- 1 Nghị định 158/2005/NĐ-CP về việc đăng ký và quản lý hộ tịch
- 2 Nghị định 83/1998/NĐ-CP về việc đăng ký hộ tịch
- 3 Luật Hộ tịch 2014
- 4 Nghị định 73/2019/NĐ-CP quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
- 5 Nghị định 87/2020/NĐ-CP quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2222/KH-UBND | Cao Bằng, ngày 07 tháng 9 năm 2020 |
KẾ HOẠCH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG KẾ HOẠCH SỐ 3510/KH-UBND NGÀY 09/10/2019 CỦA UBND TỈNH VỀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CẬP NHẬT, SỐ HÓA DỮ LIỆU HỘ TỊCH ĐIỆN TỬ TỪ SỔ HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
Qua gần 01 năm thực hiện Kế hoạch số 3510/KH-UBND ngày 09/10/2029 của UBND về việc triển khai thực hiện cập nhật, số hóa dữ liệu hộ tịch điện tử từ Sổ hộ tịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng thấy rằng, việc thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch từ Sổ hộ tịch cơ bản đã được các đơn vị triển khai nhưng kết quả đạt được chưa cao và không đảm bảo theo kế hoạch đã đề ra.
Nguyên nhân là do hệ thống mạng Internet tại một số đơn vị chậm, không ổn định, thường xuyên mất kết nối, nhất là các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, gây khó khăn, gián đoạn khi thực hiện phần mềm để số hóa; mỗi sự kiện hộ tịch khi nhập file Excel có rất nhiều các trường thông tin để nhập nhưng sổ đăng ký và phần mềm có nội dung còn chưa tương thích; công chức làm công tác hộ tịch cấp huyện, cấp xã hiện đang thực hiện nhiều đầu mối công việc, cùng đó khối lượng thông tin cần số hóa dữ liệu hộ tịch lớn, do đó không có thời gian cho việc thực hiện số hóa, ảnh hưởng đến tiến độ, hiệu quả công việc; các đơn vị cấp huyện, cấp xã sau khi sáp nhập có sự thay đổi thông tin đơn vị hành chính nhưng chưa cập nhật trên hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch của Bộ Tư pháp gây khó khăn cho quá trình cập nhật dữ liệu hộ tịch; việc thực hiện số hóa dữ liệu qua các giai đoạn là một công việc có khối lượng thông tin lớn và công chức làm công tác hộ tịch thường xuyên có sự luân chuyển đơn vị công tác, ảnh hưởng đến việc tiếp nhận, quản lý và triển khai thực hiện việc cập nhật số hóa dữ liệu; hầu hết các đơn vị chưa được bố trí kinh phí để thực hiện việc cập nhật, số hóa dữ liệu hộ tịch từ Sổ hộ tịch.
Vì vậy, để có dữ liệu cung cấp các thông tin hộ tịch của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 87/2020/NĐ- CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến thì việc thực hiện cập nhật, số hóa dữ liệu hộ tịch từ Sổ hộ tịch trên địa bàn tỉnh là cần thiết và phải đảm bảo đúng thời gian theo quy định tại 2 Điều 24 Nghị định này. Theo đó, UBND Cao Bằng ban hành Kế hoạch sửa đổi, bổ sung Kế hoạch số 3510/KH-UBND ngày 09/10/2019 của UBND tỉnh Cao Bằng về triển khai thực hiện cập nhật, số hóa dữ liệu hộ tịch điện tử từ Sổ hộ tịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung mục 3 phần II như sau:
“3. Lộ trình, thời gian thực hiện
3.1. Giai đoạn 1
Số hóa các sổ hộ tịch hiện đang lưu trữ tại Sở Tư pháp và các sổ hộ tịch đã được đăng ký theo quy định của Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 đang lưu trữ tại cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh. Dữ liệu giai đoạn này là 128.154 dữ liệu (trường hợp).
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan, đơn vị thực hiện số hóa.
- Thời gian hoàn thành: Năm 2020 - 2021.
3.2. Giai đoạn 2
- Số hóa các Sổ hộ tịch đã được đăng ký theo quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch (dữ liệu đăng ký hộ tịch từ năm 2006 đến hết năm 2015). Dữ liệu giai đoạn này là 251.225 dữ liệu (trường hợp).
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan, đơn vị thực hiện số hóa.
- Thời gian hoàn thành: Năm 2022 - 2023.
3.3. Giai đoạn 3
- Số hóa các Sổ hộ tịch đã được đăng ký theo quy định của Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch (dữ liệu đăng ký hộ tịch từ năm 1976 đến năm 2006). Dữ liệu giai đoạn này là 131.371 dữ liệu (trường hợp).
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan, đơn vị thực hiện số hóa.
- Thời gian hoàn thành: Năm 2024.
2. Sửa đổi, bổ sung phần III như sau:
“1. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
1.1. Sở Tư pháp
- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao đảm bảo đúng nội dung, tiến độ và tuân thủ đúng các quy định quản lý hiện hành của Nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch và ứng dụng công nghệ thông tin vào đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Trực tiếp hoặc hợp đồng với đơn vị có năng lực thực hiện các công việc theo quy định tại Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước; tiến hành cập nhật dữ liệu hộ tịch được số hóa trên địa bàn toàn tỉnh; thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra UBND cấp huyện và cấp xã thống kê và cung cấp dữ liệu để thực hiện số hóa.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị có liên quan để triển khai thực hiện Kế hoạch một cách có hiệu quả, tránh gây lãng phí cho ngân sách nhà nước.
- Phối hợp với Cục Công nghệ thông tin - Bộ Tư pháp để được cung cấp thông tin về địa chỉ phần mềm chính thức và phần mềm thử nghiệm, tạo tài khoản để cập nhật dữ liệu vào phần mềm, khóa tài khoản nhập dữ liệu sau khi hoàn thành việc nhập dữ liệu.
- Phối hợp với Sở Tài chính, cơ quan, đơn vị có liên quan đảm bảo kinh phí và các điều kiện khác cho việc chuyển đổi dữ liệu hộ tịch trên địa bàn tỉnh.
- Tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch trên địa bàn để cáo cáo Bộ Tư pháp, UBND tỉnh theo quy định.
1.2. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tham mưu cho UBND tỉnh cân đối nguồn ngân sách, bố trí kinh phí cho Sở Tư pháp thực hiện Kế hoạch đảm bảo đúng thời gian, tiến độ đề ra.
1.3. Sở Thông tin và Truyền thông,
Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ quyền hạn của mình phối hợp với Sở Tư pháp để triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này.
1.4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Có trách nhiệm tổ chức thống kê dữ liệu đăng ký hộ tịch trên địa bàn, cung cấp dữ liệu hộ tịch bằng sổ giấy để Sở Tư pháp hợp đồng với đơn vị có năng lực thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch.
- Chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Tư pháp, UBND các xã, phường, thị trấn phân công cán bộ thống kê dữ liệu thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch.
- Phối hợp với Sở Tư pháp để được cung cấp thông tin về địa chỉ phần mềm chính thức và phần mềm thử nghiệm, tạo tài khoản để cập nhật dữ liệu vào phần mềm, khóa tài khoản nhập dữ liệu sau khi hoàn thành việc nhập dữ liệu; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
2. Kinh phí thực hiện
Nguồn kinh phí: Từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho Sở Tư pháp thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch theo các giai đoạn, cụ thể như sau:
- Dự kiến tổng dự toán: 8.000.000.000đ (Tám tỷ đồng chẵn).
- Các giai đoạn thực hiện:
+ Giai đoạn 1: 2.300.000.000 đồng
+ Giai đoạn 2: 3.900.000.000 đồng
+ Giai đoạn 3: 1.800.000.000 đồng
Sở Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành các công việc, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định theo quy định tại Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Trên đây là Kế hoạch sửa đổi, bổ sung Kế hoạch số 3510/KH-UBND ngày 09/10/2019 của UBND tỉnh Cao Bằng về triển khai thực hiện cập nhật, số hóa dữ liệu hộ tịch điện tử từ Sổ hộ tịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về Sở Tư pháp (qua Phòng Nghiệp vụ 2) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Kế hoạch 58/KH-UBND năm 2020 về thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 2 Kế hoạch 04/KH-UBND năm 2020 về số hóa, cập nhật dữ liệu hộ tịch từ các sổ hộ tịch do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 3 Kế hoạch 2433/KH-UBND năm 2020 về số hóa, chuyển đổi, chuẩn hóa dữ liệu hộ tịch, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc và triển khai đăng ký hộ tịch trực tuyến trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 4 Kế hoạch 177/KH-UBND năm 2022 thực hiện số hóa đối với các Sổ hộ tịch đã được đăng ký, lưu trữ tại tỉnh Quảng Ninh từ trước thời điểm ngày 02/11/2016