ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2340/KH-UBND | Kon Tum, ngày 26 tháng 9 năm 2016 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
Thực hiện Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020; Công văn số 4108/BCT-KHCN ngày 13/5/2016 của Bộ Công Thương về việc xây dựng kế hoạch 2017 thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn, UBND tỉnh Kon Tum xây dựng Kế hoạch thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (SXSH) trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016 - 2020, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 và Quyết định số 835/QĐ-UBND ngày 24/10/2013 của UBND tỉnh Kon Tum về Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Tạo cơ sở pháp lý để hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đầu tư cải tiến công nghệ, đổi mới máy móc thiết bị áp dụng SXSH. Sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, nguyên, nhiên, vật liệu nhằm giảm tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình sản xuất. Đẩy mạnh áp dụng SXSH trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Khuyến khích, hỗ trợ áp dụng SXSH tại các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người và bảo đảm phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh.
2. Mục tiêu cụ thể
- 90% cơ sở sản xuất công nghiệp có tiềm năng áp dụng SXSH được tuyên truyền, phổ biến về SXSH và nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH trong công nghiệp.
- 50% cơ sở sản xuất công nghiệp có tiềm năng tiến hành áp dụng SXSH và tiết kiệm từ 8 - 13% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm.
- 90% doanh nghiệp vừa có bộ phận chuyên trách về SXSH.
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Tiếp tục nâng cao nhận thức và năng lực áp dụng SXSH trong công nghiệp
a) Công tác tuyên truyền
- Đa dạng hóa hình thức thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về lợi ích áp dụng SXSH trong công nghiệp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; in ấn, biên tập, phát hành tài liệu, sổ tay, tờ rơi, panô, áp phích.
- Kết hợp công tác tuyên truyền về SXSH với tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nhằm tạo hiệu quả tuyên truyền song song trong nhận thức của cơ sở sản xuất công nghiệp về mối liên kết giữa việc áp dụng SXSH với việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Xây dựng các phóng sự, chuyên đề, tin bài trên Đài Phát thanh và Truyền hình Kon Tum, Báo Kon Tum, các Trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp về lợi ích của SXSH, về các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng thành công SXSH vào sản xuất,...
b) Đào tạo, nâng cao năng lực áp dụng SXSH trong công nghiệp
- Tổ chức hội thảo phổ biến kiến thức về SXSH; hội nghị trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh về việc áp dụng SXSH, sử dụng các công nghệ sạch, thân thiện với môi trường trong sản xuất.
- Tổ chức các khóa tập huấn chuyên sâu nâng cao năng lực quản lý, nhận thức và năng lực áp dụng cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, đủ năng lực tư vấn, hướng dẫn, thực hiện SXSH tại các cơ sở sản xuất công nghiệp.
- Cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo giảng viên, tư vấn về SXSH nâng cao khả năng chuyên môn, năng lực tư vấn, quản lý và triển khai SXSH; tổ chức đào tạo nâng cao năng lực về SXSH cho cán bộ phụ trách SXSH tại các huyện, thành phố.
2. Tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật về áp dụng SXSH cho các cơ sở sản xuất công nghiệp để nâng cao năng lực chủ động nghiên cứu, áp dụng SXSH vào sản xuất.
- Xây dựng, phổ biến các hướng dẫn kỹ thuật về áp dụng SXSH cho các ngành nghề sản xuất, ưu tiên các ngành công nghiệp mũi nhọn và các ngành nghề sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm cao trên địa bàn tỉnh.
- Mỗi năm, hỗ trợ từ 2 - 3 cơ sở thực hiện đánh giá nhanh, đánh giá chi tiết và tư vấn kỹ thuật SXSH; đầu tư máy móc, thiết bị sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; ứng dụng công nghệ SXSH; xử lý ô nhiễm môi trường cho các cơ sở sản xuất công nghiệp.
- Mỗi năm, đề nghị Bộ Công Thương xem xét, hỗ trợ thực hiện từ ngân sách Trung ương 1 - 2 mô hình trình diễn về SXSH cho các cơ sở sản xuất công nghiệp đặc trưng của tỉnh.
- Cấp Giấy chứng nhận áp dụng SXSH trong công nghiệp cho các cơ sở sản xuất tự nguyện áp dụng SXSH và đánh giá được lợi ích mà SXSH mang lại.
4. Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về SXSH
Xây dựng cơ sở dữ liệu, chuyên mục về SXSH trong công nghiệp trên trang thông tin điện tử của Sở Công Thương (cơ sở dữ liệu các cơ sở sản xuất điển hình về áp dụng SXSH; hiện trạng công nghệ; mức tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu, năng lượng…).
Duy trì và phát huy hiệu quả chuyên mục về SXSH trong công nghiệp trên website của Sở Công Thương nhằm tạo điều kiện cho cơ sở sản xuất công nghiệp khai thác, cập nhật thông tin về SXSH.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Nguồn ngân sách Trung ương; ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn khác theo quy định hiện hành về Luật Ngân sách và quy định của Chính phủ, Thông tư liên tịch của Bộ, ngành Trung ương về việc triển khai Chiến lược sản xuất sạch hơn đến năm 2020.
