BỘ NỘI VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2208/KH-BNV | Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2017 |
SƠ KẾT 5 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 56/2012/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 7 NĂM 2012 CỦA CHÍNH PHỦ
Thực hiện Nghị định số 56/2012/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định trách nhiệm của bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước (sau đây gọi tắt là Nghị định 56) và chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại Công văn số 6775/VPCP-KGVX ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ ban hành Kế hoạch sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định nêu trên như sau:
1. Mục đích
a) Đánh giá đầy đủ, khách quan tình hình triển khai, kết quả đạt được và những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong 5 năm thực hiện Nghị định 56 tại các bộ, ngành, địa phương và tại các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Từ đó, làm rõ nguyên nhân, tìm ra giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị giải pháp phù hợp.
b) Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, các ngành, các cấp trong việc phối hợp, tạo điều kiện cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước; đồng thời phát huy vai trò, trách nhiệm thực hiện Nghị định 56 của các cấp Hội.
2. Yêu cầu
a) Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định 56 được tiến hành đồng bộ trên phạm vi toàn quốc, tại từng bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp với hình thức phù hợp với tình hình thực tế tại các bộ, ngành, địa phương, bảo đảm thiết thực, hiệu quả.
b) Bảo đảm đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện tình hình thực hiện trách nhiệm của các cấp, các ngành trong triển khai thực hiện Nghị định 56, tập trung làm rõ hạn chế, vướng mắc để đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị định 56.
1. Tình hình thực hiện Nghị định 56 tại các bộ, ngành, địa phương
a) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo; ban hành các văn bản có liên quan.
b) Công tác tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn thực hiện Nghị định;
c) Tình hình thực hiện tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: Về thực hiện trách nhiệm trong việc mời và tạo điều kiện cho Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước theo quy định.
d) Tình hình thực hiện tại các địa phương: Về thực hiện trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong việc tạo điều kiện cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ tham gia quản lý nhà nước theo quy định; chế độ làm việc định kỳ; việc xây dựng Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Ủy ban nhân dân và Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp tỉnh.
2. Tình hình thực hiện Nghị định 56 tại các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: Đánh giá vai trò, trách nhiệm; sự tham gia, phối hợp của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp khi tham gia quản lý nhà nước theo quy định.
3. Đánh giá kết quả thực hiện Nghị định 56: Nêu rõ ưu điểm nổi bật, hạn chế, khó khăn, vướng mắc; phân tích nguyên nhân chủ quan, khách quan của những hạn chế, khó khăn, vướng mắc.
4. Đề xuất, kiến nghị: Trên cơ sở sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị định 56 để đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền các giải pháp phù hợp để tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị định 56.
1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định hình thức sơ kết phù hợp với tình hình thực tế của bộ, ngành, địa phương mình và gửi Báo cáo sơ kết về Bộ Nội vụ để tổng hợp.
2. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội nghị sơ kết, cụ thể:
a) Thời gian: 1/2 ngày, dự kiến trong tháng 10 năm 2017.
b) Hình thức: Trực tuyến.
c) Thành phần:
- Tại Hà Nội, gồm:
+ Chủ trì: Lãnh đạo Chính phủ;
+ Đại diện Lãnh đạo Bộ Nội vụ và các đơn vị liên quan;
+ Đại diện Lãnh đạo Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các đơn vị liên quan;
+ Đại diện các bộ, ngành Trung ương: 02 đại biểu, gồm 01 đại diện Lãnh đạo và 01 công chức;
- Tại các địa phương: Mỗi địa phương mời 20 - 25 đại biểu, gồm:
+ 01 đại diện Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ 01 đại diện các sở, ngành;
+ 01 đại diện Lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp tỉnh và 01 chuyên viên;
+ Đại diện một số đơn vị cấp huyện, cấp xã thực hiện Nghị định đạt kết quả tốt.
1. Bộ Nội vụ
a) Hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định 56.
b) Chủ trì, phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định 56.
c) Chuẩn bị nội dung, tài liệu, chương trình Hội nghị; phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Văn phòng Chính phủ chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức Hội nghị.
d) Phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức khảo sát thực tế tại một số địa phương; tổ chức Hội thảo tham vấn, góp ý đối với dự thảo các văn bản, báo cáo của Hội nghị.
đ) Đồng chủ trì Hội nghị sơ kết cùng Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
2. Đề nghị Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
a) Chuẩn bị Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định 56 tại các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, gửi Bộ Nội vụ trước ngày 15 tháng 8 năm 2017 để tổng hợp.
b) Phối hợp với Bộ Nội vụ để tổ chức khảo sát thực tế tại một số địa phương; tổ chức Hội thảo tham vấn, góp ý đối với dự thảo các văn bản, báo cáo của Hội nghị.
c) Đồng chủ trì Hội nghị sơ kết cùng Bộ Nội vụ.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định 56 tại bộ, ngành, địa phương, gửi Báo cáo sơ kết về Bộ Nội vụ trước ngày 15 tháng 8 năm 2017 để tổng hợp; đồng thời phối hợp chặt chẽ với Bộ Nội vụ để chuẩn bị tổ chức Hội nghị.
b) Bộ Nội vụ mời một số bộ, ngành, địa phương chuẩn bị tham luận để trình bày tại Hội nghị hoặc để chuẩn bị tài liệu cho Hội nghị (Bộ Nội vụ sẽ có văn bản riêng gửi các bộ, ngành, địa phương về tham luận Hội nghị).
Kinh phí tổ chức Hội nghị lấy từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Trên đây là Kế hoạch sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định số 56/2012/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định trách nhiệm của bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước để các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Quyết định 411/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Cải tạo, nâng cấp Trụ Sở Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Công văn 6775/VPCP-KGVX năm 2016 báo cáo kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm và kế hoạch công tác 6 tháng cuối năm của Ủy ban Quốc gia Vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3 Thông báo 223/TB-VPCP năm 2016 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 588/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt chủ trương đầu tư dự án “Tin học hóa công tác quản lý điều hành Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và xây dựng Cổng thông tin điện tử Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam” của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Nghị định 56/2012/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước
- 1 Quyết định 588/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt chủ trương đầu tư dự án “Tin học hóa công tác quản lý điều hành Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và xây dựng Cổng thông tin điện tử Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam” của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Thông báo 223/TB-VPCP năm 2016 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 411/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Cải tạo, nâng cấp Trụ Sở Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành