- 1 Thông tư 02/2015/TT-BLĐTBXH quy định mức lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở dự toán gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian sử dụng vốn nhà nước do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
- 1 Thông tư 02/2015/TT-BLĐTBXH quy định mức lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở dự toán gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian sử dụng vốn nhà nước do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/KH-UBND | Thanh Hóa, ngày 10 tháng 02 năm 2023 |
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, NHIỆM VỤ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TỈNH THANH HÓA NĂM 2023
Căn cứ Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Căn cứ Thông tư số 06/2022/TT-BKHĐT ngày 10/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số điều của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Căn cứ Nghị quyết số 214/2022/NQ-HĐND ngày 13/4/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022 - 2026; Nghị quyết số 64/2017/NQ-HĐND ngày 12/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Thanh Hóa và Nghị quyết số 330/NQ-HĐND ngày 11/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc phân bổ ngân sách địa phương năm 2023 tỉnh Thanh Hóa;
Căn cứ Quyết định số 3487/QĐ-UBND ngày 07/9/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025;
Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 426/SKHĐT-ĐKKD ngày 31/01/2023 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện chính sách, nhiệm vụ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa năm 2023, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch với những nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, NGUYÊN TẮC HỖ TRỢ
1. Mục đích
Triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung hỗ trợ doanh nghiệp quy định tại Nghị quyết số 214/2022/NQ-HĐND ngày 13/4/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022 - 2026 (sau đây gọi là Nghị quyết số 214/2022/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh); Quyết định số 3487/QĐ-UBND ngày 07/9/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025 và các văn bản liên quan, góp phần phát triển doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng, gắn với nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp theo hướng bền vững.
2. Yêu cầu
- Công tác hỗ trợ doanh nghiệp phải bám sát nội dung, quy định của Nghị quyết số 214/2022/NQ-HĐND ngày 13/4/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Quyết định số 3487/QĐ-UBND ngày 07/9/2021 của UBND tỉnh và Kế hoạch này; phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển doanh nghiệp của tỉnh.
- Bảo đảm công khai, minh bạch, xác định rõ hình thức, đối tượng, nội dung, thời gian thực hiện; phân công trách nhiệm cụ thể cho các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị trong việc triển khai thực hiện kế hoạch, làm cơ sở để đôn đốc, kiểm tra, đánh giá tình hình và báo cáo kết quả thực hiện.
- Các doanh nghiệp, doanh nhân, hộ kinh doanh và cá nhân có nhu cầu thành lập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức chấp hành quy định của pháp luật trong tiếp cận, phối hợp và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ.
3. Nguyên tắc hỗ trợ
- Trường hợp đối tượng được hỗ trợ đồng thời đáp ứng các tiêu chí và mức hỗ trợ khác nhau trong cùng một nội dung hỗ trợ của kế hoạch này và các văn bản có liên quan khác thì được lựa chọn một mức hỗ trợ có lợi nhất.
- Doanh nghiệp nộp hồ sơ trước được hỗ trợ trước.
1. Hỗ trợ tư vấn chuyên sâu cho các doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận thị trường xuất khẩu mới
a) Mục tiêu: Năm 2023, hỗ trợ tư vấn chuyên sâu cho khoảng 10 doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận thị trường xuất khẩu mới.
b) Đối tượng hỗ trợ: Doanh nghiệp đã đăng ký thành lập và đang hoạt động kinh doanh sản xuất chế biến các sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu tại tỉnh Thanh Hoá theo quy định của Luật Doanh nghiệp (không bao gồm doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
c) Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn chuyên sâu cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến xuất khẩu tiếp cận thị trường xuất khẩu mới. Kinh phí hỗ trợ theo định mức tiêu chuẩn về chuyên gia tư vấn áp dụng tại Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH ngày 12/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các văn bản hiện hành của nhà nước.
d) Mức hỗ trợ: Tối đa không quá 250 triệu đồng/doanh nghiệp/thị trường xuất khẩu mới.
đ) Điều kiện hỗ trợ:
Doanh nghiệp được hỗ trợ khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Có cơ sở hạ tầng, máy móc, trang thiết bị dây truyền sản xuất, chế biến các sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
- Có kim ngạch xuất khẩu sang thị trường mới theo hợp đồng tư vấn (kim ngạch xuất khẩu tối thiểu 300 nghìn USD).
e) Phân công nhiệm vụ:
- Sở Công Thương là cơ quan hỗ trợ; có trách nhiệm tiếp nhận, xem xét, kiểm tra hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp; lấy ý kiến xác nhận của cơ quan Hải quan về kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp sang thị trường mới theo hợp đồng tư vấn trong quá trình kiểm tra hồ sơ.
