ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 233/KH-UBND | An Giang, ngày 26 tháng 4 năm 2022 |
Căn cứ Quyết định số 142/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình “Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030” (sau đây gọi là Chương trình).
Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh An Giang xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 142/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như sau:
1. Triển khai thực hiện tốt, có hiệu quả Quyết định số 142/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số (DTTS) trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh, phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc; nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục và đào tạo (GDĐT); thực hiện tốt công tác dạy và học tiếng Khmer và tiếng Chăm, bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc trong tỉnh.
3. Tiếp tục quan tâm đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên, cơ sở vật chất, sách giáo khoa (SGK) và tài liệu dạy học, huy động các nguồn lực để thực hiện hiệu quả, sâu rộng việc nâng cao chất lượng dạy học tiếng DTTS nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh dân tộc được đến trường, hạn chế thấp nhất việc học sinh bỏ học, thực hiện tốt việc đổi mới chương trình SGK 2018 tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn có đông học sinh là người dân tộc.
4. Đảm bảo nội dung giáo dục tự chọn tiếng dân tộc tại một số đơn vị đáp ứng nhu cầu của học sinh, phụ huynh và địa phương theo đúng Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) 2018, đảm bảo có đầy đủ SGK, tài liệu hướng dẫn dạy và học cho giáo viên và học sinh để giảng dạy và học tập.
1. Mục tiêu đến năm 2025
a) Hình thành phát triển năng lực
- Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh theo CTGDPT 2018; bồi dưỡng tình yêu tiếng nói, chữ viết tiếng Khmer và tiếng Chăm cho học sinh dân tộc nhằm giúp học sinh có ý thức bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
- Giúp học sinh phát triển kĩ năng sử dụng tiếng Khmer và tiếng Chăm, các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, mở rộng hiểu biết về văn hóa của đồng bào Khmer và Chăm, bồi dưỡng tinh thần đoàn kết dân tộc và ý thức công dân.
- Thực hiện có hiệu quả CTGDPT 2018 môn tiếng Khmer và tiếng Chăm, đảm bảo mục tiêu phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh.
b) Triển khai và sử dụng SGK mới ở cấp tiểu học
- Trang bị đầy đủ SGK, tài liệu hướng dẫn dạy học bậc tiểu học đối với tiếng Khmer và tiếng Chăm đã được ban hành chương trình môn học; đảm bảo đủ 100% SGK, tài liệu hướng dẫn dạy học bậc tiểu học đối với tiếng Khmer và Chăm trên địa bàn tỉnh.
- Vận dụng linh hoạt chương trình SGK giảng dạy tiếng Chăm của Bộ GDĐT phù hợp với địa phương An Giang.
- Tăng cường hoạt động Hội đồng bộ môn tiếng DTTS cấp tiểu học và trung học nhằm tư vấn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng DTTS trong CTGDPT.
- Đảm bảo đủ giáo viên tiếng Khmer, trong đó 60% giáo viên có trình độ chuẩn được đào tạo; 100% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy học tiếng Khmer và Chăm được bồi dưỡng nâng cao năng lực.
2. Mục tiêu đến năm 2030
- Tiếp tục thực hiện chương trình dạy học tiếng Khmer và tiếng Chăm tại các trường Dân tộc nội trú (ngoại ngữ 2) cho học sinh; lựa chọn SGK, tài liệu hướng dẫn dạy học bậc trung học đối với tiếng Khmer; SGK, tài liệu hướng dẫn dạy học bậc tiểu học đối với tiếng Khmer và tiếng Chăm; bảo đảm đủ 100% SGK, tài liệu hướng dẫn dạy học đối với các tiếng Khmer và tiếng Chăm.
- Phấn đấu đạt 80% giáo viên dạy tiếng Khmer có trình độ chuẩn được đào tạo; 100% CBQL giáo dục có liên quan về dạy học tiếng Khmer và tiếng Chăm được bồi dưỡng nâng cao năng lực.
1. Tổ chức triển khai dạy học
- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về việc triển khai thực hiện Quyết định số 142/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; đảm bảo sự thống nhất tổ chức triển khai dạy học tiếng Khmer tại các trường tiểu học, trung học cơ sở (THCS) vùng có đông học sinh dân tộc Khmer có nhu cầu học tiếng mẹ đẻ để bảo tồn tiếng nói, chữ viết để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và tiếng Chăm ở một số trường tiểu học trên địa bàn có đông đồng bào dân tộc Chăm sinh sống trong tỉnh.
- Đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, trường lớp, SGK, tài liệu hướng dẫn, thiết bị dạy học theo quy định để tổ chức dạy học tiếng Khmer và tiếng Chăm; có giáo viên dạy tiếng Khmer đạt chuẩn trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo lộ trình quy định của Luật Giáo dục năm 2019; CBQL và giáo viên dạy học tiếng Khmer và tiếng Chăm được tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, SGK và phương pháp dạy học. Đối với giáo viên dạy tiếng Chăm sẽ tiếp tục thỉnh giảng các “tri thức địa phương” đồng thời bồi dưỡng và tuyển dụng giáo viên đạt chuẩn để giảng dạy tại địa phương; có lộ trình để đào tạo và bồi dưỡng giáo viên hoặc đào tạo lại khi có trường đại học chuyên ngành chiêu sinh.
2. Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018
- Đáp ứng yêu cầu của CTGDPT 2018 môn tiếng Khmer, tiếng Chăm theo định hướng đảm bảo phát triển phẩm chất, năng lực và giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực nghe, nói, đọc, viết môn tiếng Khmer, tiếng Chăm.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và thực hiện CTGDPT 2018 môn tiếng Khmer và tiếng Chăm giai đoạn 2021-2030 và các năm tiếp theo.
- Chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch năm học đối với giáo dục dân tộc phù hợp với tình hình thực tế tại các địa phương; tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh tham gia dạy và học trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, vừa đảm bảo sức khỏe vừa hoàn thành chương trình môn học tiếng Khmer, Chăm đảm bảo chất lượng.
1. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình, SGK mới được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành.
2. Hàng năm, căn cứ nhiệm vụ tại Chương trình, SGK mới các đơn vị xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện, tổng hợp chung vào dự toán ngân sách hàng năm của địa phương trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
3. Nguồn tài trợ, viện trợ của của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn tài chính hợp pháp khác.
- Xây dựng kế hoạch tập huấn, triển khai cách sử dụng SGK mới cho toàn thể giáo viên dạy học tiếng Khmer, Chăm tại các trường phổ thông (có dạy tiếng DTTS) và các trường phổ thông Dân tộc nội trú; đề xuất Bộ GDĐT khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân tiêu biểu có thành tích trong việc nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng DTTS; tổ chức góp ý chương trình, nội dung SGK, tài liệu dạy học tiếng Khmer và tiếng Chăm; lựa chọn SGK phù hợp với các quy định hiện hành.
- Tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, tự học, chủ động sáng tạo của người học, học đi đôi với hành, lí thuyết gắn liền với thực tiễn; bảo đảm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, tránh lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; chuyển từ học trên lớp sang hình thức học tập đa dạng, học trực tuyến, tự học…
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và công tác giáo dục dân tộc; rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu SGK và tài liệu hướng dẫn dạy học để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập, dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập; giáo viên nhận xét, đánh giá, kết luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát và tổng hợp nội dung báo cáo từ các cơ sở giáo dục phổ thông để thực hiện tốt việc thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất trong quá trình triển khai thực hiện chương trình về Bộ GDĐT, UBND tỉnh.
Chủ trì, phối hợp với các ngành, cơ quan liên quan trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, dự án, đề án hỗ trợ giữ gìn và phát triển tiếng nói, chữ viết của DTTS; tuyên truyền, vận động cộng đồng và phát huy vai trò của trí thức dân tộc, người có uy tín tham gia vào việc dạy học tiếng nói, chữ viết của DTTS trong đó có tiếng Khmer và tiếng Chăm.
- Tham mưu phê duyệt kế hoạch tuyển dụng giáo viên dạy tiếng Khmer, tiếng Chăm (nếu có) ở cấp tiểu học và cấp THCS theo nhu cầu tuyển dụng của các cơ sở giáo dục.
- Thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng hàng năm đối với cán bộ theo quy định hiện hành.
- Tham mưu bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành, nguồn xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác.
- Hàng năm, căn cứ nhiệm vụ tại Kế hoạch, các sở, ban, ngành và địa phương xây dựng Kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện, tổng hợp chung vào dự toán ngân sách hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
Chủ trì, phối hợp với Sở GDĐT tổ chức các hoạt động khôi phục, bảo tồn và phát triển tiếng nói, chữ viết, ngữ văn dân gian của đồng bào DTTS từ các Chương trình, dự án của ngành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
6. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc rà soát nhu cầu học tập tiếng Khmer, tiếng Chăm của các em học sinh dân tộc, tổ chức triển khai dạy học tiếng Khmer, tiếng Chăm tại các trường tiểu học và THCS chưa được triển khai tổ chức dạy học.
- Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về dạy học tiếng DDTS trong đồng bào Khmer, Chăm; tăng cường công tác quản lý để tổ chức dạy và học tiếng Khmer, Chăm đáp ứng nhu cầu với việc học tập của học sinh.
- Phê duyệt nhu cầu tuyển dụng giáo viên dạy tiếng Khmer, tiếng Chăm của các đơn vị trực thuộc để đảm bảo số lượng và chất lượng về việc tổ chức dạy học.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có phát sinh, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở GDĐT để tổng hợp, báo cáo tham mưu UBND tỉnh kịp thời xem xét, chỉ đạo./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2021 về nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trong các trường phổ thông tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- 2 Kế hoạch 123/KH-UBND năm 2021 về tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng dạy và học giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 3 Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình “Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030” do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 4 Kế hoạch 115/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình “Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong Chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 5 Kế hoạch 4866/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Chương trình “Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 6 Kế hoạch 171/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình "Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030" trên địa bàn thành phố Cần Thơ