- 1 Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
- 2 Thông tư 36/2018/TT-BTC hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3 Nghị định 89/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
- 4 Quyết định 263/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Công văn 2580/BNV-ĐT năm 2022 về hướng dẫn triển khai công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức xã giai đoạn 2021-2025 do Bộ Nội vụ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2157/KH-UBND | Kon Tum, ngày 07 tháng 7 năm 2022 |
Triển khai Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (Quyết định số 263/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ); Công văn số 2580/BNV-ĐT ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn triển khai công tác bồi dưỡng CBCC xã giai đoạn 2021-2025; xét đề nghị của Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức bồi dưỡng cán bộ, công chức xã đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 263/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như sau:
1. Mục đích
Trang bị kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu, chuyển đổi tư duy về phát triển kinh tế nông thôn cho cán bộ, công chức xã góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
2. Yêu cầu
- Trên cơ sở kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ tại Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020, rà soát chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã và xác định các giải pháp khả thi, phù hợp nhằm hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.
- Việc tổ chức các lớp bồi dưỡng đảm bảo phù hợp, sát với từng vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý ở cấp xã; gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ, công chức xã, phù hợp với quy hoạch cán bộ và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của địa phương.
- Người đứng đầu các địa phương nâng cao trách nhiệm trong đẩy mạnh tổ chức bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành cho cán bộ, công chức xã thuộc thẩm quyền quản lý, phối hợp thực hiện đảm bảo mục tiêu kế hoạch đề ra.
- Cân đối, bố trí đủ kinh phí đảm bảo thực hiện công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức xã.
1. Mục tiêu
a. Mục tiêu chung
Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu, chuyển đổi tư duy về phát triển kinh tế nông thôn cho cán bộ, công chức xã đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới; góp phần thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 tại địa phương.
b. Mục tiêu cụ thể
Đến năm 2025 có 100% cán bộ, công chức xã được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực phục vụ công tác tại địa phương, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới trong tình hình mới.
2. Đối tượng
Cán bộ, công chức cấp xã thuộc các xã trên địa bàn tỉnh Kon Tum (gồm có: 85 xã trên địa bàn tỉnh, trong đó có 35 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tiếp tục xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu).
III. NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG
1. Chương trình bồi dưỡng
Thực hiện các chương trình, tài liệu bồi dưỡng do Bộ Nội vụ và các bộ chuyên ngành xây dựng, ban hành và chuyển giao; tổ chức cập nhập, bổ sung một số tài liệu bồi dưỡng đảm bảo phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế của địa phương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025, đảm bảo thực hiện tốt việc bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu, đồng thời đáp ứng yêu cầu chuyển đổi tư duy về phát triển kinh tế nông thôn cho cán bộ, công chức xã.
Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến 2030, các sở, ngành và đơn vị liên quan phối hợp tham mưu xây dựng, biên soạn một số chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm.
2. Thời gian
Thời gian tổ chức các lớp bồi dưỡng tối đa là 01 tuần (theo quy định tại Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức); trong đó, thời gian đi thực tế, nghiên cứu và học tập kinh nghiệm tại địa phương tối thiểu 02 ngày.
3. Hình thức: Tập trung hoặc kết hợp 02 hình thức đào tạo tập trung và trực tuyến (online).
4. Số lượng cán bộ, công chức xã tham gia bồi dưỡng
Dự kiến trong giai đoạn 2023-2025 tổ chức 87 lớp bồi dưỡng cho tổng số 4.335 lượt cán bộ, công chức xã (chi tiết tại Phụ lục đính kèm).
1. Kinh phí thực hiện kế hoạch được đảm bảo từ nguồn ngân sách Trung ương (để thực hiện nội dung 01 của nội dung thành phần số 08 theo Quyết định 263/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025), ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
2. Tổng kinh phí thực hiện: 17.493 triệu đồng (Mười bảy tỷ, bốn trăm chín mươi ba triệu đồng chẵn); trong đó, đề xuất hỗ trợ từ nguồn ngân sách Trung ương đảm bảo kinh phí tổ chức các lớp bồi dưỡng: 10.838 triệu đồng (tổng hợp nhu cầu kinh phí tại Phụ lục đính kèm).