- Cơ quan Hải quan có trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin về thị trường mới xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu sang thị trường mới của doanh nghiệp gửi Sở Công Thương.
2. Hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa
a) Mục tiêu: Năm 2023, có khoảng 10 doanh nghiệp được hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa.
b) Đối tượng hỗ trợ: Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đăng ký thành lập và đang hoạt động kinh doanh sản xuất, chế biến sản phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tại tỉnh Thanh Hóa theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
c) Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ chi phí thuê địa điểm, thiết kế và dàn dựng gian hàng, vận chuyển sản phẩm trưng bày, chi phí đi lại, chi phí ăn, ở cho đại diện của doanh nghiệp tham gia tại hội chợ triển lãm xúc tiến thương mại tổ chức ở trong nước.
d) Mức hỗ trợ: Không quá 55 triệu đồng/năm/doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể được hỗ trợ tham gia một hoặc nhiều hội chợ trong nước/năm nhưng tổng cộng các lần hỗ trợ tối đa cho một doanh nghiệp trong một năm là 55 triệu đồng.
đ) Điều kiện hỗ trợ
Doanh nghiệp được hỗ trợ khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Có nhu cầu hỗ trợ tham gia tại hội chợ triển lãm xúc tiến thương mại tổ chức ở trong nước.
- Có các giấy tờ chứng minh đã tham gia các gian hàng tại các hội chợ, triển lãm xúc tiến thương mại tổ chức trong nước.
e) Phân công nhiệm vụ: Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh là cơ quan hỗ trợ; có trách nhiệm xem xét và thực hiện trình tự hỗ trợ cho doanh nghiệp theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị quyết số 214/2022/NQ-HĐND ngày 13 tháng 4 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa và Thông tư số 06/2022/TT-BKHĐT ngày 10/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số điều của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3. Hỗ trợ kinh phí tư vấn chuyển đổi số và áp dụng công nghệ số
a) Mục tiêu: Năm 2023, có khoảng 15 doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ giải pháp chuyển đổi số về quy trình kinh doanh, quy trình quản trị, quy trình sản xuất, quy trình công nghệ và chuyển đổi mô hình kinh doanh; có khoảng 25 doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa được hỗ trợ chi phí thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số để tự động hóa, nâng cao hiệu quả quy trình kinh doanh, quy trình quản trị, quy trình sản xuất, quy trình công nghệ trong doanh nghiệp và chuyển đổi mô hình kinh doanh.
b) Đối tượng hỗ trợ: Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đăng ký thành lập và đang hoạt động kinh doanh tại tỉnh Thanh Hóa theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
c) Nội dung và mức hỗ trợ:
Mỗi doanh nghiệp chỉ được hỗ trợ duy nhất một trong các nội dung và mức hỗ trợ theo Kế hoạch này trong năm, cụ thể:
- Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp về quy trình kinh doanh, quy trình quản trị, quy trình sản xuất, quy trình công nghệ và chuyển đổi mô hình kinh doanh nhưng không quá 55 triệu đồng/hợp đồng/năm đối với doanh nghiệp nhỏ và không quá 110 triệu đồng/hợp đồng/năm đối với doanh nghiệp vừa. Mỗi doanh nghiệp được hỗ trợ tối đa không quá 01 hợp đồng/năm.
- Hỗ trợ tối đa 50% chi phí cho doanh nghiệp thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số để tự động hóa, nâng cao hiệu quả quy trình kinh doanh, quy trình quản trị, quy trình sản xuất, quy trình công nghệ trong doanh nghiệp và chuyển đổi mô hình kinh doanh nhưng không quá 22 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp siêu nhỏ; không quá 55 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp nhỏ và không quá 110 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp vừa. Mỗi doanh nghiệp được hỗ trợ tối đa không quá 01 hợp đồng/năm.
d) Điều kiện hỗ trợ:
Doanh nghiệp được hỗ trợ khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp có nhu cầu hỗ trợ tư vấn chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, tận dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tư vấn viên (bên cung cấp dịch vụ) doanh nghiệp lựa chọn để thực hiện các hợp đồng tư vấn quy định tại điểm b mục này phải được các bộ, cơ quan ngang bộ công nhận và công bố trên Trang thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ hoặc trên Cổng thông tin hỗ trợ doanh nghiệp tại địa chỉ www.business.gov.vn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ.