2. Hàng năm, căn cứ nội dung Kế hoạch, trên cơ sở đăng ký của các cơ quan, đơn vị hoặc căn cứ vào điều kiện thực tế sản xuất của các cơ sở trên địa bàn tỉnh, Sở Công Thương chủ trì xây dựng nhiệm vụ, dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Công Thương: Là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động SXSH trên địa bàn; chủ trì, tham mưu tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động SXSH trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020. Hàng năm phê duyệt các nhiệm vụ, đề án thực hiện theo Kế hoạch đã được UBND tỉnh ban hành; thường xuyên theo dõi, rà soát cơ chế, chính sách, đề xuất UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung, ban hành cho phù hợp điều kiện thực tế từng giai đoạn và nâng cao hiệu quả hoạt động SXSH trong công nghiệp; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng năm và theo yêu cầu của UBND tỉnh, Bộ Công Thương; tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch từng năm và cả giai đoạn.
2. Sở Tài chính: Căn cứ khả năng nguồn vốn ngân sách nhà nước hàng năm, chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí hỗ trợ, triển khai có hiệu quả các nội dung nhiệm vụ của Kế hoạch.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham mưu trình các cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt các Chương trình, dự án,... Huy động và lồng ghép các nguồn lực đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường: Lồng ghép các nhiệm vụ của Kế hoạch SXSH vào kế hoạch, chương trình bảo vệ môi trường của tỉnh. Cân đối, bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường được UBND tỉnh giao hàng năm, các nguồn vốn tài trợ khác hỗ trợ triển khai thực hiện các hoạt động SXSH có liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
5. Sở Khoa học và Công nghệ: Tổ chức triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ theo hướng công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi trường trên từng lĩnh vực. Hỗ trợ kinh phí từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ cho các cơ sở sản xuất công nghiệp để nghiên cứu đổi mới công nghệ SXSH, công nghệ tiết kiệm năng lượng và thực hiện các chương trình, đề tài, dự án khoa học và công nghệ về SXSH.
6. Ban quản lý Khu Kinh tế tỉnh, Trung tâm phát triển Cụm công nghiệp các huyện, thành phố: Phối hợp Sở Công Thương tuyên truyền, phổ biến Kế hoạch SXSH trong công nghiệp đến các cơ sở sản xuất trong khu, cụm công nghiệp; hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch và thực hiện các biện pháp SXSH.
7. Đài Phát thanh - Truyền hình Kon Tum, Báo Kon Tum: Chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan thường xuyên đưa tin, bài, phóng sự,... tuyên truyền sâu, rộng về lợi ích của SXSH, các điển hình áp dụng SXSH trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phối hợp với Sở Công Thương xây dựng một số chương trình tuyên truyền về SXSH khi có yêu cầu.
8. UBND các huyện, thành phố: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý của mình, có trách nhiệm phối hợp với Sở Công Thương triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ trong Kế hoạch này.
9. Các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn:
Tích cực tham gia các hoạt động SXSH do cơ quan có thẩm quyền tổ chức. Xây dựng kế hoạch và triển khai áp dụng SXSH, từng bước thực hiện áp dụng các giải pháp SXSH vào sản xuất tại đơn vị, phấn đấu đến năm 2020, các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng SXSH tiết kiệm được từ 8 - 13% mức năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu tiêu thụ.
Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp đã áp dụng SXSH, định kỳ hàng năm báo cáo đánh giá hiệu quả việc áp dụng SXSH tại đơn vị gửi về Sở Công Thương (trước ngày 30/11 hàng năm) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Công Thương.
