực liên quan đến doanh nghiệp theo hướng thông thoáng, giảm chi phí, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
- Đẩy mạnh việc cung ứng các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị do thành viên của Tổ hỗ trợ là thủ trưởng, người đứng đầu.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổ trưởng phân công.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan Thường trực Tổ hỗ trợ doanh nghiệp, là đầu mối tổng hợp thông tin, đôn đốc việc thực hiện các hoạt động Tổ hỗ trợ doanh nghiệp; tham mưu cho UBND tỉnh đề xuất các giải pháp cụ thể để hỗ trợ hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong từng trường hợp cụ thể.
a) Tiếp nhận và giải quyết toàn bộ các kiến nghị, đề xuất của các doanh nghiệp, nhà đầu tư hoạt động trên địa bàn được gửi đến Tổ hỗ trợ doanh nghiệp liên quan đến công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn, bao gồm cả các nội dung liên quan đến điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh Lào Cai và của UBND cấp huyện.
b) Tổ chức vận động cộng đồng doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm xã hội, xây dựng đạo đức và văn hóa kinh doanh, bảo vệ môi trường và tham gia các hoạt động xã hội khác trên địa bàn tỉnh Lào Cai phù hợp với quy định của pháp luật.
c) Tổ hỗ trợ doanh nghiệp không giải quyết các tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, Trọng tài kinh tế theo quy định của pháp luật Việt Nam.
d) Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của doanh nghiệp được giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
đ) Các văn bản kiến nghị, đề xuất của các doanh nghiệp, nhà đầu tư hoạt động trên địa bàn gửi đến UBND tỉnh sẽ được UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết theo quy
định.
e) Các doanh nghiệp có kiến nghị, đề xuất, câu hỏi cần giải đáp, thông tin cần được cung cấp (sau đây gọi tắt là các doanh nghiệp có đề nghị hỗ trợ) liên quan đến công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn được giải quyết đúng thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật; đảm bảo nhanh chóng, thuận lợi và hiệu quả.
2. Các nội dung hỗ trợ doanh nghiệp
a) Tổ hỗ trợ doanh nghiệp ưu tiên trực tiếp giải quyết các kiến nghị, hỗ trợ doanh nghiệp trong các lĩnh vực quan trọng, thiết yếu nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư kinh doanh bao gồm:
- Lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp: Hướng dẫn thủ tục thành lập, giải thể doanh nghiệp, chi nhánh; thủ tục chia, tách, sáp nhập doanh nghiệp; công bố thông tin doanh nghiệp.
- Lĩnh vực đầu tư: Hỗ trợ thủ tục đầu tư, chuyển nhượng dự án đầu tư; áp dụng ưu đãi đầu tư đối với các dự án thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư.
- Lĩnh vực quy hoạch, xây dựng: Hỗ trợ cung cấp thông tin quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành; thủ tục lập quy hoạch chi tiết xây dựng, thủ tục cấp GPXD công trình.
- Lĩnh vực đất đai, môi trường: Hỗ trợ giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, thuê đất, giao đất, thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai; góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thực hiện các thủ tục lập kế hoạch bảo vệ môi trường, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường để thực hiện dự án đầu tư.
- Lĩnh vực thuế, hải quan: Hỗ trợ giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục liên quan đến thu nộp thuế, phí trong hoạt động kinh doanh, thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Lĩnh vực cấp phép kinh doanh: Hỗ trợ đẩy nhanh thủ tục cấp phép kinh doanh có điều kiện như xăng dầu, tạm nhập tái xuất, thương mại điện tử, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục phổ thông, khai thác chế biến khoáng sản, vận tải đường bộ đường sắt, tạm nhập tái xuất hàng hóa,
b) Tổ hỗ trợ doanh nghiệp chỉ đạo công tác phối hợp giữa các ngành, địa phương nhằm hỗ trợ doanh nghiệp triển khai dự án đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan đến công tác quản lý liên ngành gồm:
- Lĩnh vực tài chính, ngân hàng: Chỉ đạo thực hiện các giải pháp hỗ trợ ưu đãi lãi suất, gia hạn thời gian nộp thuế cho doanh nghiệp, đặc biệt là các giải pháp tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp.