- Kết quả cung cấp dịch vụ của tư vấn phải được doanh nghiệp có nhu cầu hỗ trợ và cơ quan được giao nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi số, áp dụng công nghệ số và phù hợp với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp; được doanh nghiệp cam kết ứng dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
đ) Phân công nhiệm vụ: Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan hỗ trợ; có trách nhiệm xem xét và thực hiện trình tự hỗ trợ cho doanh nghiệp theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị quyết số 214/2022/NQ-HĐND ngày 13 tháng 4 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa và Thông tư số 06/2022/TT-BKHĐT ngày 10/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số điều của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
4. Bồi dưỡng kiến thức về khởi sự doanh nghiệp
a) Mục tiêu: Năm 2023, tổ chức 77 lớp bồi dưỡng kiến thức về khởi sự doanh nghiệp cho khoảng 3.850 lượt học viên, tối thiểu 50 học viên/lớp (Chi tiết có Phụ lục I kèm theo).
b) Đối tượng và điều kiện hỗ trợ: Hộ kinh doanh và cá nhân có nhu cầu thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa, tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức về khởi sự doanh nghiệp.
c) Địa điểm tổ chức bồi dưỡng: Tại trung tâm các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (nơi có đủ điều kiện theo quy định).
d) Thời gian bồi dưỡng: Mỗi lớp bồi dưỡng tổ chức trong 02 ngày.
đ) Hình thức bồi dưỡng: Tổ chức tập trung, mỗi học viên được hỗ trợ tham gia không quá 01 lớp bồi dưỡng/năm.
e) Chuyên đề bồi dưỡng:
- Bồi dưỡng kiến thức chung (1,5 ngày), gồm các chuyên đề: (i) Kiến thức và kỹ năng cần thiết thành lập doanh nghiệp; (ii) Những vấn đề về thị trường và marketing trong khởi sự doanh nghiệp; (iii) Những vấn đề cơ bản về quản trị doanh nghiệp; (iv) Văn hóa doanh nghiệp và các chuyên đề khác có liên quan.
- Cung cấp thông tin, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương hoặc các chuyên gia, doanh nhân thành đạt (0,5 ngày), gồm các nội dung: (i) Thông tin về quy hoạch, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh và các địa phương; (ii) Trao đổi, giải đáp những khó khăn, vướng mắc; các cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp (kiến thức về chính sách thuế, hải quan, bảo hiểm, quản lý sử dụng lao động, an toàn sản xuất về lao động, an toàn trong phòng chống cháy nổ; (iii) Chia sẻ, thông tin về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã tham gia ký kết, nhất là các FTA thế hệ mới.
f) Đội ngũ giảng viên, giáo viên: Giảng viên, giáo viên được lựa chọn để bồi dưỡng kiến thức về khởi sự doanh nghiệp là người có học hàm, học vị giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, giảng viên chính có uy tín và kinh nghiệm giảng dạy liên quan đến nội dung bồi dưỡng; lãnh đạo các ngành, địa phương hoặc các chuyên gia kinh tế, các doanh nhân thành đạt.
g) Mức hỗ trợ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức lớp bồi dưỡng.
h) Phân công nhiệm vụ:
- UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ trì phối hợp Chi cục Thuế và các đơn vị liên quan trên địa bàn quản lý, mời và lập danh sách học viên tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức về khởi sự doanh nghiệp đảm bảo đúng đối tượng; phối hợp với đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng khai giảng lớp bồi dưỡng trên địa bàn quản lý khi có đủ số lượng học viên đăng ký tham gia lớp bồi dưỡng; có văn bản xác nhận việc tổ chức lớp bồi dưỡng trên địa bàn quản lý (số lớp, thời gian, địa điểm tổ chức, số lượng và thành phần học viên tham gia lớp bồi dưỡng) kèm theo danh sách học viên tham dự lớp bồi dưỡng, gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp và thanh toán kinh phí hỗ trợ theo quy định.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan quản lý đào tạo, bồi dưỡng; có trách nhiệm lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định hiện hành của pháp luật; phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra, giám sát các lớp bồi dưỡng.
- Các đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng có trách nhiệm mời đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương có liên quan trao đổi, cung cấp thông tin, chia sẻ kinh nghiệm tại các lớp bồi dưỡng; phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan trong công tác chiêu sinh, mời và lập danh sách học viên tham gia lớp bồi dưỡng.
- Các sở, ngành, địa phương có trách nhiệm phân công đại diện lãnh đạo tham dự, cung cấp thông tin, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm tại các lớp bồi dưỡng.
5. Bồi dưỡng kiến thức về quản trị doanh nghiệp
a) Mục tiêu: Năm 2023, tổ chức 77 lớp bồi dưỡng kiến thức về quản trị doanh nghiệp cho khoảng 3.850 lượt học viên, tối thiểu 50 học viên/lớp (Chi tiết có Phụ lục II kèm theo).
b) Đối tượng và điều kiện hỗ trợ: Người quản lý các doanh nghiệp đã đăng ký thành lập và đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có nhu cầu nâng cao kiến thức về quản trị doanh nghiệp, tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản trị doanh nghiệp.
c) Địa điểm tổ chức bồi dưỡng: Tại trung tâm các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (nơi có đủ điều kiện theo quy định).
d) Thời gian bồi dưỡng: Mỗi lớp bồi dưỡng tổ chức trong 02 ngày.
đ) Hình thức bồi dưỡng: Tổ chức tập trung, mỗi học viên được hỗ trợ tham gia không quá 01 lớp bồi dưỡng/năm.
e) Chuyên đề bồi dưỡng:
- Bồi dưỡng kiến thức chung (1,5 ngày), gồm các chuyên đề: (i) Quản trị nhân sự; (ii) Quản trị tài chính; (iii) Quản trị kinh doanh trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0; (iv) Đàm phán và ký kết hợp đồng; (v) Kỹ năng làm việc nhóm; (vi) Kỹ năng bán hàng và các chuyên đề khác có liên quan.
- Cung cấp thông tin, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương hoặc các chuyên gia, doanh nhân thành đạt (0,5 ngày), gồm các nội dung: (i) Thông tin về quy hoạch, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh và các địa phương; (ii) Trao đổi, giải đáp những khó khăn, vướng mắc; các cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp (kiến thức về chính sách thuế, hải quan, bảo hiểm, quản lý sử dụng lao động, an toàn sản xuất về lao động, an toàn trong phòng chống cháy nổ,...); (iii) Chia sẻ, thông tin về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã tham gia ký kết, nhất là các FTA thế hệ mới.
f) Đội ngũ giảng viên, giáo viên: Giảng viên, giáo viên được lựa chọn để bồi dưỡng kiến thức về quản trị doanh nghiệp là người có học hàm, học vị giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, giảng viên chính có uy tín và nhiều kinh nghiệm giảng dạy liên quan đến nội dung bồi dưỡng; lãnh đạo các ngành, địa phương hoặc các chuyên gia kinh tế, các doanh nhân thành đạt.
g) Mức hỗ trợ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức lớp bồi dưỡng.
h) Phân công nhiệm vụ:
- UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ trì phối hợp với Chi cục Thuế,
hiệp hội doanh nghiệp và các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý, mời và lập danh sách học viên tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản trị doanh nghiệp đảm bảo đúng đối tượng; phối hợp với đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo khai giảng lớp bồi dưỡng trên địa bàn quản lý khi có đủ số lượng học viên đăng ký tham gia lớp bồi dưỡng; có văn bản xác nhận việc tổ chức lớp bồi dưỡng trên địa bàn quản lý (số lớp, thời gian, địa điểm tổ chức, số lượng và thành phần học viên tham gia lớp bồi dưỡng) kèm theo danh sách học viên tham dự lớp bồi dưỡng, gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp và thanh toán kinh phí hỗ trợ theo quy định.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan quản lý đào tạo, bồi dưỡng; có trách nhiệm lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định hiện hành của pháp luật; phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra, giám sát các lớp bồi dưỡng.
- Các đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng có trách nhiệm mời đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương có liên quan trao đổi, cung cấp thông tin, chia sẻ kinh nghiệm tại các lớp bồi dưỡng theo chuyên đề bồi dưỡng; phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan trong công tác chiêu sinh, mời và lập danh sách học viên tham gia lớp bồi dưỡng.
- Các sở, ngành, địa phương có trách nhiệm phân công đại diện lãnh đạo tham dự, cung cấp thông tin, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm tại các lớp bồi dưỡng.
a) Mục tiêu: Năm 2023, in ấn và bàn giao 3.000 cuốn cẩm nang hướng dẫn về trình tự thủ tục đăng ký doanh nghiệp, quy trình thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử và một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là cẩm nang) cho UBND các huyện, thị xã, thành phố để cấp phát cho các đối tượng được hỗ trợ (Chi tiết có Phụ lục III kèm theo).
b) Đối tượng cấp phát cẩm nang: Doanh nghiệp đã thành lập và đang hoạt động kinh doanh tại tỉnh Thanh Hóa theo quy định của Luật Doanh nghiệp; các hộ kinh doanh và cá nhân có nhu cầu thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa; cán bộ, công chức, viên chức được giao thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có nhu cầu hỗ trợ cẩm nang hướng dẫn về trình tự thủ tục đăng ký doanh nghiệp, quy trình thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử và một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.
c) Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 100% kinh phí in ấn, bàn giao cẩm nang nhưng tối đa không quá 25.000 đồng/cuốn cẩm nang. Mỗi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân, cán bộ, công chức, viên chức được hỗ trợ không quá 01 quyển cẩm nang.
d) Phân công nhiệm vụ:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan hỗ trợ; có trách nhiệm lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ in ấn, bàn giao cẩm nang đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định hiện hành của pháp luật; phối hợp với đơn vị cung cấp dịch vụ in ấn, bàn giao cẩm nang được lựa chọn để bàn giao cẩm nang cho UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Đơn vị cung cấp dịch vụ có trách nhiệm in ấn, bàn giao cẩm nang cho UBND các huyện, thị xã, thành phố đảm bảo đúng số lượng tại điểm a mục này.