1. Sở Nội vụ
- Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương rà soát, xác định nhu cầu để có kế hoạch cụ thể hằng năm đảm bảo phù hợp thực tiễn địa phương; chủ động lồng ghép với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hàng năm để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí; triển khai hoạt động đánh giá hiệu quả sau bồi dưỡng theo quy định.
- Kịp thời tổng hợp đề xuất của các địa phương, chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch (nếu cần thiết) và tổ chức thực hiện các văn bản hướng dẫn, quy định mới của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có); phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ, công chức xã trên địa bàn tỉnh phù hợp với nhu cầu thực tế của các địa phương, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
- Tổng hợp nhu cầu, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan đề xuất cấp có thẩm quyền bố trí, đảm bảo kinh phí thực hiện công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức xã hàng năm theo kế hoạch.
- Kiểm tra việc chấp hành các quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo Nghị định số 101/2017/NĐ-CP và Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ (về nguyên tắc, đối tượng, nội dung, chương trình, tổ chức bồi dưỡng...); tham mưu tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo kết quả bồi dưỡng thực hiện định kỳ, hàng năm và giai đoạn theo quy định.
2. Sở Tài chính
Chủ trì, hướng dẫn các đơn vị, địa phương lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo quy định; phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cân đối, bố trí kinh phí đối ứng với Trung ương để đảm bảo thực hiện Kế hoạch hàng năm; đồng thời, rà soát các nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức từ các chương trình, đề án, dự án quốc gia đang thực hiện trên địa bàn tỉnh để tham mưu kết hợp, lồng ghép vào nguồn kinh phí đối ứng theo quy định. Trong quá trình triển khai thực hiện, trường hợp có khó khăn vướng mắc hoặc vượt thẩm quyền, chủ động phối hợp Sở Nội vụ và các đơn vị liên quan báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh biết, chỉ đạo để triển khai đảm bảo theo đúng các quy định hiện hành.
3. Trường Chính trị tỉnh
Phối hợp Sở Nội vụ tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng được phân công, giao nhiệm vụ (theo kế hoạch hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt) và thực hiện khảo sát, đánh giá chất lượng các lớp bồi dưỡng được giao thực hiện; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) kết quả bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo chức năng, nhiệm vụ và kế hoạch được giao.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Nội vụ lồng ghép tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin (chương trình bồi dưỡng về chuyển đổi số và an toàn thông tin) đối với cán bộ, công chức xã theo kế hoạch hàng năm.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Tổ chức phổ biến, quán triệt nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức xã đối với vai trò và tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng trong xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cơ sở.
- Rà soát nhu cầu, chọn cử cán bộ, công chức xã tham các lớp bồi dưỡng theo đúng chức danh, đối tượng, số lượng theo thông báo của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền; đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
- Tạo điều kiện và đảm bảo các chế độ, chính sách theo đúng quy định đối với cán bộ, công chức xã tham gia bồi dưỡng.
- Phối hợp với Sở Nội vụ triển khai công tác khảo sát, đánh giá chất lượng hiệu quả sau bồi dưỡng.
