Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 237/KH-UBND

 Kiên Giang, ngày 23 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN NĂM 2021 VÀ GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

Căn cứ Quyết định số 1689/QĐ-TTg ngày 11/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Nghị quyết số 41/NQ-HĐND ngày 14/11/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025; Nghị quyết số 535/NQ-HĐND ngày 14/01/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang 5 năm 2021- 2025;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch Đầu tư phát triển giao thông nông thôn năm 2021 và giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển giao thông nông thôn (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) năm 2021 và giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là cơ sở để các sở, ngành, các địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp địa phương, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hóa; thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn. Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, đảm bảo môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

2. Yêu cầu

Công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phải đảm bảo nguyên tắc tập trung đầu tư phát triển đường giao thông nông thôn (GTNT) đáp ứng chỉ tiêu số xã và huyện đạt tiêu chí nông thôn mới và các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025. Công tác tuyên truyền vận động phải bám sát vào mục tiêu kế hoạch đề ra huy động mọi tầng lớp Nhân dân tham gia thực hiện Kế hoạch tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của cán bộ và Nhân dân. Thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra mang tính toàn diện và phát triển bền vững. Quá trình tổ chức thực hiện các cấp, các ngành và các địa phương vào cuộc quyết liệt, phải có kế hoạch, bước đi thích hợp và có trọng tâm, trọng điểm.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát đến năm 2025:

- Tiếp tục thực hiện Quy hoạch phát triển GTNT và các Quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển đô thị của địa phương được UBND tỉnh phê duyệt.

- Xây dựng hệ thống đường xã, đường ấp - liên ấp kết nối hợp lý với hệ thống giao thông đường xã, đường huyện, đường tỉnh, hệ thống giao thông quốc gia, tạo thành một mạng lưới giao thông thông suốt, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội của Tỉnh, phù hợp với việc ứng phó biến đổi khí hậu trong tương lai, bảo đảm môi trường sinh thái và phát triển bền vững.

- Xây dựng mới và nâng cấp các tuyến đường GTNT đạt tiêu chuẩn đường cấp B, để nâng chỉ số mật độ đường GTNT đảm bảo mức độ bao phủ đường GTNT rộng khắp, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân và kết nối hợp lý với mạng lưới đường huyện và đường tỉnh; kết nối với các đầu mối giao thông quan trọng khác. Phấn đấu đến năm 2024 có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 2 (về giao thông). Dự kiến đầu tư phát triển GTNT tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025 có 1.200km đường được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp cải tạo khoảng 1.100km đường hiện hữu; Nâng tổng chiều dài đường GTNT được xây dựng đến năm 2025 lên 7.652/9.565km, đạt tỷ lệ 80% số Km đường GTNT được quy hoạch.

2. Mục tiêu cụ thể:

Năm 2021: Là năm đầu tiên thực hiện Kế hoạch giai đoạn 2021-2025, tập trung đầu tư xây dựng, phát triển đường GTNT là 230km, gồm xây dựng mới 170km và nâng cấp, mở rộng 60km; tổng vốn đầu tư 259,8 tỷ đồng trong đó xây dựng mới 225 tỷ đồng và nâng cấp, mở rộng 34,8 tỷ đồng. Nâng tổng chiều dài đường GTNT được đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh lên 6.535km, đạt 68,32% số km đường GTNT được quy hoạch đến năm 2030. Phấn đấu hoàn thành tiêu chí số 2 - đường GTNT của 09 xã đạt nông thôn mới, 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và có 03 huyện, thành phố đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới là huyện Vĩnh Thuận, huyện Kiên Lương và thành phố Hà Tiên trong năm 2021.

Năm 2022: Dự kiến đầu tư phát triển đường giao thông nông thôn với khối lượng 490km đường gồm xây dựng mới 240km; nâng cấp cải tạo 250km. Tổng vốn đầu tư 487 tỷ đồng.

Năm 2023 - 2024: Mỗi năm dự kiến đầu tư phát triển đường giao thông nông thôn với khối lượng 530km đường gồm xây dựng mới 270km; nâng cấp cải tạo 260km. Tổng vốn đầu tư 492,6 tỷ đồng/năm.

Năm 2025: Là năm cuối thực hiện Kế hoạch giai đoạn 2021-2025, dự kiến khối lượng đầu tư phát triển đường GTNT là 520km, gồm xây dựng mới 250km và nâng cấp cải tạo 270km. Nâng tổng chiều dài đường GTNT được đầu tư đến năm 2025 lên 7.652/9.565km, đạt tỷ lệ 80% số km đường GTNT được quy hoạch. Chi tiết như sau:

Năm

Tổng số Km thực hiện

Dự kiến kế hoạch đầu tư GTNT giai đoạn 2021 - 2025

Xây dựng mới

Nâng cấp, mở rộng

Tổng vốn đầu tư

Km

Vốn

Km

Vốn

2021

230

170

224.985

60

33.600

258.585

2022

490

240

347.000

250

140.000

487.000

2023

530

270

347.000

260

145.600

492.600

2024

530

270

347.000

260

145.600

492.600

2025

520

250

334.015

270

151.200

485.215

Tổng

2.300

1.200

1.600.000

1.100

616.000

2.216.000

III. KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2021-2025.

1. Qui mô, tiêu chuẩn kỹ thuật:

+ Qui mô, tiêu chuẩn kỹ thuật phần đường: Căn cứ tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô - yêu cầu thiết kế TCVN 4054-2005 và Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ Giao thông vận tải ban hành “Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020” cho giai đoạn 2021-2025 với quy mô tối thiểu đường cấp B, mặt đường BTXM cụ thể:

- Tốc độ thiết kế: Vtk = 20 km/h.

- Bề rộng nền đường: Bn = 4,0 - 5,0m.

- Bề rộng mặt đường: Bm = 3,0 - 3,5 m.

- Bề rộng lề: Bl = 0,5 - 0,75m.

- Độ dốc ngang mặt đường: 2%.

+ Qui mô, tiêu chuẩn kỹ thuật công trình cầu: Công trình cầu trên đường GTNT phải tuân theo các quy định trong các Tiêu chuẩn thiết kế cầu đối với đường ô tô áp dụng; tiêu chuẩn thiết kế cầu TCVN 11823:2017; tải trọng thiết kế: 0,5xHL93, người đi bộ 3x10-3Mpa. Chiều rộng cầu: Không nhỏ hơn chiều rộng nền đường. Kết cấu: BTCT, BTCT DUL hoặc dàn thép; khổ thông thuyền các cầu theo yêu cầu địa hình và cấp, sông kênh.

2. Các công trình trên tuyến:

Thiết kế công trình an toàn giao thông: Bố trí đầy đủ hệ thống an toàn giao thông như cọc tiêu, cọc H, cọc KM, biển báo hiệu, hộ lan trên tuyến... Hệ thống an toàn giao thông thiết kế tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ.

3. Khối lượng đầu tư giao thông nông thôn

Tổng chiều dài đầu tư xây dựng mới và nâng cấp, cải tạo các tuyến đường GTNT trong giai đoạn 2021-2025: Đầu tư xây dựng mới 1.200km và nâng cấp, cải tạo đạt chuẩn kỹ thuật: 1.100km đường hiện hữu.

4. Tổng vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn:

- Tổng vốn đầu tư dự kiến: 2.216 tỷ đồng (Hai nghìn hai trăm mười sáu tỷ đồng); trung bình khoảng 440 tỷ đồng/năm.

- Cơ cấu nguồn vốn: Vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác chi tiết như sau:

STT

Tên địa phương

Tổng số Km quy hoạch đến năm 2030

Tổng số Km thực hiện đến 2020

Thực hiện đến 2025 đạt 80% QH

Dự kiến đầu tư XDM

Dự kiến nâng cấp cải tạo

Kế hoạch vốn đầu tư 2021-2025

Tổng vốn đầu tư

NSĐP (41/NQ-HĐND ngày 14/11/2021)

Vốn khác

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

Tổng cộng

9.565

6.365

7.652

1.200

1.100

2.216.000

1.600.000

616.000

1

Thành phố Hà Tiên

 

33

 

40

10

72.698

67.098

5.600

2

Huyện Giang Thành

426

222

341

75

40

115.987

93.587

22.400

3

Huyện Kiên Lương

312

233

249

80

40

134.446

112.046

22.400

4

Huyện Hòn Đất

1.024

577

819

110

90

182.743

132.343

50.400

5

Huyện Châu Thành

787

510

630

85

90

151.143

100.743

50.400

6

Huyện Tân Hiệp

688

506

550

80

80

143.439

98.639

44.800

7

Huyện Giồng Riềng

1.346

905

1.077

140

155

253.885

167.085

86.800

8

Huyện Gò Quao

1.012

733

810

100

135

197.676

122.076

75.600

9

Huyện An Biên

920

701

736

85

125

170.224

100.224

70.000

10

Huyện An Minh

1.314

693

1.051

95

125

183.809

113.809

70.000

11

Huyện UMT

669

497

535

70

90

133.898

83.498

50.400

12

Huyện Vĩnh Thuận

1.067

489

854

85

90

153.839

103.439

50.400

13

Thành phố Rạch Giá

 

156

 

65

15

110.239

101.839

8.400

14

Huyện Kiên Hải

 

22

 

30

5

75.498

72.698

2.800

15

Thành phố Phú Quốc

 

87

 

60

10

136.477

130.877

5.600

IV. KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN NĂM 2021

- Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Kế hoạch giai đoạn 2021-2025, dự kiến khối lượng đầu tư xây dựng 230km đường giao thông nông thôn, gồm xây dựng mới 170km và nâng cấp, mở rộng 60km; tổng vốn đầu tư 259,8 tỷ đồng trong đó xây dựng mới 225 tỷ đồng và nâng cấp, mở rộng 34,8 tỷ đồng. Nâng tổng chiều dài đường GTNT được đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh lên 6.535km, đạt 68,32% số km đường GTNT được quy hoạch đến năm 2030.

- Trong quá trình thực hiện UBND các huyện, thành phố chủ động điều chỉnh danh mục đảm bảo cân đối nguồn vốn đầu tư.

STT

Tên địa phương

Dự kiến kế hoạch đầu tư năm 2021

Vốn ngân sách tỉnh (889/QĐ-UBND ngày 05/4/2021)

Vốn khác bố trí năm 2021

Xây dựng mới

Nâng cấp, mở rộng

Tổng vốn đầu tư

Km

Vốn

Km

Vốn

1

2

3

4

5

6

7

8

9

 

Tổng cộng

169,94

224.985

60

34.826

259.811

200.000

59.811

1

Thành phố Hà Tiên

12,65

6.710

0

0

6.710

6.710

0

2

Huyện Giang Thành

12,40

14.100

0

0

14.100

11.360

2.740

3

Huyện Kiên Lương

11,30

22.800

4,20

8.295

31.095

13.710

17.385

4

Huyện Hòn Đất

20,00

22.000

0

0

22.000

21.430

570

5

Huyện Châu Thành

8,11

15.159

0

0

15.159

15.075

84

6

Huyện Tân Hiệp

8,80

14.455

52,60

24.794

39.249

12,065

27.184

7

Huyện Giồng Riềng

18,27

20.475

3,434

1.737

22.212

19.405

2.807

8

Huyện Gò Quao

12,30

15.288

0

0

15.288

14.905

383

9

Huyện An Biên

20,12

15.655

0

0

15.655

15.025

630

10

Huyện An Minh

16,20

16.650

0

0

16.650

16.380

270

11

Huyện UMT

11,30

11.704

0

0

11.704

10.555

1.149

12

Huyện Vĩnh Thuận

12,24

16.914

0

0

16.914

12.845

4.069

13

Thành phố Rạch Giá

2,02

12.720

0

0

12.720

10.180

2.540

14

Huyện Kiên Hải

1,24

7.270

0

0

7.270

7.270

0

15

Thành phố Phú Quốc

3,00

13.085

0

0

13.085

13.085

0

- Phấn đấu hoàn thành tiêu chí số 2 - đường GTNT của 09 xã đạt nông thôn mới, 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và có 03 huyện, thành phố đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới là huyện Vĩnh Thuận, huyện Kiên Lương và thành phố Hà Tiên trong năm 2021.

V. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Đầu tư lồng ghép, đồng bộ cùng các Chương trình mục tiêu quốc gia khác; thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục rà soát đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu tiêu chí số 2 về giao thông và xây dựng kế hoạch thực hiện hoàn thành chỉ tiêu của các xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, huyện NTM, huyện NTM kiểu mẫu phấn đấu đạt chuẩn giai đoạn 2021-2025.

2. Tiếp tục lồng ghép vốn từ các Chương trình dự án; vốn tín dụng, vốn góp của cộng đồng dân cư; vốn đầu tư phát triển sản xuất của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân... trong đó ưu tiên tập trung dành nguồn lực để thực hiện dứt điểm từng xã theo lộ trình đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu, huyện NTM (không bố trí dàn trải). Đầu tư phát triển giao thông nông thôn theo chiến lược, quy hoạch và kế hoạch đầu tư công trên địa bàn địa phương. Thực hiện theo Kế hoạch và phân kỳ vốn đầu tư hợp lý.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giao thông vận tải.

- Chủ trì tham mưu trình UBND tỉnh điều chỉnh qui mô đầu tư (nếu có) khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí mới của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện Tiêu chí về giao thông theo chuẩn nông thôn mới.

- Tham mưu trình điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới các cơ chế quản lý, vận hành, sửa chữa bảo trì để tăng tuổi thọ hạ tầng giao thông nông thôn.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, trên cơ sở đề xuất của Sở Giao thông vận tải phối hợp với Sở Tài chính tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc cân đối bố trí các nguồn vốn ngân sách tỉnh thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và phương án phân bổ nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Kế hoạch; đề xuất điều chỉnh kế hoạch vốn (nếu có) kịp thời đảm bảo tiến độ, kế hoạch vốn đầu tư hàng năm và 05 năm.

3. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Điều phối NTM tỉnh hướng dẫn địa phương sử dụng hiệu quả và quản lý tốt các nguồn vốn hỗ trợ, vốn lồng ghép xây dựng NTM, hướng dẫn cơ chế tài chính phù hợp với các đề án, dự án các chương trình khác.

4. Văn phòng Điều phối NTM tỉnh

Là cơ quan thường trực tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban chỉ đạo nông thôn mới của tỉnh chỉ đạo và tổ chức triển khai toàn diện các nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong đó có tiêu chí số 2 về giao thông nông thôn.

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan xây dựng hệ thống các văn bản chỉ đạo, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích xây dựng nông thôn mới.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 05 năm 2021-2025 của tỉnh, của địa phương; chủ động rà soát quy hoạch của địa phương, xây dựng danh mục đầu tư phát triển đường GTNT đáp ứng chỉ tiêu số xã và huyện đạt tiêu chí nông thôn mới cho từng năm và giai đoạn 2021-2025.

- Phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, tổ chức triển khai thực hiện dự án theo Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công, kế hoạch vốn trung hạn và hàng năm, đảm bảo trình tự thủ tục trong quản lý đầu tư xây dựng và các quy định hiện hành của Nhà nước.

- Chỉ đạo lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án; thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện các dự án theo Kế hoạch.

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức thực hiện; định kỳ báo cáo tiến độ, giá trị và khối lượng đầu tư phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn; đề xuất tháo gỡ khó khăn (nếu có) trong quá trình thực hiện về Sở Giao thông vận tải.

- Tuyên truyền, vận động thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, đảm bảo hành lang an toàn giao thông các dự án tại địa phương; huy động mọi nguồn lực, động viên và khuyến khích người dân trên địa bàn tự nguyện tham gia xây dựng giao thông nông thôn.

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện tốt các nội dung của Kế hoạch này. Trong quá trình triển khai thực hiện, có khó khăn, vướng mắc thì các cơ quan, đơn vị và địa phương phản ánh về Sở Giao thông vận tải, để tổng hợp báo cáo đề xuất UBND tỉnh./.

 


Nơi nhận:
- TT. Tỉnh ủy; TT. HĐND tỉnh;
- CT và các PCT. UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- LĐVP, P. KT, P. TH;
- Lưu: VT, cvquoc.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Nhàn