- UBND các huyện, thị xã, thành phố thông báo, lập danh sách và cấp phát cẩm nang cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân, cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng có nhu cầu sử dụng cẩm nang sau khi nhận được cẩm nang.
7. Hỗ trợ chuyển phát kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp
a) Mục tiêu: Năm 2023, hỗ trợ chuyển phát khoảng 10.000 kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp.
b) Đối tượng hỗ trợ: Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa qua mạng thông tin điện tử theo quy định của Luật Doanh nghiệp
c) Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ 100% kinh phí chuyển phát kết quả thực hiện các thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp đến trụ sở làm việc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
d) Điều kiện hỗ trợ: Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có nhu cầu hỗ trợ nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp tại trụ sở làm việc của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
đ) Phân công nhiệm vụ: Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan hỗ trợ; có trách nhiệm lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển phát đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định hiện hành của pháp luật; phối hợp với đơn vị chuyển phát được lựa chọn chuyển phát kết quả thực hiện thủ tục hành chính đảm bảo đúng đối tượng và điều kiện hỗ trợ theo quy định.
a) Mục tiêu: Năm 2023, có khoảng 2.900 doanh nghiệp được hỗ trợ sử dụng chữ ký số.
b) Đối tượng hỗ trợ: Doanh nghiệp đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo quy định của Luật Doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng chữ ký số trong năm đầu hoạt động.
c) Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ kinh phí sử dụng 01 chữ ký số trong năm đầu hoạt động, mỗi doanh nghiệp được hỗ trợ một lần, mức hỗ trợ tối đa 1,2 triệu đồng/chữ ký số/doanh nghiệp.
d) Điều kiện hỗ trợ: Doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng chữ ký số trong năm đầu hoạt động; tại thời điểm nhận hỗ trợ chữ ký số, tình trạng pháp lý của doanh nghiệp phải ở trạng thái đang hoạt động trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
đ) Phân công nhiệm vụ: Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan hỗ trợ; có trách nhiệm lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ chữ ký số đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định hiện hành của pháp luật; phối hợp với đơn vị cung cấp dịch vụ chữ ký số được lựa chọn để cung cấp chữ ký số đảm bảo đúng đối tượng và điều kiện hỗ trợ theo quy định.
a) Đối tượng hỗ trợ: Doanh nghiệp đã thành lập và đang hoạt động kinh doanh tại tỉnh Thanh Hóa theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
b) Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ không thu phí kết nối, chia sẻ thông tin, giới thiệu, quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và Trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh (trừ các cơ quan, đơn vị thông tấn, truyền thông).
c) Điều kiện hỗ trợ: Doanh nghiệp có nhu cầu kết nối, chia sẻ thông tin, quảng bá, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và Trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh; các sản phẩm được chia sẻ, quảng bá, giới thiệu trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và Trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh phải do các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trực tiếp sản xuất.
d) Phân công nhiệm vụ:
- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ngành, địa phương hỗ trợ doanh nghiệp liên kết Trang thông tin điện tử của doanh nghiệp với Cổng thông tin điện tử của tỉnh và Trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh để chia sẻ thông tin, quảng bá, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp đã có Trang thông tin điện tử.
- Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh và các sở, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp để chia sẻ thông tin, quảng bá, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và Trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh đối với các doanh nghiệp chưa có Trang thông tin điện tử.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Dự kiến tổng kinh phí: 14.968.145.000 đồng (Bằng chữ: mười bốn tỷ, chín trăm sáu mươi tám triệu, một trăm bốn mươi lăm nghìn đồng), trong đó:
- Hỗ trợ tư vấn chuyên sâu cho các doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận thị trường xuất khẩu mới: 2.500.000.000 đồng.
- Hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa: 550.000.000 đồng.
- Hỗ trợ kinh phí tư vấn chuyển đổi số và áp dụng công nghệ số: 2.420.000.000 đồng.
- Bồi dưỡng kiến thức về khởi sự doanh nghiệp: 2.726.520.000 đồng.