- Báo cáo kết quả bồi dưỡng thực hiện định kỳ, hàng năm và giai đoạn theo quy định.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc cần sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch cho phù hợp, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về Sở Nội vụ để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH CHI TIẾT VÀ TỔNG HỢP NHU CẦU KINH PHÍ TỔ CHỨC CÁC LỚP BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ THEO QUYẾT ĐỊNH 263/QĐ-TTG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 2157/KH-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)
Đơn vị tính: triệu đồng
Stt | Nội dung thực hiện | Đối tượng / số lượng CBCC | Năm 2023 | Năm 2024 | Năm 2025 | Giai đoạn 2022-2025 | Nguồn KP đảm bảo | Ghi chú | |||||||||
Số lớp | Số lượt học viên | Nhu cầu KP | Số lớp | Số lượt học viên | Nhu cầu KP | Số lớp | Số lượt học viên | Nhu cầu KP | Số lớp | Số lượt học viên | Kinh phí | NSTW hỗ trợ theo QĐ263 | NSĐP và nguồn khác | ||||
| 3 |
| 240 | 3 |
| 240 | 3 |
| 240 | 9 |
| 720 |
| 720 |
| ||
1 | Cập nhập, bổ sung một số tài liệu bồi dưỡng CBCC xã phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (nâng cao năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu, chuyển đổi tư duy về phát triển kinh tế nông thôn) |
| 2 |
| 160 | 2 |
| 160 | 2 |
| 160 | 6 |
| 480 |
| 480 |
|
2 | Xây dựng, biên soạn một số chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu vi tri việc làm đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới phù hợp với thực tế địa phương (các chương trình, tài liệu thuộc thẩm quyền của địa phương) |
| 1 |
| 80 | 1 |
| 80 | 1 |
| 80 | 3 |
| 240 |
| 240 |
|
| 38 | 1,600 | 4,000 | 34 | 1,450 | 3,625 | 30 | 1,285 | 3,213 | 87 | 4,335 | 10,838 | 10,838 | 0 |
| ||
1 | Bồi dưỡng kiến thức, năng lực QLHC, QL KTXH chuyên sâu, chuyển đổi tư duy phát triển kinh tế nông thôn cho cán bộ cấp xã | Bi thư, Phó Bi thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam và Trưởng các Đoàn thể xã (10 người/xã) | 6 | 300 | 750 | 6 | 300 | 750 | 5 | 250 | 625 | 17 | 850 | 2,125 | 2,125 |
|
|
2 | Bồi dưỡng kiến thức QL KTXH chuyên sâu, chuyển đổi tư duy phát triển kinh tế nông thôn cho công chức cấp xã | Các chức danh công chức cấp xã (10 người/xã) | 6 | 300 | 750 | 6 | 300 | 750 | 5 | 250 | 625 | 17 | 850 | 2,125 | 2,125 |
|
|
3 | Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao năng lực QLHC, thực thi công vụ cho công chức cấp xã theo yêu cầu VTVL | Các chức danh công chức cấp xã | 6 | 300 | 750 | 5 | 250 | 625 | 4 | 215 | 538 | 15 | 765 | 1,913 | 1,913 |
|
|
- | Bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới, nâng cao năng lực quản lý Xây dựng |
| 1 | 50 |
| 1 | 50 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- | Bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới, nâng cao năng lực quản lý đất đai, môi trường |
| 1 | 50 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- | Bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới, nâng cao năng lực quản lý môi trường |
| 1 | 50 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- | Bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới, nâng cao năng lực quản lý Nông nghiệp |
| 1 | 50 |
| 1 | 50 |
| 1 | 50 |
|
|
|
|
|
|
|
- | Bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới, nâng cao năng lực quản lý văn hóa |
| 1 | 50 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- | Bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới, nâng cao năng lực quản lý lao động, xã hội |
| 1 | 50 |
|
|
|
| 1 | 50 |
|
|
|
|
|
|
|
- | Bồi dưỡng chuyên sâu nghiệp vụ công tác tài chính, kế toán |
|
|
|
| 1 | 50 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- | Bồi dưỡng chuyên sâu nghiệp vụ công tác tư pháp, hộ tịch |
|
|
|
| 1 | 50 |
| 1 | 50 |
|
|
|
|
|
|
|
- | Bồi dưỡng chuyên sâu nghiệp vụ công tác tổng hợp, thống kê |
|
|
|
| 1 | 50 |
| 1 | 50 |
|
|
|
|
|
|
|
4 | Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ công tác dân vận, thực hiện quy chế dân chủ gắn với công tác xây dựng NTM cho các chức danh cán bộ chủ chốt cấp xã | Bi thư, Phó Bi thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND. | 4 | 200 | 500 | 3 | 150 | 375 | 3 | 160 | 400 | 10 | 510 | 1,275 | 1,275 |
|
|
5 | Bồi dưỡng chuyên sâu về công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo vùng DTTS đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã | Bi thư, Phó Bi thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND. | 4 | 200 | 500 | 3 | 150 | 375 | 3 | 160 | 400 | 10 | 510 | 1,275 | 1,275 |
|
|
6 | Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ cho cán bộ Mặt trận và các đoàn thể cấp xã (công tác dân vận, thực hiện quy chế dân chủ; công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo) | Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam và Trưởng các đoàn thể cấp xã (05 người/xã) | 3 | 150 | 375 | 3 | 150 | 375 | 3 | 125 | 313 | 9 | 425 | 1,063 | 1,063 |
|
|
7 | Bồi dưỡng kiến thức về chuyển đổi số, đảm bảo an toàn thông tin, công tác lưu trữ tài liệu điện tử | Cán bộ, công chức xã | 3 | 150 | 375 | 3 2 | 150 | 375 | 3 | 125 | 313 | 9 | 425 | 1,063 | 1,063 |
|
|
Kinh phí hỗ trợ học viên tham gia các khóa bồi dưỡng (theo quy định tại Thông tư 36/2018/TT-BTC) | Cán bộ, công chức xã (khóa bồi dưỡng 05 ngày: tạm tính 1,3 triệu/HV/khóa) |
| 1,600 | 2,080 |
| 1,450 | 1,885 |
| 1,285 | 1,671 |
| 4,335 | 5,636 |
| 5,636 |
| |
|
|
| 100 |
|
| 100 |
|
| 100 | 0 | 0 | 300 |
| 300 |
| ||
Tổng cộng |
| 38 | 1,600 | 4,340 | 34 | 1,450 | 3,965 | 30 | 1,285 | 3,553 | 87 | 4,335 | 17,493 | 10,838 | 6,656 |
|
* Tổng số đơn vị hành chính cấp xã toàn tỉnh: 102 xã, phường, thị trấn; trong đó: 85 xã, 10 phường và 7 thị trấn
* Tính đến T6/2022 có 50 xã chưa đạt chuẩn NTM; 35 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tiếp tục xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu ).
DỰ TOÁN CHI TIẾT TỔ CHỨC LỚP BỒI DƯỠNG CBCC XÃ THEO QĐ 263/QĐ-TTG
(Số lượng: 50 học viên/lớp; Thời gian tổ chức: 05 ngày, trong đó 02 ngày đi thực tế tại địa phương)
Định mức chi tổ chức bồi dưỡng tính cho 01 học viên/khóa: 2,500,000 đồng/học viên
Mức chi hỗ trợ 01 học viên (tạm tính bình quân): 1,300,000 đồng/học viên
STT | Nội dung chi | ĐVT | Số lượng | Định mức | Thành tiền |
A | CHI PHÍ TỔ CHỨC LỚP BỒI DƯỠNG |
|
|
| |
I | CHI TỔ CHỨC GIẢNG DẠY |
|
|
| 78,986,600 |
1 | Công tác tổ chức |
|
|
| 10,000,000 |
- | Chi phục vụ khai giảng, bế giảng | Lần | 2 | 1 trđồng/lần | 2,000,000 |
- | Chi phí thuê hội trường, máy chiếu | ngày | 3 | 2 trđồng/ngày | 6,000,000 |
- | VPP phục vụ lớp học |
|
| 2.000.000/lớp | 2,000,000 |
2 | Chi phí giảng viên (02 giảng viên) |
|
|
| 54,861,000 |
- | Thù lao giảng viên | ngày | 5 | 3 trđồng/ngày | 15,000,000 |
- | Thuê chỗ nghỉ cho báo cáo viên | người | 6 | 450.000 đồng/người/ngày | 2,700,000 |
- | Hỗ trợ tiền ăn cho báo cáo viên | ngày | 7 | 200.000 đồng/người/ngày | 1,400,000 |
- | Tiền xe đi lại của giảng viên tại nơi tổ chức | lượt | 4 | 500,000/lượt | 2,000,000 |
- | Chấm bài thu hoạch | bài | 50 | 11000/bài | 561,000 |
- | Vé máy bay khứ hồi Hà Nội - Kon Tum | Vé | 4 | 6,3 trđồng/người | 25,200,000 |
- | Taxi trung tâm TP Hà Nội - sân bay Nội bài và ngược lại | lượt | 4 | 1.000.000 đồng/lần | 4,000,000 |
- | Đón đưa báo cáo viên từ sân bay Pleiku về Kon Tum và ngược lại | lượt | 4 | 1,000.000 đồng/lần | 4,000,000 |
4 | Chi phí phục vụ lớp học |
|
|
| 6,945,000 |
- | Tài liệu học tập | bộ | 50 | 75.000 đồng/bộ | 3,825,000 |
- | Tiền nước uống học viên va báo cáo viên: | ngày | 51 | 20.000 đồng/ngày/hv | 3,120,000 |
5 | Quản lý lớp; phục vụ lớp học |
|
| 10% tổng chi phí | 7,180,600 |
II | CHI PHÍ ĐI THỰC TẾ |
|
|
| 47,000,000 |
1 | Tiền ma két, hoa tươi, trái cây tại nơi đến trao đổi, tham quan học tập kinh nghiệm của Lớp | lần | 1.0 | 1,000,000 | 1,000,000 |
2 | Tiền thuê xe đi thực tế | ngày | 2.0 | 4,500,000 | 9,000,000 |
3 | Tiền ăn cho học viên đi thực tế (50 người x 02 ngày) | ngày | 100.0 | 200,000 | 20,000,000 |
4 | Tiền nước uống đi thực tế (50 người x 02 ngày) | ngày | 100.0 | 20,000 | 2,000,000 |
5 | Hỗ trợ tiền ngủ đi thực tế (50 người x 01 đêm) | ngày | 50.0 | 300,000 | 15,000,000 |
| TỔNG CỘNG (I II) |
|
|
| 125,986,600 |
* | Định mức kinh phí tính cho 01 học viên/khóa bồi dưỡng |
| 2,519,732 | ||
B | CHI HỖ TRỢ CHO HỌC VIÊN (theo Thông tư 36/2018/TT-BTC) |
| |||
- | Thuê chỗ nghỉ | ngày | 4 | 200.000 đồng/người/ngày | 800,000 |
- | Hỗ trợ tiền ăn | ngày | 3 | 70.000 đồng/người/ngày | 210,000 |
- | Tiền xe đi lại (02 lượt/người/khóa) | lượt | 2 | 100,000/lượt | 200,000 |
- | Hỗ trợ CBCC là người DTTS, Nữ | ngày | 5 | 30,000 đồng/người/ngày | 150,000 |
* | Tạm tính bình quân kinh phí chi hỗ trợ 01 học viên: |
| 1,300,000 |
- 1 Quyết định 1143/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 2 Quyết định 879/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã năm 2022 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo Quyết định 263/QĐ-TTg do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 3 Quyết định 1420/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định 263/QĐ-TTg
- 4 Kế hoạch 461/KH-UBND năm 2022 về bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025
- 5 Kế hoạch 266/KH-UBND năm 2022 tổ chức bồi dưỡng kiến thức về xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và công tác giảm nghèo bền vững do tỉnh Đồng Tháp ban hành