10. Ngoài nhiệm vụ được phân công, các sở, ngành, đơn vị chức năng liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể theo danh mục công việc được ban hành kèm theo Kế hoạch này và định kỳ trước ngày 30/11 hàng năm báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất nội dung thực hiện năm tiếp theo gửi về Sở Công Thương tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Công Thương.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh, các cơ quan, đơn vị báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Công Thương) để xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC
CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Kế hoạch số 2340/KH-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2016 của UBND tỉnh Kon Tum)
I - Nâng cao nhận thức và năng lực áp dụng SXSH trong công nghiệp | |||||
TT | Nhiệm vụ | Nội dung | Kết quả dự kiến đạt được | Cơ quan thực hiện | Thời gian thực hiện |
1.1 | Xây dựng và triển khai kế hoạch truyền thông | - Tổ chức các hội thảo trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về SXSH trong công nghiệp (giới thiệu các điển hình áp dụng thành công các giải pháp SXSH vào sản xuất (chú trọng các ngành nghề sản xuất chế biến mủ cao su, gỗ, tinh bột sắn, đường, vật liệu xây dựng (gạch, ngói), khoáng sản. | - Nhận thức rõ hơn về lợi ích và hiệu quả của việc áp dụng SXSH vào sản xuất. - Học hỏi, triển khai thực hiện, lồng ghép nhiều giải pháp SXSH vào sản xuất nhằm mang lại hiệu quả cao hơn. | - Chủ trì: Sở Công Thương - Phối hợp: các sở, ban, ngành có liên quan; cơ quan truyền thông; đơn vị tư vấn, các cơ sở sản xuất | Hàng năm |
- Xây dựng và phát hành các phóng sự, bài viết về hiệu quả áp dụng SXSH trong công nghiệp - Biên tập, in ấn, phát hành tài liệu, sổ tay, tờ rơi, panô, áp phích về SXSH. | - Nâng cao nhận thức cho các cơ sở sản xuất và người lao động. - Nhận thức rõ lợi ích và hiệu quả của SXSH và chủ động áp dụng những giải pháp đơn giản, ít tốn chi phí và mang lại hiệu quả ngay cho đơn vị | - Chủ trì: Sở Công Thương - Phối hợp: Sở Thông tin và Truyền Thông, Báo Kon Tum, Đài PT-TH, cơ sở áp dụng SXSH | Hàng năm | ||
1.2 | Đào tạo, nâng cao năng lực áp dụng SXSH trong công nghiệp | - Tổ chức các khóa tập huấn chuyên sâu về áp dụng SXSH, tiết kiệm năng lượng cho các cơ sở sản xuất công nghiệp (đối tượng là lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật của các cơ sở sản xuất) | Nâng cao nhận thức và kỹ năng áp dụng SXSH vào thực tế sản xuất tại các cơ sở sản xuất | - Chủ trì: Sở Công Thương - Phối hợp: các Sở, Ban, ngành có liên quan; cơ quan truyền thông; đơn vị tư vấn, các cơ sở sản xuất | Hàng năm |
- Tổ chức tập huấn tư vấn, hướng dẫn áp dụng SXSH cho cán bộ phụ trách SXSH trên địa bàn các huyện, thành phố. | Nâng cao trình độ, kỹ năng tư vấn, hướng dẫn triển khai áp dụng SXSH cho cán bộ quản lý trên địa bàn tỉnh | - Chủ trì: Sở Công Thương - Phối hợp: các Sở, Ban, ngành có liên quan; cơ quan truyền thông; đơn vị tư vấn | Hàng năm | ||
II - Hỗ trợ kỹ thuật về áp dụng SXSH cho các cơ sở sản xuất công nghiệp để nâng cao năng lực chủ động nghiên cứu, áp dụng SXSH vào sản xuất. | |||||
| Hỗ trợ kỹ thuật về áp dụng SXSH cho các cơ sở sản xuất công nghiệp | - Hỗ trợ từ 2-3 cơ sở/năm thực hiện đánh giá nhanh, đánh giá chi tiết và tư vấn kỹ thuật SXSH - Hỗ trợ thực hiện từ ngân sách Trung ương 1-2 mô hình trình diễn về SXSH cho các cơ sở sản xuất công nghiệp đặc trưng của tỉnh. | Tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu và năng lượng cho các cơ sở sản xuất | - Chủ trì: Sở Công Thương - Phối hợp: UBND các huyện, thành phố; cơ quan truyền thông; đơn vị tư vấn, các cơ sở sản xuất | Hàng năm |
III - Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về SXSH | |||||
| Xây dựng cơ sở dữ liệu về SXSH tỉnh Kon Tum | - Mở chuyên mục về SXSH trong công nghiệp trên trang thông tin điện tử của Sở Công Thương (Cơ sở dữ liệu các cơ sở sản xuất điển hình về áp dụng SXSH; hiện trạng công nghệ; mức tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu, năng lượng...) - Duy trì và phát huy hiệu quả chuyên mục về SXSH trong công nghiệp trên website của Sở Công Thương. | - Tạo điều kiện cho cơ sở sản xuất công nghiệp khai thác, cập nhật thông tin về SXSH. | - Chủ trì: Sở Công Thương - Phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông; các Sở, ngành có liên quan | Hàng năm |
- 1 Quyết định 3182/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La, giai đoạn 2016-2020
- 2 Kế hoạch 157/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020
- 3 Kế hoạch 2549/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn do Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành
- 4 Kế hoạch 93/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016-2020
- 5 Công văn 4108/BCT-KHCN năm 2016 xây dựng kế hoạch 2017 thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp do Bộ Công Thương ban hành
- 6 Kế hoạch 4282/KH-UBND năm 2015 về thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020
- 7 Quyết định 835/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 8 Quyết định 1759/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn Hải Phòng đến năm 2020
- 9 Quyết định 1419/QĐ-TTg năm 2009 về phê duyệt “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 1 Quyết định 1759/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn Hải Phòng đến năm 2020
- 2 Kế hoạch 4282/KH-UBND năm 2015 về thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020
- 3 Kế hoạch 93/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016-2020
- 4 Kế hoạch 157/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020
- 5 Kế hoạch 2549/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn do Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành
- 6 Quyết định 3182/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La, giai đoạn 2016-2020