- Lĩnh vực giải ngân vốn đầu tư công: Chỉ đạo đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công nhằm tạo động lực thúc đẩy kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xây
lắp.
- Lĩnh vực lao động: Hỗ trợ thực hiện thủ tục gia hạn giấy phép lao động cho các chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động kĩ thuật là người nước ngoài đang làm việc tại các doanh nghiệp; cấp giấy phép lao động mới cho các chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động kĩ thuật là người nước ngoài để thay thế cho những người không được nhập cảnh hoặc không nhập cảnh trở lại Việt Nam.
c) Tổ hỗ trợ doanh nghiệp trực tiếp tham mưu cho UBND tỉnh các giải pháp thúc đẩy thu hút vốn đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất của các doanh nghiệp liên quan đến một số lĩnh vực sau:
- Tiếp tục rà soát những bất cập, chồng chéo trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và mới được ban hành liên quan đến doanh nghiệp để đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
- Đẩy mạnh cải cách, đổi mới thủ tục hành chính; tiếp tục rút ngắn thời gian, đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động, kiểm tra chuyên ngành.
- Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực phát triển; hỗ trợ doanh nghiệp phát triển quan hệ kinh doanh và đầu tư ở trong và ngoài nước thông qua các biện pháp như: Kết nối và giới thiệu bạn hàng, cung cấp thông tin, hướng dẫn và tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu, khảo sát thị trường, hội thảo, hội nghị, hội chợ, triển lãm, quảng cáo và các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư khác ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
3. Quy trình giải quyết đề nghị hỗ trợ
a) Các doanh nghiệp có đề nghị hỗ trợ gửi văn bản (nêu rõ thông tin doanh nghiệp, địa chỉ liên hệ, khó khăn vướng mắc, nội dung đề xuất kiến nghị) đến Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai để được giải quyết.
b) Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Văn bản của doanh nghiệp có đề nghị hỗ trợ, Thủ trưởng cơ quan tiếp nhận văn bản căn cứ nội dung cần hỗ trợ để ban hành văn bản gửi đến Cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành, cơ quan chuyên môn, UBND cấp huyện để chủ trì giải quyết theo thẩm quyền; văn bản đồng kính gửi Tổ trưởng Tổ hỗ trợ và doanh nghiệp để theo dõi, đôn đốc.
Trường hợp nội dung đề nghị hỗ trợ liên quan đến nội dung quản lý liên ngành hoặc liên quan đến thẩm quyền giải quyết của các cơ quan Trung ương thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Văn bản, Thủ trưởng cơ quan tiếp nhận văn bản của doanh nghiệp tham mưu cho Tổ trưởng tổ giúp việc Văn bản giao Cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành, cơ quan chuyên môn, UBND cấp huyện để chủ trì giải quyết, báo cáo Tổ trưởng Tổ hỗ trợ xem xét.
c) Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Phiếu chuyển văn bản nêu trên, Thủ trưởng Cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành, cơ quan chuyên môn hoặc Chủ tịch UBND cấp huyện được giao chủ trì giải quyết có trách nhiệm tổ chức giải quyết đề nghị hỗ trợ của nhà đầu tư đồng thời có Văn bản thông báo đến doanh nghiệp, Tổ trưởng tổ giúp việc, cơ quan tiếp nhận Văn bản của doanh nghiệp đề nghị hỗ trợ để theo dõi kết quả xử lý.
