Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 236/KH-UBND

Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

ĐO LƯỜNG CHỈ SỐ HÀI LÒNG CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC ĐỐI VỚI SỰ PHỤC VỤ CỦA CÁC SỞ, CƠ QUAN TƯƠNG ĐƯƠNG SỞ, UBND CÁC QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ THUỘC THÀNH PHỐ NĂM 2021

Thực hiện Kế hoạch số 143/KH-UBND, ngày 11/6/2021 của UBND Thành phố về cải thiện, nâng cao mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với chất lượng cung cấp dịch vụ công (SIPAS) giai đoạn 2021 - 2025 của thành phố Hà Nội (Kế hoạch số 143/KH-UBND, ngày 11/6/2021); Kế hoạch số 25/KH-UBND, ngày 22/01/2021 về nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan, đơn vị; cải thiện, nâng cao Chỉ số Hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2021 của thành phố Hà Nội (Kế hoạch số 25/KH-UBND, ngày 22/01/2021), UBND Thành phố ban hành Kế hoạch đo lường Chỉ số Hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của các Sở, cơ quan tương đương Sở, UBND các quận, huyện, thị xã thuộc Thành phố năm 2021 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Thực hiện có hiệu quả đo lường sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của các Sở, cơ quan tương đương Sở, UBND các quận, huyện, thị xã thuộc Thành phố năm 2021 tại Kế hoạch số 143/KH-UBND, ngày 11/6/2021;

- Kết quả, ý nghĩa Chỉ số hài lòng được công bố, thông tin, tuyên truyền kịp thời, đầy đủ tới đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố và người dân, tổ chức để nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm và sự đồng thuận xã hội đối với công tác cải cách hành chính (CCHC);

- Thông qua kết quả đo lường Chỉ số hài lòng, các Sở, cơ quan tương đương Sở, UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục có những giải pháp mới, mang tính đột phá, phù hợp để cải thiện, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công cho cá nhân, tổ chức.

2. Yêu cầu

- Việc triển khai đảm bảo đúng nội dung, tiến độ; đạt mục đích đề ra; đảm bảo tiết kiệm, phù hợp với nguồn lực được phân bổ;

- Có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình triển khai thực hiện;

- Việc điều tra, khảo sát, thu thập thông tin được thực hiện bằng nhiều hình thức, đảm bảo hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của từng sở, ban, ngành và quận, huyện, thị xã;

- Quá trình triển khai được giám sát, kiểm tra chặt chẽ nhằm đảm bảo kết quả khảo sát, đo lường chính xác, khách quan, có chất lượng.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI

1. Đối tượng khảo sát

Cá nhân, người đại diện tổ chức đã trực tiếp thực hiện giao dịch và đã nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tại Bộ phận Một cửa của cơ quan, đơn vị, địa bàn được khảo sát từ ngày 01/01/2021 đến thời điểm khảo sát.

2. Phạm vi, thời gian khảo sát

a) Phạm vi khảo sát:

- Việc khảo sát được tiến hành trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Đơn vị khảo sát: 20 Sở, cơ quan tương đương Sở, 30 quận, huyện, thị xã.

b) Thời gian khảo sát: Bắt đầu từ tháng 10/2021 và tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố trước 31/12/2021.

III. PHIẾU KHẢO SÁT VÀ PHƯƠNG ÁN KHẢO SÁT

1. Mẫu phiếu khảo sát

Căn cứ Mẫu phiếu tại Phụ lục 5 kèm theo Kế hoạch số 143/KH-UBND, ngày 11/6/2021 của UBND Thành phố, xây dựng Mẫu phiếu khảo sát đảm bảo phù hợp với từng lĩnh vực.

2. Cỡ mẫu, số lượng mẫu khảo sát

- Đối với các Sở, cơ quan tương đương Sở là 1.250 phiếu: Mỗi đơn vị sẽ được lựa chọn 02 TTHC (căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị) và phân bổ cỡ mẫu đối với từng TTHC (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Sở Quy hoạch - Kiến trúc sẽ khảo sát các TTHC đang tổ chức tiếp nhận).