- Bồi dưỡng kiến thức về quản trị doanh nghiệp: 2.908.625.000 đồng.
- In ấn, cung cấp miễn phí cẩm nang hướng dẫn về trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp, quy trình thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử và một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp: 90.000.000 đồng.
- Hỗ trợ chuyển phát kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp: 268.000.000 đồng.
- Hỗ trợ sử dụng chữ ký số: 3.505.000.000 đồng.
2. Nguồn kinh phí: Nguồn kinh phí dành cho Chương trình phát triển doanh nghiệp trong dự toán ngân sách tỉnh năm 2023.
1. Sở Công Thương
- Tổ chức tuyên truyền, lập dự toán kinh phí hỗ trợ tư vấn chuyên sâu cho các doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận thị trường xuất khẩu mới, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt để triển khai thực hiện.
- Trên cơ sở dự toán kinh phí hỗ trợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức triển khai các bước hỗ trợ doanh nghiệp theo quy định.
- Tổng hợp, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ theo quy định.
2. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh
- Tổ chức tuyên truyền, lập dự toán kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt để triển khai thực hiện.
- Trên cơ sở dự toán kinh phí hỗ trợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức triển khai các bước hỗ trợ doanh nghiệp theo quy định.
- Tổng hợp, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ theo quy định.
- Hỗ trợ chia sẻ thông tin, quảng bá, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và Trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh theo quy định
3. Sở Thông tin và Truyền thông
- Tổ chức tuyên truyền, lập dự toán kinh phí hỗ trợ kinh phí tư vấn chuyển đổi số và áp dụng công nghệ số, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt để triển khai thực hiện.
- Trên cơ sở dự toán kinh phí hỗ trợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức triển khai các bước hỗ trợ doanh nghiệp theo quy định.
- Tổng hợp, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ theo quy định.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Lập dự toán kinh phí: Hỗ trợ bồi dưỡng kiến thức về khởi sự doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp; in ấn, cung cấp miễn phí cẩm nang hướng dẫn về trình tự thủ tục đăng ký doanh nghiệp, quy trình thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử và một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; hỗ trợ chuyển phát kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp; hỗ trợ sử dụng chữ ký số, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt để triển khai thực hiện.
- Trên cơ sở dự toán kinh phí hỗ trợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức triển khai các bước hỗ trợ doanh nghiệp theo quy định.
- Tổng hợp, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ theo quy định. Định kỳ tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh kết quả thực hiện nhiệm vụ của các sở, ngành, địa phương, đơn vị được giao theo kế hoạch này.
5. Sở Tài chính
- Chủ trì thẩm định dự toán, kế hoạch lựa chọn nhà thầu do các đơn vị lập, báo cáo UBND tỉnh xem xét, phê duyệt để thực hiện.
- Hướng dẫn các đơn vị có liên quan về hồ sơ, thủ tục thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ theo quy định.
6. Cục Thuế tỉnh
- Tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách, pháp luật về thuế, nhất là các chính sách hỗ trợ miễn, giảm, gia hạn, khoanh nợ, xóa nợ thuế,... gắn với chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2026 theo Nghị quyết số 214/2022/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh và Kế hoạch này.
- Chỉ đạo các Chi cục Thuế phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố trong công tác chiêu sinh và lập danh sách học viên tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức về khởi sự doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp trên địa bàn quản lý theo Kế hoạch này.
7. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền Nghị quyết số 214/2022/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh và Kế hoạch này đến cộng đồng doanh nghiệp, hộ kinh doanh và Nhân dân trên địa bàn quản lý; hỗ trợ doanh nghiệp liên kết Trang thông tin điện tử của doanh nghiệp với Trang thông tin điện tử của UBND huyện, thị xã, thành phố để kết nối, chia sẻ thông tin, quảng bá, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp trên Trang thông tin điện tử theo quy.
- Trên cơ sở chỉ tiêu số lớp bồi dưỡng, số học viên tham dự các lớp bồi dưỡng kiến thức về khởi sự doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp tại Kế hoạch này, chủ trì phối hợp với cơ quan thuế, đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng được lựa chọn và các doanh nghiệp trên địa bàn tổ chức chiêu sinh và lập danh sách học viên tham dự lớp bồi dưỡng; phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo triển khai có hiệu quả các lớp bồi dưỡng trên địa bàn.
- Thành lập Tổ giám sát để giám sát, theo dõi các lớp đào tạo trên địa bàn đảm bảo học viên tham gia các lớp đào tạo đúng số lượng, đối tượng, thành phần; chịu trách nhiệm về số lượng, đối tượng học viên và số lớp, thời gian thực hiện theo kế hoạch này. Chủ động bố trí kinh phí thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, chiêu sinh học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng trên địa bàn, nhằm cung cấp kiến thức, kinh nghiệm và nâng cao kỹ năng vận hành, quản lý doanh nghiệp, trình độ quản trị sản xuất kinh doanh, góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển doanh nghiệp năm 2023 trên địa bàn.
8. Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các cơ quan thông tin đại chúng: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền các nội dung, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị định số 80/2021/NĐ-CP của Chính phủ; Nghị quyết số 214/2022/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh; Quyết định số 3487/QĐ-UBND ngày 07/9/2021 của UBND tỉnh và Kế hoạch này gắn với tuyên truyền về vị trí, vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, cấp ủy, chính quyền các cấp và cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân về công tác phát triển doanh nghiệp; dành thời lượng phù hợp, bổ sung các chuyên trang, chuyên mục về công tác hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.
9. Văn phòng UBND tỉnh và các sở, ngành, đơn vị liên quan: Tuyên truyền thực hiện có hiệu quả Nghị định số 80/2021/NĐ-CP của Chính phủ; Nghị quyết số 214/2022/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh và Kế hoạch này đến cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, hộ kinh doanh và Nhân dân để kịp thời nắm bắt, tiếp cận; hỗ trợ doanh nghiệp liên kết trang thông tin điện tử của doanh nghiệp với Cổng thông tin điện tử của tỉnh và Trang thông tin điện tử của sở, ban, ngành để kết nối, chia sẻ thông tin, quảng bá, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp trên Cổng thông tin và Trang thông tin điện tử theo quy định.
10. Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ
- Trên cơ sở hợp đồng cung cấp dịch vụ đã ký kết với đơn vị được giao hỗ trợ tại Kế hoạch này xây dựng chương trình, kế hoạch, triển khai các dịch vụ được giao đảm bảo chất lượng, tiến độ, thời gian theo yêu cầu.
- Khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan chức năng, tổ chức cung cấp dịch vụ có trách nhiệm cung cấp các thông tin, tài liệu theo yêu cầu và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, đầy đủ cơ sở pháp lý của hồ sơ, chứng từ theo quy định của pháp luật. Định kỳ, hàng tháng báo cáo đơn vị được giao hỗ trợ tại Kế hoạch này kết quả triển khai thực hiện.
11. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, hiệp hội doanh nghiệp, VCCI Thanh Hóa tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội dung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị định số 80/2021/NĐ-CP của Chính phủ; Nghị quyết số 214/2022/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh; Quyết định số 3487/QĐ-UBND ngày 07/9/2021 của UBND tỉnh và Kế hoạch này đến cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và Nhân dân trên địa bàn tỉnh để nắm bắt, tiếp cận và thực hiện chính sách hỗ trợ.
Yêu cầu Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này; định kỳ vào ngày 10 tháng 6 và ngày 10 tháng 12 năm 2023, báo cáo kết quả thực hiện gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định./.
| KT. CHỦ TỊCH |
CHỈ TIÊU BỒI DƯỠNG VỀ KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 10/02/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Số TT | Đơn vị chiêu sinh | Số lớp đào tạo | Số học viên/lớp | Tổng số học viên |
| Tổng cộng | 77 | 50 | 3.850 |
1 | Thành phố Thanh Hóa | 24 | 50 | 1.200 |
2 | Thị xã Bỉm Sơn | 1 | 50 | 50 |
3 | Huyện Đông Sơn | 2 | 50 | 100 |
4 | Huyện Thiệu Hóa | 2 | 50 | 100 |
5 | Huyện Thọ Xuân | 3 | 50 | 150 |
6 | Huyện Yên Định | 3 | 50 | 150 |
7 | Huyện Triệu Sơn | 3 | 50 | 150 |
8 | Huyện Vĩnh Lộc | 2 | 50 | 100 |