Trong trường hợp không xem xét giải quyết nội dung đề nghị hỗ trợ của doanh nghiệp, Thủ trưởng cơ quan tiếp nhận văn bản của doanh nghiệp phải có Văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
4. Giải quyết thủ tục hành chính trong quá trình hỗ trợ doanh nghiệp
a) Trong trường hợp nội dung đề nghị hỗ trợ của doanh nghiệp liên quan đến việc thực hiện thủ tục hành chính đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố, cơ quan được giao chủ trì giải quyết có trách nhiệm thực hiện việc rà soát thủ tục hành chính thuộc phạm vi của đơn vị để thực hiện việc trả kết quả thủ tục hành chính trong thời hạn đã được quy định; trường hợp chậm trả kết quả phải có văn bản thông báo cho doanh nghiệp được biết và nêu rõ lý do.
b) Đối với Bộ thủ tục hành chính có trên 03 kiến nghị, yêu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp trong một Quý, Thủ trưởng cơ quan thực hiện thủ tục hành chính có trách nhiệm rà soát lại toàn bộ nội dung của thủ tục hành chính để báo cáo cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hoặc tổ chức phổ biến, hướng dẫn cho phù hợp với nguyện vọng của doanh nghiệp.
c) Các cơ quan, đơn vị thực hiện thủ tục hành chính nâng cao tinh thần, thái độ, năng lực làm việc, phục vụ doanh nghiệp của đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ ở vị trí thực thi chính sách; chấm dứt tình trạng quan liêu, nhũng nhiễu; phát huy tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp.
5. Hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư chiến lược
a) Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư đã ký thỏa thuận hợp tác đầu tư với UBND tỉnh Lào Cai, nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các quy hoạch, dự án đã được các nhà đầu tư cam kết thực hiện tại tỉnh Lào Cai.
b) Đồng hành, hỗ trợ nhà đầu tư chiến lược trong quá trình làm việc với Chính phủ, cơ quan Trung ương đề xuất thực hiện các chương trình, đề án, dự án trên địa bàn tỉnh Lào Cai thuộc thẩm quyền chấp thuận của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư trên địa bàn.
c) Hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư chiến lực xây dựng, quảng bá thương hiệu và nâng cao uy tín hàng hóa, dịch vụ và môi trường kinh doanh của tỉnh Lào Cai.
a) Trước ngày 15 hàng tháng, thành viên Tổ hỗ trợ phải báo cáo kết quả thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư, để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
b) Trước ngày 20 hàng tháng, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo kết quả hỗ trợ doanh nghiệp của Tổ hỗ trợ doanh nghiệp với UBND tỉnh, Tổ trưởng Tổ hỗ trợ doanh nghiệp; đề xuất tổ chức họp Tổ hỗ trợ khi cần thiết.
a) Các cơ quan, đơn vị, địa phương có Thủ trưởng, lãnh đạo đơn vị là thành viên Tổ hỗ trợ doanh nghiệp có trách nhiệm công bố công khai, rộng rãi kế hoạch trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị.
b) Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lào Cai, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Lào Cai có trách nhiệm công bố công khai, rộng rãi kế hoạch này đến các thành viên, doanh nghiệp, Hợp tác xã trên địa bàn.
c) Thủ trưởng, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị là thành viên tổ giúp việc tiếp tục chuẩn bị tốt nhất các điều kiện cần thiết để thu hút nguồn lực đầu tư mới như: công tác quy hoạch; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu; công tác đào tạo nguồn nhân lực; đảm bảo về năng lượng; cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu các bất cập về điều kiện cấp phép kinh doanh.
d) Các văn bản của Tổ trưởng, Tổ phó ký được sử dụng con dấu của UBND tỉnh Lào Cai; các thành viên của Tổ giúp việc sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị mình trong công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động của Tổ hỗ trợ.
e) Các thành viên của Tổ hỗ trợ doanh nghiệp làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Trên đây là Kế hoạch hoạt động của Tổ hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai, yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 1566/QĐ-CT năm 2013 về Quy chế làm việc của Tổ hỗ trợ doanh nghiệp trong đầu tư và kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 2 Quyết định 318/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2021-2025
- 3 Kế hoạch 48/KH-UBND triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2021