- Đối với UBND các quận, huyện, thị xã là 4.800 phiếu:

Tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của quận, huyện, thị xã: khảo sát 03 lĩnh vực và phân bổ cỡ mẫu đối với từng lĩnh vực, gồm: Tư pháp (25 phiếu); Lao động, Thương binh và Xã hội (15 phiếu) và các lĩnh vực khác gồm: Đăng ký kinh doanh, Quản lý đô thị, Văn hóa Thông tin (30 phiếu).

Tại mỗi quận/huyện/thị xã: Chọn 03 đơn vị cấp xã theo nguyên tắc sau: 01 đơn vị cấp xã có trụ sở UBND cấp huyện đóng trên địa bàn và 02 đơn vị theo phân loại đơn vị cấp xã còn lại (lấy số thứ tự thứ 03 trong danh sách sắp xếp abc). Nếu không có số thứ tự thứ 03 thì lấy đơn vị có số thứ tự thứ 02, nếu không có số thứ tự thứ 02 thì lấy đơn vị có số thứ tự 01.

Trường hợp không có đơn vị cấp xã loại 3 thì chuyển lấy đơn vị cấp xã loại 2 (lấy số thứ tự 03, 05, 07 trong danh sách sắp xếp abc). Trường hợp không có đơn vị cấp xã loại 2 thì chuyển lấy đơn vị cấp xã loại 1 (lấy số tự 03, 05, 07 trong danh sách sắp xếp abc). Thực hiện khảo sát đối với 02 lĩnh vực: Hộ tịch và Lao động, Thương binh và Xã hội (30 phiếu/01 đơn vị cấp xã).

(Phân bổ phiếu chi tiết tại Phụ lục kèm theo)

3. Phương án khảo sát

Căn cứ kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố, kết hợp khảo sát trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC (gọi tắt là Bộ phận một cửa) và khảo sát truy hồi qua Bưu điện cụ thể:

- Khảo sát qua Bưu điện: Trên cơ sở danh sách các cá nhân, tổ chức đã hoàn thành giao dịch và nhận kết quả từ 01/01/2021 đến thời điểm khảo sát. Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội lập danh sách đối tượng khảo sát theo công thức chọn mẫu thống nhất, sau đó gửi và thu phiếu qua đường Bưu điện.

- Khảo sát tại Bộ phận một cửa: Trên cơ sở mẫu phiếu và cơ mẫu đã được xác định, trong trường hợp triển khai khảo sát qua Bưu điện chưa đủ số lượng, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội sẽ cử điều tra viên tiến hành điều tra, khảo sát trực tiếp cá nhân, người đại diện tổ chức sau khi hoàn thành giao dịch, nhận kết quả giải quyết TTHC tại bộ phận một cửa.

IV. NỘI DUNG VÀ TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI

TT

Nội dung

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian

1

Xây dựng và ban hành Phương án điều tra, khảo sát

Viện NCPT kinh tế - xã hội Hà Nội

Sở Nội vụ.

Ngay sau khi Thành phố ban hành Kế hoạch

2

Tổ chức trực tuyến Hội nghị tập huấn nghiệp vụ điều tra, khảo sát cho các điều tra viên

Viện NCPT kinh tế - xã hội Hà Nội

Sở Nội vụ.

Trước 25/10/2021

3

Tổ chức điều tra, khảo sát

Viện NCPT kinh tế - xã hội Hà Nội

- Sở Nội vụ;

- Các sở, ban, ngành;

- UBND các quận, huyện, thị xã;

- Các điều tra viên, cộng tác viên.

Từ 25/10/2021 đến trước 25/12/2021

4

Xây dựng bảng dữ liệu, nhập phiếu, xử lý số liệu khảo sát, đo lường Chỉ số Hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của các Sở, cơ quan tương đương Sở, UBND các quận, huyện, thị xã thuộc Thành phố năm 2021.

Viện NCPT kinh tế - xã hội Hà Nội

Các chuyên gia, cộng tác viên.

Hoàn thành trước 31/12/2021

5

Xây dựng 02 Báo cáo, gồm:

- 01 Báo cáo khảo sát sau khi xử lý số liệu.

- 01 Báo cáo Chỉ số hài lòng năm 2021, trình UBND Thành phố.

Viện NCPT kinh tế - xã hội Hà Nội

Sở Nội vụ.

Trước 31/12/2021

V. KINH PHÍ ĐIỀU TRA

- Kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách Thành phố để thực hiện công tác CCHC, đã được giao cho Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội tại Quyết định số 5568/QĐ-UBND, ngày 09/12/2020 của UBND Thành phố về việc giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2021 của thành phố Hà Nội.

- Chế độ chi triển khai công tác điều tra, khảo sát, nghiên cứu, xây dựng các báo cáo được thực hiện theo Thông tư số 26/2019/TT-BTC, ngày 10/5/2019 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm công tác CCHC.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội

- Chủ trì triển khai Kế hoạch điều tra, khảo sát theo yêu cầu, tiến độ đề ra.

- Tổng hợp dữ liệu điều tra xã hội học; Xây dựng báo cáo kết quả đo lường Chỉ số Hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của các Sở, cơ quan tương đương Sở, UBND các quận, huyện, thị xã thuộc Thành phố năm 2021.

- Chủ trì, phối hợp Sở Nội vụ báo cáo kết quả đo lường Chỉ số Hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của các Sở, cơ quan tương đương Sở, UBND các quận, huyện, thị xã thuộc Thành phố năm 2021 với UBND Thành phố.

- Xây dựng dự toán và thanh, quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định.

2. Sở Nội vụ

- Theo dõi, đôn đốc Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội đảm bảo việc khảo sát lấy ý kiến sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đúng yêu cầu, tiến độ.

- Trên cơ sở kết quả khảo sát, tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có biện pháp để nâng cao sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với các chỉ số còn thấp.

3. Sở Tài chính

Hướng dẫn Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội xây dựng dự toán và thanh, quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định.

4. Các Sở, cơ quan tương đương Sở, các Chi cục trực thuộc Sở; UBND cấp huyện; UBND cấp xã (tại Phụ lục kèm theo)

- Có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội và các cơ quan đơn vị liên quan, đảm bảo việc điều tra, khảo sát đạt kết quả tốt nhất; cung cấp danh sách cá nhân, tổ chức giao dịch, giải quyết TTHC để phục vụ công tác khảo sát.

- Phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các điều tra viên trong quá trình điều tra, khảo sát tại Bộ phận một cửa của cơ quan, đơn vị mình.

Trên đây là Kế hoạch đo lường sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của các Sở, cơ quan tương đương Sở, UBND các quận, huyện, thị xã thuộc Thành phố năm 2021. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các đơn vị báo cáo kịp thời về UBND Thành phố (qua Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội tổng hợp) để xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Sở và cơ quan tương đương Sở
(danh sách tại Phụ lục);
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, PCVP L.T.Lực,
các phòng: NC, KT, KGVX, HCTC;
- Lưu: VT, NC(Bình), VNC(3b).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Hồng Sơn

 

PHỤ LỤC

PHÂN BỔ PHIẾU CHI TIẾT
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 236/KH-UBND ngày 21/10/2021 của UBND Thành phố)

I. KHỐI SỞ, CƠ QUAN TƯƠNG ĐƯƠNG SỞ (1.250 PHIẾU)

STT

Đơn vị

Lĩnh vực/Thủ tục hành chính - Số lượng phiếu

Đơn vị trực thuộc được chọn

Tổng số phiếu

1

Sở Công Thương

1. An toàn thực phẩm (50 phiếu)

2. Hóa chất (50 phiếu)

 

100

2

Sở Giáo dục và Đào tạo

1. Cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc; chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ (35 phiếu)

2. Thành lập, cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học/Cho phép trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục (15 phiếu)

 

50

3

Sở Giao thông vận tải

1. Xây dựng (20 phiếu)

2. Đăng kiểm (30 phiếu)

 

50

4

Sở Kế hoạch và Đầu tư

1. Đăng ký kinh doanh (100 phiếu)

2. Đầu tư xây dựng (50 phiếu)

 

150

5

Sở Khoa học và Công nghệ

1. Hoạt động Khoa học và công nghệ (05 phiếu)

2. An toàn và bức xạ hạt nhân (20 phiếu)

Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (50 phiếu)

75

6

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

1. Lao động, tiền lương (25 phiếu)

2. Việc làm (25 phiếu)

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (100 phiếu)

150

7

Sở Ngoại vụ

1. Công tác lãnh sự (15 phiếu)

2. Công tác lễ tân Nhà nước (10 phiếu)

 

25

8

Sở Nội vụ

1. Hội, Quỹ (05 phiếu)

2. Công chức, viên chức (05 phiếu)

Ban Thi đua - Khen thưởng (15 phiếu)

25

9

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các lĩnh vực đang tiếp nhận tại Bộ phận một cửa của Sở (15 phiếu)

- Chi cục Chăn nuôi thú y Hà Nội (30 phiếu)

- Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội (30 phiếu)

75

10

Sở Quy hoạch - Kiến trúc

Các lĩnh vực đang tiếp nhận tại Bộ phận Một cửa của đơn vị (25 phiếu)

 

25

11

Sở Tài chính

1. Quản lý giá/Quản lý công sản (05 phiếu)

2. Tin học và thống kê tài chính (20 phiếu)

 

25

12

Sở Tài nguyên và Môi trường

1. Đất đai (25 phiếu)

2. Môi trường (25 phiếu)

Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội (50 phiếu)

100

13

Sở Thông tin và Truyền thông

1. Xuất bản (20 phiếu)

2. Viễn thông và internet (05 phiếu)

 

25

14

Sở Tư pháp

1. Hộ tịch (25 phiếu)

2. Công chứng (25 phiếu)

 

50

15

Sở Văn hóa và Thể thao

1. Văn hóa (25 phiếu)

2. Thể thao (25 phiếu)

 

50

16

Sở Du lịch

1. Lữ hành (40 phiếu)

2. Dịch vụ du lịch khác (10 phiếu)

 

50

17

Sở Xây dựng

1. Hoạt động xây dựng (25 phiếu)

2. Quản lý chất lượng công trình (25 phiếu)

Chi cục Giám định xây dựng Hà Nội (25 phiếu)

75

18

Sở Y tế

1. Khám chữa bệnh (25 phiếu)

2. Dược phẩm (25 phiếu)

Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Hà Nội (25 phiếu)

75

19

Ban Quản lý khu Công nghiệp và chế xuất

1. Công Thương (25 phiếu)

2. Quản lý đầu tư (25 phiếu)

 

50

20

Văn phòng UBND Thành phố

1. Tài nguyên và Môi trường (15 phiếu)

2. Ngoại vụ (10 phiếu)

 

25

II. KHỐI QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ (4.800 PHIẾU)

STT

Đơn vị

Lĩnh vực/TTHC - Số lượng phiếu

Đơn vị trực thuộc được chọn

Tổng số phiếu

1

UBND quận Ba Đình

1. Tư pháp (25 phiếu)

2. Lao động, Thương binh và Xã hội (15 phiếu)

3. Các lĩnh vực khác gồm: Đăng ký kinh doanh, Quản lý đô thị, Văn hóa Thông tin (30 phiếu).

1. Ngọc Khánh (30 phiếu)

2. Đội Cấn (30 phiếu)

3. Trúc Bạch (30 phiếu)

160

2

UBND quận Cầu Giấy

nt

1. Quan Hoa (30 phiếu)

2. Mai Dịch (30 phiếu)

3. Nghĩa Tân (30 phiếu)

nt

3

UBND quận Đống Đa

nt

1. Ô Chợ Dừa (30 phiếu)

2. Khương Thượng (30 phiếu)

3. Quốc Tử Giám (30 phiếu)

nt

4

UBND quận Hai Bà Trưng

nt

1. Lê Đại Hành (30 phiếu)

2. Bạch Mai (30 phiếu)

3. Phạm Đình Hổ (30 phiếu)

nt

5

UBND quận Hoàn Kiếm

nt

1. Hàng Trống (30 phiếu)

2. Cửa Nam (30 phiếu)

3. Hàng Bạc (30 phiếu)

nt

6

UBND quận Hoàng Mai

nt

1. Thịnh Liệt (30 phiếu)

2. Giáp Bát (30 phiếu)

3. Hoàng Văn Thụ (30 phiếu)

nt

7

UBND quận Long Biên

nt

1. Việt Hưng (30 phiếu)

2. Cự Khối (30 phiếu)

3. Gia Thụy (30 phiếu)

nt

8

UBND quận Tây Hồ

nt

1. Xuân La (30 phiếu)

2. Phú Thượng (30 phiếu)

3. Thụy Khuê (30 phiếu)

nt

9

UBND quận Thanh Xuân

nt

1. Thanh Xuân Bắc (30 phiếu)

2. Kim Giang (30 phiếu)

3. Khương Mai (30 phiếu)

nt

10

UBND quận Hà Đông

nt

1. Hà Cầu (30 phiếu)

2. Biên Giang (30 phiếu)

3. La Khê (30 phiếu)

nt

11

UBND quận Bắc Từ Liêm

nt

1. Phúc Diễn (30 phiếu)

2. Đông Ngạc (30 phiếu)

3. Thượng Cát (30 phiếu)

nt

12

UBND quận Nam Từ Liêm

nt

1. Mỹ Đình 1 (30 phiếu)

2. Mễ Trì (30 phiếu)

3. Mỹ Đình 2 (30 phiếu)

nt

13

UBND thị xã Sơn Tây

nt

1. Quang Trung (30 phiếu)

2. Sơn Đông (30 phiếu)

3. Viên Sơn (30 phiếu)

nt

14

UBND huyện Ba Vì

nt

1. Tây Đằng (30 phiếu)

2. Cổ Đô (30 phiếu)

3. Châu Sơn (30 phiếu)

nt

15

UBND huyện Chương Mỹ

nt

1. Chúc Sơn (30 phiếu)

2. Đồng Phú (30 phiếu)

3. Hoàng Diệu (30 phiếu)

nt

16

UBND huyện Đan Phượng

nt

1. Phùng (30 phiếu)

2. Hạ Mỗ (30 phiếu)

3. Tân Lập (30 phiếu)

nt

17

UBND huyện Đông Anh

nt

1. Đông Anh (30 phiếu)

2. Đại Mạch (30 phiếu)

3. Tàm Xá (30 phiếu)

nt

18

UBND huyện Gia Lâm

nt

1. Trâu Quỳ (30 phiếu)

2. Đặng Xá (30 phiếu)

3. Đông Dư (30 phiếu)

nt

19

UBND huyện Hoài Đức

nt

1. Trạm Trôi (30 phiếu)

2. Cát Quế (30 phiếu)

3. Đông La (30 phiếu)

nt

20

UBND huyện Mê Linh

nt

1. Đại Thịnh (30 phiếu)

2. Hoàng Kim (30 phiếu)

3. Vạn Yên (30 phiếu)

nt

21

UBND huyện Mỹ Đức

nt

1. Đại Nghĩa (30 phiếu)

2. Họp Tiến (30 phiếu)

3. Mỹ Thành (30 phiếu)

nt

22

UBND huyện Phú Xuyên

nt

1. Phú Xuyên (30 phiếu)

2. Đại Thắng (30 phiếu)

3. Tri Trung (30 phiếu)

nt

23

UBND huyện Phúc Thọ

nt

1. Phúc Thọ (30 phiếu)

2. Vân Hà (30 phiếu)

3. Võng Xuyên (30 phiếu)

nt

24

UBND huyện Quốc Oai

nt

1. Quốc Oai (30 phiếu)

2. Đông Xuân (30 phiếu)

3. Phú Mãn (30 phiếu)

nt

25

UBND huyện Sóc Sơn

nt

1. Sóc Sơn (30 phiếu)

2. Hiền Ninh (30 phiếu)

3. Mai Đình (30 phiếu)

nt

26

UBND huyện Thạch Thất

nt

1. Liên Quan (30 phiếu)

2. Cần Kiệm (30 phiếu)

3. Hữu Bằng (30 phiếu)

nt

27

UBND huyện Thanh Oai

nt

1. Kim Bài (30 phiếu)

2. Cao Viên (30 phiếu)

3. Kim Thư (30 phiếu)

nt

28

UBND huyện Thanh Trì

nt

1. Văn Điển (30 phiếu)

2. Đông Mỹ (30 phiếu)

3. Tả Thanh Oai (30 phiếu)

nt

29

UBND huyện Thường Tín

nt

1. Thường Tín (30 phiếu)

2. Duyên Thái (30 phiếu)

3. Hiền Giang (30 phiếu)

nt

30

UBND huyện Ứng Hòa

nt

1. Vân Đình (30 phiếu)

2. Đông Lỗ (30 phiếu)

3. Hòa Xá (30 phiếu)

nt