9 | Huyện Nông Cống | 2 | 50 | 100 |
10 | Huyện Hà Trung | 2 | 50 | 100 |
11 | Thành phố Sầm Sơn | 3 | 50 | 150 |
12 | Huyện Hoằng Hóa | 3 | 50 | 150 |
13 | Huyện Hậu Lộc | 2 | 50 | 100 |
14 | Huyện Nga Sơn | 2 | 50 | 100 |
15 | Huyện Quảng Xương | 3 | 50 | 150 |
16 | Thị xã Nghi Sơn | 3 | 50 | 150 |
17 | Huyện Thạch Thành | 2 | 50 | 100 |
18 | Huyện Cẩm Thủy | 2 | 50 | 100 |
19 | Huyện Bá Thước | 2 | 50 | 100 |
20 | Huyện Ngọc Lặc | 2 | 50 | 100 |
21 | Huyện Như Thanh | 2 | 50 | 100 |
22 | Huyện Như Xuân | 2 | 50 | 100 |
23 | Huyện Thường Xuân | 1 | 50 | 50 |
24 | Huyện Lang Chánh | 1 | 50 | 50 |
25 | Huyện Quan Hóa | 1 | 50 | 50 |
26 | Huyện Quan Sơn | 1 | 50 | 50 |
27 | Huyện Mường Lát | 1 | 50 | 50 |
CHỈ TIÊU BỒI DƯỠNG VỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 10/02/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Số TT | Đơn vị chiêu sinh | Số lớp đào tạo | Số học viên/lớp | Tổng số học viên |
| Tổng cộng | 77 | 50 | 3.850 |
1 | Thành phố Thanh Hóa | 25 | 50 | 1.250 |
2 | Thị xã Bỉm Sơn | 1 | 50 | 50 |
3 | Huyện Đông Sơn | 2 | 50 | 100 |
4 | Huyện Thiệu Hóa | 2 | 50 | 100 |
5 | Huyện Thọ Xuân | 3 | 50 | 150 |
6 | Huyện Yên Định | 3 | 50 | 150 |
7 | Huyện Triệu Sơn | 2 | 50 | 100 |
8 | Huyện Vĩnh Lộc | 2 | 50 | 100 |
9 | Huyện Nông Cống | 2 | 50 | 100 |
10 | Huyện Hà Trung | 2 | 50 | 100 |
11 | Thành phố Sầm Sơn | 3 | 50 | 150 |
12 | Huyện Hoằng Hóa | 3 | 50 | 150 |
13 | Huyện Hậu Lộc | 2 | 50 | 100 |
14 | Huyện Nga Sơn | 2 | 50 | 100 |
15 | Huyện Quảng Xương | 3 | 50 | 150 |
16 | Thị xã Nghi Sơn | 3 | 50 | 150 |
17 | Huyện Thạch Thành | 2 | 50 | 100 |
18 | Huyện Cẩm Thủy | 2 | 50 | 100 |
19 | Huyện Bá Thước | 2 | 50 | 100 |
20 | Huyện Ngọc Lặc | 2 | 50 | 100 |
21 | Huyện Như Thanh | 2 | 50 | 100 |
22 | Huyện Như Xuân | 2 | 50 | 100 |
23 | Huyện Thường Xuân | 1 | 50 | 50 |
24 | Huyện Lang Chánh | 1 | 50 | 50 |
25 | Huyện Quan Hóa | 1 | 50 | 50 |
26 | Huyện Quan Sơn | 1 | 50 | 50 |
27 | Huyện Mường Lát | 1 | 50 | 50 |
HỖ TRỢ CẨM NANG HƯỚNG DẪN VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP; QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP QUA MẠNG ĐIỆN TỬ VÀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 10/02/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh)
STT | Đơn vị nhận và cấp phát cẩm nang | Quyển | Ghi chú |
| Tổng cộng | 3.000 |
|
1 | Huyện Lang Chánh | 20 |
|
2 | Huyện Cẩm Thủy | 90 |
|
3 | Huyện Đông Sơn | 10 |
|
4 | Huyện Hậu Lộc | 130 |
|
5 | Huyện Nga Sơn | 130 |
|
6 | Huyện Thiệu Hóa | 80 |
|
7 | Huyện Quan Hóa | 80 |
|
8 | Thành phố Thanh Hóa | 400 |
|
9 | Huyện Hoằng Hóa | 200 |
|
10 | Huyện Vĩnh Lộc | 100 |
|
11 | Thị xã Nghi Sơn | 100 |
|
12 | Huyện Quan Sơn | 40 |
|
13 | Huyện Bỉm Sơn | 220 |
|
14 | Huyện Yên Định | 150 |
|
15 | Huyện Quảng Xương | 220 |
|
16 | Huyện Bá Thước | 100 |
|
17 | Huyện Triệu Sơn | 120 |
|
18 | Huyện Ngọc Lặc | 30 |
|
19 | Huyện Thạch Thành | 100 |
|
20 | Huyện Hà Trung | 100 |
|
21 | Huyện Nông Cống | 130 |
|
22 | Thành phố Sầm Sơn | 100 |
|
23 | Huyện Thọ Xuân | 100 |
|
24 | Huyện Như Thanh | 100 |
|
25 | Huyện Như Xuân | 30 |
|
26 | Huyện Thường Xuân | 100 |
|
27 | Huyện Mường Lát | 20 |
|
- 1 Thông tư 02/2015/TT-BLĐTBXH quy định mức lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở dự toán gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian sử dụng vốn nhà nước do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp