ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 238/KH-UBND | Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2016 |
KẾ HOẠCH
THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2017
Căn cứ Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính Phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến Kiểm soát thủ tục hành chính, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền về công tác kiểm soát thủ tục hành hành chính (KSTTHC) năm 2017 như sau:
I. MỤC ĐÍCH
Tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn Thủ đô về ý nghĩa, mục tiêu, tầm quan trọng của công tác kiểm soát thủ tục hành chính nói chung và công tác kiểm soát thủ tục hành chính của Thành phố Hà Nội nói riêng.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành, các cơ quan đoàn thể trong công tác tuyên truyền kiểm soát thủ tục hành chính; kết hợp hình thức tuyên truyền truyền thống với ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thông tin, tuyên truyền nhằm mang lại hiệu quả cao.
Phát huy vai trò của các cơ quan truyền thông, báo chí trong việc phát hiện, phản ánh chính xác, kịp thời những mặt tích cực hoặc chưa hiệu quả của tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ về kiểm soát thủ tục hành chính.
II. YÊU CẦU
1. Triển khai công tác tuyên truyền thiết thực, hiệu quả; Phổ biến nội dung công tác kiểm soát thủ tục hành chính kịp thời, đầy đủ, thường xuyên, rộng khắp, phù hợp với tình hình, đặc điểm, yêu cầu và khả năng của từng đối tượng, từng ngành, địa phương.
2. Kết hợp lồng ghép việc thông tin, tuyên truyền kiểm soát thủ tục hành chính với thông tin, tuyên truyền về cải cách hành chính và việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
3. Lãnh đạo các cấp, các ngành từ Thành phố đến xã, phường, thị trấn, lãnh đạo các tổ chức, doanh nghiệp và người dân hiểu về tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa, mục tiêu của công tác kiểm soát thủ tục hành chính; mọi tầng lớp nhân dân ý thức được trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc thực hiện thủ tục hành chính, để huy động tối đa mọi nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội để triển khai thực hiện tốt công tác kiểm soát thủ tục hành chính.
4. Vinh danh các điển hình thành công, cũng như phê phán những biểu hiện tiêu cực trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác.
III. CÁC NỘI DUNG THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN
a) Tuyên truyền về vai trò và tầm quan trọng của nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố với những đóng góp lớn cho sự phát triển của Thủ đô và với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
b) Tuyên truyền, phổ biến các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của Thành phố về công tác kiểm soát thủ tục hành chính;
c) Tuyên truyền về quyết tâm chính trị cũng như sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thành phố trong việc đẩy mạnh công tác và kết quả triển khai nhiệm vụ công tác của các đơn vị, của Thành phố trong năm kế hoạch;
d) Tuyên truyền về nhiệm vụ, trách nhiệm của các đơn vị và các doanh nghiệp, tổ chức liên quan, cùng toàn xã hội trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác.
đ) Tập trung tuyên truyền những điển hình tiên tiến, các sáng kiến, các mô hình đang thí điểm trong thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính ở các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã và các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố; những mô hình thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt hoặc chưa tốt công tác kiểm soát thủ tục hành chính;
e) Tuyên truyền các vấn đề cần biết khi thực hiện thủ tục hành chính, chú trọng một số lĩnh vực chủ yếu như: Đất đai, đầu tư, đăng ký kinh doanh, hộ tịch, hộ khẩu, công chứng, xử phạt vi phạm hành chính, khiếu nại, tố cáo v.v...
g) Tuyên truyền, phổ biến vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp, người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội đối với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính ở từng cơ quan, đơn vị đến từng cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên.
2. Thông tin, tuyên truyền về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT); xây dựng các đề án liên thông; các mô hình trong việc thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” tại các đơn vị trên địa bàn thành phố:
a) Tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc ứng dụng hiệu quả CNTT trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và xã hội; nâng cao nhận thức về vai trò và lợi ích của ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành, hoạt động sản xuất, kinh doanh, cũng như trong đời sống xã hội;
b) Tuyên truyền về kiến trúc Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử; về các mô hình ứng dụng CNTT hiệu quả, điển hình cho các cơ quan thuộc các cấp; về các giải pháp, các điển hình thành công ứng dụng CNTT trong các đơn vị khi giải quyết thủ tục hành chính.
c) Tuyên truyền về các đề án, dự án liên thông nhằm giảm bớt thời gian, công sức, gánh nặng thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân.
3. Các nội dung thông tin, tuyên truyền khác:
a) Tuyên truyền về các sự kiện nổi bật, các hội thảo, hội nghị, các cuộc thi, các giải thưởng về công tác kiểm soát thủ tục hành chính;
b) Tuyên truyền về các nội dung khác phù hợp với quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ và tình hình phát triển chung của Thành phố.
IV. PHƯƠNG THỨC THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN
1. Phương thức
a) Thông tin, tuyên truyền về kiểm soát thủ tục hành chính thông qua các loại hình báo chí và huy động, sử dụng mọi phương tiện thông tin đại chúng, gồm: Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội; Báo Pháp luật và xã hội - Sở Tư pháp; Báo Hà Nội mới; Báo Kinh tế và Đô thị; Đài truyền thanh xã, phường, thị trấn; Cổng thông tin điện tử của Thành phố, Cổng thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị;
b) Về chuyên trang cải cách hành chính trên Cổng thông tin điện tử:
Thường xuyên đăng tải những bài viết tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và việc tổ chức thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố;
Cung cấp các địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng về kiểm soát thủ tục hành chính; đăng tải ý kiến phản ánh của tổ chức, cá nhân về các quy định thủ tục hành chính và kết quả trả lời của các cơ quan hành chính nhà nước;
2. Hình thức thực hiện
Công tác thông tin, tuyên truyền về công tác kiểm soát thủ tục hành chính cần được triển khai liên tục, đồng bộ, bằng nhiều phương thức, hình thức, loại hình, sinh động, phong phú, thiết thực, kịp thời, cụ thể như sau:
a) Thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng:
- Có các bài viết, bài nói, phóng sự, tin tức, phim, ảnh về các nội dung cần thông tin, tuyên truyền được đăng tải, xuất bản, phát sóng trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Xây dựng chương trình, chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề về kiểm soát thủ tục hành chính và về các nội dung cần thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Sử dụng hình thức tọa đàm, phóng sự, đối thoại trên các phương tiện thông tin đại chúng về các nội dung cần thông tin, tuyên truyền;
- Tổ chức cuộc thi, tìm hiểu, những giải thưởng liên quan đến các nội dung cần thông tin, tuyên truyền;
- Xuất bản những bản tin chuyên ngành về các nội dung cần thông tin, tuyên truyền;
b) Biên soạn và phát hành các ấn phẩm thông tin, tuyên truyền
- Biên soạn và phát hành sổ tay, tài liệu các nội dung cần thông tin, tuyên truyền để tập huấn, hướng dẫn đội ngũ phóng viên, tuyên truyền viên và các cá nhân, tổ chức tham gia thông tin tuyên truyền về nhiệm vụ.
- Phát hành bản tin về nhiệm vụ công tác, nhằm cập nhật, định hướng thông tin (về chuyên môn) thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng.
c) Tổ chức các sự kiện, hội thảo, hội nghị, tọa đàm
- Tổ chức các cuộc họp, hội nghị, giao ban, tập huấn để quán triệt tinh thần và hướng dẫn về các nội dung cần thông tin, tuyên truyền cho các cơ quan báo chí và các tổ chức, cá nhân tham gia công tác thông tin, tuyên truyền về nhiệm vụ công tác.
- Tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo, tọa đàm (qua nhiều hình thức như trực tiếp, trực tuyến, kết hợp cả trực tiếp và từ xa) nhằm mục đích thông tin, tuyên truyền về nhiệm vụ công tác.
d) Các phương thức thông tin, tuyên truyền khác
Tổ chức cuộc thi về công tác kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội (tìm kiếm sáng kiến, giải pháp đẩy mạnh công tác kiểm soát thủ tục hành chính).
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Về kinh phí:
Kinh phí thông tin, tuyên truyền tại cấp Thành phố được cân đối từ nguồn kinh phí kiểm soát thủ tục hành chính trong dự toán ngân sách hằng năm của Thành phố. Sở Tư pháp có trách nhiệm lập dự toán kinh phí thông tin, tuyên truyền trong dự toán ngân sách hằng năm gửi Sở Tài chính cùng cấp để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành.
Kinh phí thông tin, tuyên truyền tại cấp huyện, cấp xã được bố trí trong dự toán ngân sách cấp huyện, cấp xã theo quy định.
2. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị:
a) Đối với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã:
Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Thành phố về công tác kiểm soát thủ tục hành chính và đăng tải trên Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị; niêm yết công khai thủ tục hành chính tại đơn vị theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính, Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính và niêm yết công khai nội dung tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính;
Cung cấp văn bản chỉ đạo của ngành, đơn vị mình cho các cơ quan thông tấn báo chí để tuyên truyền cho cán bộ, nhân dân biết đồng thời theo dõi, giám sát cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình tổ chức thực hiện;
Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc đẩy manh công tác tuyên truyền về kiểm soát thủ tục hành chính; tăng cường công tác kiểm tra, đặc biệt là kiểm tra việc công khai, minh bạch các thủ tục hành chính.
b) Các cơ quan thông tấn báo chí (theo sự lựa chọn của UBND Thành phố):
Tiếp tục duy trì chuyên mục để hằng tuần đưa tin, bài về công tác kiểm soát thủ tục hành chính;
Kịp thời đưa tin biểu dương, nêu gương người tốt, việc tốt; tích cực phê phán những biểu hiện tiêu cực, phiền hà, sách nhiễu với thời lượng thích hợp, tránh tình trạng chỉ có nội dung khen ngợi.
Thường xuyên đưa tin bài về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên các số báo của đơn vị.
Sử dụng tối đa phương tiện của mình để thông tin, tuyên truyền, thông qua các phương thức, hình thức đa dạng, phong phú; cử phóng viên chuyên trách cũng như sử dụng các cộng tác viên để viết bài, đưa tin, xây dựng các phóng sự, phim, ảnh, tài liệu tuyên truyền để đăng tải, phát sóng;
c) Sở Tư pháp: Có trách nhiệm giúp UBND Thành phố tổ chức triển khai và kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này, định kỳ báo cáo tình hình thực hiện về Ủy ban nhân dân Thành phố; Xây dựng kế hoạch thông tin, tuyên truyền hàng năm trình UBND Thành phố.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh trực tiếp về Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 238/KH-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2016 của UBND thành phố Hà Nội)
Stt | Tên nhiệm vụ | Cơ quan Quyết định | Cơ quan thực hiện | Kết quả | Dự kiến | Thời gian |
1 | Lựa chọn cơ quan truyền thông | UBND Thành phố | Sở Tư pháp | Thống nhất cơ quan truyền thông thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền | - Đài phát thanh truyền hình Hà Nội. - Báo Hà Nội mới. - Báo Pháp luật và xã hội. - Báo Kinh tế và Đô thị. | Tháng 01/2017 |
2 | Ký hợp đồng truyền thông | Sở Tư pháp (theo ủy quyền của UBND Thành phố) | Sở Tư pháp | Hợp đồng truyền thông | Các nội dung phù hợp với nhiệm vụ công tác đặt ra; sự kịp thời và chính xác trong thông tin | Tháng 9/2017 |
3 | Thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng | Nội dung thông tin do các đơn vị có thẩm quyền cung cấp thông tin | Các cơ quan thông tấn báo chí | Các thông tin đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng |
| Tháng 9 - tháng 12/2017 |
- 1 Quyết định 35/QĐ-UBND Kế hoạch triển khai công tác Kiểm soát thủ tục hành chính của tỉnh Ninh Bình năm 2017
- 2 Kế hoạch 01/KH-UBND kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính năm 2017 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3 Quyết định 7195/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính năm 2017 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 4 Báo cáo 246/BC-UBND tình hình thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính năm 2016 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 5 Quyết định 736/QĐ-UBND năm 2016 về công nhận cán bộ, công, viên chức làm đầu mối thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 6 Quyết định 473/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch truyền thông hỗ trợ công tác kiểm soát thủ tục hành chính năm 2016 trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 7 Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 8 Nghị quyết 30c/NQ-CP năm 2011 về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 do Chính phủ ban hành
- 9 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 1 Quyết định 473/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch truyền thông hỗ trợ công tác kiểm soát thủ tục hành chính năm 2016 trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 2 Quyết định 736/QĐ-UBND năm 2016 về công nhận cán bộ, công, viên chức làm đầu mối thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 3 Báo cáo 246/BC-UBND tình hình thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính năm 2016 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 4 Quyết định 7195/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính năm 2017 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 5 Quyết định 35/QĐ-UBND Kế hoạch triển khai công tác Kiểm soát thủ tục hành chính của tỉnh Ninh Bình năm 2017
- 6 Kế hoạch 01/KH-UBND kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính năm 2017 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành