ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2398/KH-UBND | Kon Tum, ngày 14 tháng 10 năm 2015 |
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 41/NQ-CP NGÀY 09/06/2015 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC ĐẤU TRANH CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
Thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới và các nội dung được phân công tại Quyết định số 05/QĐ-BCĐ389 ngày 23/9/2015 của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; UBND tỉnh Kon Tum xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện với những nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cán bộ, công chức và nhân dân về tác hại của buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với sự phát triển kinh tế xã hội, nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật của các tổ chức, cá nhân.
- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra kiểm soát thị trường, đấu tranh chống vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng nhập Iậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, không đảm bảo an toàn thực phẩm, đồng thời vận động các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn tham gia, góp phần tạo chuyển biến rõ rệt trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, từng bước xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh trong sản xuất, kinh doanh.
2. Yêu cầu:
- Các cấp, các ngành phải xác định công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và lâu dài; phải có giải pháp cụ thể để thực hiện ngày một có hiệu quả hơn, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục cho cán bộ, chiến sỹ, bố trí lực lượng trực tiếp làm công tác chống buôn lậu và những cán bộ, công chức có đạo đức tốt, có ý chí, bản lĩnh chính trị vững vàng, và sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn, thách thức để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị với kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm phải thực hiện theo đúng quy trình, đúng đối tượng, có trọng tâm, trọng điểm, mọi hành vi vi phạm đều phải được xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.
- Nghiêm cấm mọi hành vi cố tình gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân trong hoạt động kinh doanh; kiên quyết xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ, công chức có hành vi tiếp tay, bao che, dung túng hoặc có biểu hiện tiêu cực khác trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
I. Triển khai nhiệm vụ chung:
Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, các lực lượng chức năng liên quan trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tổ chức quán triệt những quy định của pháp luật, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; đặc biệt là việc thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/6/2015, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 của Chính phủ; Quyết định số 05/QĐ-BCĐ389 ngày 23/9/2015, Kế hoạch số 02/KH-BCĐ389 ngày 14/02/2015 về công tác năm 2015 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và các quy định khác có liên quan.
b) Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát; phát hiện, điều tra, xử lý buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tập trung vào các đường dây, ổ nhóm, các đối tượng chủ mưu, cầm đầu; đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra để phát hiện, phòng ngừa vi phạm, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
c) Củng cố lực lượng làm công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo hướng tập trung, chuyên sâu, phân định rõ trách nhiệm theo địa bàn, lĩnh vực và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ, công chức tiếp tay, dung túng hoặc có biểu hiện tiêu cực khác trong thực hiện nhiệm vụ được giao, đảm bảo nội bộ vững mạnh, đáp ứng yêu cầu công tác.
d) Xây dựng cơ chế hỗ trợ kinh phí cho các lực lượng chức năng nhằm tạo điều kiện cho công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đạt hiệu quả cao, tạo nguồn lực để khen thưởng, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dùng, kỹ thuật nghiệp vụ cho công tác này.
đ) Tăng cường quản lý giá tính thuế, kiểm tra sau thông quan, hoàn thuế giá trị gia tăng, chính sách thương mại biên giới, khu kinh tế cửa khẩu, thị trường nội địa, các loại hình kinh doanh, dịch vụ dễ dẫn đến buôn lậu, gian lận thương mại. Đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra, thanh tra về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, điều kiện sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành.
e) Thực hiện tốt công tác phân công trách nhiệm theo chức năng, nhiệm vụ; công tác phối hợp lực lượng, phân định cơ quan chịu trách nhiệm chính và cơ quan phối hợp trên từng địa bàn, tuyến trọng điểm; xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin giữa các sở, ngành, địa phương và lực lượng chức năng nhằm nắm chắc địa bàn, đối tượng, phương thức thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả để đấu tranh có hiệu quả.
g) Thường xuyên tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức và nhân dân về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với nội dung, hình thức đa dạng, phù hợp, có sức lan tỏa sâu, rộng để mỗi người thấy được quyền lợi, nghĩa vụ, tích cực tham gia công tác này; công khai kết quả điều tra, xử lý trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm răn đe, phòng ngừa chung.
2. Nhiệm vụ cụ thể của các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố
a) Sở Công Thương (cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh)
- Tham mưu Ban Chỉ đạo 389 tỉnh:
+ Củng cố lực lượng thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo hướng tập trung, chuyên sâu, đảm bảo nội bộ vững mạnh, tránh tiêu cực trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; xử lý kịp thời đối với cán bộ, công chức có biểu hiện tiêu cực, không đáp ứng được yêu cầu công tác.
+ Chỉ đạo, tổ chức các lực lượng chức năng tăng cường công tác phối hợp, kiểm tra, kiểm soát thường xuyên tại các khu vực cửa khẩu, đường mòn, lối mở, hai bên cánh gà cửa khẩu, khu vực tập kết hàng hóa gần biên giới, các chợ, các tuyến giao thông, nhất là các địa bàn trọng điểm như thành phố Kon Tum, huyện Ngọc Hồi, huyện Ia H'Drai... để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng cấm... đặc biệt là các mặt hàng ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, pháo nổ, văn hóa phẩm độc hại, tài liệu có nội dung xấu, đồ chơi trẻ em mang tính bạo lực, xăng dầu, thuốc lá rượu, bia, động vật hoang dã... và các mặt hàng tiêu dùng trong các dịp trọng điểm. Đề xuất thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra thường xuyên, đột xuất tại một số tuyến, địa bàn trọng điểm.
- Phối hợp với các ngành liên quan xác định các địa bàn trọng điểm, đối tượng buôn bán, vận chuyển hàng lậu, hàng cấm và thời điểm phức tạp về buôn lậu để đề xuất với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, UBND tỉnh phương án xử lý phù hợp, kịp thời, có hiệu quả.
- Xây dựng kế hoạch cân đối cung cầu hàng hóa, đề xuất thực hiện bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, nhất là dịp tết Nguyên Đán; tăng cường kiểm tra việc niêm yết giá, bán theo giá niêm yết, chống đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý.
- Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tỉnh phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng, UBND các huyện, thành phố tăng cường kiểm tra, phát hiện, kiên quyết xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm; chủ động, linh hoạt trong việc điều động lực lượng để tăng cường cho những địa bàn trọng điểm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
b) Công an tỉnh:
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, điều tra, phát hiện, lập chuyên án để đấu tranh có hiệu quả đối với các đường dây, tụ điểm sản xuất, buôn bán, vận chuyển hàng cấm, chứa chấp hàng lậu, hàng giả, lâm sản trái phép, đặc biệt là các mặt hàng gỗ lậu, ma túy, vũ khí, pháo nổ, văn hóa phẩm độc hại, tài liệu có nội dung xấu, đồ chơi trẻ em mang tính bạo lực, xăng dầu, thuốc lá, rượu bia, động vật hoang dã, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường công tác thu thập, xử lý và chia sẻ thông tin, chủ động xây dựng và thực hiện tốt công tác phòng ngừa, phát hiện đấu tranh; đồng thời thực hiện tốt công tác phối hợp, hỗ trợ các cơ quan, lực lượng chức năng có nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn toàn tỉnh góp phần bảo vệ quyền lợi và lợi ích của ngừa tiêu dùng, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh.
c) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát biên giới, nhất là các đối tượng xuất nhập cảnh trái phép, buôn lậu, mang vác hàng thuê; chủ động, linh hoạt trong điều động, bố trí lực lượng cho các khu vực vào các thời điểm cần thiết, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, đảm bảo bố trí lực lượng tại các khu vực vào các thời điểm cần thiết, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, đảm bảo bố trí lực lượng thường trực 24/24 giờ tại các khu vực biên giới nhạy cảm; đồng thời phối hợp chặt chẽ các lực lượng liên quan nhất là lực lượng Hải quan để kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tình trạng buôn lậu, xuất nhập cảnh trái phép.
d) Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum, Ban Quản lý cửa khẩu quốc tế Bờ Y theo chức năng nhiệm vụ:
- Thực hiện đúng quy trình thủ tục hải quan; thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan chặt chẽ đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu qua biên giới. Tăng cường quản lý giá tính thuế, kiểm tra sau thông quan, hoàn thuế giá trị gia tăng, các loại hình xuất, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất hàng hóa gửi kho ngoại quan, nhập sản xuất xuất khẩu, gia công...
- Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đặc biệt là với lực lượng Biên phòng tại các địa bàn thuộc khu vực theo quy định của Hải quan; chỉ đạo Đội chống buôn lậu của ngành tăng cường kiểm tra, kiểm soát tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và các mặt hàng trao đổi cư dân biên giới.
đ) Cục Thuế tỉnh:
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện, xử lý các hành vi gian lận trong công tác chống thất thu và khai thác nguồn thu thông qua việc chống gian lận thương mại trong trốn thuế, hoàn thuế, gian lận thuế; việc chấp hành các quy định của nhà nước về kê khai thuế, quản lý chặt chẽ việc xuất hóa đơn, chứng từ trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện và xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi mua, bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, thành lập doanh nghiệp nhằm mua bán hóa đơn thu lợi bất chính; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi gian lận khác để trốn thuế, chiếm đoạt ngân sách.
e) Sở Tải chính:
- Tham mưu, đề xuất chế độ chính sách hỗ trợ kinh phí bảo đảm điều kiện làm việc, thông tin liên lạc, phương tiện tuần tra, kiểm tra, kiểm soát cho các cơ quan chức năng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, vận động các tổ chức, cá nhân kinh doanh việc chấp hành nghiêm các quy định pháp luật về giá, thực hiện các quy định về điều chỉnh giá, đăng ký giá, kê khai giá, niêm yết giá và bán hàng đúng giá niêm yết.
g) Sở Khoa học và Công nghệ:
Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trực thuộc phối hợp với cơ quan Công an, Quản lý thị trường tăng cường công tác quản lý về lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, công tác giám định, thử nghiệm hàng hóa phục vụ tốt cho công tác đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh hàng giả, gian lận thương mại; chỉ đạo Thanh tra Sở chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ và xử lý các hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm hàng hóa, sở hữu công nghiệp theo lĩnh vực ngành và các ngành liên quan quản lý.
h) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, chống khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép, nhất là đối với mặt hàng gỗ và động vật quý hiếm. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp các lực lượng chức năng liên quan tham gia phối hợp liên ngành thanh tra, kiểm tra chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, chất lượng hàng hóa trong lĩnh vực vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản, đặc biệt đối với các thực phẩm tiêu dùng thiết yếu: rau, củ quả; thịt và các sản phẩm từ thịt; thủy sản tươi sống... nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các sản phẩm không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, sử dụng chất phụ gia cấm trong chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản
i) Sở Y tế:
- Tăng cường công tác quản lý về hoạt động y tế tư nhân, cung ứng thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng. Giám sát chặt chẽ chất lượng thuốc lưu hành trên địa bàn tỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm giả, ngoài danh mục, không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng không đảm bảo chất lượng.
- Phối hợp các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
k) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, phương án kiểm tra, quản lý đối với các mặt hàng là văn hóa phẩm, ấn phẩm văn hóa, các dịch vụ thuộc lĩnh vực văn hóa; xử lý theo quy định của pháp luật đối với các hành vi sản xuất, kinh doanh các loại văn hóa phẩm, ấn phẩm văn hóa có nội dung không lành mạnh, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, các loại sản phẩm văn hóa vi phạm quyền tác giả và quyền liên quan.
I) Sở Giao thông Vận tải:
- Xâv dựng kế hoạch, chỉ đạo kiểm tra giám sát chặt chẽ hoạt động vận tải hàng hóa của phương tiện vận tải ngay tại các bến bãi, đồng thời tuyên truyền bằng nhiều hình thức tới các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa, các lái xe không tham gia vận chuyển hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ hoặc không có xuất xứ rõ ràng.
- Quy định chế độ trách nhiệm đối với thủ trưởng bến xe, trạm dừng chân và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải phải chịu trách nhiệm về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong bốc xếp và vận chuyển tại đơn vị mình.
- Phối hợp các lực lượng chức năng khi có yêu cầu xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về vận chuyển hàng lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
m) Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Kon Tum, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, các cơ quan báo chí Trung ương thường trú trên địa bàn tỉnh:
Phối hợp với cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh và các lực lượng chức năng tổ chức thông tin, phản ánh kịp thời tình hình và kết quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; công khai kịp thời các vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, nổi cộm, các biểu hiện tiêu cực, bất cập trong hoạt động của các cơ quan, lực lượng trực tiếp thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tích cực tuyên truyền chính sách pháp luật của Nhà nước; vận động người dân không tham gia và tiếp tay cho các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất kinh doanh hàng giả.
n) UBND các huyện, thành phố nhất là các huyện biên giới và thành phố Kon Tum tập trung chỉ đạo quyết liệt, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và các lực lượng chống buôn lậu trên địa bàn trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với các đoàn thể cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân nhất là nhân dân ở khu vực biên giới không tham gia hoặc tiếp tay cho các đối tượng buôn lậu.
o) Các sở, ngành khác:
Theo chức năng nhiệm, triển khai thực hiện tốt công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực quản lý.
p) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn và các tổ chức Đoàn thể chính trị xã hội:
Phối hợp tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, nhà sản xuất, phân phối, dịch vụ... và nhân dân trên địa bàn tỉnh tích cực tham gia phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, thực hiện tốt Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động ‘'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trên cơ sở các nhiệm vụ nêu trên; căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị mình, các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, các thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh xây dựng kế hoạch chi tiết của đơn vị mình và tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
2. Giao Sở Công Thương (cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh)
- Đôn đốc các sở, ngành, địa phương, các lực lượng chức năng thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này; thường xuyên cập nhật thông tin, nắm chắc tình hình, tổng hợp kết quả thực hiện định kỳ (hàng tháng, quý, 06 tháng, năm) hoặc đột xuất (trong đó có đánh giá về trách nhiệm người đứng đầu của lực lượng chống buôn lậu) báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo 389 tỉnh và Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia theo quy định.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Công Thương - cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh) để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo kịp thời./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 22/2016/QĐ-UBND Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 2 Quyết định 177/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch xúc tiến thương mại năm 2016 địa phương do tỉnh Kon Tum ban hành
- 3 Quyết định 05/QĐ-BCĐ389 năm 2015 về Kế hoạch triển khai Nghị quyết 41/NQ-CP về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả do Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ban hành
- 4 Kế hoạch 76/KH-UBND năm 2015 thực hiện Nghị quyết 41/NQ-CP về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 5 Nghị quyết 41/NQ-CP năm 2015 về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới do Chính phủ ban hành
- 6 Quyết định 139/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch xúc tiến thương mại địa phương năm 2015 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 7 Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015 do Chính phủ ban hành
- 8 Quyết định 1240/QĐ-UBND năm 2014 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 49/NQ-CP tiếp tục thực hiện chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới do tỉnh Kon Tum ban hành
- 9 Quyết định 460/QĐ-UBND năm 2011 về phê duyệt Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 - 2015
- 1 Quyết định 139/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch xúc tiến thương mại địa phương năm 2015 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 2 Quyết định 1240/QĐ-UBND năm 2014 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 49/NQ-CP tiếp tục thực hiện chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới do tỉnh Kon Tum ban hành
- 3 Quyết định 460/QĐ-UBND năm 2011 về phê duyệt Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 - 2015
- 4 Quyết định 177/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch xúc tiến thương mại năm 2016 địa phương do tỉnh Kon Tum ban hành
- 5 Kế hoạch 76/KH-UBND năm 2015 thực hiện Nghị quyết 41/NQ-CP về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 6 Quyết định 22/2016/QĐ-UBND Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Lai Châu